Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Kim Phẩm - TÂM SỰ CỦA MỘT THẦY GIÁO BẤT ĐẮC DĨ

19 Tháng Mười Một 201112:00 SA(Xem: 128177)
Phan Kim Phẩm - TÂM SỰ CỦA MỘT THẦY GIÁO BẤT ĐẮC DĨ


Tâm sự của một thầy giáo bất đắc dĩ

  

Phan Kim Phẩm


phamlinh

Phan Kim Phẫm và Tường Lynh (Tháng 7, 2011)

 

Tôi tin là tất cả mọi việc xẩy ra trên đời nầy đều có lý do và dù có “chạy trời cũng không khỏi nắng”. Trong những việc đã xẩy ra trong đời tôi thì dạy học là một chuyện bất ngờ không định trước nhưng nghiệp thầy giáo ấy vẫn đeo đuổi theo tôi cho đến tận hôm nay.

Sau khi thi đậu tú tài 2 năm 1968 mà các bạn thời ấy thường gọi đùa là “tú tài Mậu Thân” thì tôi và các bạn đồng học bắt đầu bước sang một con đường mới mà tương lai thì mịt mù không biết là sẽ đi về đâu. Các bạn như Xương, Tới, Tranh (đã chết trong chiến tranh) … thì với tuổi quân dịch nên chia tay gia đình, bạn bè lên đường nhập ngũ. Tôi và Minh cùng nhiều bạn khác như Hiệp, Liên, Huê ... thì bắt đầu thi vào những trường mà đa số cha mẹ đều mong muốn con mình được vào học. Tôi thì vì thiếu may mắn nên không lọt vào “mắt xanh” của trường Y lẫn Dược. Đúng là số trời quá bất công cho tôi lúc ấy khi tôi là “tài xế Suzuki” cho Minh quá giang đi thi cả hai trường mà chả trường nào tôi lọt vào được còn Minh thì thảm đỏ đã trải ra trước cổng trường đón chờ anh ấy! Vào lúc ấy, nếu không vào đại học thì sẽ bi gọi quân dịch nên tôi ghi tên học đại học Khoa Học Saigon và ban dự bị (SPCN). Vào thập niên 1970s, nếu học Khoa Học thì hoặc là làm việc ở trường như một nhà nghiên cứu hay giảng sư Đại học còn không thì thi vào sư phạm để làm giáo sư. Tôi thì không có mộng làm nghể gõ đầu trẻ vì không có cái kiên nhẫn chỉ dẫn các em với lý do giản dị là trong gia đình tôi đã có 7 em mà tôi là anh thứ ba phải chỉ dẫn, la hét các em mỗi ngày đã quá ư là mệt nhọc rồi nên không còn chút năng lực nào nữa để hướng dẫn các em nhỏ, là con cháu của người khác! Mộng ước lúc ấy của tôi là tốt nghiệp bằng cử nhân Hóa học rồi sẽ tìm việc làm ở khu kỹ nghệ Biên Hòa vừa lương cao, vừa tiếp tục việc phân tích.

Vào một buổi chiều của năm 1971, khi tôi đang học năm thứ ba ban Sinh Hóa và là nghiệm chế viên của phòng thí nghiệm của trường, tôi về Biên Hòa để thăm cha của một người bạn đang nằm điều trị tại nhà thương. Trên đường vào nhà thương thì tôi gặp thầy Quýnh cũng vừa thăm người bạn trở ra. Thầy Quýnh là thầy Việt văn của tôi thời trung học đệ nhất cấp và là người thầy khả kính của tôi mà từ ngày ra trường tôi chưa gặp lại thầy. Sau khi tay bắt mặt mừng thì thầy có hỏi tôi về học vấn cũng như sinh hoạt của tôi. Vào lúc ấy thì thầy Quýnh đã được cử làm thầy hiệu trưởng trường trung học Công Thanh, Biên Hòa. Sau khi biết tôi đang học Khoa Học và làm việc tại phòng Sinh Hóa thì thầy hỏi tôi có muốn về dạy học ở trường Công Thanh ban đệ nhị cấp và phụ trách phần hóa học hay không. Vào thời ấy, môn hóa học đã được thay đổi cho phù hợp với những nghiên cứu sau nầy và được gọi là “tân hóa học” với những từ như quỷ đạo “orbital” spin sp1 sp2, bảng phân loại tuần hoàn (Periodic Table) và môn nầy được dùng cho những đề thi tú tài 2 nên sinh viên học ngành hóa học rất được ưa chuộng ở các trường trung học cũng như các trường luyện thi tú tài. Đề nghị của thầy Quýnh đem đến bất ngờ mà tôi cần suy nghĩ lại vì lúc ấy tôi còn một năm nữa là xong đại học nên nếu nhận job dạy học thì liệu có đủ thời gian để học cho xong hay không? Công Thanh thì lại quá xa để tôi chạy xe từ Saigon, nơi mà ba mẹ tôi mua nhà để chúng tôi ở khi lên đại học, về một tuần ba lần. Ngoài ra, vào thời ấy nếu thi rớt thì sẽ bị đưa vào quân đội nên việc học và thi đậu là ước nguyện của ba mẹ tôi và là ưu tiên hàng đầu của tôi.

