Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - TẤM VẢI BỌC ĐIỀU

29 Tháng Mười Hai 201212:00 SA(Xem: 119862)
GS. Nguyễn Văn Lục - TẤM VẢI BỌC ĐIỀU

Tấm vải bọc điều...

GS. Nguyễn văn Lục

nvluc-aug-2010_0-content

 

Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã. Tã cứ đeo dính lấy bé gái cho đến khi bé biết mặc quần thì tã đã mủn. Chỉ có nước vứt. Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý. Những cái tã mầu sa tanh đỏ, có thêu kim tuyến vàng sặc sỡ, có rua xa hoa. Nhưng liệu chúng có bảo đảm được cuộc đời nhung lụa cho những cô gái có số phận may mắn đó không?

Tấm vải bọc điều trong nội cung

Không ở đâu có nhiều tấm vải bọc điều như thế. Đơn giản chỉ vì vua chúa ở ta cũng như bên Tàu không chỉ có một mà nhiều vợ. Bên Tàu, một vị hoàng đế có số cung phi, cung nữ lên đến 10.000 người. Giả dụ 10.000 đó cùng đẻ thì có 10.000 tấm vải bọc điều phơi phới trong cung.
Triều đình nhà Nguyễn không đến nỗi như thế, nhưng ngoài hoàng hậu, các vua đều nạp phi. Đời Minh Mạng, nhiều cung phi chỉ là cung nhân, cung nhân giản dị là kẻ hầu hạ, thị nữ trong cung. Có thời kỳ trong nước có hạn hán, vua Minh Mạng cho là trong cung nhiều chướng khí nên đã cho thải về đến 100 bà cung phi, có nghĩa là ông còn giữ lại ít lắm cũng vài trăm. Đã vậy, ông còn nổi tiếng qua câu thơ truyền tụng lại :
"Nhất dạ ngũ giao, tam hữu dâng".


Thế tổ Cao hoàng đế, tức vua Gia Long có 13 hoàng tử, 18 hoàng nữ. Cộng chung là 31 người. Thánh tổ Nhơn hoàng đế, tức vua Minh Mạng có nhiều con hơn: 78 hoàng tử và 64 hoàng nữ. Cộng chung là 142 người. (Có nhiều sách chép nhiều hơn, từ 165 đến 170 người, chẳng hiểu những con số đó lấy ở tài liệu nào và căn cứ vào đâu). Hiến tổ Chương hoàng đế, tức Thiệu Trị có 29 hoàng tử và 35 hoàng nữ. Cộng chung là 64 người. Dực Tôn hoàng đế, tức Tự Đức, không có con, chỉ nhận con nuôi. Tính chung cả bốn triều vua có tất cả 250 hoàng tử và hoàng nữ. [1] .
Nay chúng ta cứ giả dụ trong một thời gian là 30 năm sau, số này có vợ có chồng phải cộng thêm 250 công chúa hoặc phò mã nữa. Con số cộng chung sẽ là 500 người. Lại cứ giả dụ một cách rất khiêm tốn là trung bình mỗi gia đình tối thiểu có bốn người con, con số sẽ lên đến 1.000 người - 1.000 tấm vải bọc điều là các hoàng tôn (tức là cháu trai, cháu gái vua). Chúng ta tạm thời tính đến đây thôi, vì còn các hoàng tôn sẽ lại tiếp tục lấy vợ, lấy chồng nữa. Chẳng hạn, con thái tử Bính, con vua Gia Long, không phải chỉ có 4 người con - 4 tấm vải bọc điều mà có đến có 42 con trai, 31 con gái. Hoàng tử Miên Chi, con Minh Mạng 18 con gái, 13 con trai, hoàng tử Miên Tĩnh 10 con trai, 77 con gái, hoàng tử Miên Phú 27 con trai, 35 con gái. Hoàng tử Hồng phó, con Thiệu Trị có 16 trai, 29 con gái. Hoàng tử Quân Bắc 43 con trai, 24 con gái. Chỉ tính con của 6 hoàng tử thôi. Con số con trai gái đã tốn thêm 400 tấm vải bọc điều.
Các con trai hay gái này, nhất là trong các đời trước, đa số đều ghi "sinh mẫu là ai không rõ". Dù không rõ nguồn gốc, bọn họ vẫn có tấm vải bọc điều làm chứng chỉ vào đời.
Bên cạnh đó còn có anh em, chị em với vua, với hoàng hậu và cung phi. Đám người này được gọi chung là hoàng thân công. Đổ đồng có thêm 250 cặp hoàng thân công nữa, chưa kể những thê thiếp như sẽ nói sau. Mỗi gia đình hoàng thân công nhận cho bốn người một gia đình, ta có thêm 1.000 người nữa. 1.000 người con trai, con gái các người có tước công này được gọi là công tử nữ.

 
Sau cùng, con cháu họ nhà vua thì được gọi chung là tôn thất. Bọn người này phải cộng thêm 1.000 người nữa. Năm Minh Mạng thứ 4, năm 1823, có chỉ rằng các viên chức trong dòng họ tôn thất mà chưa có quan chức thì được gọi là tôn thất nhàn tản. Từ này ít người biết tới, vì có ai chịu nhận cái chức nhàn tản đâu [2] .
Nếu cộng chung tất cả đám người thuộc dòng họ các vua kể trên, ta có khoảng 4.000 người trong bốn đời vua. 4.000 người này được nuôi ăn ở, tiền bạc, gạo thóc mà tuỳ theo cấp bậc sẽ có mức lương bổng rõ rệt.


