Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Ngọc Xuân - THƯ NHÀ (3): LÁ THƯ GỬI MUỘN

06 Tháng Tám 201112:00 SA(Xem: 124676)
Nguyễn Ngọc Xuân - THƯ NHÀ (3): LÁ THƯ GỬI MUỘN

chim_bo_cau

 

 

 

 

 

 

THƯ NHÀ (3): Lá Thư gửi muộn

(Phúc đáp Thư bạn VÕ THỊ NGỌC DUNG - CHS-NQ @ USA)


Lời Giới Thiệu:

 

Thư Nhà (3): Lá Thư Gửi Muộn hay “Hè 68” là lá thư thứ 3 sau Thư Nhà (1) gửi cho Nguyễn Trần Diệu Hương và Thư Nhà (2) gửi cho Nguyễn Hữu Hạnh của anh Nguyễn Ngọc Xuân đã đăng trên trang nhà trong thời gian qua. Thư nhà (3) là một lá thư dài 12 trang chứa chan tình cảm, đầy ắp những kỷ niệm thương yêu về một khoảng đời đã xa, đã khuất dưới mái ấm Ngô Quyền nơi có Thầy Cô, bạn bè yêu dấu cũ đã được anh Nguyễn Ngọc Xuân viết đặc biệt dành cho Tuyển Tập Ngô Quyền 2011 “Một Thời Để Thương Để Nhớ”. Đọc hết Thư Nhà lần này, chúng ta như được trở về thăm lại mái trường xưa với những khuôn mặt thân thương của bạn bè, Thầy Cô cũ, những vui buồn của một thời cắp sách hay bắt gặp chính mình đâu đó trong một góc nhỏ ở sân trường hay trong lớp học.

Rất tiếc, vì khuôn khổ giới hạn của một quyển đặc san và quá nhiều bài vở, nên cũng như một vài bài khác, BBT đã xin phép các tác giả chỉ trích đăng một phần của bài viết trong Tuyển Tập Ngô Quyền 2011 “Một Thời Để Thương Để Nhớ” và sẽ lần lượt đăng tất cả các nguyên bản trên trang nhà. Vì vậy, Thư Nhà (3) đã đăng trong TTNQ 2011 ngắn hơn với tựa đề là “Ngày Ấy, Ngô Quyền”.

Bây giờ, xin mời quý Thầy Cô và anh chị cùng nghe anh NNX chia sẻ những kỷ niệm về “Trường Cũ Tình Xưa” của anh trọn vẹn hơn trong Thư Nhà (3): Lá Thư Gửi Muộn hay “Hè 68” sau đây để rồi cũng snhư anh cảm nhận rằng: Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.

BBT

 

HÈ 68

 

Bạn thân mến,

Mùa Hè năm Mậu Thân 1968, 13 anh em bạn chúng tôi – một nhóm nam sinh cùng học lớp Đệ Nhị B Pháp Văn, trường Ngô Quyền - đèo nhau trên chiếc Traction Quinze hiệu Citroen mầu đen 9 seats, bóng loáng, do anh Phạm Sơn D. lái, đi từ Biên Hòa về Sài Gòn để xem kết quả kỳ thi Tú Tài I. Vào thời ấy, xe nhà (auto riêng - sau 1975 thường gọi là xe con) hãy còn ít lắm và chọn lọc lắm, chứ không phải nhiều và lộn xộn như bây giờ. Phong cách người sở hữu và đi xe cũng đường hoàng lịch lãm, chứ không tỏ vẻ khoe khoang, vênh váo, se sua như bọn cơ hội làm giầu bất chính trong xã hội Việt nam hiện nay...

Năm 1968, nhờ trong giấy khai sanh ghi năm sinh là 1950 nên anh D. vừa đủ 18 tuổi để lấy bằng lái auto theo luật định, thế nhưng trước đó anh đã biết lái xe nhà rất rành. Hơn nữa do Ba Má của D. biết rất rõ tính nết và gia đình của nhóm 13 bạn chúng tôi, nhất là biết trong sinh hoạt học tập chúng tôi chơi thân với nhau lắm, nên mới tin tưởng và cho phép D. dùng auto nhà để chở chúng tôi đi.