 

hinh_cong_thanh-content

 Cùng thầy Quýnh và các em học sinh trước khi đi ủy lạo chiến sĩ

Tuy nhiên, thời sinh viên lúc ấy, tôi vừa nghèo mà lại không dám xin tiền cha mẹ vốn có đồng lương ít ỏi của công chức (ba tôi làm hành chánh còn mẹ thì là cô giáo lớp ba trường nữ tiểu học) mà phải lo cho một bầy con chín đứa nhưng quan trọng nhất là tôi cần tiền để còn cưới vợ nên tôi bằng lòng ngay “offer” của thầy. Tuy nhiên tôi lại lo vì chưa có bằng sư phạm thì biết gì mà dạy học? Thầy Quýnh bảo ngay là thầy sẽ chỉ dẩn tôi thêm về cách dạy học nhưng tất cả kinh nghiệm thu nhập được tùy theo thời gian và hoàn cảnh của từng người. Thầy và cô Trân còn giúp tôi trên phương diện di chuyển bằng cách cho quá giang xe Opel đi làm. Ngoài ra, để tận dụng tất cả thời gian khi tôi từ Saigon về dạy ở Công Thanh và cũng giúp thêm tài chính cho tôi, cô Trân lại sắp thêm giờ dạy học cho tôi ở trường tư thục Quốc Tuấn nữa. Thế là tôi bắt đầu nghề dạy học từ trường Công Thanh và với sự đỡ đầu của thầy Quýnh và cô Trân. Trong lúc dạy ở Công Thanh thì tôi cũng qua lại với các trường học khác và cuối cùng thì có chân dạy học ở trường Ngô Quyền đêm, trường tư thục Minh Tân và trường Thăng Long. Từ đó số học trò của tôi càng lúc càng đông nhất là tại các lớp luyện thi tú tài hai.

Nghề dạy học có những cái vui, nỗi buồn nhưng với tôi thì vui nhất là được đem sự hiểu biết của mình truyền lại cho các em để mong rằng các em ấy sau nầy sẽ còn tốt hơn, hay hơn chính thầy của chúng nó và mong là chúng sẽ thành công trên trường đời.

Tôi còn nhớ là trong một đêm dạy ở Ngô Quyền thì bỗng dưng thấy có một số học sinh xông đến lớp của tôi mà nhìn lại thì đó là 5 em học trò của tôi ở Công Thanh. Các em ấy vừa từ Saigon về và chạy thẳng đến tìm tôi cho biết là các em ấy đã thi đậu tú tài và cám ơn tôi. Các em đang học luyện thi khi nghe tin vui từ các bạn ở Công Thanh thì đều vỗ tay chúc mừng các em đã thi đậu. Còn gì sung sướng hơn cho nghề dạy học là được thấy học trò thành đạt qua sự hướng dẩn của mình? Khi ấy tôi chỉ muốn ôm chầm các em ấy để bày tỏ sự hãnh diện của mình về sự thành đạt của các em.

Một thí dụ khác là sau khi di tản năm 1975 thì qua tin nhắn trên báo Hồn Việt, tôi được biết là có một em học sinh Ngô Quyền đêm nhắn tin muốn tìm tôi. Em ấy định cư ở Virginia và sang đây một tuần sau ngày 30 tháng 4, 1975. Em ấy bảo là muốn tìm tôi để cám ơn vì sau khi học lớp luyện thi tú tài 2 thì em thi đậu, được lên chức sĩ quan và làm việc ở căn cứ không quân Biên Hòa. Em cho biết là nhờ bằng tú tài hai mà em được làm việc gần nhà và có cơ hội đưa cả gia đình sang đây. Đó là những kỷ niệm đẹp trong nghề dạy học ở Việt Nam của tôi.

 Còn chuyện buồn thì chính do tôi tạo nên. Ngày xưa, lúc dạy học thì tôi rất nghiêm khắc, trừng phạt học trò đích đáng như cấm túc hoặc không cho tiếp tục học nếu chúng không làm xong bài thi hay phá phách trong lớp. Vì sự nghiêm khắc ấy mà một buổi chiều sau khi tan học ở trường Thăng Long và tôi vừa lái xe ra khỏi cổng trường thì bỗng có một viên đá to ném thẳng vào người tôi mà người ném đá ấy không ai khác hơn là từ một em mà tôi đã phạt cách đây một giờ. Cũng may là viên đá ấy không gây thương tích cho tôi nhưng tôi vừa sợ, vừa mắc cở trước nhiều con mắt chứng kiến của các thầy cô khác cùng học trò. Ngày hôm sau thì vị hiệu trưởng trường Thăng Long đưa em ấy cùng cha mẹ đến gặp tôi để xin lỗi và mong tôi chấp nhận em được trở vào lớp học.

Biến cố năm 1975 đã đổi thay thế giới trầm lặng của tôi khi cưu mang nhiều lo âu lẫn buồn bực. Nỗi buồn xa xứ, nỗi đau mất nước rồi lại phải lo âu về cuộc đời mới mà tương lai thì chưa biết sẽ đưa chúng tôi về đâu!

 Một tuần trước ngày 30 tháng 4, 1975, tôi theo gia đình Lynh sang Mỹ với hành trang mà chúng tôi có trong tay là $10.00, đứa con gái, Kim, chỉ mới được 6 tháng tuổi và một valise chỉ vỏn vẹn có quần áo của cháu kèm theo vốn liếng tiếng Anh của tôi thì vừa đủ đếm trên đầu ngón tay. Lynh thì từng du học ở Mỹ qua chương trình AFS, tốt nghiệp Đại học Sư phạm ban Anh văn nên nói năng chả thua người bản xứ nhưng vì bận săn sóc cháu nhỏ nên tôi là người đi tìm việc làm đầu tiên trong gia đình.

 Lúc ấy, tôi còn nhớ là khi đi interview cho laboratory job, ông Manager hỏi ở Việt Nam làm nghề gì thì tôi bảo ngay một cách hãnh diện không sợ hãi là:

- “I make laboratory” (ý là “tôi làm phòng thí nghiệm”)

Như thế thì làm sao với vốn liếng tiếng Anh ăn đong của tôi mà tìm được việc làm trong lab cho đúng nghề học của mình để nuôi gia đình? Từ lúc ấy, bao nhiêu job đã có trong resume của tôi như cherry picking đến bartender đến kitchen helper đến dishwasher nhưng job liên quan đến học hành thì tìm mãi cũng không ra!

