Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Hoàng Mai Đạt - MÙA XUÂN THEO MÁY THỜI GIAN

09 Tháng Ba 201312:00 SA(Xem: 102650)
Hoàng Mai Đạt - MÙA XUÂN THEO MÁY THỜI GIAN

MÙA XUÂN THEO MÁY THỜI GIAN


Hoàng Mai Đạt

 

the_time_machine-large-content


 “Nếu có máy thời gian, bố muốn đi đâu?” con gái tôi hỏi bằng tiếng Việt pha với tiếng Anh.

Hai cha con mới rời siêu thị Stater Bros ở gần nhà, mua vài món đồ mẹ dặn. Một bó rau xà lách, vài trái cam, một bịch đường, một ổ bánh mì lát, hai bịch “gạo” bự đang “on sale” cho con chó Kiwi. Nhân tiện tôi mua thêm vài xâu bia để tích trữ, cũng “on sale,” đề phòng trường hợp California bị động đất, thiếu nước uống. Chiều hôm đó con gái không bận học bài, đồng ý đi theo để giúp bố tìm những món hàng với nhãn hiệu quen thuộc mà vợ tôi thường mua. Trên đường Westminster trở về nhà, thấy cha ít nói trong lúc lái xe, con bé gạ chuyện như mẹ nó thường làm.

Con tôi lên trung học, đang đọc cuốn “Máy Thời Gian” của nhà văn Anh Herbert George Wells. Ông viết cuốn tiểu thuyết khoa học giả tưởng bất hủ này từ cuối thế kỷ thứ 19. Truyện “The Time Machine” được giảng dạy trong lớp văn chương, dựng thành phim mấy lần. Nhân vật chính trong truyện đã chế máy vượt thời gian, phiêu lưu đến một thế giới của loài người hơn 800,000 năm trong tương lai. Lúc đó nhân loại chỉ còn hai… loại: đám Eloi yếu đuối, ngây thơ như trẻ em, sống vô tư giữa những khu vườn thiếu chăm sóc; và đám Morlock hung dữ, sống dưới mặt đất, chực chờ nhai nuốt những con mồi. Sau những màn trốn rượt gay cấn, kẻ du hành vượt thời gian trở về thời hiện tại, rồi lại bước vào máy, biến mất đâu đó giữa thời gian vô định.

Nghe con hỏi một lần nữa rằng bố muốn biến đi đâu với máy thời gian, tôi càng trầm tư, không ngờ câu trả lời khó hơn tôi tưởng. Ði đâu bây giờ? đến tương lai hay về quá khứ? xem khủng long nhai cây rừng thời tiền sử, vật lộn đâm húc nhau long trời lở đất như trong phim Hollywood, hay ngó mấy dị nhân bán nam bán nữ thời hậu lai, ăn uống bằng ánh sáng thấm qua làn da? Ðến khi đậu xe trước nhà, tôi chỉ nói, “Câu hỏi tưởng dễ mà khó ghê nha. Con cho bố nghĩ thêm vài phút được không?”

“Sure,” con bé trả lời, mau chân chạy phóng vào nhà nựng con Kiwi như mẹ nựng con, để lại tôi với những suy tư kéo dài mấy ngày.

Như ông Wells, tôi cũng muốn bay vèo đến tương lai mấy ngàn năm sau, xem thử thế giới của con người có thoát nổi một trận đại chiến đánh tan nát trái đất, bắn từng mảng lục địa rơi rớt trong không gian. Ông sáng tác cuốn “Máy Thời Gian” trước khi có hai trận đại chiến thế giới, không thể tưởng tượng chỉ mấy chục năm sau khi sách ra đời, đám Morlock đã chạy cùng khắp địa cầu, hăm hở xâm lăng, giết người, trong khi đám Eloi sống nhởn nhơ, vui chơi, không biết có người khác đang khổ đau. Không cần phải đợi đến mấy trăm ngàn năm mới có con người sống ở hai thái cực như vậy. Ông Wells mất một năm sau khi Ðệ Nhị Thế Chiến kết thúc. Chắc có lúc ông đã thất vọng trước sự việc nhân loại dùng những phát minh, trí khôn, để lăn xe tăng, thả bom tiêu diệt lẫn nhau.

Vượt quá xa trong tương lai kể cũng ngại. Nếu không may máy thời gian hết xăng, bị kẹt luôn ở thế giới xa lạ, làm sao tôi kiếm được một chai bia lạnh? tìm đâu ra một tô phở tái? Tôi có thể bấm nút, cho máy chạy tới chừng một trăm năm thôi, xem thử chế độ Cộng Sản ở Việt Nam có còn hay không. Chắc tôi sung sướng khi thấy một vườn hoa rực rỡ, đầy sức sống tại một nơi trước kia là một cái lăng ảm đạm. Nơi ấy không còn một xác người xám ngoét, lạnh ngắt, nằm ì một chỗ mà ám ảnh dai dẳng cuộc đời của mấy thế hệ bị dạy dỗ phải suy tôn xác ma như thần thánh. Liệu một trăm năm sau quê hương tôi có được hưởng thái bình, thịnh vượng như lời cầu nguyện mỗi đầu xuân, hay vẫn bon chen, lấp vá cuộc sống nghèo kém bằng những mỹ từ bắt chước văn minh, tự mãn theo định mệnh muôn đời của một quốc gia nhược tiểu?

Một trăm năm kể cũng còn xa. Thử chạy máy tới vài chục năm xem sao. Mỗi lần vợ chồng tôi cãi nhau, hay nói một cách lịch sự là chúng tôi có “bất đồng ý kiến,” nàng thường cong môi, dí câu này cho tôi im miệng, tin chắc đánh trúng tim đen của tôi, “Thôi em chết quách cho rồi, cho anh muốn kiếm bà nào, con nào khác dễ chịu hay cà chớn thì… ráng mà chịu!”