Bên cạnh đó, đừng quên mấy ông anh em nhà vua hoặc anh chị em phía hoàng hậu đều cũng có vợ nọ con kia nên triều đình đã đặt ra là phủ thiếp, tức là vợ các tước công. Tất cả những thành phần trên đều không ai tự làm lấy các việc phục dịch hay tạp dịch nên phải có người hầu hạ, vì thế triều đình đã đặt ra Cung giám viện, hay Viện quan giám mà đời Minh Mạng thứ 17, 1836, đã có dự định cấp bậc Thái giám làm năm cấp: Thủ đẳng, Thứ đẳng, Trung đẳng, A đẳng và Hạ đẳng. Con số người này bao nhiêu thì quả thực người viết không tính hết được. Chỉ biết rằng, khi một công chúa đi lấy chồng, có phò mã rồi thì được cấp 50 người để phục dịch gồm lính canh, lính hầu do một viên đội trưởng chỉ huy cộng với một số thị nữ. 50 người này đều được triều đình cấp lương bổng, nuôi ăn ở. Nếu chỉ tính số người phục dịch cho 250 hoàng tử, công chúa, con số này sẽ lên tới 12.500 người.
Bên cạnh đó là hàng quan lại từ nhất phẩm đến cửu phẩm, lại chia ra hàng quan văn, quan võ.
Thấp nhất và sau cùng là bọn lính kinh. Lính kinh dùng để hộ vệ, hoặc hộ vệ loan giá đều chỉ tuyển trong họ Tôn thất mà thôi.
Làm con tính sơ sài, tổng cộng lại cho thấy con số là chòm chèm hai chục ngàn người được trả lương, nuôi ăn. Chỉ việc giải quyết, điều hoà con số người này cho ổn thỏa, công việc của một ông vua trong một ngày cũng đủ mệt rồi.

Khi đến tuổi lấy chồng


Khi đến 16 tuổi thì các hoàng nữ phải kết hôn. Vì thế, quanh năm ngày tháng, phải chọn ngày tốt để gả chồng cho các hoàng nữ. Theo lệ thường thì "Gái thập tam, nam thập lục". Nhưng cũng có lệ "Gái hơn hai, trai hơn một". Lý thuyết là như thế, nhưng người viết thử làm một thống kê sơ sài cho thấy ít có công chúa nào lấy chồng vào đúng lúc 16 tuổi. Trong số 54 người con gái của Thánh tổ, tức vua Minh Mạng, độ tuổi trung bình đi lấy chồng là 22. Nghĩa là lấy chồng trễ ít nhất từ năm đến tám năm.
Người viết còn nhận thấy một điều đáng kinh ngạc là tuổi thọ của các công chúa rất vắn. Vua Minh Mạng có 64 người con gái, chép vào chuyện chỉ có 48 người. Người tuổi thọ nhất là 68. Người trẻ nhất chết lúc 1 tuổi. Tuổi thọ trung bình của các công chúa là 21 tuổi. Đặc biệt trong số 8 công chúa kể từ hoàng nữ thứ 55 trở đi, có 3 người không được chép chuyện. Năm công chúa cuối cùng thì lần lượt chết vào năm 7 tuổi, 9 tuổi, 5 tuổi, 24 tuổi và 25 tuổi. Rõ ràng có sự suy thoái về tuổi thọ các công chúa ở vào cuối đời Minh Mạng. Những tấm vải bọc điều này quả thực không có cái may mắn như người ta mong đợi. Nếu cứ tính tuổi trung bình của tám hoàng nữ chót, con số tuổi thọ trung bình là 8,7. Các hoàng nữ thật quá vắn số. Tấm vải bọc điều còn có nghĩa lý gì. Thà được quấn tấm tã lót bằng vải đã mủn mà có cơ hy vọng sống lâu. Chưa kể, hơn 10 công chúa không có tiểu sử, có thể là chết sớm, chưa kịp đặt tên. Nếu xét cả hơn 10 công chúa không có tiểu sử, chưa có tên, cơ nguy tuổi thọ sụt xuống còn bao nhiêu?.

Sang đến đời Thiệu Trị, con số còn gây ngạc nhiên nhiều hơn nữa. Vua Thiệu Trị có 35 công chúa, chỉ 29 có tiểu sử. Trong số đó 11 người sống dưới 5 tuổi. Tuổi thọ trung bình của 29 người là 15 tuổi. Chỉ có 3 người sống trên 50 tuổi. Và người sống lâu nhất chỉ có 58 tuổi. Nếu cộng thêm 6 người không có tiểu sử, không có tên tuổi, thì tuổi trung bình còn được bao nhiêu? Phải chăng tuổi thọ trung bình của các công chúa quá thấp, vì chính vua Minh Mạng cũng chết trẻ vào lúc 50 tuổi và Thiệu Trị ở tuổi 41. Có sự liên hệ gì giữa tuổi thọ của Minh Mạng và Thiệu Trị với nguyên nhân kéo thấp tuổi thọ của các công chúa xuống. Thường các hoàng tử, tuổi thọ cao hơn vì không phải sinh đẻ và có thể họ chịu khó hoạt động nhiều hơn.

Về phần nhà vua, vì có quá nhiều công chúa nên mọi việc cưới hỏi đều giao cho một vị trong hoàng tôn đứng ra làm chủ hôn và một vị thượng quan lo việc sắp xếp hôn sự gọi là chiếu liệu. Cả hai vị về thân thế và gia đình đều là những gia đình thuận hảo, gương mẫu về mặt đạo đức, không tai tiếng gì. Vị chủ hôn và viên thượng quan sẽ thiết lập một danh sách các phò mã tương lai trong hàng con cái Thượng quan trong triều. Ít lắm trong danh sách cũng phải có năm phò mã tương lai để dễ bề chọn lựa. Trước khi lập danh sách dâng lên vua, hai vị phải xem số tuổi hai người có hợp nhau không. Vị chủ hôn đem cả can chi năm tuổi của công chúa và can chi năm tuổi của phò mã như Giáp Tý, Ất Sửu v.v… đưa xuống cho Khâm Thiên Giám chọn ngày tốt. Gia đình của phò mã phải là thượng quan trong triều đình. Người ta chú trọng đến gia thế nhà phò mã hơn chính phò mã, vì thế phần đông các phò mã sức học đều không có gì, kể như không mấy người có ăn học hay đỗ đạt. Cho đến đời Thiệu Trị, người viết duyệt lại danh sách các công chúa đã lấy chồng cho thấy không một công chúa nào lấy chồng thuộc giới nho sĩ cỡ cử nhân trở lên. Kể cũng là một điều lạ. Người có ăn học không thiếu, có thể chỉ thiếu gốc gác, con nhà. Vì vậy không được tuyển chọn. Còn một điều cũng không kém lạ là tất cả các công chúa này, không một ai lấy chồng có gốc gác miền Bắc. Người viết dò tìm quê quán các phò mã thì phần đông có gốc miền Trung. Nhưng cũng không thiếu phò mã gốc miền Nam. Trong số phò mã, con rể Minh Mạng, người viết đếm được 10 người gốc miền Nam, còn lại đều gốc miền Trung. Không có ai đến từ miền Bắc cả. Đám trai đất Hà Thành có thể dung mạo đều xấu xí quá chăng? Điều này để dành cho các sử gia, các nhà xã hội học miền Bắc cắt nghĩa giùm. Ngay cả việc vua lấy vợ, người ta cũng nhận thấy, nhiều hoàng hậu từ miền Nam mà tới. Đặc biệt hoàng hậu Nam Phương được coi là hương thơm đến từ phương Nam. Miền Bắc, phải có trí nhớ dai lắm lội ngược lịch sử đến thời Tây Sơn mới có Ngọc Hân công chúa lấy vua. Nhưng nên nhớ, lúc đó Huệ chưa làm vua, mà cách lấy thì vội vã, tất bật vừa lấy vừa cho.