 Cuối cùng, với tính phấn đấu của người Việt Nam dể thích nghi trong mọi hoàn cảnh, chúng tôi đã được chấp nhận đi học trở lại với đúng nghề của mình ngày xưa, tôi thì học cao học ban hóa học phân tích, analytical chemistry, còn Lynh thì cao học về School Counseling tại University of Idaho. Chúng tôi ra trường năm 1978 và di chuyển gia đình xuống San Jose, nơi đất lành, chim đậu. Tôi thì làm cho công ty Hewlett- Packard, Analytical Division, còn Lynh thì làm việc cho quận hạt Santa Clara cho đến bây giờ.

Công việc của tôi tại công ty HP là làm việc chung với R&D về những thiết bị phân tích hóa học (analytical instrumentation) để khách hàng dùng nó mà phân tích: độc tố trong thực phẩm như pesticide, ứng dụng cho drug discovery, clinical trial và phân tích DNA/Gene. Việc làm nầy rất thích hợp với môn hóa mà tôi ưa thích và áp dụng đúng với chương trình cao học mà tôi đã đạt được tại University of Idaho.

 Mọi việc tiếp diễn bình thường cho đến một hôm thì ông boss của nhóm marketing gặp tôi và bảo là “với kinh nghiệm của anh về kỹ thuật thì tôi nghĩ anh có thể truyền đạt kiến thức của anh cho các kỹ sư dịch vụ (service engineer) và đồng thời hướng dẫn khách hàng về ứng dụng (application)”. Ông ấy nói thêm:

- “Tôi có một chức Technical Marketing Trainer cho anh, nếu anh thích”.

Thật là một tin nóng hổi và đầy hấp dẫn nhưng làm sao tôi có thể dám nhận việc nầy khi mà học trò ở đây “hỗn như gấu”. Lộn xộn là chúng thẩm định (evaluate) ngay mà nếu bị điểm xấu thì chỉ có nước đi tìm job khác. Ngoài ra, dù Mỹ bảo là không còn kỳ thị nữa nhưng tụi Mẽo mà thấy ông thầy da vàng mũi tẹt là nhất định sẽ than phiền với boss là

“Hắn nói gì tôi không hiểu/ I do not understand what he is talking about”.

Nếu việc than phiền nầy xẩy ra thì tôi chỉ còn cách cuốn gói về nhà chăn vịt trời. Tuy nhiên, tôi tự tin là với kiến thức có sẵn cộng với kinh nghiệm dạy học của tôi lúc còn ở Biên Hòa thì tôi có thể làm thầy giáo bên Mỹ được. Ngoài ra, với chức nầy thì lương sẽ khá hơn mà lại còn được “chu du khắp nơi” để dạy khách hàng “tứ xứ” nên tôi mạnh dạn chấp nhận cái job nầy.

Lần đầu đứng lớp ở Mỹ mang đến sự sợ hãi và lo âu mặc dù tôi chuẩn bị khá chu đáo cho bài vở của mình với note ghi đầy trên giấy, học thuộc lòng lecture cả mấy ngày trước, slide presentation với speaker note … nhưng sự hồi hộp vẫn không xóa bỏ được. Ngày đầu tiên dạy học, để tạo phần trang nghiêm tôi còn đeo thêm cái cà vạt và “hùng dũng” tiến vào lớp học. Một tên kỹ sư mà tôi biết từ trước nhìn tôi mà nói rằng:

-“Pham, you cannot impress me with your tie! What we need from you is your technical expertise and your ability to share your knowledge to us” (mà tôi tạm dịch là “Phẩm, cái cà vạt của ông không làm hấp dẫn tôi đâu. Chúng tôi chỉ muốn ông chia xẻ kiến thức của ông cho chúng tôi!”)

Người Mỹ có cái ưu điểm là “thấy sao nói vậy” nên lời nói của anh ấy đã cho tôi một bài học đáng giá trong ngày đầu tiên dạy học trên đất Mỹ và thứ đến là câu nói “chiếc áo không làm nên thầy tu” ấy quá đúng!

Chuyện nầy xẩy ra từ 20 năm trước và hiện nay nếu theo trí nhớ của tôi thì tôi đã “gõ khoảng 400 đầu trẻ” cho công ty. Những học trò của tôi không thuần là chỉ ở Mỹ mà còn ở khắp thế giới vì công ty Agilent Technologies, Inc., công ty tách rời khỏi HP năm 1999, là một global company với chi nhánh có tại nhiều quốc gia trên thế giới và thậm chí có văn phòng ở Saigon nữa. Vì có cơ hội đi dạy tại nhiều quốc gia khác nhau nên tôi có nhận xét là truyền thống “quân, sư, phụ” vẫn còn được tôn trọng ở Trung quốc, Việt Nam và các nước Á Châu khác.

Còn bọn Tây hay Mỹ thì vẫn chứng nào tật ấy “dạy học là việc làm của ông nên không có gì để chúng tôi cám ơn cả!” Và “chúng tôi mà không đi học thì ông thất nghiệp ngay!” Nhưng chúng có biết đâu “Ông mà không dạy thì chúng mày mất việc ngay vì biết gì mà làm!”

Tuy nhiên, cũng như những kỷ niệm tôi có được với học trò ngày xưa tại Việt Nam, tôi rất sung sướng và hãnh diện khi các kỹ sư tham dự các khóa huấn luyện của tôi e-mail hay phone cho biết là “your training has helped me to support customers successfully, sự giảng dạy của ông đã giúp tôi thành công trong việc trợ giúp khách hàng!” Nhận được những lời nói như thế đủ đem đến tôi một phần thưởng giá trị mà học trò dành cho thầy giáo.

Nhân tiện tôi xin kèm theo vài tấm ảnh ghi nhận được trong những buổi thuyết trình cho khách hàng hay dạy tại công ty.

