Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Huỳnh Công Ân - NHỚ MỘT DÒNG SÔNG

16 Tháng Hai 201312:00 SA(Xem: 101056)
GS. Huỳnh Công Ân - NHỚ MỘT DÒNG SÔNG


Nhớ một dòng sông

Bút ký Huỳnh Công Ân

 

Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa

và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa

 

Sông Đồng Nai nước trong lại mát,

Đường Hiệp Hòa lắm cát dễ đi

(Ca dao)

 

 

xanh_cau_ganh-large

 

 Tôi từng đi qua những con sông của miền Nam dầy đặc sông rạch. Tôi đã bao lần ngồi trên phà Mỹ Thuận ngắm những dề lục bình trôi lãng đãng trên mặt nước Tiền Giang, mà nhớ giọng ca buồn não ruột của Út Trà Ôn trong vở tuồng cải lương Tuyệt Tình Ca, trong những lần xuôi ngược con đường Sài Gòn-Trà Vinh khi còn dạy học ở tỉnh Vĩnh Bình. Tôi cũng từng ngồi phà Cần Thơ, phà Vàm Cống qua dòng Hậu Giang bát ngát, mà từ bờ bên này chỉ thấy lờ mờ bờ bên kia. Sau 75, tôi cũng đã đi ngang những nhánh sông Tiền Giang khi qua cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, phà Cổ Chiên trong những chuyến về thăm Trà Vinh. Nhưng chỉ có một dòng sông gắn bó thật nhiều với tôi trong suốt 6 năm từ 1969 đến 1975: đó là sông Đồng Nai.

 Không những tôi đã từng đi qua những cây cầu bắc qua sông Đồng Nai như cầu Gành, cầu Mới (hay cầu Hóa An), cầu Đồng Nai nhiều lần, mà tôi đã sống hai năm bên cạnh dòng sông Đồng Nai trong một đơn vị địa phương quân, để giữ an ninh cho cây cầu chiến lược trên xa lộ Sài Gòn-Biên Hòa. Vì vậy dòng sông Đồng Nai để lại trong tôi nhiều kỷ niệm .

 Mùa thu năm 1969, cầm sự vụ lệnh thuyên chuyển về trường trung học Ngô Quyền-Biên Hòa, tôi bỡ ngỡ khi lần đầu tiên đặt chân lên thủ phủ miền Đông dù ở đây chỉ cách Sài Gòn 30 km. Dần dần, những chuyến lên xuống giữa Sài Gòn và Biên Hòa, khi bằng xe lambretta hai bánh, khi bằng xe lửa qua chiếc cầu Gành lót ván, hình ảnh sông Đồng Nai trở nên quen thuộc. Những lần đi xe hai bánh đến cầu Gành đúng lúc cổng lên cầu đóng lại để nhường xe lửa ưu tiên qua cầu, dù bồn chồn lo sợ trễ giờ dạy nhưng tôi cũng giết thời gian chờ đợi bằng cách quan sát cây cầu sắt lâu đời nhứt của thành phố Biên Hòa, hết nhìn những anh lính địa phương quân gác cầu, lại nhìn xuống Cù lao Phố phía dưới. Có ngờ đâu, vài năm sau tôi cũng là một người lính gác cầu Đồng Nai .

 Sau 3 năm dạy ở trung học Ngô Quyền, vì là một sĩ quan biệt phái, một lần vi phạm quân kỷ tôi bị trả về quân đội. Khi được gọi lên Bộ Tổng Tham Mưu để chọn đơn vị, tôi xin về tiểu khu Biên Hòa. Ông hiệu trưởng Phạm Đức Bảo đã dẫn tôi đến gặp trung tá Nguyễn Long Thành, tham mưu trưởng tiểu khu nhờ ông này giúp đỡ. Thế là tôi được đưa về đại đội 3/463 để giữ cầu Đồng Nai với chức vụ đại đội phó.

 Từ đó trường Ngô Quyền mất đi một giáo sư nhưng tiểu khu Biên Hòa có thêm một sĩ quan và tôi thực sự gắn bó với dòng sông định mệnh: Đồng Nai. Tôi được đại úy đại đội trưởng cho ở một căn phòng trên đồi gần nhà của ông và đài truyền tin. Đó là căn phòng trước đây dành cho cố vấn Mỹ của đại đội, nay ông ta đã về nước theo kế hoạch giảm quân của Hoa Kỳ. Căn phòng tuy nhỏ nhưng gọn gàng và đầy đủ tiện nghi: giường ngủ, bàn viết, đèn trần néon và máy lạnh.