Những lúc nóng, lên máu anh hùng xạ điêu… điên, tôi cũng đâu có vừa, hàng tôm hàng cá đâu thua ai, trợn mắt, nói lại liền, “Anh sẽ chết trước cho em biết. Xem thử có thằng cha nào khác chịu nổi em hay không. Ðừng tưởng chết trước tui dễ đâu nha.”

Lẽ đương nhiên không có đứa nào chết quách, để đứa kia được sung sướng làm lại cuộc đời ở tuổi còng lưng, sắp chống gậy. Nếu có máy thời gian, tôi muốn chạy tới vài chục năm, xem vợ chồng tôi đứa nào được toại nguyện, hả dạ. Biết đâu tôi hên, “bắt” được một “em” trẻ hơn tôi 20 tuổi. Ở tuổi “tám bó”, tôi kiếm được một “em” khác, ngon lành ở tuổi 60. Em này thích ngắm hoa mỗi khi đẩy xe lăn cho tôi trong viện dưỡng lão. Biết đâu vợ tôi cũng kiếm được một “gã” ngồi lái xe mui trần chạy 10 dặm một giờ, gây kẹt xe trên xa lộ, tuổi thuộc hàng “thất thập cổ lai hi.”

Ở tuổi trung niên, thật tình tôi không còn mơ ước, hoài tưởng, không ngóng quá trớn đến tương lai mà thường nhìn ngược về quá khứ, rờ rẫm những kỷ niệm chất đầy ở trong nhà, được trân quí như những món đồ vô giá mà bán garage sale chẳng ai thèm sờ tới. Nếu được lái máy thời gian, tôi muốn quay về kiếp trước, xem thử mình là… giống gì, người hay thú, dữ hay hiền? Biết đâu kiếp trước tôi từng là một nàng công chúa xinh đẹp, làm vỡ trái tim của nhiều chàng muốn làm phò mã, nên kiếp này bị xuống cấp, phải làm đàn ông, bơi ngược dòng sông, mệt đờ hơi rượt theo các nàng, trước khi được vợ thương tình vớt về nuôi. Biết đâu tôi từng là một bạo chúa, bắt dân phải đốt sách, nên kiếp này khổ sở vì chữ nghĩa, mang nghiệp chướng viết không ra tiền.

Nếu có máy vượt thời gian, tôi muốn biết nghiệp viết của tôi bắt đầu từ thuở nào. Một nơi mà tôi có thể lướt máy về, lượn vài vòng bên trên những mái tôn xập xệ, trước khi đáp xuống như đáp dĩa bay không gian là chợ Xóm Mới ở Nha Trang. Ở xóm chợ đó, tôi không nhớ mình viết được một chữ nào mà có thể gọi là “sáng tác.” Tôi chỉ nhớ mình được đọc những quyển sách đầu đời. Trong khoảng thời gian máu lửa chiến tranh, từ đợt tổng tấn công của Việt Cộng trong dịp Tết Mậu Thân năm 1968 đến mấy trận đánh tại Hạ Lào năm 1971, tôi vùi đầu đọc truyện vẽ, sách thiếu nhi. Nhân vật cao-bồi viễn tây Lucky Luke cũng bắn nhiều phát đạn, chu môi thổi khói súng sau mỗi lần dẹp tan âm mưu du kích của bốn anh em tứ quái, mà sao không thấy ai nằm chết la liệt như trong phim chiến sự. Gã phù thủy trong loạt truyện hình Sì Trum (Les Aventures des Schtroumpfs) cũng pha thuốc mê, bày mưu tính kế ám hại đám “Tí nhân” màu xanh dương sống trong một ngôi làng giữa rừng thời trung cổ, mà sao không thấy làng bốc cháy, người dân phải bồng bế tìm đường tản cư.

Tôi say mê đọc truyện hình, tìm nguồn vui bên trên xóm chợ, bên ngoài một cuộc chiến tàn bạo mà quen thuộc đang bao quanh một đứa trẻ chín, mười tuổi. Cha tôi đi lính, tử trận mấy năm trước đó. Mẹ tôi bị đẩy ra ngoài gia đình của chính bà, phấn đấu nuôi hai con trong một quán chợ. Em tôi còn nhỏ, không thích đọc truyện. Riêng tôi, cơn mê đọc sách đưa tôi ra khơi trên một chiếc thuyền mong manh chữ nghĩa, khao khát tìm đến những chân trời xa lạ trên những trang giấy. Cứ vài ngày tôi đi bộ đến một ngõ hẻm bên ngoài chợ, bước vào một căn phòng rất nhỏ, chỉ đủ cho hai hoặc ba người đứng giữa những chồng sách chất từ sàn gỗ đến trần nhà. Tôi lục lọi trong núi sách, tìm một cuốn thuê về đọc. Xem hết những truyện vẽ dành cho trẻ em, tôi ngần ngại cầm những cuốn tiểu thuyết. Sách của người lớn hoặc của người… sắp lớn sao mà dày cộm, nhiều chữ quá, không thấy hình. Làm sao tôi có đủ khả năng để đọc hết một cuốn tiểu thuyết? Sau mấy lần phân vân, tôi chọn một cuốn khá dày. Lúc nhận tiền đặt cọc, ông chủ cho thuê sách nhìn tôi vài giây như muốn hỏi, “Liệu chú mày có đọc nổi hay không mà lấy cuốn sách dày quá vậy? Sao không chọn mấy cuốn mỏng?”