 

hinh_chup_tai_beijing

 Hình chụp với kỷ sư tại Beijing 2007


hinh_chup_tai_hachoji

 Hình chụp với kỷ sư tại Hachioji 2008


hinh_chup_tai_bangladesh

Hình chụp với khách hàng tại seminar Bangladesh 2010


hinh_chup_tai_hanoi

 Hình chụp seminar tại Đại Học Bách Khoa Hà Nội 2009


hinh_chup_tai_saigon

 Hình chụp seminar tại viện Nghiên Cứu An Toàn Thực Phẩm Sài Gòn 2010

Nghề thầy giáo tuy có bạc bẽo nhưng khi nhìn thấy các học trò của mình thành đạt và còn giỏi hơn mình nữa thì không còn gì vui bằng, có phải không thầy Phạm Ngọc Quýnh, thầy Mai Kiến Phúc, thầy Kiều Vĩnh Phúc, cô Nguyễn Thị Thu, cô Đặng Thị Trí, thầy Nguyễn Thất Hiệp, thầy Nguyễn Bát Tuấn, thầy Nguyễn Xuân Hoàng, thầy Nguyễn Thế Văn, thầy Lâm Tấn Văn, thầy Phạm Gia Hưng, thầy Phạm Đức Bảo, thầy Hà Tường Cát, cô Phạm Thị Tốt, cô Đào Thị Nga, cô Phạm Thị Hòa, thầy Phan Thanh Hoài, cô Đinh Hồng Oanh, cô Bạch Thị Bê, cô Khương Thị Bàn, cô Phan Thị Ngọc Tuấn (dạy toán), thầy Hoàng Quý Nam, thầy Đào Mạnh Đạt, thầy Thân Trọng Hưng, cô Phan Thị Tốt, thầy Nguyễn Thăng Long, thầy Nguyễn Phi Hùng, thầy Trần Phiên (dạy toán) và nhiều thầy cô nữa mà tôi xin lỗi không nhớ được tất cả. Các thầy cô kể trên đã giúp đỡ tôi, động viên tinh thần cho tôi, cho tôi kiến thức cùng vốn liếng học vấn để tôi nên người như ngày hôm nay. Tôi muốn dùng bài viết này để tri ân các thầy cô trong ngày lễ Tạ Ơn 2011.



  Happy Thanksgivings to all

hinh_chup_thanksgivings-content

 

 