cau_ganh-large 

 Công việc hàng ngày của tôi thật nhàn hạ. Buổi sáng, sau khi trung sĩ Thêm, thường vụ đại đội tập họp các binh sĩ trước văn phòng đại đội, tôi đứng trước hàng quân chỉ thị các công tác trong ngày cho các trung đội. Đại đội trưởng ủy quyền cho tôi làm công việc đó thay ông mỗi ngày, trừ phi hôm nào có công tác quan trọng ông mới có mặt. Thật ra công việc của một đại đội giữ cầu cũng chẳng có gì nhiều. Ngoài việc đôn đốc các trung đội trưởng kiểm soát các vọng gác trong phạm vi trách nhiệm của trung đội mình, chung quanh hàng rào phòng thủ hay ở các chân cầu, tôi còn ra lệnh xử phạt những binh sĩ “dù” về nhà trái phép. Thỉnh thoảng đại đội nhận công điện của tiểu khu, cho quân đi hộ tống các đoàn quân xa đi qua lãnh thổ của tiểu khu, tôi cắt cử sĩ quan trực đem trung đội của mình đi làm công tác đó. Quanh quẩn cũng chỉ là hộ tống chở tân binh đi thụ huấn ở quân trường Vạn Kiếp, lấy đạn pháo binh ở căn cứ Long Bình hay ở thành Tuy Hạ, hoặc tiếp tế lương thực, vũ khí, đạn dược cho các chi khu Tân Uyên, Nhơn Trạch, Long Thành... Mỗi lần đi hộ tống như vậy, ngoài một xe GMC chở lính của tôi, tiểu khu còn tăng cường hai xe commando. Thỉnh thoảng tôi đích thân tham gia công tác này. Mỗi lần như vậy, tôi nai nịt đàng hoàng: đầu đội mũ sắt, vai mang dây ba chạc, lưng đeo khẩu colt 45, tay cầm gậy sẵn sàng đập vào đầu anh lính nào lè phè đội mũ vải. Tôi quen tác phong sĩ quan tác chiến như khi còn ở sư đoàn 9 bộ binh, nên các binh sĩ trong đại đội “ớn” tôi không kém gì đại đội trưởng.

 Thời gian còn lại của ban ngày, khi thì tôi xuống câu lạc bộ đánh bi da, khi thì đi với các sĩ quan cùng đơn vị ra thành phố Biên Hòa chơi hoặc ghé Chợ Đồn ăn món đầu cá lóc hấp nổi tiếng. Thỉnh thoảng, tôi lấy ca nô chạy qua Bến Gỗ mua tôm càng về đơn vị nhậu.

 Ban đêm, tôi thường bất ngờ đi kiểm soát các vọng gác. Đến nơi nào mà không nghe tiếng hô mật khẩu thì tôi biết anh lính đang canh gác đã ngủ. Thế là anh đó bị tôi cho ăn đòn. Người bị ăn đòn nhiều nhất là thằng Năm. Đêm nào tôi đi tuần mà nhằm ca gác của nó thì lần nào cũng vậy, tôi bắt gặp nó ngủ khò vì đã nhậu say bí tỉ. Tuy bị đòn hoài mà nó không oán tôi. Ban ngày, nó xuống các chân cầu câu tôm càng và đem bán cho tôi để tôi sai lính nướng nhậu bia với các bạn đồng ngũ. Nhưng cái tật uống rượu trước khi lên ca của nó đã làm nó mất mạng.

 Một đêm, đang ngủ tôi choàng tỉnh dậy vì một tiếng nổ long trời lở đất phía dưới cầu. Phản ứng tự nhiên của tôi là chụp nón sắt lên đầu và lấy cây colt để dưới gối rồi mở cửa chạy xuống sân cờ. Tôi tưởng rằng đặc công VC đặt mìn phá cầu. Khi ra khỏi phòng, nhìn xuống dạ cầu tôi thấy khói còn mù mịt. Tiếng lính tráng la ơi ới. Đại úy đại đội trưởng ra lệnh thằng Bính lấy ca nô chạy ra phía chân cầu nơi phát ra tiếng nổ xem chuyện gì xảy ra. Ngay lúc đó, hạ sĩ Lý từ trên đài truyền tin chạy xuống cho chúng tôi biết lính dưới cầu gọi máy báo cáo thằng Năm đã sẩy tay làm nổ lựu đạn.

 Một lát sau, ca nô chở vào xác thằng Năm bị nát bấy hạ bộ và một thằng lính khác mà tôi nhìn ra là thằng Chẫy (gốc người Hoa) bị nát hai chân bất tỉnh. Đại úy cho thằng Ba tài xế lấy xe Dodge 4 của đại đội chở xác thằng Năm và thằng Chẫy lên bệnh viện tiểu khu, sau khi ông báo cáo tình hình lên tiểu khu và y tá đại đội đã băng bó cho thằng Chẫy.