mua-xuan-sans-famille-large-contentCầm sách về quán ở trong chợ, tôi cũng tự hỏi trong lòng như vậy, sợ không hiểu nổi câu truyện mà lại tốn tiền gấp mấy lần so với xem truyện hình. Sau những buổi trưa hè và đêm thức đọc sách, say mê lật từng trang giấy, tôi vui mừng lúc đọc đến những dòng chữ cuối cùng của cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong đời. Tôi sung sướng, hãnh diện, biết mình không ngu dốt như “dân ở chợ.” Cuốn sách dày gần 600 trang ấy là cuốn “Vô Gia Ðình” của nhà văn Hector Henri Malot. Khi ông Malot viết cuốn “Sans Famille” vào năm 1878 ở bên Pháp, ông H. G. Wells của tác phẩm “Máy Thời Gian” chỉ mới có 12 tuổi, có lẽ đang học nghề với một người thợ ở bên Anh. Lúc đó cha của ông Wells bị thương ở chân trong một tai nạn, phải cho các con đi học nghề để nuôi thân. Giữa những lần học nghề thất bại, cậu bé Wells cảm thấy thích, vui sướng hơn mỗi khi bước vào thư viện của thành phố, thả hồn theo những sách tiểu thuyết đương thời mà có lẽ trong đó cũng có cuốn “Sans Famille” của nhà văn Pháp Malot.

Cuốn tôi đọc do ông Hà Mai Anh chuyển sang tiếng Việt, được giải thưởng dịch thuật vào năm 1970 của chính quyền Việt Nam Cộng Hòa. Mẹ tôi cũng đã đọc “Vô Gia Ðình,” khen tôi còn nhỏ mà biết đọc sách. Bà cũng khuyên tôi hãy đọc những cuốn tiểu thuyết của Tự Lực Văn Ðoàn. Sau này tôi mới biết mẹ chỉ thích sách của Khái Hưng, Nhất Linh, mặc dù bà có đọc những tác giả khác. Khi nghe tôi viết truyện, mẹ từng nói, “Hãy viết như Tự Lực Văn Ðoàn ấy. Thế mới hay.” Có lẽ bà được đọc Tự Lực Văn Ðoàn trong thời gian êm đẹp nhất của thời thanh xuân, trước ngày chôn xác cha tôi, trước khi lăn xả vào một cuộc sống ở chợ, phải đỏ mặt, trừng mắt trong những lần cãi nhau mà có lúc cần giải quyết bằng bàn tay giật đánh, ném những trái cân vào kẻ đang xông tới quán, bảo vệ miếng cơm cho con. Cũng với bàn tay thô mạnh, gân guốc ấy, mẹ tôi lần giở những trang sách, tìm thiên đường bên trên một cuộc đời có quá ít niềm vui. Không cần lời mẹ khuyên, tôi cũng đọc Tự Lực Văn Ðoàn, cảm thấy gần gũi hơn với nhà văn Thạch Lam. Ông viết với tình cảm chân thật, nhìn ra những nét đẹp hiếm hoi, tấm lòng con người trong những cuộc đời khốn khó.

Có lẽ nhà văn Malot cũng vậy. Ông đã lôi cuốn tôi qua mấy trăm trang sách bằng lối viết rất cảm động. Tôi ráng đọc hết sách cho dù không giỏi chữ, có khi không hiểu hết ý nghĩa của truyện. “Vô Gia Ðình” mở đầu với một đứa trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, được một cặp vợ chồng nuôi nấng. Năm Minh được tám tuổi, người chồng bị tai nạn, quyết định bán em cho một ông lão diễn trò rong. Cùng với ông lão, một con chó và một con khỉ, Minh – hay Remi trong nguyên tác tiếng Pháp – lang thang khắp đất Pháp và xứ Anh. Nhiều biến cố, tai họa liên tục xảy ra cho nhóm diễn rong. Minh dùng trí khôn, lòng can đảm để vượt qua những thử thách trước khi tìm được gia đình ruột thịt của em.

Ðoạn đầu của sách đã khiến tôi rơi lệ, muốn đọc tiếp đến hết cuốn truyện. Có lẽ giống mẹ, tôi ít khóc trong thời thơ ấu. Tôi không khóc khi biết cha mất, không khóc trong ngày gia đình bên ngoại bỏ rơi mấy mẹ con khi đạn pháo kích rớt vào một thành phố hỗn loạn, mở đường cho quân Cộng Sản chiếm Sài Gòn. Vậy mà tôi rơi lệ ở đoạn Minh phải xa mẹ nuôi, đi theo một ông lão xa lạ và gánh hát nhỏ của ông. Nếu có máy thời gian, tôi sẽ thấy lại quán của mẹ con tôi trong góc chợ Xóm Mới, gần nhà vệ sinh công cộng. Mỗi đêm ba mẹ con ăn cơm, đọc sách trong ánh đèn dầu, cùng lúc có xe ba gác chở thùng đến hốt phân tại nhà vệ sinh. Trong một đêm hôi hám như thế, tôi khóc khi đọc đến đoạn đứa bé tên Minh phải rời một miền quê yêu dấu. Ðoạn ấy được viết như sau:

“Tôi thấy bàn tay ông già cầm cổ tay tôi kéo đi. Phải đi.

Than ôi! Ngôi nhà yêu dấu, khi bước chân khỏi cửa, tưởng chừng như tôi đã để lại một miếng da miếng thịt của tôi.

Tôi cất tiếng gọi:

- Mẹ ơi! Mẹ Liên ơi!

Nhưng không ai trả lời. Tiếng kêu của tôi nghẹn dần. [...]

Ði được vài bước, tôi quay đầu lại. Chúng tôi đã đi qua đỉnh núi. Tôi không nhìn thấy thung lũng và nhà tôi nữa. Xa xa, chỉ thấy những ngọn đồi xanh lô nhô trên nền trời cao rộng. Mắt tôi nhòa trong khoảng vô tận.”