08 Tháng Chín 2010(Xem: 37790)
môn Triết được giảng dạy ở Ngô Quyền lần lượt bởi quý Thầy: Nguyễn Xuân Hoàng, Lưu Ngọc Bích, Nguyễn Văn Lan, Vũ Khánh Thành, Nguyễn Minh Lý, Trương Hữu Chí, và Nguyễn Văn Lục.
06 Tháng Chín 2010(Xem: 25718)
Ðặng Vũ Thiên Thanh đang theo chương trình nghiên cứu hậu tiến sĩ tại Ðại Học Harvard và làm việc tại khoa Thần Kinh của bệnh viện Ða Khoa Massachusetts.
04 Tháng Chín 2010(Xem: 23320)
Hai anh em người Việt Nam vừa đoạt Giải thưởng phát minh Eureka 2010 do Tổ chức Khoa học và Công nghệ quốc phòng của Australia tài trợ.
30 Tháng Tám 2010(Xem: 100789)
Người đàn ông với đôi mắt đen, hun hút mà ngày xưa mỗi khi nhìn vào nàng cảm thấy như có một vết dao lướt qua tim...
30 Tháng Tám 2010(Xem: 45003)
Ôi em đã về rồi! trường cũ rêu phong kín nửa đời. Dung đã về rồi! Chiều áo xua vạt áo bay. Thôi đi mắt lệ buồn hãy đếm mưa khuya đổ thật muộn để bóng ai còn bước trên đường vắng trơn. *Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức: DUNG VỀ- Nhạc và lời: Đào Lê Văn - Ca sĩ trình bày: Minh Quang
29 Tháng Tám 2010(Xem: 25086)
Tranh Sơn Dầu - Tác Giả Hạnh Phạm
28 Tháng Tám 2010(Xem: 44258)
Sóng đã về từng cơn sóng ru bờ xa vỗ về. Còn lang thang tìm dĩ vãng bên hàng dương liễu cũ. Mình tôi đi tìm con phố quen lặng im hững hờ tà áo bay bao chiều
28 Tháng Tám 2010(Xem: 37530)
# Artist: Ngô Càn Chiếu # Composer: Ngô Càn Chiếu # Harmonist: Ngô Càn Chiếu # Lyricist: Ngô Càn Chiếu # Length: 4:33 minutes (8.35 MB)
26 Tháng Tám 2010(Xem: 118538)
Thượng tuần tháng giêng trăng dẫn mẹ ra đi Đóa hồng đỏ trên ngực con hóa thành hoa trắng Vu Lan nầy trăng về trong mưa xám Trăng trở lại một mình, hoa vẫn trắng màu tang
26 Tháng Tám 2010(Xem: 44037)
* Tiêu đề: Tình mẹ * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu * Length: 5:34 minutes (10.2 MB) * Format: Stereo 44kHz 256Kbps (CBR)
24 Tháng Tám 2010(Xem: 97426)
Hôm nay, nhân Lễ Vu Lan xin gởi đến một cảm thông chân tình với tất cả những người phải cài hoa trắng...
19 Tháng Tám 2010(Xem: 23582)
Giáo sư Ngô Bảo Châu là tác giả của nhiều công trình nghiên cứu, trong đó nổi bật nhất là công trình chứng minh bổ đề cơ bản, từng được tạp chí Time, Hoa Kỳ, xếp vào danh sách 10 khám phá khoa học quan trọng nhất của thế giới năm 2009.
14 Tháng Tám 2010(Xem: 101673)
Hạ hồng hay đang chiều Đông? một mình quanh trên phố lạ ngẩn ngơ chiều ơi, về đâu gió xoáy đầy lòng, buốt giá!
14 Tháng Tám 2010(Xem: 107471)
Đến từ nữa đêm mưa rơi dào dạt Đánh thức cỏ cây thức cả đêm dài Mưa đầu mùa nghiêng nghiêng bay từng hạt Chẳng cần nhìn cũng thấy ngất ngây say.
14 Tháng Tám 2010(Xem: 30000)
Tôi tự nhủ, tôi không là kẻ độc hành từ khi rời mái trường Ngô-Quyền thân yêu. Tôi vẫn có những người bạn thân thiết ở khung trời CA, Orange County và hy vọng ngày nào đó chúng ta sẽ hội họp lại để liên hoan ngày cưới… của con chúng ta.
07 Tháng Tám 2010(Xem: 108652)
Buổi ra mắt quyển sách “Hai Mươi Năm Miền Nam 1955-1975” của Thầy Nguyễn Văn Lục đã được giới thiệu và phổ biến rộng rãi...
04 Tháng Tám 2010(Xem: 94602)
Chỉ là loài hoa dại Sao mượt mà đến thế dã quỳ ơi! Ai chăm mà tươi vậy? Mênh mang vàng triền dốc chơi vơi.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 96615)
Một nhóm bạn bè được tin vào tối thứ sáu 23 tháng 7 năm 2010 sẽ tiếp đón anh chị Huỳnh văn Tươi khóa 6 Ngô Quyền về thăm bạn bè từ Houston Texas.
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 35487)
Tiêu đề: Hạ tím Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 3:55 minutes (3.59 MB) Format: Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
30 Tháng Bảy 2010(Xem: 28631)
Tiêu đề: Hạ vàng Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 3:15 minutes (2.97 MB) Format: Stereo 44kHz 128Kbps (CBR)
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 96240)
Dòng Đồng Nai những mùa Hè vui thú Áo trắng Ngô Quyền mơ ước Sông Seine Mộng không thành, chinh chiến đã cách ngăn Sông Seine ơi!. Nhắc chi chuyện tình buồn.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35748)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 95818)
Bao mùa thương nhớ anh về đâu? Nhạc buồn nức nở tiếng ve sầu Phượng đỏ bây giờ màu tím thẫm Bao mùa phượng nở vẫn tìm nhau.
17 Tháng Bảy 2010(Xem: 23468)
Đúng như trình bày trong lần trước (câu trả lời "dễ ẹt"!) đã tiên đoán rằng Tây Ban Nha sẽ " giựt" cúp vàng và Đức sẽ đá thắng Uruguay giải "an ủi" hạng ba ("thà... có còn hơn không").
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 97311)
Một tuần đã đi qua, nhưng dư âm ngày cũ, của Ngày Họp Mặt Ngô Quyền, của càri dê ở nhà Hóa vẫn còn đâu đây.
13 Tháng Bảy 2010(Xem: 96216)