 Chúng tôi nghe lính kể lại rằng hồi đầu hôm thằng Năm uống rượu say mèm, nửa đêm nó thức dậy rút chốt trái lựu đạn MK3 định đi ra sát sông ném xuống nước, để đề phòng người nhái, đặc công VC men vào chân cầu đặt mìn. Khi nó bước ngang võng của thằng Chẫy thì bị vấp ngã, trái lựu đạn phát nổ khiến nó chết tại chỗ và thằng Chẫy bị thương nặng.Tôi trách mình không sửa đổi được tật nghiện rượu của thằng Năm để thảm cảnh này xảy ra. Tội nghiệp tuổi đời của nó mới vừa đúng đôi mươi.

 May mắn cho tôi trong hai năm trời ở cầu Đồng Nai, không có biến cố lớn nào xảy ra. Đại đội trưởng thông cảm trường hợp trở lại quân đội bất đắc dĩ của tôi, nên cũng làm ngơ để tôi thỉnh thoảng về Sài Gòn dạy một số giờ ở một vài trường tư.

 Những giờ phút rãnh rỗi, ngồi trong phòng nhìn qua cửa sổ, thấy dòng Đồng Nai êm đềm chảy qua dưới cầu, lòng tôi bâng khuâng không biết số phận mình, đất nước mình đi về đâu và cuộc chiến này sẽ kéo dài bao lâu?

 Cuối năm 1973, tôi làm đơn xin tái biệt phái về bộ Giáo Dục và được bộ Quốc Phòng chấp thuận.Tôi không biết mình sẽ ra sao nếu khi biến cố 30 tháng tư 75 xảy ra, mà tôi vẫn còn là người lính giữ cầu Đồng Nai. Chắc tôi sẽ đau lòng vô cùng khi thấy cây cầu chiến lược, cái nút chặn của thủ đô Sài Gòn thất thủ trong ngày định mệnh đó. 

 Sau ngày trở lại dạy học ở trường Ngô Quyền tôi vẫn liên lạc với các sĩ quan bạn đồng ngũ: đại úy Nhuận, đại đội trưởng, đại úy Phong, đại đội phó tiền nhiệm đã đổi về phòng 3 tiểu khu, trung úy Hoàng sau về Không Quân, thiếu úy Ngọc, chuẩn úy Lộc… Tôi được biết sau khi tôi rời đại đội, có lần cầu Đồng Nai bị đặc công tấn công. Một trận đánh đã xảy ra dữ dội giữa đại đội tôi và bọn VC, cuối cùng đại đội tôi đã tiêu diệt gọn bọn chúng. Tôi tiếc mình không có vinh dự góp phần trong chiến công đó.

 Tuy đã về dạy học, tôi vẫn giữ căn phòng của mình ở đại đội và thường xuyên về đó ở. Sau này, tiểu khu có kế hoạch hoán chuyển 3 đại đội ở 3 cầu Đồng Nai, Gành và Hóa An với nhau. Đại đội 3/463 về cầu Gành thay đại đội 3/363 của đại úy Tốt. Lúc này, đai úy Nhuận đã đi làm phân chi khu trưởng Tân Vạn nên đại đội trưởng mới là trung úy Thức. Tôi phải dọn đồ đạc trong căn phòng ở cầu Đồng Nai về nhà tôi ở Sài Gòn. Tuy vậy, thỉnh thoảng sau khi hết giờ dạy ở Ngô Quyền, tôi ghé cầu Gành nhậu với các bạn cùng đơn vị cũ.

 Tôi trở lại với bảng đen, phấn trắng chưa đầy hai năm thì miền Nam mất. Cũng như hàng trăm ngàn sĩ quan, viên chức Việt Nam Cộng Hòa khác, tôi bị đưa vào trại tập trung được mang tên là trại học tập cải tạo nhiều năm. Khi được thả về, một phần lo việc mưu sinh rất chật vật trong xã hội mới, một phần tìm cách vượt thoát khỏi chế độ cộng sản, tôi ít có dịp trở lại thăm thành phố Biên Hòa, trường Ngô Quyền và dòng sông Đồng Nai thân yêu. Nhưng chính dòng sông Đồng Nai trong một đêm tối trời mùa thu năm 1986 đã đưa tôi xuôi ra biển cả để đến bến bờ tự do.

 Hơn 20 năm sau, trong một lần về Việt Nam tôi có lên Biên Hòa thăm một người chị họ. Những đổi thay từ một thành phố êm đềm ngày nào dù trong hoàn cảnh chiến tranh trở thành một thành phố ồn ào, không trật tự của một thời bình nhưng không an hiện nay, làm tôi nuối tiếc những ngày tháng cũ ở trường Ngô Quyền làm thầy giáo, hay bên dòng Đồng Nai làm lính gác cầu. Tôi cảm thấy lạc lõng ở một nơi mà hơn 30 năm trước rất là thân thương. Tôi không biết trong số những người đi ngược chiều với tôi, có ai là học trò cũ của tôi ở trường Ngô Quyền hay là một người lính cùng ở đại đội 3/463 giữ cầu Đồng Nai. 