Không tin tưởng làm sao được nhỉ, khi đi xem kết quả thi về, mười ba đứa chúng tôi đều đỗ cả! Lại còn có bạn đỗ cao nữa, với những hạng ƯU (mention tres bien), hạng BÌNH (Mention Bien) và thấp nhất chỉ là BÌNH THỨ (assez bien) mà thôi!

Đỗ Tú Tài I rồi, đối với gia đình, trong thời chiến tranh, niềm vui trước nhất là Ba Mẹ yên tâm con mình chưa phải đi quân dịch, chưa phải ra chiến trường đối diện với cái chết thường rất bất chợt và vô tình, để có thể ở lại hậu phương tiếp tục con đường học vấn. Còn nếu chọn binh nghiệp, thì con mình sẽ là sĩ quan, chí ít cũng là sĩ quan trừ bị Thủ Đức! Mười ba đứa chúng tôi cũng cảm thấy vui một niềm vui chung, nhưng rất nhẹ nhàng. Liên hoan thi đậu, chỉ là một chầu cà phê ở Quán Cafe “TUYỆT”, đối diện Rạp Hát KHÁNH HƯNG (mới). Vào quán uống cà phê lắng nghe nhạc Trinh Công Sơn, bản gốc, phát ra từ cái máy AKAI kềnh càng, âm thanh được gọi là Stereo Hi-Fi, loa Pioner, với những cuộn băng thu to đùng, do KHÁNH LY hát và do chính Trịnh Công Sơn đệm guitare thùng. Những Tình Khúc, Ca Khúc Da Vàng ..., những “ Diễm Xưa “, “Mưa Hồng “, “Hạ Trắng “..., những “Gia Tài Của Mẹ “, những “ Ru Ta Ngậm Ngùi “..., với tiếng hát KHÁNH LY thời còn trẻ khỏe, với tiếng đệm đàn guitare mộc mạc (đôi khi bị lỗi kỹ thuật) của người nhạc sỹ sáng tác, phần phối âm, phối khí thật đơn giản, máy móc thiết bị thu và phát chưa hiện đại như bây giờ, nhưng đối với chúng tôi và các bạn trẻ đồng thời, nghe rất sâu lắng, thấm thía và mãi mãi là dấu ấn một giai đoạn đáng nhớ của lịch sử... Những cái chết của những chú bộ đội Cụ Hồ tuổi hãy còn trẻ măng, ngay trên đường phố Sàigòn hồi đầu mùa Xuân trong chiến dịch Mậu Thân, đã để lại ám ảnh trong nghĩ suy của những cậu “Tân Tú Tài“ về một cuộc “nồi da xáo thịt“ đang vào giai đoạn dầu sôi lửa bỏng... Nghĩ gì nhỉ? 13 đứa chúng tôi vui mừng còn cùng ngồi bên nhau, hạnh phúc trong không gian ấm cúng của một quán cà phê thanh lịch, nói với nhau về con đường phía trước, nhưng không thể không nhớ đến những người bạn cùng lớp đã thi rớt trong kỳ thi vừa qua, rồi đây sẽ thế nào, giữa thời binh lửa? Cũng không thể quên những bạn học đã rời lớp rất sớm, như bạn Chu M. đang học chung với chúng tôi thì, vì tuổi lớn, phải “thi nhảy “(bỏ một lớp) đỗ Tú Tài I trước chúng tôi một năm, vào làm tại Đài Truyền Hình Việt Nam ngay từ những ngày đầu thành lập, rồi làm phóng viên chiến trường, viết báo “SỐNG” của Chu Tử. Như bạn Nguyễn văn T. có gương mặt hiền khô, rất thân thiện với bạn bè (nhà ở cùng ngõ với nhà của một người Cô giáo rất hiền dịu, là Cô Bạch Thị Bê dạy chúng tôi Quốc văn), ai ngờ lại là người rải truyền đơn trong trường Ngô Quyền, bị lộ, phải bỏ trường bỏ lớp, bỏ bạn bè, thoát vào bưng biền đi theo Cộng Sản từ lúc tuổi 15... Bạn thân, trong lúc tuổi hãy còn thanh xuân cắp sách đến trường, đã chia tay nhau, mỗi người một ngã, mỗi người một hướng đi, mai này đến lượt 13 đứa chúng tôi, rồi sẽ ra sao, ai còn cùng nhau, ai sẽ chia tay? Thôi thì, trước mắt, hãy bằng lòng và cùng vui lên, vì 13 đứa sẽ còn cùng nắm tay vào trường Ngô Quyền học thêm một năm nữa ở lớp Đệ Nhất. Thế là , buổi chiều, vô tư cùng đi ăn Mì Hoành Thánh ở quán Chú Mừng, uống Sâm Bổ Lượng trong Chợ Biên Hòa... Ôi ! Những sợi mì vàng óng vừa dai vừa dòn, qua bàn tay chế biến tinh xảo của Chú MỪNG, bên thùng nước lèo nóng hổi bốc khói, sao mà ngon lắm vậy? Những tiếng cười dòn tan, những câu chuyện nói hoài không dứt, ngọt lịm như ly sâm bổ lượng thắm tình bằng hữu, biết đến bao giờ mới tìm lại được, bạn ơi? Rồi cùng nhau đi về làng quê Tân Ba, qua Bến Đò Trạm, sang sông nhìn thấy mây trời bay ngang ngọn núi BỬU LONG mà cao hứng làm thơ... thẩn thẩn thơ, hay về Cù Lao Phố, cùng đắm mình dưới dòng nước mát sông Đồng Nai giữa buổi trưa Hè, đàn địch, ca hát vang trời...