Tôi xúc động, thương cho đứa trẻ bất hạnh phải rời xa quê hương, mà cũng lo cho thân phận của chúng tôi có ngày phải rời bỏ quán chợ, lang thang đến một nơi xa xăm vô định trên một đất nước đang có chiến tranh. Lúc đó quán cũng là mái nhà che chở ba mẹ con, cho dù quán phảng phất mùi xú uế mỗi đêm. Con không cha như nhà không nóc, người ta thường nói vậy. Tôi thiếu cha nhưng không bao giờ thiếu một mái nhà, nhờ tình thương của mẹ và nhờ những cuốn truyện mà tôi hằng tìm nơi nương tựa.

Nếu có máy thời gian, tôi sẽ nương theo máy, tìm về một nơi chốn nào đó trên miền núi Ban Mê Thuột. Miền đất đỏ cao nguyên ấy là nơi duy nhất tôi còn vài kỷ niệm với cha trong ký ức. Ðúng hơn là chỉ có hai kỷ niệm trong trí nhớ, mà đều không vui. Cha tôi đi lính Bộ Binh, mẹ tôi bồng bế hai con theo chồng. Một ngày mưa tầm tả, tôi chừng bốn tuổi, nghịch ngợm tìm những nơi bị dột nước trong nhà. Thấy nước mưa từ trên mái tôn rơi xuống, tôi thò đầu, cố ý để những giọt nước rớt trúng đỉnh đầu, càng gần xoáy tóc càng vui, nghe tiếng nước rơi đều trên óc. Cha tôi la con vài lần, thấy tôi không ngưng trò chơi hứng nước mưa trên đầu, liền bế thằng con lên đùi và đánh mấy phát vào mông. Nghe tôi khóc lớn quá, mẹ can cho yên chuyện. Trong mấy năm tôi mới lớn, trải qua giai đoạn cứng đầu, không nghe lời, mẹ thường mắng, “Phải chi ba mày còn sống, đánh cho mày một trận như hồi mưa dột. Tao mệt quá, nói không nổi.” Nhờ mẹ la hoài mà tôi không quên kỷ niệm “mưa cao nguyên” của tôi với cha.

Kỷ niệm thứ nhì xảy ra ở ngoài đường. Chắc hôm ấy cha tôi thấy trời nắng đẹp, vui vui trong lòng sao đó, nên muốn đạp xe chở theo tôi ngồi ở đằng sau. Cha con dạo một vòng trên những con đường đất của Ban Mê Thuột. Tôi còn bé, cẳng ngắn, đong đưa đôi chân ở hai bên xe. Trong một lúc đổ dốc, có lẽ ông cao hứng, đạp ào ào như một thể tháo gia tham dự Tour de France đang phóng đến Khải Hoàn Môn, quên cậu con đang ngồi ôm chặt ghế ở đằng sau, sợ xanh mặt. Xe nghiêng một bên, khiến tôi thò một bàn chân vào trong bánh đang quay nhanh. Xe bị vướng chân, ngã ào xuống đất. Máu từ mắt cá chân tôi chảy ướt bàn tay xoa của cha. Ông vội vàng nhờ người đưa tôi vào bệnh viện cấp cứu. Mấy tháng sau khi xảy ra biến cố xe đạp, ba tôi tử trận trong một cuộc phục kích của Việt Cộng tại Tuy Hòa. Ông mất lúc chưa được 30 tuổi. Tôi lành vết thương từ lâu, thỉnh thoảng sờ lại vết sẹo trơn láng trên mắt cá bên chân phải mỗi khi chạnh nhớ đến cha.

Thỉnh thoảng tôi vẫn nghĩ đến cha, như trong một lần Tết về thăm gia đình ông ngoại ở Sài Gòn. Ông ngoại tôi khó tính, không thương mẹ tôi như thương mấy người con mà ông đã có với bà vợ thứ nhì. Bà ngoại ruột của tôi mất sớm, để lại hai đứa con gái cho một người chồng luôn ao ước có con trai. Ngày tản cư ở miền Bắc, rời vùng Việt Minh kiểm soát, ông tôi không muốn người trong làng biết gia đình trốn về thành phố, sai mẹ tôi ở lại coi nhà, đun rơm như vẫn sinh hoạt bình thường. Lúc đó mẹ tôi mới gần mười tuổi, ở nhà một mình giữa một miền quê đang bao trùm trong không khí hận thù, chém giết có thể xảy ra bất cứ lúc nào. Ðến khi hiểu mình bị bỏ rơi, mẹ tôi hốt hoảng chạy theo người quen về thành phố. Tìm được gia đình, mẹ tôi bám chặt theo ông ngoại cho đến ngày di cư vào Nam. Càng bị ruồng bỏ, hắt hủi, mẹ tôi càng quí trọng ông ngoại hơn, bám víu vào hy vọng một ngày kia cha sẽ hồi tâm, sẽ thương đứa con đầu lòng của ông. Mỗi mùa xuân ông có ban phát một chút tình thương cho ba mẹ con, cho phép chúng tôi từ Nha Trang về thăm gia đình ở Sài Gòn. Mẹ tôi nghèo, góa bụa, buôn bán ở chợ, không có gì có thể làm cho ông ngoại hãnh diện. Còn tôi, dưới mắt ông, chỉ là một đứa cháu xấu đen như “thằng Thượng” miền Trung, chậm chạp, kém lanh lợi, không thông minh. Ông chẳng bao giờ xoa đầu, cho tôi một lời khen. Ông cũng không cho tôi đến gần và cấm ngồi trên giường nệm của ông.