 Mãi đến năm 2009, tôi liên lạc được với một người học trò cũ là một bác sĩ ở Việt Nam. Anh này lấy xe hơi đưa tôi lên Biên Hòa và gọi một số bạn cũ có học với tôi ở Ngô Quyền, cùng đến họp mặt và ăn uống ở nhà hàng Hoài Cổ ven sông Đồng Nai và gần cầu Gành. Trong khi mọi người nhắc lại những kỷ niệm cũ, tôi nhìn ra sông Đồng Nai, dòng sông hiền hòa từng gắn liền với tôi trong những năm cuối cùng của miền Nam tự do. Cuộc đời ngắn ngủi và có những thứ mà mình không thể nào quên được. Tôi nhớ mãi dòng sông Đồng Nai, một dòng sông đánh dấu quảng đời dấn thân với những hoài bão tốt đẹp và những nông nỗi của tuổi trẻ. 

Ước gì tôi có phép thần thông đi ngược thời gian, để sống lại một ngày của quảng đời đó bên cạnh dòng Đồng Nai.

 Canada cuối Thu 2012

Huỳnh Công Ân

28 Tháng Chín 2012(Xem: 118217)
Đa tình bệnh của ngàn xưa Thu nghiêng từ thủa đong đưa lá vàng Bên em mai mốt thu tàn Lại về sương tuyết phủ phàng gió đông
28 Tháng Chín 2012(Xem: 162505)
Ngày rời Biên Hòa tôi chỉ là một con bé ngây thơ, lứa tuổi đẹp nhất đời người. Ngày trở về tôi đã là người đàn bà đứng tuổi đầu hai màu tóc, ...
28 Tháng Chín 2012(Xem: 112147)
Xin mến tặng tất cả người Ngô Quyền một nồi cháo cóc tình thơ ngày buồn.
25 Tháng Chín 2012(Xem: 171544)
Thời gian khắc nghiệt đủ cho hai mái tóc xanh đã muối tiêu cả rồi... Ôi mối tình đầu của ta...!
22 Tháng Chín 2012(Xem: 115846)
Lá sớm thay màu gợi nhớ thương Mùa Thu hoa Cúc nở bên đường Đồi hoang dạo bước tâm xao xuyến Suối vắng dừng chân dạ vấn vương
21 Tháng Chín 2012(Xem: 114465)
Khi tôi nhìn bức hình hai cha con đang ngủ. Trong lòng tôi một cảm xúc dâng trào. Một kiểu nằm, hai gương mặt giống nhau. Sự yên tịnh, an bình thanh thoát
21 Tháng Chín 2012(Xem: 121944)
Con tim bé nhỏ của tôi ơi Nhịp nhàng cứ đập mãi không thôi Kỷ niệm theo cùng dòng máu đỏ Vương vấn trong tôi cả đời người.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 134154)
Vui lên, những bạn bè thân. Ngày mai, còn biết có lần gặp nhau....
18 Tháng Chín 2012(Xem: 129674)
Chia em nửa ánh Trăng Thu Chia em chút gió vi vu bầu trời Thổi làn tóc xõa buông lơi Em tôi hóng gió ngồi chơi bên thềm
15 Tháng Chín 2012(Xem: 169312)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Cao Ngọc Dung – Ca sĩ Quốc An
14 Tháng Chín 2012(Xem: 133207)
Gió Thu thổi nhẹ lá vàng rơi Em nhớ mùa Thu buổi học vui Nhớ quá hàng cây vàng trước ngõ Bóng anh thấp thoáng dưới chân đồi
14 Tháng Chín 2012(Xem: 121368)
Hãy tiêu diêu chốn vĩnh hằng cô nhé Thật an bình trong nắng gió thiên thu Bao hoài niệm miên man thôi yên ngủ Giấc thụy du cõi xa khuất muôn trùng.
13 Tháng Chín 2012(Xem: 130550)
Mùa thu đã về rồi em. Ôm trăng anh ngủ trên miền tương tư. Ru người tỉnh giấc mộng du. Để nghe tiếng hát đau từ trái tim.
12 Tháng Chín 2012(Xem: 123079)
Trăng vẫn là em trên bầu trời miên viễn Nhưng là của tôi dưới dòng sông bất tận Mặn mà em khoác vầng trăng Sông tôi ôm bóng chị Hằng rụng rơi
10 Tháng Chín 2012(Xem: 135550)
Xin anh hãy, nắm tay em thật chặt, Đừng buông ra, đừng rượt đuổi theo ai, Em sẽ bám vào đời anh mãi mãi, Dẫu cuộc tình này mật đắng với chua cay.
09 Tháng Chín 2012(Xem: 134128)
Vu Lan nhớ Mẹ vô vàn, Nguyện cầu Mẹ tới Niết Bàn vô ưu. Mưa rằm tháng bảy hắt hiu, Đi chùa lễ Phật cầu siêu vong hồn.
07 Tháng Chín 2012(Xem: 160623)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi.
07 Tháng Chín 2012(Xem: 170993)
Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU.... Nằm bên bờ biển vắng Đong đưa nhịp sóng vỗ về Dáng ai như rất nhẹ Về theo một bóng trăng thề