Những trở ngại khi công chúa lấy chồng.


Tấm vải bọc điều còn gặp thêm nhiều oan trái. Chết sớm đã đành. Lấy chồng thì muộn. Việc lấy chồng trễ phần lớn là do nguyên nhân tang chế trong triều. Một triều đình mà dòng tộc đông như thế, đám cưới xảy ra thường xuyên, nhưng đám tang cũng vậy. Nào mẹ vua, vợ vua rồi chính vua. Hãy xem thử: Thái hoàng thái hậu, mẹ vua Gia Long và bà nội vua Minh Mạng rồi Tuyên Từ khánh hoàng thái hậu, mẹ vua Minh Mạng và vợ vua Gia Long. Khi Minh Mạng chết thì những bà này còn sống. Chưa kể đến hoàng thân, quốc thích. Nào là các hoàng tử công, hoàng tôn, hoàng thân công, hoàng đệ, các công tử, các công chúa, các thiếp của hoàng tử, hoàng tôn rồi đến các hoàng nữ, các hoàng muội, thái trưởng công chúa, các tả hữu tần ngự của tiên đế đời trước, các phi tần ở đại nội, các công nữ, các phủ thiếp... và cuối cùng các dòng trong tôn thất. Chưa kể các lễ giỗ triền miên năm này qua năm khác. Tang phục thì có ngũ phục, có năm bậc để trở: từ ba tháng, năm tháng, chín tháng, một năm đến ba năm. Quanh năm giỗ chạp, ăn uống. Triều đình nhà Nguyễn đã có nhiều đại tang như Hiếu Khang hoàng hậu, Thừa Thiên Cao hoàng hậu, Thuận Thiên Cao hoàng hậu, rồi hoàng đế Gia Long, Minh Mạng rồi Thiệu Trị. Lấy tỉ dụ làm mốc là khi Thiệu Trị mất năm 1847. Tính từ năm Gia Long lên ngôi 1802 đến năm 1847 là 45 năm.Trong 45 năm đó có ít nhất gần mười đại tang. Trong đó có ba đại tang hoàng đế, năm đại tang hoàng hậu.


Năm Gia Long thứ 6, tức năm 1807, Thánh tổ thiên nhiên hoàng hậu, vợ vua Minh Mạng, mẹ vua Thiệu Trị, mất lúc mới 17 tuổi. Gia Long thứ 10, tức năm 1812, Hiếu Khang hoàng hậu mất (mẹ vua Gia Long). Đến ba năm sau, tức năm 1815, vừa mãn tang Hiếu Khang hoàng hậu thì lại đến lượt đại tang Thừa Thiên Cao hoàng hậu (vợ Thế tổ hoàng đế, tức Gia Long). Năm 1820, đến lượt Gia Long thăng hà. Rồi Minh Mạng mất năm 1840. Thuận Thiên Cao hoàng hậu (Vợ thứ của vua Gia long, 14 tuổi được tiến vào cung, phong là nhị phi) mất năm 1846 và Thiệu Trị mất năm 1847. Rồi đến Hiến Chương hoàng hậu, vợ vua Thiệu Trị.


Luật tang chế lại khá khắt khe.
Khi Hiếu Khang hoàng hậu mất, chính vua Gia Long phải mặc áo sổ gấu trong ba năm. Chị vua mặc áo tang ba năm, con gái vua mặc tang phục một năm. Hoàng tôn, hoàng thúc mặc áo tang năm tháng. Tả hữu cung tần đều mặc áo tang một năm. Các quan kinh văn võ từ chánh tam phẩm trở lên mặc áo tang vén gấu ba tháng. Quan kinh, chánh tam phẩm trở lên, cấm giá thú trong ba tháng. Việc để tang như thế ảnh hưởng trực tiếp đến việc lấy chồng của các hoàng nữ. Mọi việc hôn sự phải được đình hoãn lại sau ba năm.

Chúng ta hãy làm một con tính nhẩm. Giả dụ vào đầu đời Tự Đức, khi Cao Thiên hoàng hậu mất vào năm thứ 6 đời Thiệu Trị, tức năm 1846. Năm 1847, đến lượt Thiệu Trị mất. Dĩ nhiên phải để tang ba năm. Giả dụ lúc đó con gái các vua Minh Mạng và Thiệu Trị vừa đến tuổi 16 để lấy chồng thì phải lui lại đến năm 1850 mới được lập gia đình. Có hơn ba mươi hoàng nữ đến tuổi lấy chồng ở trong trường hợp này phải ngưng lại.
Đợi thêm bốn, năm năm nữa, các công chúa 21 tuổi, đã "quá lứa" vào thời đó. Các hoàng nữ bị coi như gái già. Nếu là người dân có thể ế chồng, may là công chúa nên vẫn có thể chọn được phò mã. Nhưng không phải dễ, vì phải chọn phò mã 22 tuổi là lý tưởng nhất. Nhưng con trai ở tuổi đó, nhiều người cũng đã lập gia đình rồi. Vì thế, thay vì chọn lựa phò mã trong các gia đình đại quan như luật lệ bắt buộc, triều đình phải chọn lựa gia đình các quan từ tam phẩm trở xuống. Theo như dư luận thời đó truyền tụng trong dân gian, có nhiều trường hợp các ứng viên phò mã được chọn thấy hoàng nữ quá già, hoặc không được đẹp đẽ gì cho lắm, bèn đánh bài tẩu mã, trốn khỏi kinh đô Huế để tránh phải lấy công chúa già.

Việc hôn sự của các hoàng nữ.