Mỗi khi không bị sai vặt trong một căn nhà chuyên bán chiếu nằm trên đường Tôn Ðản, tôi thường leo lên gác trên, chơi bên cạnh những kệ chiếu cao ngất. Một bữa Tết kia tôi được mẹ mua một con búp-bê Batman dài bằng cánh tay. Tôi và chàng hiệp sĩ người dơi đã tung chạy bắt kẻ gian giữa những tấm chiếu. Mải vui, tôi thảy Batman lên cao, khiến chàng hiệp sĩ bay rớt qua khung cửa sổ, bị kẹt sâu giữa hai tường nhà. Ðúng lúc tôi ngóng cổ, cố gắng dùng cây khều Batman, ông ngoại lên gác xem xét động tĩnh, muốn biết sao có tiếng ồn. Khi biết tôi làm rớt Batman vào khe tường, ông mắng tôi ngu như Thượng, dốt như “dân ở chợ.” Tôi không dám nhìn lên mắt ông ngoại, chỉ biết len lén ngó theo chàng hiệp sĩ đang nằm úp mặt chổng hai chân lên trời. Lúc ấy tôi có nghĩ đến cha tôi, tưởng tượng thân phụ của mình không thật sự chết trận, có lẽ bị lầm lẫn với người khác. Có những đêm tôi nằm tưởng tượng cha vẫn còn sống, sẽ tìm hai đứa con, che chở chúng trong những lúc nguy nan. Nhưng cũng như chàng hiệp sĩ của tôi bị kẹt giữa hai bức tường, cha đã nằm yên dưới huyệt mộ, muôn đời không xuất hiện trong cuộc đời của chúng tôi.

Về lại xóm chợ ở Nha Trang từ ngày Tết đó, tôi xem truyện nhiều hơn, hầu hết là truyện hình, và rồi đọc tác phẩm “Vô Gia Ðình,” cuốn tiểu thuyết đầu tiên trong đời được tôi theo dõi câu chuyện từ đầu đến cuối. Thế rồi nỗi lo sợ phải rời xa quán chợ quen thuộc cho dù dơ bẩn cũng đã đến. Trong những tháng ngày tàn nội chiến, mẹ con chúng tôi trôi dạt từ Miền Trung về Sài Gòn, bám theo đoàn người tị nạn trên một chiếc tàu hướng ra Thái Bình Dương, mỗi lúc một xa hơn trên phương trời mù khơi. Có những đêm thức giấc ở một miền quê Pennsylvania, tôi chợt nhớ về xóm chợ xa cách hàng nghìn dặm, muốn tìm trong bóng tối hình ảnh của căn quán năm xưa, và rồi cảm thấy lơ lửng đâu đó giữa may mắn và bất hạnh. Ông ngoại tôi cũng đến Mỹ quốc, qua đời giữa thập niên tám-mươi tại San Jose, California. Mẹ tôi thường nói với niềm mãn nguyện, “Ông ngoại đợi mẹ về đến giường bệnh thì mới nhắm mắt ra đi.” Lúc đó tôi viện cớ đang trong mùa thi tại trường đại học, không thể bay từ Pennsylvania đến California để giã từ một người mà tôi từng nghĩ không xứng đáng với tình thương vô điều kiện của con gái dành cho cha. Mấy năm sau tôi có ghé một nghĩa trang ở San Jose, thắp cho ông ngọai một nén hương, nhận ra một điểm giống nhau giữa mẹ và tôi: Chúng tôi đều thương yêu cha của mình vượt bên trên sự thử thách của hoàn cảnh.

Nếu có máy thời gian, tôi mong trở về một mùa xuân còn có cha. Cho dù bị cha bợp tai vì tội đưa đầu hứng mưa, hay bị cha chở trên xe đạp, hoảng sợ như sắp té, tôi vẫn mong có một mùa xuân với ông. Trong trí nhớ tôi không có một mùa xuân nào với cha, không có tiếng pháo, bánh chưng, hay tiền lì xì của ba.

“Bố muốn gặp lại cha của bố, ông nội của con,” tôi trả lời vắn tắt nhân dịp trở lại câu hỏi của con gái tại bàn ăn mấy ngày sau.

“Vậy hả bố?” con tôi mở tròn hai con mắt.

“Còn con thì sao? Nếu có máy thời gian con muốn đi đâu?” tôi hỏi lại.

“Con không biết. Thật sự không biết,” con tôi trả lời, bằng tiếng Anh sau vài giây nghiêng đầu im lặng suy nghĩ.

Tuy không nói ra nhưng tôi cũng thầm mừng cho con. Không cần đi đâu trong thời gian ở phía trước hay ở đằng sau có lẽ là điều tốt. Mong một ngày kia con tôi không cần dùng máy thời gian, để tìm tôi trong ký ức của nó. Máy chỉ cần thiết cho tôi, người muốn bay tìm trong quá khứ mông lung, mong hòa giải với chính mình trước những nỗi niềm chưa nguôi cho dù thời gian đã trôi quá nửa đời người. Thốt nhiên, tôi chợt thấy ra mình đã có máy vượt thời gian từ lâu mà không biết đó thôi. Với những dòng chữ đang viết trên giấy, tôi có thể bay xa hàng triệu năm từ tương lai đến quá khứ, bay cái vèo dễ như chơi, băng qua mấy đoạn đời trong muôn vạn kiếp người.

Hoàng Mai Đạt

(Nguồn: http://hoangmaidat.wordpress.com.)