05 Tháng Chín 2012(Xem: 109659)
Soi gương ngắm vạt áo hồng Áo ơi ai ngắm phải lòng cùng ta Vấn vương kỷ niệm đã qua Vòng tay siết chặt tình ta với người
03 Tháng Chín 2012(Xem: 145014)
Nhân dịp giỗ đầu của Hà Bích Loan, tôi xin thắp nén tâm hương gửi đến bạn hiền, cũng là một người thầy tận tâm, người bạn thâm giao học rộng hiểu nhiều, hết lòng với bạn bè...
31 Tháng Tám 2012(Xem: 125238)
Mừng ngày đại lễ Vu Lan. Vào chùa khấn nguyện độ đàn cầu kinh. Nghe lời Phật dạy hiền minh. Cầu mong xóa những tội tình khổ đau.
29 Tháng Tám 2012(Xem: 136233)
Đây là một bài thơ Tuyết Mai viết dở dang trong lúc đang bệnh và gửi cho người anh kết nghĩa là Đinh Quang Bình nhờ anh viết tiếp dùm.
27 Tháng Tám 2012(Xem: 127699)
Thắm thoát thu nay đến giỗ rồi Ba Năm hiu hắt lặng lờ trôi Âm dương cách biệt buồn khôn xiết Trần thế xa rời nhớ chẳng nguôi
24 Tháng Tám 2012(Xem: 184678)
Thơ : Hà Thu Thủy Nhạc : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải. Ca Sĩ : Thanh Duyên
23 Tháng Tám 2012(Xem: 146283)
Mùa Vu Lan năm nay, tôi không nói về Mẹ. Tôi nghĩ về cô giáo Tiểu Học của tôi. Một bà mẹ đẹp nhất tôi từng chứng kiến.
18 Tháng Tám 2012(Xem: 146660)
Tôi phải bước ra rồi… nhưng cửa ngõ thiên đường tôi không đóng… tôi chỉ khẽ tay khép cửa thiên đường … Thương tặng tất cả những người hiện diện trong tuổi thơ tôi.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 132041)
Hạ buồn nắng nóng như thiêu, Bão giông, lốc xoáy, tiêu điều về đây. Chu du sơn thủy trời mây, Nghe tin "Em" mất cỏ cây u sầu.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 37212)
Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng...
08 Tháng Tám 2012(Xem: 177809)
Thảng thốt, nhìn khá lâu vào mắt anh, tôi chợt thấy lại những ngày thật xa, cũ… những ngày cùng anh và đám học trò tập múa, hát cho các tiết mục văn nghệ của trường trong các dịp lễ …
07 Tháng Tám 2012(Xem: 153180)
Hôm nay đúng là một tháng kể từ ngày Mai vĩnh viễn ra đi. Cứ tưởng rằng niềm thương tiếc sẽ dần dần phôi pha theo ngày tháng nhưng không hiểu sao...
05 Tháng Tám 2012(Xem: 129885)
Ngày nay con trẻ yên bề Nhưng cha và Mẹ đã về bồng lai Nghìn Thu vĩnh biệt Thiên Thai Vu Lan về đến, biết ai báo đền?
04 Tháng Tám 2012(Xem: 132329)
Bạn cứ khóc đi, cho vơi niềm đơn độc Vì mẹ hiền là cả một trời thơ Ngay đến khi tóc bạn đã bạc phơ Vẫn khao khát vòng tay ôm của mẹ.
02 Tháng Tám 2012(Xem: 155369)
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 132534)
Đã bốn mươi mùa nắng hồng phượng đỏ Lưu bút ngày xanh nét chữ học trò Bao lời thương hẹn hò dần hoen ố Theo sóng đời trôi nổi cuối trời xa.
28 Tháng Bảy 2012(Xem: 126297)
Từ ngàn xưa nước mắt luôn rơi xuống Hạt mưa sa đâu chảy ngược lên nguồn Trên đường đời Mẹ bao lần vấp ngã Có bao giờ con hỏi “ Mẹ đau không”?
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 164946)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
25 Tháng Bảy 2012(Xem: 128417)
nay em, mai tôi bỏ sân trường trơ trọi nơi quê người hàng phượng vĩ trổ đoá sầu đông có ai trả lời giùm tôi một câu hỏi sao chiều nay buồn tím ngắt cả rừng thông ?
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 123677)
Đi xa vẫn nhớ đất quê. Nhớ thương con cháu, nhớ về người thân. Để cho sáng mắt rộng tầm. Chắp tay chào bạn hẹn lần gặp sau.
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 39775)
Hè sang, Phượng thắm đầy cành, Thày xưa, bạn cũ họp hành hoan ca. Dù cho cách trở bao xa, Bây giờ gặp lại thiết tha tình nồng.