Nhưng có vải bọc điều nên con vua cháu chúa rồi trước sau cũng gả chồng được. Danh sách được đệ lên vua, vua duyệt, rồi khoanh đỏ vào đó. Khoanh vào ai thì người đó được. Số phận đã an bài không cách gì thay đổi được nữa. Thế là phò mã đã được chọn lựa. Công chúa sau khi biết được tên phò mã tương lai, vì muốn biết xem dung nhan phò mã nên tìm đủ cách để xem mặt. Cách tốt nhất là nhờ bọn thị nữ đi điều tra tung tích, gia cảnh, chỗ ở nhà phò mã. Sau đó, nếu cơ hội thuận tiện thì chính hoàng nữ cũng tìm dịp để xem cho tỏ tường. Kể ra cũng là một giai đoạn lý thú, hứng khởi và hấp dẫn. Lấy nhau kiểu đó mà sử sách đã để lại nhiều mối tình vợ chồng đằm thắm và keo sơn như trường hợp Quy Đức công chúa Vĩnh Trinh, biệt hiệu là Nguyệt Đình. Phò mã Thuận vâng lệnh triều đình đi công vụ vào Gia Định chẳng may bị chết để lại tiếc thương cho công chúa. Công chúa đã làm biểu dâng lên vua, vua cũng cảm động khi đọc tờ biểu đó.
Khi vua đã chọn rồi thì phò mã không thể chối từ và hoàng nữ cũng không thể nại ra bất cứ lý do gì để không lấy.
Nay hãy xem lại đạo dụ của Gia Long năm thứ tư: "Trước hết, nhà vua sai vợ chồng đại thần ấy song toàn đến trước mặt vua, đem việc gả chồng cho công chúa bảo cho biết. Đại thần ấy bái mạng rồi lui ra, đến Thanh phong đường bảo quan mỗ (giống như khi ta dùng chữ ông X.) rằng nay có chỉ vua ban, lấy công chúa là mỗ gả cho con thứ mấy quan mỗ, tên là mỗ." [3]
Vậy là mọi chuyện đã quyết định xong. Đến ngày đã định, vua ngự tiện điện, bố của phò mã cùng các quan viên trong họ đều mặc áo chầu đến sân điện. Lạy năm lạy rồi nhận mệnh lui ra đứng theo ban. Cũng ngày hôm ấy, mẹ của phò mã đem các mệnh phụ trong họ đều mặc áo màu đến cửa cung Khôn Đức rồi cửa cung Trường Thọ làm lễ vọng bái. Riêng bố của phò mã thì liệu đường đến dinh công của chủ hôn xin chọn ngày tốt làm lễ ăn hỏi. Ông chủ hôn lại truyền cho Khâm Thiên Giám chọn ngày tâu lên và truyền cho bố của phò mã biết.
Phần sính lễ mà gia đình phò mã phải lo liệu cho đủ gồm: một lợn mổ (chắc thịt lợn luộc), một lợn quay đến ngoài cửa Hữu Đoan nhờ tâu xin dâng lễ. Khi gặp vua thì lạy năm lạy, được mời ngồi ăn trầu, rồi bái biệt, lạy năm lạy nữa.
Đến ngày lễ hỏi, cha mẹ phò mã đem các mệnh quan, mệnh phụ đều mặc phẩm phục, đồ lễ vật như các thứ bò, lợn, trầu cau, lụa, đoạn, vàng bạc đến cửa dinh quan chủ hôn đợi. Ở đây không nói rõ mỗi thứ bao nhiêu. Nhưng theo L. Sogny, trong bài Cérémonial d'autrefois pour le mariage des princesses d'Annam trong Bulletin des amis du vieux Huế có ghi rõ như sau:
Ngày đầu trong lễ Nạp thái, phò mã dâng lên Tôn Nhân Phủ 10 lạng vàng và 100 lạng bạc, hai mâm trầu cau. Lễ vấn danh dâng lên hai trâu, hai lợn thật to cộng với hai hũ rượu.
Ngày thứ hai, lễ Nạp trưng, hai khúc sa tanh thêu, bốn khúc lụa gọi là "vân", bốn khúc lụa gọi là "sa", hai mâm trầu cau và hai bình rượu. Lễ Nạp cát gồm hai bò, hai dê, hai bình rượu.
Ngày thứ ba, gọi là lễ điện nhạn (présents d'oies) chim nhạn một đôi, một hộp đựng những tấm lụa những giải ngũ sắc, hai con ngỗng, cổ tiền 100 đồng.
Nhưng tất cả những phẩm vật này đều có tính cách tượng trưng, vì nó thay đổi theo từng đám cưới, từng gia cảnh và từng triều vua. Cuối cùng là lễ thân nghinh hay đón dâu về nhà.


Hồi môn của hoàng nữ

Những con số trưng ra ở đây cho thấy lượng tiền cho công chúa về nhà chồng là quá lớn và quá tốn kém cho triều đình. Luật định rằng con gái hoàng hậu đi lấy chồng thì cho tiền sắm tư trang, may mặc là 50.000 quan. Con gái trưởng (con các vợ khác) của vua là 30.000 quan. Con gái thứ của vua là 20.000. Xem ở trên, tiền ăn của vua (Vua ăn một mình) chỉ có 50 quan cho một tháng. Lương cho hoàng quý phi, vợ vua là 1.000 quan/năm, chưa kể gạo. Các phi tần bậc một (có bảy bậc phi tần): 300 quan/năm. Nữ cung, người hầu gái trong cung có sáu bậc, có 6 quan/tháng. Lính kinh có 2 quan/tháng. Chưa kể công chúa và phò mã còn được cấp 50 người phục dịch đều được trả lương. Nếu tính con số 250 công chúa, hoàng tử lấy vợ chồng, lấy 20.000 làm căn bản, chi phí sẽ lên tới 5.000.000 quan tiền. Chi phí của hồi môn này có tốn hao ngân quỹ quá cho triều đình, mà gián tiếp là do dân chúng đóng góp không?