18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 109808)
Mỗi lần Thu đến buâng khuâng, Nhìn Thu quyến rũ vui dâng đỉnh trời. Nắng Thu sưởi ấm lòng người, Gió Thu reo rắc những lời yêu thương
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 31826)
* Tiêu đề: Anh cần em * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 133901)
“Một Thời Để Nhớ” là tác phẩm thứ ba của Thầy được phát hành tại CA sau quyển đầu tiên là “Lịch Sử Vẫn Còn Đó” và quyển “Hai Mươi Năm Miền Nam VN" (1955-1975).
12 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127485)
Cô giáo đưa tay lên sửa lại gọng kiếng. Tay cô bỗng chạm vào giọt nước mắt lành lạnh trên má. Chưa có một bài luận văn nào làm cô chạnh lòng đến vậy.
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 98462)
Chiến chinh khói lửa đã tan Gió thu lá rụng trăng tàn tả tơi Duyên xưa đã lỡ một đời Kiếp nầy không trọn hẹn người kiếp sau...
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 98268)
"Tình xưa nghĩa cũ" sông tương, Chan hòa hạnh phúc, nhớ thương muôn đời. Niềm vui chan chứa ngập trời, "Ngô Quyền" nhớ mãi lúc thời ngây thơ.
10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 31246)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 123794)
... người viết thì mãi tận phương nào, không biết giờ này ra sao, còn lá thư đã được viết từ mấy mươi năm rồi! ... .
09 Tháng Mười Một 2011(Xem: 125056)
buổi ra mắt tác phẩm “Ngộ Nhận” của Thầy Kiều Vĩnh Phúc vẫn được đa số học giả, độc giả cũng như người hâm mộ đến tham dự
05 Tháng Mười Một 2011(Xem: 99246)
Đèn đường vừa sáng phía Tây Đưa tay vuốt mặt, Thầy quay lại nhìn Trời không còn chút màu xanh Những vầng mây xám vây quanh mắt buồn
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 121789)
Hôm nay con ngồi đây viết những lời nầy thì cha con ta đã thực sự xa nhau hơn nửa tháng. 60 năm con sống với ba, cũng như 95 năm cuộc đời ba là chuỗi ngày bất tận.
03 Tháng Mười Một 2011(Xem: 99122)
Từ miền đất “Paris có gì lạ không em”, Ngô Càn Chiếu cựu học sinh khóa 13 Ngô Quyền đã sống định cư nhiều năm ở Pháp đã quyết định sang thăm Hoa kỳ,
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 106498)
Chỉ là rây rắc lá me bay. Chỉ là ngan ngát hương tình say. Chỉ là hoa mộng ngày xanh cũ. Chỉ là bóng mát quyện hình ai?
28 Tháng Mười 2011(Xem: 99414)
Đã hẹn hò từ nhiều năm trước Xuân thì trôi tóc úa bạc màu Vẫn nặng lòng với lời nguyện ước Sẽ tương phùng ngày ấy bên nhau.
24 Tháng Mười 2011(Xem: 91909)
Ngày vui “Hội ngộ” qua mau, Hẹn cùng gặp lại, cùng nhau đợi chờ. Đại dương cách trở đôi bờ, Ngồi ôm kỷ niêm những giờ bên nhau.
21 Tháng Mười 2011(Xem: 101382)
Nhớ khi xưa ra trường Thủ Đức Tôi mặc đồ lính trận tinh nguyên Em nữ sinh Ngô Quyền áo trắng Thường mộng mơ hay chép thư tình .
20 Tháng Mười 2011(Xem: 95766)
Chỉ toàn trắng màu tang nhìn không rõ May còn lệ đầy trôi qua mắt đỏ Khóc hoài một thời để nhớ để thương!
15 Tháng Mười 2011(Xem: 100555)
32 năm gắn bó Đậm đà duyên cau trầu Trong vòng tay Thiên Chúa Đời tuyệt vời biết bao!
14 Tháng Mười 2011(Xem: 131271)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
12 Tháng Mười 2011(Xem: 94620)
Hôm nay trời bỗng sang thu, Gió nhè nhẹ thổi sương mù giăng ngang.
10 Tháng Mười 2011(Xem: 38286)
THU SAY - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Tác giả trình bày.
10 Tháng Mười 2011(Xem: 96645)
người về từ phương xa Thu rơi bên thềm nhà đường chiều vàng lá đổ vườn trăng soi muôn hoa
10 Tháng Mười 2011(Xem: 96606)
Mùa thu đầy thương mến Biết bao nhiêu nỗi niềm Làm sao tôi bầy tỏ Những tâm tình không tên.
09 Tháng Mười 2011(Xem: 131938)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 123294)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131405)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
30 Tháng Chín 2011(Xem: 95688)
Kim, Kiều một thủa còn vương vấn Một khúc Đoạn Trường môi mắt cay Ngàn thu vĩnh biệt...lời thương tiếc ... Xin gửi về cô giọt lệ đầy...
23 Tháng Chín 2011(Xem: 107431)
Ở phương nầy em vẫn mong vẫn đợi Thư tình xưa nét mực tím phôi pha Dòng sông nhớ phương trời xa vời vợi Con đò anh giờ đậu bến ngưòi ta...
23 Tháng Chín 2011(Xem: 102769)
Em sẽ lớn khôn hơn Sau cơn u mê dài Rồi em sẽ nguôi ngoai... Rồi em sẽ nguôi ngoai...
21 Tháng Chín 2011(Xem: 50059)
Tình thân Ngô Quyền dưới góc cạnh nào và bất cứ lúc nào cũng êm đềm như dòng Đồng Nai hiền hòa một thùa nào ở Biên Hòa yêu dấu ngày xưa.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 120898)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
09 Tháng Chín 2011(Xem: 98660)
Hôm nay trống điểm khai trường. Tung tăng áo mới ngát hương học trò. Vai mang cặp nặng buồn lo. Ông đưa cháu ngoại vượt đò nhân sinh.
08 Tháng Chín 2011(Xem: 98036)
Mùa thu sang em áo dài nón lá Đi trong mưa náo nức buổi tựu trường Thôi tạm biệt những ngày hè thư thả Để trở về cùng sách vở thân thương.