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 163843)
Thơ : Hà Thu Thủy Nhạc : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 163372)
Tôi bỗng dưng nghe mắt mình ngận nước, tôi muốn khóc khi vừa chợt nghĩ đến chị tôi, một người chị của nhà bên cạnh, của tuổi thơ tôi.. Chị tôi vừa mới qua đời!
19 Tháng Bảy 2012(Xem: 30784)
... Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Bảy 2012(Xem: 33415)
Nguyễn văn Hải không ngăn đươc cảm xúc trước tình cảm của Thầy Trò Ngô Quyền và Thầy Trần Quang Hóa đã khóc, khóc như tìm lại được quê hương...
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 181415)
Một lần nữa xin cám ơn Buổi Họp Mặt Truyền Thống Ái Hữu Ngô Quyền Biên Hòa đã cho tôi cơ hội hiếm có trong đời, được gặp lại Thầy Cô, Bạn Bè...Thật như một giấc mơ...
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 142367)
....em sẽ tiếp nhận được ánh sáng từ bi rực rỡ từ Nguồn Sáng Vô Lượng của Đức Phật A Di Đà để thăng hoa và an trú thiên thu nơi miền đất Tịnh Lành.
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 122164)
Hội ngộ trùng phùng, San Jose dậy nắng. Rộn rã tìm về, khách đến tứ phương. Bao người trong tim, ngập đầy kỷ niệm. Nhớ về trường xưa. Bóng dáng Ngô quyền.
12 Tháng Bảy 2012(Xem: 159153)
Gần 200 chs NQ (trong số 230 khách mời) đã về miền Bắc CA dự họp mặt truyền thống lần 11 ở San Jose, California.
11 Tháng Bảy 2012(Xem: 125099)
Một lần thôi để đi xa. Sinh cười, tử khóc cũng là luật chơi. Nén hương thơm thắp cho đời. Ghi vào bia mộ cho người ngàn sau.
10 Tháng Bảy 2012(Xem: 126943)
Xin dành giây phút bên thành giếng Gọi nước về cho nước lại đầy Thắp một nén hương chờ đưa tiễn Gởi linh hồn Võ Thị Tuyết Mai!
07 Tháng Bảy 2012(Xem: 121024)
Thương tiếc người em trong ngậm ngùi Thâm tâm an lạc nhé em ơi! Niết Bàn đón buớc chân em tới Gửi nén trầm hương tặng Tuyết Mai
06 Tháng Bảy 2012(Xem: 127447)
Thôi nhé, em về cõi bình an Utah mây phủ kín mênh mang GỬI EM SỢI TÓC TÌNH YÊU cũ Không khóc mà sao mắt lệ tràn!
06 Tháng Bảy 2012(Xem: 116736)
Bàn tay dựng mái nhà chung. Mai sau nắng đẹp ngập đường tương lai. Trường xưa đang ngóng trông ai. Ngô Quyền rộng mở vòng tay đợi chờ.
04 Tháng Bảy 2012(Xem: 121269)
Thung Lũng Hoa Vàng hẹn tới đây Thầy Cô bạn hữu đến sum vầy Năm châu bốn bể về đông đủ Chén rượu mừng vui rót thật đầy
04 Tháng Bảy 2012(Xem: 119139)
- Chào mừng Đại Hội CHS-NQ Mùa Hè 2012 tại San Jose-USA - Riêng tặng Nữ Họa Sỹ HẠNH PHẠM, CHS-NQ @ Australia
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 116429)
Ngô Quyền hội ngộ trùng dương. Để dòng máu nóng chung đường về tim. Bôn ba khắp nẻo mọi miền. Trùng hoan họp mặt còn tìm đến nhau.
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 122607)
(Mến gửi các em Tư-Cấp, Hạnh-Hội, Liên-Tiến, Ngọc... để nhớ buổi chiều gặp gỡ ở Seattle 24/6/2012 ) (Thân tặng cựu học sinh Ngô Quyền)
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 117795)
Thân kính tặng Thầy, Cô cùng các bạn Ngô Quyền nhân ngày Họp Mặt mùa Hè 2012 tại San José
28 Tháng Sáu 2012(Xem: 159679)
Đến các bạn 1A2 năm xưa (1968): Đỗ Cao Thông (Pháp) , Nguyễn Thị Sang (Thụy Sĩ) , Nguyễn Thị Kim Hoàng (Đức) , Trần Thị Kim Ngân (Canada) , Trương Thị Liên (Úc) , Nguyễn Kim Phố (Đức)
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 164739)
Bà cầm "Cẩm Nang Kontum" ngần ngừ một chốc rồi đưa vào lò, nhưng kịp rút lại. Bà do dự... hồi lâu rồi cất vào hồ sơ cá nhân của mình để mang qua Mỹ. Vẫn còn vương tơ! Hành trang của mẹ tôi đó, nhẹ như tơ trời nhưng cũng nặng ngàn cân.