Cũng vì vậy, vào đầu đời Thiệu Trị có dụ rằng: "Đời xưa vua Nghiêu gả 2 con gái cho Ngu Thuấn ở Vi Nhuế chả nghe nói lễ cưới sang trọng. Hơn nữa đám cưới chỉ dùng hai da hươu làm lễ, xưa kia vẫn nói thế. Nay gả hoàng nữ cho con các đại thần. Mà các đại thần thanh thận trung cần, trẫm vẫn biết sẵn. Vậy 6 lễ cưới (các lễ nạp thái, vấn danh v.v...) cho tùy theo cảnh nhà giàu nghèo mà sắm sửa, không nên ấn định lễ vật. Bộ lễ bàn định các thứ phẩm vật, chớ nên bày đặt quá nhiều. Vậy các chủ hôn cần biết rõ " [4] .
Dụ ở trên kể là đã hay. Nhưng vẫn phải trích dẫn cho bằng được Nghiêu Thuấn để có giá trị thuyết phục, dù chỉ một việc nhỏ là các phẩm vật dẫn cưới.
Phần gia giảm theo tinh thần dụ ở trên là muốn châm chước cho các quan đại thần, gia đình nghèo được tùy tiện, gia giảm trong phẩm vật dẫn cuới. Dụ ra đã đành, các quan đại thần có dám tuân theo hay không lại là chuyện khác. Thứ đến, phần của hồi môn của triều đình thì hầu như vẫn định là như vậy, không có gì thay đổi.

Lễ thân nghinh

Lễ thứ sáu của đám cưới là lễ thân nghinh. Lễ thân nghinh nói đúng ra là ngày lễ cưới, bắt đầu bằng một đoàn kiệu từ phủ công chúa. Đoàn rước kiệu gồm vị chủ hôn và các mạng phụ (vợ quan đại thần) và các mạng quan (vợ các quan) được chỉ định trong đám rước kiệu công chúa. Kèm theo đó có sáu nữ quan và phò mã đứng chờ ở phía trái và đằng sau cung điện của công chúa. Các mạng phụ mạng quan giúp công chúa lên kiệu và lúc đó, phò mã lên ngựa mở đường đi đầu trước kiệu của công chúa, tiếp theo là người chủ hôn rồi đến các mạng phụ mạng quan. Sau cùng, đợi công chúa ra đi, các hòm nữ trang, các hòm của cải và phẩm vật đã chuẩn bị sẵn được đem theo đến phủ đệ mới, được bày ra.

Sau đó đám rước đi đến chỗ ở mới của công chúa. Đây là đặc đìểm cần ghi nhận vì chỉ có lễ đón dâu mới làm ở phủ đệ công chúa. Đến nơi, phò mã mở màn kiệu, đỡ công chúa xuống dẫn vào nhà khách. Tiếp đến là lễ hợp cẩn. Hai người ăn cùng một miếng thịt và uống rượu ở hai cái tách được cưa làm đôi. Những mạng phụ được mời một bữa ăn nhẹ, sau đó ai nấy ra về.
Sáng hôm sau, công chúa được phò mã dẫn về ra mắt bố mẹ chồng. Sáng hôm sau nữa lại đến bàn thờ tổ tiên bố mẹ chồng làm lễ gia tiên.
Năm ngày sau đó, công chúa và phò mã mặc phẩm phục mới ra trình diện vua cha, đến cung Từ Thọ và đến trước vua làm lễ bái yết, sau đó đến cửa Hưng Khánh làm lễ chiêm bái. Cuối cùng mới được phép về thăm nhà mẹ đẻ. Sau đó, hai người sẽ đến Tôn Nhân phủ để cảm tạ vị chủ hôn. Kể từ nay, chú rể được phong chức Phò mã đô úy.
Một điều kỳ lạ là từ nay, phò mã không có quyền có nhiều thê thiếp như tất cả các đàn ông khác trong triều đình. Chỉ trừ khi công chúa không có con, phò mã mới được quyền cưới thiếp hay vợ nhỏ. Các con của hai người sẽ chỉ biết có họ mẹ mà không biết đến bố. Con trai trưởng của hai người được phong chức vệ úy. Còn các con khác của hai người thì không được chức tước gì cả. Nếu công chúa không có con, con trai của vợ bé sẽ có chức kiểm hiệu.
Về thủ tục giao tế bên ngoài, đôi khi công chúa được mời mà phò mã thì không. Về sau, trong dân gian thường có câu nói "Phò mã tốt áo". Phải chăng để ám chỉ vai trò phụ thuộc của phò mã đối với công chúa?
Việc cưới hỏi cho các công chúa triều Nguyễn theo tập quán cổ truyền chấm dứt vào năm 1907. Đó là đám cưới công chúa Tân Phong, chị vua Thành Thái. Từ sau đó, không còn lại công chúa nào để lấy chồng nữa. Như vậy, phải đợi đến con gái vua Bảo Đại. Nếu kể từ năm 1907, ít lắm cũng 50 năm sau, con gái vua Bảo Đại mới đủ tuổi để đi lấy chồng. Nhưng đến lúc đó, như chúng ta đã biết, mọi chuyện đã không còn như trước nữa rồi.


Cả một thời kỳ, cả một triều đại nhà Nguyễn đã đi qua. Viết lại những nét chính về việc cưới hỏi của các công chúa, cùng lắm chúng ta có được một vài kiến thức nhỏ nhoi về các tập tục chốn cung đình của thời đó. Đó chỉ là những bộ xương khô, xác ướp. Nhưng cái điều chính là đời sống các công chúa, con người của họ với những nỗi buồn, vui, những tâm trạng, những hoàn cảnh riêng tư thì vẫn là một tấm màn bí mật. Họ chả cho biết được gì, cũng chả có sách vở, tài liệu nào viết về họ. Chính sử chỉ cho biết được vài nét chính có tính cách tiểu sử. Một vài lời khen vu vơ, có cũng được, không cũng chẳng sao.