Bài viết nầy của tôi như là một lời tạ lỗi gửi đến những người bạn đã quen thân từ bao năm nay cũng như những người bạn mới quen. Tạ lỗi vì tôi đã hứa với các bạn mà không thực hiện được lời hứa, tạ lỗi vì đã bỏ mất cơ hội để nói lời “chia tay”, “tạm biệt”, “good bye my friends” hay “Au revoir mon ami”.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 95438)
Gặp lại Võ Hải Vương, Đặng Văn Toản, Đỗ Cao Thông, Hóa và nhiều bạn cũ của lớp 1968, lòng tôi đầy những xúc cảm nghẹn ngào. Những hình ảnh của trường Ngô Quyền năm xưa bỗng đâu lại hiện về. Những kỷ niệm của ngày tháng cũ tưởng đã yên nghĩ trong một quá khứ xa xôi nào của tiềm thức.
12 Tháng Bảy 2010(Xem: 45425)
Trong một buổi sáng đầu tháng Bảy đẹp trời và ấm cúng, cùng dịp lễ Độc Lập Hoa Kỳ, ngày họp mặt truyền thống kỳ 9 của hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền, Biên Hòa (3 tháng 7, 2010) đã tưng bừng khai diễn với gần 200 thầy cô và cựu học sinh NQ về tham dự
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 96246)
(Cảm xúc nhân ngày Hội Ngộ Ngô Quyền, Hè 2010) Thầy Nguyễn Xuân Kính
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 97556)
NGÔ QUYỀN TRƯỜNG CŨ GẶP NHAU ĐÂY THÁNG 7, MỒNG BA, HỌP MỘT NGÀY BÈ BẠN KHẮP NƠI VỀ HỘI TỤ CÔ THẦY MUÔN NẺO ĐẾN SUM VẦY
05 Tháng Bảy 2010(Xem: 97184)
Áo trắng niềm vô tư Nét bút dệt mộng dài Trời xuân lòng phơi phới Chưa nghĩ chuyện tương lai
30 Tháng Sáu 2010(Xem: 92338)
Không Ai biết Ai và Ai rất trẻ Nhìn ngực nhau thấy phù hiệu Ngô Quyền Ai muốn trao Ai nụ đời vừa hé Đâu biết mình đang độ tuổi thần tiên
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 89077)
Vào hạ tuần tháng 5/2010, từ Cali em đã gửi email báo trước cho tôi biết tin em sẽ về thăm quê nhà ở Nha Trang khoảng hai tuần lễ kể từ ngày 23/05/2010, nhưng trong email em đã kín đáo không cho tôi biết là thân phụ em vừa mất và mục đích chuyến về Việt Nam lần này của em là để lo tang Cha.
29 Tháng Sáu 2010(Xem: 97312)
Vẫn là anh, làn gió mát xôn xao Thổi êm ái lời tình đầu thuở trước Em xin mãi là mưa ngày bão rớt Rơi xuống anh nghìn giọt nhớ quê nhà.
24 Tháng Sáu 2010(Xem: 24414)
Title : Tình Bạn. Artist : Thanh Hoa Composer :Phạm Chinh Đông Harmonist : Đỗ Hải Lyricist : Phạm Chinh Đông
18 Tháng Sáu 2010(Xem: 92155)
Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.
14 Tháng Sáu 2010(Xem: 23927)
Tiêu đề : Nỗi Niềm Artist : Minh Trí Composer :Phạm Chinh Đông Harmonist : Đỗ Hải Lyricist : Phạm Chinh Đông
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 74480)
Tháng Sáu lễ Father’s Day Trong lòng nao nức đến ngày giổ Cha Nỗi niềm thương nhớ thiết tha Con nhìn di ảnh xót xa lệ sầu
12 Tháng Sáu 2010(Xem: 152556)
Cùng với Mẹ, Cha là người có công sinh thành nuôi nấng và dạy dỗ các con dù trải qua nhiều khó nhọc. Nhưng khác với Mẹ, Cha là đàn ông nên tính trầm lặng, ít biểu lộ tình cảm hay gần gủi con cái, nói chung, nên con cái thường ít cảm nhận lòng thương yêu từ Cha như cảm nhận tình thương từ trái tim người Mẹ. Xin bấm vào các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 91753)
chợt nhớ ba tôi đã qua đời hơn 23 năm qua, tôi chỉ là một đứa con bất hiếu để quảng đời còn lại của tôi bao ân hận và tiếc nuối vì chưa một lần nói với ba rằng “con thương ba lắm ” trong việc làm hay trong tâm tưởng…
11 Tháng Sáu 2010(Xem: 77554)
Một mình đêm dài, một khúc nhạc êm Nhớ vầng trán Ba với năm dòng kẽ Những chấm đen như nốt nhạc buồn không lệ Nhìn vào trán Người thấy những âm giai
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 101123)
Tôi là học sinh trung học Ngô Quyền, BH từ NK 1970-71 đến nay, 2010, cũng 40 năm rồi, nếu có chi tiết nào sai sót về ngày tháng, họ tên xin các anh, chị khóa trước và các bạn cùng khóa 1970 -77 giúp sửa lại cho chính xác.
05 Tháng Sáu 2010(Xem: 78064)
Những nỗi niềm xếp theo sóng nằm nghiêng Cho cái nhớ rơi theo chiều thẳng đứng Biên Hoà ơi! Làm ơn giữ trường tôi ngàn năm đứng vững Chờ kim đồng hồ quay lui về mái ấm Ngô Quyền.
28 Tháng Năm 2010(Xem: 30111)
Phải nói rằng thơ Nguyễn Tất Nhiên là một đóng góp hồn nhiên vào đời sống thi ca của chúng ta, mặc dù chữ nghĩa trong thơ anh - nhiều bài - vẫn còn ở thể quặng mỏ của ngôn ngữ. Nó là một thứ nham thạch ròng chưa bị tính bác học của ngoại lai xâm nhập, thẩm thấu và tác hại như một vài dòng thơ Việt Nam đã và đang chảy ra trong thi ca chúng ta.
25 Tháng Năm 2010(Xem: 75606)
Ôi mẹ VIỆT NAM một đời khốn khổ Tảo tần vì chồng, vất vả vì con Cuộc chiến bao năm âm thầm chiụ đựng Sao đến bây giờ mẹ vẫn cô đơn???
22 Tháng Năm 2010(Xem: 63920)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.
21 Tháng Năm 2010(Xem: 32446)
Ảnh Nghệ Thuật - Nguyễn Ngọc Hạnh
17 Tháng Năm 2010(Xem: 54265)
Thơ: Võ Thị Tuyết Nhạc: LmST Hòa âm: Cao Ngọc Dung Ca sĩ: Tâm Thư