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 123477)
Em đã ngút ngàn xa xôi... Vòng tay buông xuôi... rã rời... Mỏi mòn chờ trong vô vọng... CÒN ĐÓ NGẬM NGÙI... mà thôi!
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 232180)
Gia Phả Hướng Đạo Sinh Biên Hòa - mà cụ thể là cựu HĐS của hai đơn vị “anh em ruột thịt ” Trấn Biên và Bửu Long - đã có hơn hai trăm anh chị em “Tung cánh chim tìm về tổ ấm…” rồi.
19 Tháng Sáu 2012(Xem: 113734)
Ba ngồi lặng yên một nét đăm chiêu Chắc nhớ lại một thời làm cầu thủ Giờ có lẽ Ba đã “lên công về thở” Nên Má chê đủ điều cầu thủ đá banh
18 Tháng Sáu 2012(Xem: 21953)
Tình bạn là như thế đó. Nhất là tình bạn chung trường, chung lớp của Trung Học Ngô Quyền, Biên Hòa. Từ những mái tóc xanh giờ đã bạc màu theo mưa nắng thời gian.
15 Tháng Sáu 2012(Xem: 119964)
Anh đã đưa em về dĩ vãng Của thời áo trắng tuổi ngu ngơ Của bao cánh phượng rơi năm cũ Của tuổi học trò tình mộng mơ
15 Tháng Sáu 2012(Xem: 119456)
Mòn mỏi đêm thâu Lòng Cha ai thấu Đầy ơn dưỡng dục Nặng nghĩa cù lao Con thơ bé nhỏ Tình Cha dạt dào
15 Tháng Sáu 2012(Xem: 127478)
Nếu biết trước lòng còn sôi nổi Sẽ không về tìm cánh phượng rơi Hoa theo gió, bầu trời bay lượn Đỏ một trời không thấy lối ra
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 112265)
Đêm một mình vang vọng tiếng ai ngâm. Ngỡ tiếng mùa thu về qua phố cũ Lá ươm mơ chen nhau trườn lên cỏ...
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 114067)
Cha bỏ con rồi thật sao cha! Thằng con bất hiếu không về nhà. Bên kia cha tắm trong lửa đỏ, Bên này con gội tuyết như hoa.
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 131388)
Đó là sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho tôi. Tôi cũng là niềm hy vọng của gia đình, các chị đã nghỉ học sớm, giúp đỡ cha mẹ để các em được ăn học.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 106632)
Tháng Sáu con lại mỏi mòn Là ngày "Từ Phụ" tim con héo gầy Nhớ cha, nhớ mẹ từ đây Cành hoa trắng nở con cài áo con
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 109966)
Tháng Sáu lễ Father’s Day Trong lòng nao nức đến ngày giổ Cha Nỗi niềm thương nhớ thiết tha Con nhìn di ảnh xót xa lệ sầu
01 Tháng Sáu 2012(Xem: 110071)
Chia tay James tôi cứ nghĩ hoài, Ngườinta nói bên này tình người bạc bẽo Tôi không tin vì tôi đã hiểu Cô gái tóc vàng đã nói thay tôi.
01 Tháng Sáu 2012(Xem: 114795)
Hạnh phúc của anh: mãi là tình nhân Dù ta yêu nhau như nghĩa vợ chồng Anh vẫn xem em nàng thơ nhỏ bé Để mãi nồng nàn giây phút trao thân
01 Tháng Sáu 2012(Xem: 121509)
Như khe nước nhỏ lòng khô cạn -Anh hiểu đời anh đã muộn màng Nợ nước, ơn đời chưa trả được Đau lòng biển đợi lúc di quan.
01 Tháng Sáu 2012(Xem: 106535)
Ta ngồi lại bên thềm rêu xanh mốc. Nhớ một thời áo trắng trường xưa. Ve nảo nề trổi nhạc tiển đưa. Mùa hạ đỏ, cuộc chia ly màu đỏ.
31 Tháng Năm 2012(Xem: 114681)
Mưa rơi em có buồn không? Như chim héo hắt trong lồng hắt hiu Có còn nhung nhớ viễn vông Nhớ ngày anh gởi cánh hồng trao em
30 Tháng Năm 2012(Xem: 114616)
Đời chỉ là giòng sông lờ lững, Hững hờ trôi. Ra biển, xa nguồn. Đợi triều dâng. Vội về chốn cũ, Trôi ngược dòng. Rác rưởi khắp nơi.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 150917)
Riêng tôi, đá banh đã là phần hồn, đã ăn sâu trong lòng và đã cho tôi vô khối kỷ niệm, vô khối buồn vui lẫn lộn và có lẽ tôi sẽ đá bóng mãi cho đến cuối cuộc đời, cho đến khi “mỏi gối, chồn chân”!