[1] Đại Nam Liệt Truyện, nhị tập, quyển đầu đến quyển 25, từ trang 79-203
[2]Trích dẫn trong Khâm Định Đại Nam Hội điển Sự Lệ
[3]Khâm Định Đại Nam Hội điển Sự Lệ, tập 8, trang 15
[4]Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sự Lệ, tập 8, trang 28

22 Tháng Hai 2013(Xem: 56065)
Lâu lắm rồi mà em cứ ngỡ Trăng còn vằng vặc phía bờ sông Ba nhịp cầu muôn đời nặng nợ Ôm nhớ thương cùng sóng sông Đồng
21 Tháng Hai 2013(Xem: 66625)
Pleiku đêm lạnh trở lại đêm Đêm nghe tiếng nấc dội về tim Thăm lại phố xưa trong giấc mộng Phố còn in đậm dấu chân quen!
21 Tháng Hai 2013(Xem: 102738)
Cám ơn người bạn già đã cho tôi một cái tên thật nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi một thời để yêu và để nhớ.
19 Tháng Hai 2013(Xem: 88827)
ĐÀ NẲNG NGÀY VỀ - Nhạc và Lời Võ Đình Tuyết - Ca sĩ Bảo Châu
19 Tháng Hai 2013(Xem: 58808)
Ngô Quyền tuy vẫn là tên Nhưng trên thực tế đã quên mất rồi Đừng tìm trường cũ nữa thôi Ngô Quyền dot org (*) đền bồi trường xưa
16 Tháng Hai 2013(Xem: 100215)
Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa
15 Tháng Hai 2013(Xem: 81605)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
14 Tháng Hai 2013(Xem: 61311)
Trường yêu một thủa biết tìm đâu? Trăm nhớ ngàn thương bạc mại đầu Gọi dấu yêu xưa năm tháng cũ Dưng dưng phượng đỏ dục lòng đau!
14 Tháng Hai 2013(Xem: 59627)
người có về trên cỏ tháng hai? hương xuân còn thoảng gió đâu đây đất trời ngây ngất mùa tăng trưởng mai đào ưng ửng nắng hây hây
13 Tháng Hai 2013(Xem: 62384)
tôi như bụi cát hồng trần mai về cát bụi chẳng cần có tên tôi như một giấc ngủ quên bừng con mắt dậy, chợt thênh thang buồn
09 Tháng Hai 2013(Xem: 60548)
Ngày đầu một năm xin qua thật chậm như khi anh nắm tay em vào Xuân!
08 Tháng Hai 2013(Xem: 92440)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 60975)
Con bên nầy nhớ Mẹ bên kia Như xa lộ thẳng đường không sao khác Chiều nay nhớ nhà xe chở đầy hương Tết Con chở theo mình mùi Mẹ đầu năm!
05 Tháng Hai 2013(Xem: 60917)
sớm mai thức giấc một mình chợt nghe trời đất tự tình thiết tha. vườn xuân nắng ấm chan hòa tiếng chim ríu rít khúc ca vào mùa
04 Tháng Hai 2013(Xem: 103441)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 92445)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm
01 Tháng Hai 2013(Xem: 77959)
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm.
01 Tháng Hai 2013(Xem: 65130)
Bên anh bây giờ đã vào Xuân Có giữ cho nhau giấc mộng lành? Có biết rằng em nơi gió tuyết VẪN NHỚ BIÊN HÒA ...VẪN NHỚ ANH...
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 53317)
Nhớ Tết quê nhà, nay viễn phương Nổi trôi vạn nẻo, nhớ quê hương Thương yêu thân tộc, buồn xa xứ! Kỷ niệm trong hồn, mãi nhớ luôn.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 54651)
Cành đào đã chớm nụ lộc non Cô em gái nhỏ dạ sắt son Mai cúc nở vàng như chào đón Tình Xuân chung thủy mãi không mòn
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 61615)
Mùa xuân trôi trên sông Theo lục bình hoa tím Mẹ chèo con thuyền nhỏ Chở hàng Tết xuôi dòng
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 138546)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
26 Tháng Giêng 2013(Xem: 53069)
-Riêng tặng Hát Bình Phương, để trả lời một câu hỏi- Dẫu biết rằng Xuân đâu bất tận. Đón Xuân buồn khi nắng chiều thưa. Thắp nén hương thầm câu nguyện khấn. Cho con tìm Tết của ngày xưa.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 153291)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 95938)
Xin gửi mấy chậu thủy tiên của mùa xuân Quý Tỵ. Mời đại gia đình NQ cùng đón nàng tiên áo trắng. Thân chúc tất cả một mùa xuân vui tươi, đầm ấm, và đoàn tụ.
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 65139)
Nỗi nhớ lại càng thêm da diết trong những buổi chiều cuối năm như thế này! Tôi nhớ đến se sắt đến ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra rằng, nỗi nhớ của người xa quê nó đằm sâu dai dẳng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 95244)
Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 58472)
Đêm trừ tịch trời tối đen thinh lặng Hoán đổi đông-xuân gió hát rì rào Lộng lẫy vàng giữa tinh khôi nguyên đán Đón xuân về cây lá vẫy lao xao.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 65040)
Em sẽ mời anh chút ngậm ngùi, Cho anh nếm vị đắng đầu môi. Đi trên những bước chân hụt hẩng. Biết đau khi đã mất em rồi.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 61695)
bản nhạc tình năm cũ vừa gần, vừa xa xôi tách cà phê nhỏ giọt giọt sầu nào cho tôi?
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 90957)
Lần đầu tiên e-mail gửi tôi, anh Thanh Huyền thú nhận: “Anh có thói quen xấu là hay khóc!...” Xấu hay tốt gì, tùy quan niệm sống của từng người.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 74415)
Đâu đó trong những góc phố, trong những con đường này, linh hồn của Biên Hòa không hề thay đổi, vì tấm lòng của những ...
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 83206)
Còn có một tuần nữa là Tết mình rồi đó. Ở bên đó hẳn là nhộn nhịp, rộn ràng có không khí Tết hơn bên em nhiều. Nhưng cũng dễ thôi, chỉ cần mở mấy bản nhạc Xuân
13 Tháng Giêng 2013(Xem: 82223)
cái đẹp của chị ở đây không chỉ là nhan sắc, nhưng còn là những lời răn dạy ngọt ngào với khuôn mặt phúc hậu trước đám trẻ thơ
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 70997)
Các bạn ơi!... có ai trông thấy Tuyết đen hồi năm 1966-1967 học ở Trường Trần Thượng Xuyên của tui ở đâu xin liên lạc dùm tui. Nhớ nghen.