02 Tháng Chín 2011(Xem: 32006)
Mời thưởng thức ba bức tranh sơn dầu, tác phẩm mới nhất của HẠNH PHẠM
01 Tháng Chín 2011(Xem: 99269)
Dòng đời trôi miên man Dốc xưa trong miền nhớ Vì tình yêu muôn thuở Vượt không gian, thời gian.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104099)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
31 Tháng Tám 2011(Xem: 24382)
Mỗi năm hãy tìm đến nhau. Thầy cô cũng sẽ lần lượt ra đi. Chúng ta cũng sẽ tiếp nối. Trang Web Ái hữu Ngô Quyền là cầu nối cho kẻ phương xa và người ở lại. Xin nỗi buồn qua đi và NIỀM VUI Ở LẠI.
27 Tháng Tám 2011(Xem: 102118)
vời vợi chiều nay trời xanh biếc gió lộng phi trường, nắng mới phai xa nhau chưa nói lời giã biệt đã nghe lòng lên tiếng chia tay
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104460)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113647)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
24 Tháng Tám 2011(Xem: 93296)
Trăng thu bây giờ thôi vằng vặc sáng Mà ủ ê giữa lớp lớp mây ngàn Các vì sao trên đỉnh trời thinh lặng Chắc nhớ nhiều mùa thu cũ bình an
24 Tháng Tám 2011(Xem: 100788)
Mùa Xuân cũ đã xa Dấu Xuân còn ở lại Ngắm một chồi lộc biếc Và... nổi buồn đi qua…
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101758)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
20 Tháng Tám 2011(Xem: 83805)
Bơi trong ký ức tìm dư ảnh. Nắng ấm Ngô Quyền bao ước mơ. Rủ bóng thời gian vàng trang sách. Nét chữ rêu xanh phủ bụi mờ.
19 Tháng Tám 2011(Xem: 94860)
Bỗng gặp lại mình trước gương con Tóc vẫn ung dung nhuộm sắc buồn Nếp nhăn chạy trốn vào đuôi mắt Thấy mình như chấm nhỏ cô đơn
17 Tháng Tám 2011(Xem: 102951)
Vu Lan Hội, áo em cài hoa trắng Áng mây buồn khép lại một vầng trăng
15 Tháng Tám 2011(Xem: 25893)
Kỷ niệm vẫn chỉ là kỷ niệm, khi những nhánh sông đã rẽ ra trăm ngàn hướng đời khác biệt, để mỗi lúc nhớ đến nhau, lòng chỉ vẫn rưng rưng với những hình bóng cũ.
13 Tháng Tám 2011(Xem: 100233)
Ngày xưa 13 tuổi Bây giờ em mấy mươi? Tình yêu anh vẫn giữ... Hiểu gì không em ơi?
12 Tháng Tám 2011(Xem: 113062)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 89374)
Tôi không biết! ngàn lần tôi không biết Giữa trùng khơi đời cũng sẽ phôi pha Nhưng trong lòng, ôi! những bản hùng ca Vẫn bi tráng vang lên lời cao cả.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 121524)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118570)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 107928)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 81463)
Em chở về đây hồn sân trường cũ Tiếng guốc xưa cũng vội vã đôi lần Gõ những nhịp tim hồng ngày mới lớn Nên bây giờ nhìn lại mắt rưng rưng.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124398)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
02 Tháng Tám 2011(Xem: 97372)
Xin chào em, những đường cong con gái Góp bâng khuâng từ gặp đến sau cùng Phút chia ly cầm tay chưa kịp hỏi Trong dòng đời, mai mốt gặp nhau không?
30 Tháng Bảy 2011(Xem: 119274)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 116742)
ngày 31 tháng 12 tôi sẽ về BH cùng các bạn lớp đệ Tứ của tôi tham dự Họp Mặt Cựu Học sinh Ngô Quyền tổ chức tại trường.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 27792)
Gặp lại thầy cô, để cảm thấy mình muốn quỳ xuống để nói lên "Thưa thầy, thưa cô, em muốn nói những lời cám ơn thầy, cám ơn cô, đã dạy dỗ chúng em để chúng em được như ngày hôm nay"
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 88614)
Giờ thì xa quá xa Hơn nữa vòng trái đất Những hình ảnh quê nhà Mong là không xóa mất.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 30451)
Lần họp mặt trùng phùng lần thứ hai và kỷ niệm 55 năm thành lập trường trung học Ngô Quyền đã đem đến tôi nhiều kỷ niệm nhớ đời.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 102387)
Nửa phần đời còn lại có chăng tìm lại được bao niềm vui hạnh phúc nghẹn ngào với mái trường trung học Ngô Quyền của một thời để thương để nhớ…
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 124354)
... chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm trong yên lặng về ý nghĩa sâu thẳm của sự Hội Ngộ và Chia Ly.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 116580)
Chắc là những ai đã tham dự chuyến đi này và cả những ai được nghe kể lại sẽ thấy "vui nhất từ trước tới giờ chưa từng có"
16 Tháng Bảy 2011(Xem: 91848)
Cám ơn "Em" với chân tình, Ta xin nhớ mãi bóng hình thân thương. Giờ chia tay thực vấn vương, Người đi kẻ ở nhớ thương chan hòa.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 109712)
Thấm thoát đã một tuần sau ngày họp mặt Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới lần thứ 2 tại Nam California mà dư âm của ngày họp mặt vẫn còn vấn vương thoang thoảng trong đầu của tôi.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 105296)