15 Tháng Năm 2010(Xem: 76152)
Gặp nhau siết mạnh tay một chút Thiêng liêng tình bạn đã lên ngôi Giá như chưa hết bao nuớc mắt Chắc ngàn giọt lệ vội tuôn rơi
14 Tháng Năm 2010(Xem: 82970)
26 năm nghiệt ngã Kết thúc cuộc tình buồn Em trở thành nước lã Anh trở thành người dưng!
13 Tháng Năm 2010(Xem: 86541)
Lục bình theo con nước Vui nở tím triền sông. Đồng lúa xanh mênh mông Cò vui bòn tôm cá
13 Tháng Năm 2010(Xem: 81168)
Bờ giếng khơi lan cỏ Mặt nước trong ngời ngời Chứa trăm làn mây nhỏ Vầng nhật nguyệt chơi vơi.
07 Tháng Năm 2010(Xem: 139988)
Mẹ là đề tài xưa cũ nhưng không bao giờ lỗi thời trong Thơ Văn; nhờ thế mà hôm nay, nhân Ngày Lễ Mẹ 9/5/2010, chúng ta có dịp giới thiệu trên Trang Web Nhà những bài viết ngắn qua lời văn chân thật, những vần thơ giản dị mà tràn ngập hình ảnh, hồi ức, kỷ niệm thân thương về Mẹ . Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
07 Tháng Năm 2010(Xem: 91100)
Ngày nay, má tựa như ngọn đèn dầu trước gió, nếu một mai ngọn đèn tắt đi, e rằng cuộc đời còn lại của tôi sẽ mang nhiều ân hận và tiếc nuối. Ân hận vì không có những giây phút kề cận bên má lúc tuổi già, tiếc nuối vì không còn được một lần ăn lại món thịt nọng kho, cá trê chiên dầm nước mắm mỡ hành và nghe giọng nói của má với “ Hương vị ngọt ngào”.
06 Tháng Năm 2010(Xem: 75081)
Giờ muốn khóc, tự nhiên con thèm khóc Như lăn vòng khỏi võng, khóc hụt hơi Ước chi Má một bên bồng con dậy Khóc một đêm rồi xa Má muôn đời!
30 Tháng Tư 2010(Xem: 79615)
tháng tư về, một thoáng bâng khuâng chút nắng tan, chợt nồng mắt đỏ ai trả lời em điều chưa bày tỏ rằng một thời ta đã yêu nhau?
29 Tháng Tư 2010(Xem: 79725)
Vòng eo áo nhỏ mồ côi Chờ vòng eo thật của người mình thương Lao xao gió bụi mười phương Những hàng khuy bấm giận hờn bung ra
28 Tháng Tư 2010(Xem: 82376)
Xa sông Đồng Nai rồi thấy nhớ Bìm bịp kêu con nước lớn ròng Một bên bồi phù sa màu mỡ Bờ bên kia sóng cuộn thành dòng.
25 Tháng Tư 2010(Xem: 93640)
Đầu thập niên tám mươi, trước những bế tắc không lối thoát, Mẹ thu xếp gởi anh chị em chúng tôi, từng đứa, vượt đại dương để đến một vùng đất tự do, ở đó không có khủng bố tinh thần, ở đó không có trại cải tạo giam giữ những người hoàn toàn lương thiện, và ở đó chúng tôi sẽ được học hành thành người.
24 Tháng Tư 2010(Xem: 28647)
Tiêu đề: Trúc đào Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Thơ : Nguyễn Tất Nhiên
17 Tháng Tư 2010(Xem: 76100)
Vẫn em, áo, với tóc thề, Nghìn xa vẫn một tình quê đậm đà. Đã đành xa vẫn còn xa, Áo em vẫn nét mượt mà Việt Nam!
17 Tháng Tư 2010(Xem: 75708)
Xưa mình đi học về Qua đường đê quanh co Tím màu hoa mắc cỡ Đồng xanh trắng cánh cò.
16 Tháng Tư 2010(Xem: 77011)
Khắc khoải niềm tâm sự Sầu trọn kiếp chưa nguôi Biết ai người tri kỷ Chia xẻ những ngậm ngùi?
14 Tháng Tư 2010(Xem: 24927)
Nhưng điều mà tôi ấn tượng về người bạn chốc lát này là lúc anh ngẩng mặt và vung tay về phía cái sân vắng lặng: “Năm ngoái, Nguyễn Tất Nhiên đứng ở nơi đây”.
12 Tháng Tư 2010(Xem: 73399)
Ru em khúc tình sầu Anh quên lời ca cuối Bên ngoài trời mưa vộ i Em hãy ngủ cho ngoan
07 Tháng Tư 2010(Xem: 73074)
Đẹp như màu áo em Nữ sinh trường Ngô Quyền Đạp xe theo Quốc Lộ Che chiếc nón nghiêng nghiêng
06 Tháng Tư 2010(Xem: 83735)
Ngày đầu bước vào ngưỡng cửa Trung học của tôi không được đẹp và dễ thương như các nhà văn đã miêu tả. Tuy nhiên nó vẫn cho tôi nhiều kỷ niệm khó quên.
05 Tháng Tư 2010(Xem: 75059)
Mỗi một mùa gió lộng Mươi bài hát phiêu du Cò xưa gầy bay trắng Rừng lá phủ sương mù .
05 Tháng Tư 2010(Xem: 71942)
Tình em là biển cả Tình anh là mây trôi Hai nẽo đời khác lạ Đành gọi cố nhân thôi!
05 Tháng Tư 2010(Xem: 73864)
Thêm mùa hoa bưởi tháng ba Lòng tôi nhớ đến Biên Hòa ngày qua Bao mùa hoa bưởi xa nhà Nhớ về quê cũ hương hoa thơm nồng
04 Tháng Tư 2010(Xem: 70920)
bất ngờ phố cổ chiều vàng nắng xao xuyến lòng ai chợt bâng khuâng tôi đã gặp em từ lâu lắm, hay mới hôm nào giữa phố xuân?
04 Tháng Tư 2010(Xem: 72380)
Yêu nhau tha thiết giữ gìn nhau Tình ngát hương trinh tự thuở nào Cố giữ trong lòng hương kỷ niệm Cho tình đẹp mãi đến ngàn sau…
31 Tháng Ba 2010(Xem: 31785)
Tiêu đề: Nắng Hạ Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu
31 Tháng Ba 2010(Xem: 94440)
Đêm qua thức giấc một mình, nhìn trăng sáng tôi chợt nhớ đến ánh trăng ở VN, nhất là trăng miền biển, trông rất hiền hòa và trong sáng, nơi tôi đã sống 2 năm với nghề “gõ đầu trẻ” sau năm 1975, khi tôi vừa tốt nghiệp trường Sư phạm Sài Gòn, thời gian này đã để lại trong tôi một dấu ấn khó quên.
30 Tháng Ba 2010(Xem: 84335)
Thế rồi hoàn cảnh đẩy đưa, vận người đưa đẩy, tôi xa luôn quê nhà, xa luôn cái bàn học con con cạnh cửa sổ đêm đêm được dỗ dành bởi một loài hoa quen thuộc, không vương giả, không quê muà, chỉ đủ làm xao xuyến lòng tôi khi nhớ đến.