11 Tháng Giêng 2013(Xem: 87480)
Em về để gió hôn mây Để anh ôm mộng, men say cuộc tình Em về kể chuyện chúng mình Ngày còn đi học, em xinh xinh nhiều
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 87382)
Nhưng tôi vẫn cố viết mấy giòng này, goị là kỷ niệm một chuyến đi, đi thăm thân hữu đồng môn Gặp mấy học trò cũ, cũng như cho biết cảnh trời Tây:
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 59312)
Áo ấm Mẹ đan cũng chẳng còn Đông về xứ lạ xót lòng con Mang tình viễn xứ buồn cô quạnh Nhớ mẹ hiền yêu, nhớ nước non…
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 75652)
Rất mong qua những hình ảnh xưa đính kèm, anh chị em nào tự nhận ra chân dung chính mình … mấy mươi năm trước, hoặc chân dung anh chị em từng sinh hoạt cùng thời với mình,
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 86486)
Em ơi, hạt sương long lanh anh nâng niu trong ngăn tim anh nóng cháy đậm đà, ngày mai còn đó, tình ta còn đó, còn mãi trong ta mối tình đầu ngây thơ của Ngô Quyền và em
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 63030)
Chiều nay về không chút mưa rơi Mà lạnh lắm lòng con nhớ Mẹ Đèn xanh không lên không ngại trễ Sợ chờ hoài không thấy Mẹ đâu!
01 Tháng Giêng 2013(Xem: 59280)
Gửi tặng em vần thơ kỷ niệm lúc bên đời bước xuống mùa Đông sớm mai mù sương phủ sông Đồng tìm đâu bóng người xưa áo trắng?
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 61559)
Mai vàng hé nhụy đón chào. Bướm Xuân lơi lã hương cau dạt dào. Nhắp môi, chút rượu hồng đào. Lỡ say, vẫn nhớ đường vào với Xuân.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 84902)
Một năm đã qua, chúng ta đã sống với nhau thật lòng trong một đại gia đình. Chúng ta đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất thật.
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 66228)
Năm mười hai năm tràn đầy dấu ấn Bạn Ngô Quyền trường cũ của tôi đây Đột nhiên bao bạn hữu lại xum vầy Cả thầy cô bên này và bên ấy
22 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 109345)
Noel cũng là dịp tôi và mọi người xung quanh tận hưởng những giây phút ngọt ngào của tình yêu, của niềm tin và hy vọng.
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 67175)
Cali mùa nầy trời còn lạnh đêm đêm, Phố vẫn xa, đêm đen còn đặc quánh Tâm hồn vắng hoe, mắt còn trông ngóng Một phía xa xôi, nơi có chút Sài Gòn!
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 123517)
Giả thử có ai hỏi, ai là người tôi yêu thương và tin tưởng nhất? Không ngại ngần tôi sẽ nói là em tôi. Cậu Mười của mấy đứa con tôi.
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 127223)
Đông đến Thu đi mai vàng nở rộ bao mùa, năm nay Tết lại sắp về chị đang lưu lạc phương nào hả chị Gấm? Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không?
16 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 126915)
Chuyến đi tour NCA đã để lại trong lòng tôi đầy những kỷ niệm, và khi viết những dòng chữ nầy, tôi chợt thấy nhớ Kobe chi lạ.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 122076)
Sợi dây chuyền kỷ niệm đó đã đem đến niềm vui nỗi buồn cho bà. Bà đã gắn bó với nó một thời gian dài và đã chôn nó sau vườn vào một ngày pháo đỏ rộn sân nhà...
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 84516)
Thôi thì cứ mặc mưa rơi Nhạt nhòa trên má, trên đôi môi hồng Có chút buồn, chút nhớ nhung Chút vương vấn nhẹ... như lòng em mơ
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 71433)
Sao em không về đây em ơi Chờ đã trăm năm, đợi hết đời Có lẽ từ đây rồi mãi mãi Chẳng còn có dịp gặp nhau thôi.
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 116526)
Vậy thì anh chị em mình cùng cảm ơn quí thầy cô, và cùng cảm ơn nhau nữa. Đã nửa thế kỷ trôi qua đời người, hạnh phúc biết bao khi Thầy – Trò ta vẫn có nhau bên đời…
09 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 73814)
Bao năm biền biệt phương xa, Người đây kẻ đấy mưa sa nát lòng. Mơ ngày lễ lớn Mùa Đông Quỳ xin với Chúa: tơ chùng lại căng.
09 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 88173)
(Chia sẻ nỗi buồn mất Mẹ của Thy Lệ Trang) Người đã ra đi một ngày buồn Thương nhớ Mẹ hiền giọt lệ tuôn. Từ đây đôi ngã chia cách biệt Nỗi nhớ niềm thương cả tâm hồn.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 80583)
Bây giờ nhìn lại dấu sắc không Bước nhanh bước vội cũng thong dong Biết đâu mai mốt không còn bước Nhìn dấu chân xưa cũng lạnh lòng.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 78312)
Xót xa, tiếc nuối vô vàn... Nửa đêm thức giấc... ngỡ ngàng... mẹ đâu? Tiếng chân ai bước lên lầu Phải chăng một thoáng xôn xao mẹ về ...?
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 76397)
Mẹ tôi đó áo quần trăm miếng vá, Ôm trái tim cao cả “Mẹ Viêt Nam” Dẫu hàn vi cơ cực chẳng than van Mẹ tằn tiện từng đồng cho kẻ khó.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 130116)
Hân hạnh giới thiệu đến quý vị và các bạn chương trình Nhạc chủ đề TIẾNG THU của Ngô Càn Chiếu
01 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 96831)
(Bài này tặng tất cả những học trò có cùng... hoàn cảnh, và riêng tặng một người Thầy mà đọc rồi mới hiểu- Nhờ Hoàng Mai chuyển dùm đến Thầy)
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 100016)
Ai sẽ nâng niu cánh hoa tàn Ai sẽ vuốt ve cành hoa rũ Ai ru hoa ngủ lúc về đêm Ai nhặt xác hoa rụng bên thềm
27 Tháng Mười Một 2012(Xem: 143307)
... Thời gian 42 năm sau tôi mới gặp lại thầy hiệu trưởng của ngôi trường trung học mà 7 năm tôi đã gắn bó.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152388)