25 Tháng Năm 2012(Xem: 112585)
Em ngồi học bài, Bên kia khung vách, Tôi ngồi bên ngoài, Nỗi buồn ai hay... Lá răm, lá răm ơi! Em đẹp như sương khói, Tôi phiêu bạt cả đời, Mắt em dìm đời tôi.
25 Tháng Năm 2012(Xem: 111165)
Trên cõi trần ai, sướng lẫn buồn. Dưới miền tục lụy, khổ cùn luôn Cho qua, ngủ mãi, ngày quên đói Để lại, thức hoài, tối nhớ cơn
20 Tháng Năm 2012(Xem: 23320)
Dòng trăng tuôn vằng vặc Lên hàng chuối bờ tre Đêm quê nhà trầm mặc Tràn hương thơm bình yên.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160146)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
18 Tháng Năm 2012(Xem: 133498)
Hãy hạnh phúc với những gì mình đã có. Hãy hướng mắt về phía trước vẫn VƯỜN YÊU THƯƠNG ngày ấy và chân trời mới đang mở rộng đó em.
15 Tháng Năm 2012(Xem: 141689)
Mẹ tôi cũng nói dối!!! Vâng đúng vậy, Mẹ tôi đã nói dối ba anh em tôi nhiều lần. Tôi vẫn còn nhớ bốn lần Mẹ đã nói dối tôi và anh em tôị.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 160637)
Trang Văn Thơ Ngô Quyền xin giới thiệu những tác phẩm viết về Mẹ nhân ngày Hiền Mẫu năm nay qua chủ đề: MẸ TRONG TRÁI TIM TA.
11 Tháng Năm 2012(Xem: 112330)
Mẹ giờ trong khói hương bay Mẹ không về giữa ban ngày nữa đâu! Mẹ về trong những đêm sâu Nhớ con lòng Mẹ nôn nao, Mẹ về
10 Tháng Năm 2012(Xem: 154573)
Chiều con gái út, má vẫn hát ru mỗi bận Út Mén về nhà. Tiếng ru của má vẫn thanh thoát, vẫn ngọt ngào… nhưng lời ru càng lúc càng buồn não nuột:
07 Tháng Năm 2012(Xem: 111355)
Ôi mẹ VIỆT NAM một đời khốn khổ Tảo tần vì chồng vất vả vì con Cuộc chiến bao năm âm thầm chiụ đựng Sao đến bây giờ mẹ vẫn cô đơn???
06 Tháng Năm 2012(Xem: 150567)
Hỡi những người còn mẹ, hãy dành một phút nhấc điện thoại lên gọi về thăm người mẹ ở xa. Hãy gửi một bông hoa, một tấm thiếp đơn giản nhưng đầy ắp tình thương.
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168718)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164134)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
03 Tháng Năm 2012(Xem: 158009)
Chỉ một tháng Tư thôi mà biết bao nhiêu là thay đổi, mình còn cố lết được hết cái năm cuối cùng của thời trung học...
26 Tháng Tư 2012(Xem: 134793)
Riêng tôi qua những chuyến đi, tôi cảm thấy thế giới này trở nên thân thiện hơn, gần gũi hơn với những cuộc gặp gỡ bất ngờ đến mức ngỡ ngàng.
26 Tháng Tư 2012(Xem: 111003)
Anh và em cứ thế Suốt xuân thì chông chênh Đắng chát lời hẹn thề Thuyền tình không tới bến .
26 Tháng Tư 2012(Xem: 108116)
Bục giảng hình xưa còn rõ nét Sân trường bóng cũ mãi trong ta Tuổi đời chồng chất không ngơi nghỉ Hậu thế vang danh rạng nước nhà
25 Tháng Tư 2012(Xem: 130026)
Và biết có nhiều hạnh phúc tinh thần khác lớn hơn ăn ngon mặc đẹp , lớn hơn những lạc thú vật chất khác của đời thường...
23 Tháng Tư 2012(Xem: 106558)
Tháng Tư đen vẫn một màu đen tối Hận phân ly muôn vạn nẻo xa xôi Quê hương ơi! Bao giờ tàn binh biến Để cho tôi tìm được bến quay về…
23 Tháng Tư 2012(Xem: 110894)
Nhớ mái trường xưa thoáng ngậm ngùi Tìm trong ký ức những ngày vui Tường rêu, lớp cũ chưa mờ hẳn Áo trắng, tình thân đã nhạt rồi
21 Tháng Tư 2012(Xem: 109326)
Anh nhớ em ...dù biết rằng đã lở Định mệnh buồn ...chia cách một giòng sông Trên ngón tay em...chiếc nhẩn vô tình... Để anh suốt một đời ôm nỗi nhớ
21 Tháng Tư 2012(Xem: 147713)
Hướng Đạo một ngày là Hướng Đạo trọn đời. Thành ngữ nầy tôi đã được đọc trong tủ sách Hướng Đạo từ những ngày mới chập chững bước chân vào Phong Trào.