29 Tháng Ba 2010(Xem: 41635)
Tiêu đề: Dù muốn dù không Artist: Ngô Càn Chiếu Composer: Ngô Càn Chiếu Harmonist: Ngô Càn Chiếu Lyricist: Ngô Càn Chiếu Length: 4:52 minutes (4.46 MB)
16 Tháng Ba 2010(Xem: 71776)
Cái thời nghe Lòng Mẹ của Y Vân Chị với em khóc chung nỗi niềm không ai dỗ Đời học trò nghèo muôn vàn khốn khó Chị nhường em tập vở mới, bút chì màu
14 Tháng Ba 2010(Xem: 83125)
“Nói già cứ tưởng nói chơi , Ai ngờ già thật buồn ơi là buồn“
06 Tháng Ba 2010(Xem: 43270)
Viết bài này, người viết bày tỏ ở đây một sự nuối tiếc là: Bài viết của nhà thơ Du Tử Lê về Nguyễn Tất Nhiên đã không nói lên được tính chất phối hợp đến kỳ diệu giữa thi ca và âm nhạc. Đó là điều quan trọng nhất cần được nói tới.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 77580)
Tháng ba gi ó về đong đưa nỗi nhớ Giàn hoa vàng có kịp nở chiều nay? Để con về thấy vườn nhà rực rỡ Nhờ mẹ yêu thương chăm tưới mỗi ngày.
02 Tháng Ba 2010(Xem: 78362)
Có bao giờ anh mơ? Một ngày tràn nắng ấm Gom lại tình đã vơi Chất chở đầy tim nóng Nồng nàn bước chân qua?…
02 Tháng Ba 2010(Xem: 77114)
Tuyết trắng đùa vui suốt đêm qua Phủ lên cây cỏ, phủ mái nhà Rung rinh, lóng lánh như hạt ngọc Như ánh mắt buồn, giọt lệ sa
26 Tháng Hai 2010(Xem: 76435)
Gặp lại tình cờ tiếng nói đã quen Trong khốn khó quê người còn lời gọi Con sông quê cho tôi vay tiếng nói Bên nầy bán cầu tôi nợ đến kiếp sau .
26 Tháng Hai 2010(Xem: 73924)
Quanh hiu nỗi nhớ, phương trời nhớ Em tiếc làm sao một mối tình Đẹp quá anh ơi! Trời diễm lệ… Tình mình đẹp mãi phải không anh?
24 Tháng Hai 2010(Xem: 50120)
Hoa vẫn hồng trước sân nhà tôi Chim vẫn hót sau vườn nhà tôi Giọt nắng bâng khuâng Giọt nắng rơi rơi bên thềm
18 Tháng Hai 2010(Xem: 87309)
Xuân Con Cọp lại sắp đến rồi. Mà ở cái nơi "phong trần luân lạc" nầy, Tết nhất cũng chả có gì vui. Thôi thì xin mời bạn cùng tôi nhâm nhi dăm ba câu thơ cũ, để gọi là tạm "mua vui" trong khoảnh khắc chờ đợi đón giao thừa nơi xứ lạ.
12 Tháng Hai 2010(Xem: 94716)
Trang WEB Nhà Ngô Quyền, trong niềm hân hoan đón mừng Năm mới Canh Dần 2010, xin trân trọng giới thiệu những vần thơ Xuân của những cây bút thân quen của Trang Nhà qua những đề tài không xa lạ có liên quan mật thiết đến mọi người. Rất mong, trong những lời thơ, câu thơ hay cả bài thơ, những người viết mang đến cho Thầy Cô và Anh Chị Em quý mến những đóa hoa Xuân đầy hương sắc. Xin bấm các tựa bài bên dưới để thưởng thức:
10 Tháng Hai 2010(Xem: 75113)
MẸ là hình bóng thân thương theo con suốt đời từ thơ bé đến khi trưởng thành và còn mãi mãi theo thời gian và qua cả bốn mùa Xuân Hạ Thu Đông của trời đất.
10 Tháng Hai 2010(Xem: 77089)
Tha hương phương trời xa lạ Đông tàn, nhớ bóng mẫu thân Nôn nao ngày về, mẹ ạ! Mẹ còn…, còn Tết, còn Xuân…
08 Tháng Hai 2010(Xem: 40267)
C hưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ, nhất là các anh chị đã từng là vận động viên của trường Ngô Quyền luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao cuối thập niên 60, đầu thập niên 70 của trường xưa.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 89762)
Xin tạm biệt Xuân xưa, ngày tháng cũ. Hy vọng những chồi non, lộc mới… mang hết những ưu phiền của tôi đi thật xa, đi vĩnh viễn. Tình yêu của tôi ơi, xin ngủ yên!
06 Tháng Hai 2010(Xem: 71821)
Ngoài trời, mưa đã ngừng tuôn Nhìn Hoa rơi rụng cũng buồn lòng Ta Hợp đây rồi cũng chia xa Nhớ Em đẹp tựa đóa hoa “Anh Đào”.
06 Tháng Hai 2010(Xem: 84339)
Tôi chỉ nhớ mong manh rằng buổi trưa hôm ấy đứng ở sân thượng với gói quầ n áo trong tay nhìn ra phía xa, ngọn đồi huyền bí của tôi nay chỉ còn là một bóng mờ, chập chờn sau những đám khói đen mù mịt.
30 Tháng Giêng 2010(Xem: 91308)
Vậy khi một nhà thơ, nhà văn nào đã qua đời, thì, làm ơn, nếu không vì nhu cầu nghiên cứu tiểu sử để tìm hiểu cặn kẽ về bối cảnh và điều kiện sáng tác của họ, xin đừng khai thác đời tư của họ để phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác hơn là góp phần cống hiến cho đời ba điều thật đơn giản, nghe rất nhàm tai, nhưng vô cùng cao quý, đó là: Chân, Thiện và Mỹ.
25 Tháng Giêng 2010(Xem: 97510)
Tôi nhớ câu nói của một ông anh trong vùng tôi đang sống, rằng sau khi hoàn tất một công việc, bao giờ người ta cũng thấy hai túi áo chứa đầy những lời cảm tạ và những lời xin lỗi.
18 Tháng Giêng 2010(Xem: 71042)
Tuyết rơi thành thơ – bài thơ tặng anh! Cuộc đời chồng vợ như gió mong manh Cùng trợ lực nhau - trọn thành nguyện ước Tuyết đã tan rồi – như vậy đi anh!
17 Tháng Giêng 2010(Xem: 72391)
Bài thơ ơi, Hãy dừng lại ở vần điệu cuối Đừng viết tiếp lời tình yêu. Những lời nghẹn ngào, thổn thức,