Tôi lần lượt đọc lại từng lá thư theo thứ tự thời gian Đông đã gửi dù đã đọc đi đọc lại nhiều lần và lại đắm chìm trong những suy nghĩ miên man
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 126483)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 98246)
Một ngày mới, thêm niềm tin yêu mới. Cảm ơn đời, cho tôi trọn niềm vui. Cảm ơn người, bè bạn của tôi ơi! Hãy xiết chặt vòng tay thân ái.
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 151486)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 106065)
dẫu cánh chim trời chưa biết mỏi người đi cũng sẽ trở về tìm giữa phố Sài Gòn, đêm hội ngộ mai tôi về, mai về! MAI, nhé em?!
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 116469)
Từng ấy thứ xếp đầy trong ký ức Bao nhiêu năm vẫn như thế êm đềm Ơn cô thầy muôn đời luôn ghi nhớ Nghĩa thầy trò ấm áp mãi trong tim.
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 116900)
Ở bên kia cầu vồng có lẽ, Quá khứ không còn là những niềm nuối tiếc Tương lai chẳng còn là những nỗi lo âu
14 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152546)
Với chủ đề “Trường Xưa, Thầy Xưa” nhóm CHS.NQBH ở Sài Gòn sẽ tổ chức “Đêm tri ân” thầy cô giáo cũ, cũng là buổi tri ngộ của những “cụ” học sinh thiệt lâu năm của trường Ngô Quyền.
14 Tháng Mười Một 2012(Xem: 130978)
Cảm ơn trang web Ngô Quyền bốn phương tám hướng se duyên trùng phùng từ trong ký ức mịt mùng Thầy xưa, bạn cũ bỗng dưng trở về
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 118496)
Hôm nay ngày giỗ Mẹ Chúng con đốt trầm hương Kính dâng về Từ Mẫu Với trăm vạn niềm thương
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 145479)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 132925)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 154104)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 134765)
Thơ Kiều Oanh Trịnh - phổ nhạc LMST – Hòa âm Cao Ngọc Dũng - Ca sĩ Tâm Thư trình bày
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 107873)
Tạm biệt ông ơi. Đi ngủ đi, Cháu về bài vở ngập mùa thi, Ngày mai ông tới cháu đi học, Rạng rỡ bình minh soi bước đi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 107862)
Dòng đời sông nước vẫn trôi Vẫn ra biển cả, vẫn xuôi về nguồn Vẫn mang dòng nước mưa tuôn Vẫn ngâm những khúc tình buồn vương tơ
31 Tháng Mười 2012(Xem: 148131)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
28 Tháng Mười 2012(Xem: 119709)
thu tình ta, nay chắc úa màu (chẳng câu dâu bể, cũng phù du) đêm nay gió lộng, mùa quay gót người về-mai, mốt-có thương thu?
26 Tháng Mười 2012(Xem: 111422)
(Tặng Hoàng Mai Đạt, Anh Hạnh, Hòa, Phước) Sống vui với cả mọi người Sống vui với cả cuộc đời tối tăm Mai nào rủ áo hồng trần Thì thôi cũng vẫn có ngần ấy thôi.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 116426)
Thu xưa anh hát ru em Bài ca dao cũ, êm đềm ngủ say Ru em giấc ngủ ban ngày Lá rơi xào xạc, chân nai bước về
26 Tháng Mười 2012(Xem: 159662)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
16 Tháng Mười 2012(Xem: 118086)
Cung đàn như đứt sợi dây tơ, Chẳng phải vì em muốn hững hờ, Chỉ muốn cho tôi đừng thương nhớ, Chẳng muốn suốt đời tôi mộng mơ.
15 Tháng Mười 2012(Xem: 118475)
Rằng thương cá bóng kho tiêu. Canh rau ngót nấu tép riu thơm bùi. Rằng yêu thương mãi một đời. Đất quê hương gửi lời mời đón đưa.
15 Tháng Mười 2012(Xem: 145354)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.
13 Tháng Mười 2012(Xem: 119495)
Mùa Thu hoa cúc nở Bên này trời mù sương Khói lam mờ bếp ấm Nhớ về Thu quê hương…
12 Tháng Mười 2012(Xem: 165471)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Cao Ngọc Dung Ca Sĩ : Quốc An
12 Tháng Mười 2012(Xem: 126154)
Mỗi lần nhìn em gái đứng tần ngần nhìn theo mấy đứa bạn đội nón hồng xanh đi ngang nhà thằng anh hai buồn hiu hắt.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 127697)
Cuộc tình không bày tỏ Sẽ có mãi trong tôi Sẽ đẹp suốt cuộc đời Và cho tôi mãi mãi Yêu nàng như chưa yêu
10 Tháng Mười 2012(Xem: 113522)
Thu đến HỒN chìm trong vạn lá Đông về HỒN đọng giữa ngàn sương Mộng mơ HỒN đến miền xa lạ Bàng bạc HỒN trăng khắp nẻo đường
08 Tháng Mười 2012(Xem: 163182)
Âm nhạc đưa tôi đến thế giới huyền hoặc của tình yêu ngày tôi mới lớn, đưa tôi bay bổng, vượt qua ngàn trùng dương trở về quê hương nơi có thành phố Biên Hòa tôi yêu dấu.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 150884)
Nợ chữ nghĩa vẫn còn mang nặng, nhưng từ đó cho đến mãi về sau này con người ấy không sao quên câu chuyện “nhánh cây liêm sỉ” của Dì Hai.
05 Tháng Mười 2012(Xem: 124950)
Mời em một chuyến rong chơi Thăm miền biển vắng thăm người cô đơn Quạnh hiu những lá hoa cồn Bình minh sương phủ, hoàng hôn sóng gào
05 Tháng Mười 2012(Xem: 166342)
Ước chi Thu đừng đi qua, Thu ở lại dài lâu trong đời sống để mỗi người trong chúng ta quên đi những bộn bề phức tạp mà đắm mình trong sắc Thu muôn đời...
05 Tháng Mười 2012(Xem: 116752)
Thu gợi bao hoài niệm Của yêu dấu một thời Giữ đầy bốn ngăn tim Dù thời gian vời vợi.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 160591)
Giờ này anh đang làm gì bên kia nhỉ? có nhắm mắt thấy những giấc mơ của tụi mình không? Sao cả hai nơi cách nhau nửa vòng trái đất đều mưa như thế?
29 Tháng Chín 2012(Xem: 167611)
... có lẽ khi càng lớn tuổi người ta thường nhớ và nhắc đến những chuyện xa lắc xa lơ như nuối tiếc một thời đã mất!
29 Tháng Chín 2012(Xem: 115207)
Bao nhiêu năm sống cuộc đời viễn xứ Quên nhiều điều nhưng vẫn nhớ dòng sông