Chúng tôi không bao giờ quên những nỗi nhọc nhằn của các Em để gíúp chúng tôi có được những ngày sum hợp vui đẹp vừa qua.
11 Tháng Bảy 2011(Xem: 22302)
Thấy các em tổ chức ngày ĐH rất qui mô và vĩ đại nên các thầy cô đã nói “Học sinh Ngô Quyền giỏi quá!” phải nói các em rất nhiệt tình và có khả năng về moị lãnh vực.
06 Tháng Bảy 2011(Xem: 26207)
Mỗi năm khi tháng bảy về, có ngày lễ độc lập Hoa Kỳ, là có buổi họp mặt của các cựu HS Ngô Quyền Biên Hòa.
02 Tháng Bảy 2011(Xem: 87201)
Giữ dùm nhau nụ cười Mai đường về xa lắc Khắc trọn vẹn tên người Vào ngăn tim yêu dấu .
30 Tháng Sáu 2011(Xem: 115149)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 92466)
Tháng 7 ngày 3 nhắc nhở về Dù cho ngăn cách mấy sơn khê Thầy Cô gặp gỡ lòng rộn rã Bè bạn hàn huyên chuyện tỉ tê
25 Tháng Sáu 2011(Xem: 130899)
Tháng 7 em về lòng mở hội Ngỡ như bàn tay anh vẩy mời
24 Tháng Sáu 2011(Xem: 93944)
Ngồi đây càng nghĩ lại càng thương Ngày mai đại hội ta chung đường Hỡi cô bé nhỏ ngày xưa ấy Ta chờ em ở cuối hội trường.
20 Tháng Sáu 2011(Xem: 27139)
Ngày vui kề cận sắp tới nơi Thiếp chàng sánh bước về chung vui Này thầy, này bạn, này trường cũ Kể lể nhau nghe chuyện Đất Trời...
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 94143)
Em đã sắm thêm quần áo mới Cùng anh về lại với Ngô Quyền Thầy Cô, bè bạn đang ngóng đợi Em nói rồi, anh phải tin em!
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 26699)
Anh ạ mưa Ngâu buồn day dứt... Như tiếng lòng em khoắc khoải chờ Không là Chức Nữ sao mòn mỏi Mong bóng ai về trong giấc mơ.
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 96392)
Sang sông lâu rồi sao vẫn nhớ Con đường xưa, trường cũ, người thương Dáng cô đi bồi hồi nắng lụa Mây nghiêng nghiêng ngó xuống sân trường.
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 99714)
Đường về khuya hạt nhớ cứ vuông tròn Bay không ngớt qua lòng người cô phụ Thôi để buồn em làm viên sỏi nhỏ Đau dưới chân ai nhìn mưa cuộn quanh đời
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 118948)
Em ạ, hết thảy mọi hoạt độngcủa con người là nhằm đến cái hạnh phúc, ngay cả những chuyện làm đau khổ hy sinh thiệt thòi rốt cuộc lại cũng chỉ vì hạnh phúc.
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 102853)
Nửa vòng trái đất quá xa xôi Áo trắng trường xưa của một thời
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 138167)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
31 Tháng Năm 2011(Xem: 103853)
Bóng trăng gầy còn đó Dõi mắt nhìn mây bay... Tưởng chừng chòm râu trắng Ghé về thăm đêm nay!
30 Tháng Năm 2011(Xem: 100217)
Vầng trán Ba làm con xao động nhất Nhạc đã im mà nghe chừng không tắt Đường nhăn dài còn vọng những âm thanh.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 110339)
Ba đã cho con một tuổi thơ đầy ắp hoa bướm, dù rằng con thiếu Mẹ. Ba đã cho con muôn ngàn tia nắng ấm từ trái tim yêu thương của Ba dù rằng trái tim Ba đang đau buốt.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 107049)
Gương mặt Bố có những nét duyên dáng tráng kiện của một người đàn ông chung thủy và chịu đựng.
28 Tháng Năm 2011(Xem: 44018)
nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Thúy An
27 Tháng Năm 2011(Xem: 35659)
Thương nhớ nao lòng Mùi rau quê mẹ.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 113567)
Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi!
25 Tháng Năm 2011(Xem: 90255)
Tóc đã bạc theo thời gian xa cách Còn mong gì mộng ước đã không thành...
13 Tháng Năm 2011(Xem: 118870)
Em cũng muốn chào anh Mà trùng khơi dịu vợi Nên đành thôi khép mắt Chờ giọt nước mắt rơi.
07 Tháng Năm 2011(Xem: 71765)
Nhân dịp ngày lễ Mẹ (Mother's Day), xin được chia sẻ những cảm xúc chân thành, thiết tha của những người con diễm phúc vẫn còn có Mẹ bên cạnh hoặc đã vĩnh viễn chia lìa, với lòng nhớ thương và tri ân sâu đậm.
06 Tháng Năm 2011(Xem: 143470)
Đứa con nào cũng vậy, luôn thờ ơ với Mẹ. Mẹ như một hiện hữu mà trời đã cho mình. Cứ nhận lãnh, hưởng thụ vô tội vạ. Cứ thấy mẹ chưa làm hết cho mình, chưa thương yêu mình đúng như mình muốn.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 58389)
Bỏ quên em, bỏ quên tôi À ơi tiếng mẹ ru hời bên nôi Bỏ quên giọng hát tuyệt vời Dọc đường gió bụi, nhớ lời em ca
05 Tháng Năm 2011(Xem: 132788)
Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con của mình.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 128856)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
29 Tháng Tư 2011(Xem: 133167)
Chưa một lần gặp lại Đã vĩnh biệt muôn đời Lời tạ từ chưa nói Đã vội vàng chia phôi.
28 Tháng Tư 2011(Xem: 98358)
Bao nhiêu năm dù trùng khơi đằng đẵng Giờ xa xôi nghe vạn nỗi bồi hồi Bâng khuâng buồn nhớ một thời áo trắng Gửi Ngô Quyền trăm hoài niệm tinh khôi.