Miền Nam mưa nắng hai mùa, mùa nắng từ tháng 11 đến hết tháng 4, mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10. Miền Bắc 4 mùa rõ rệt: Xuân, Hạ, Thu, Đông. Vì vậy, đối với miền Nam, gọi là mùa Hè nhưng đó thường là để chỉ khoảng thời gian 3 tháng mà học trò được nghỉ sau một niên học, thường là từ tháng 6 đến hết tháng 8, là thời gian “nghỉ Hè“ .Cho nên, vào “mùa Hè“ ở miền Nam, trời vẫn còn mưa. Sáng nắng, chiều mưa.

Sau cơn mưa, tôi thường ra sau vườn nhà, nhìn cây trái hoa lá còn đọng nước mưa, cảm nhận sự đổi thay của đất vườn đang khô vì nắng, vừa hấp thu đầy nước trời mưa đổ xuống. Đất quê nhà, sau cơn mưa, nghe rõ rệt một mùi hương, mùi hương thân thuộc, gần gũi làm sao!

Mùa Hè năm1968 ấy, khi ra vườn nhà sau cơn mưa, tôi nghe mùi hương của đất thấm đẫm hơn bao giờ hết. Trong cơ thể tráng kiện và trong tinh thần minh mẫn của một chàng thanh niên mới lớn 17 tuổi tràn đầy sức trẻ, cùng với những biến đổi của thời cuộc, tôi nghe trong tôi hình như có một sự chuyển động nào đấy, rất lạ lùng. (Khóa 7 chúng tôi đến năm ấy đã chứng kiến 2 biến cố chính tri lớn: cái chết cùng sự sụp đổ của Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM năm 1963 và cuộc tổng tấn công hồi đầu mùa Xuân Mậu Thân 1968 của quân Bắc Việt). Tôi thơ thẩn nhìn mây trắng bay trên bầu trời xanh cao vút của đồng quê, suy nghĩ miên man... Thầy Hiệu Trưởng vừa trao vào tay tôi hai phong thư, một của trường Pétrus Ký và một của trường Chu Văn An (Sài Gòn), nội dung cả hai phong thư đều cho biết là các trường này có chủ trương thu nhận các học sinh trên toàn quốc vừa đỗ Tú Tài I thứ hạng cao (ưu và tối ưu) vào trường để học năm Đệ Nhất. Cho phép tôi mở phong thư ra đọc xong, Thầy Hiệu Trưởng chỉ nói vỏn vẹn hai từ:

“Tùy anh!“, sau khi cho biết sẵn sàng cho tôi rút hồ sơ học bạ để chuyển trường, nếu tôi muốn. Tôi biết, Thầy vốn rất ít lời, rất nghiêm nghị trước học sinh, nhưng ngay khi chỉ có hai Thầy trò trong Văn Phòng Hiệu Trưởng (một điều mà mọi học sinh đều rất ngán ngại khi được mời lên Phòng Hiệu Trưởng), tôi biết thực sự Thầy thương mến tôi nhiều lắm, vì sau khi từ Nguyễn Du đỗ đầu kỳ thi tuyển vào Ngô Quyền, trong suốt 6 năm học sau đó, từ Đệ Thất đến Đệ Nhị, tôi đều là học sinh giỏi và ngoan, tham gia tích cực và hiệu quả trong nhiều sinh hoạt của Ban Chấp Hành đại diện học sinh NQ qua nhiều niên khóa.

Khi về nhà đưa hai phong thơ ấy cho gia đình xem, Ba Má tôi cũng nói: “Tùy con!“. Anh trai và chị gái cũng chỉ bảo: “Tùy em !“. Lúc ấy tôi tự hỏi, vì sao, Thầy Hiệu trưởng, Ba Má, anh chị, lại trao cho tôi cái quyền hạn to lớn nặng nề đến thế, để quyết đinh việc đi hay ở? Sau này, khi lớn lên, phải đi xa, tôi mới dần hiểu ra, ai cũng biết rõ tâm lý cậu học trò mới lớn đã có một quá khứ đẹp đẽ gắn chặt với sông núi Đồng Nai, thì ai nỡ nói dứt khoát làm chi, việc bảo tôi nên quyết định rời cái tỉnh nhỏ êm đềm đầy kỷ niệm để về Sài Thành phồn hoa, rộng lớn và lạ lẫm? Dẫu việc ấy là việc để tiến thân trên đường học vấn? Đến bây giờ, trong cuộc sống tha hương, tôi càng cảm nhận sâu sắc bài học vỡ lòng từ thời đồng ấu trong Quốc Văn Giáo Khoa Thư: ”Ôi! Quê hương là nơi đẹp hơn cả!“. Làm sao tôi có thể nhanh chóng rứt bỏ tình thân của nhóm bạn 13 đứa, xa con dốc Ngô Quyền quen thuộc những sớm mai đến trường đầy tiếng reo cười rộn rã? Về Sài Gòn là tôi phải tìm bạn mới, phải đi trên những đường phố lạ không quen... Làm sao tôi có thể xa những người Thầy, người Cô đã dạy cho tôi nhũng bài học đầu tiên khi tôi vừa chân ướt chân ráo bước vào ngưỡng cửa trường trung học Ngô Quyền?

thay_dinhvansoai-thumbnailNhớ Thày ĐINH VĂN SÁI, thày NGUYỄN VĂN THẠI, thày ĐỖ TRỌNG THẠC, tuổi già sức yếu vẫn bền bĩ ngày ngày rèn luyện những đứa học sinh tuổi hãy còn nhỏ như con của Quý Thầy, uốn lưỡi cong miệng, phát âm cho đúng prononciation những bài học vỡ lòng Francais elementaire.

thay_quyen-thumbnailNhớ Thày ĐINH HỮU QUYẾN trẻ khỏe, đưa chúng tôi vào vùng trời mới lạ, bao la, phong phú của ngôn ngữ và văn minh Pháp trong Cours de Langue et de Civilisation francaises...

11__co_dangthitri-thumbnailNhớ ĐẶNG THỊ TRÍ bình dị, nhớ cô BẠCH THỊ BÊ dịu hiền, 5__em_conho_cophamnhay-thumbnailnhớ Cô PHẠM THỊ NHÃ Ý xinh đẹp (thường make-up rất kỹ trước khi đi dạy bằng auto do chính Thầy BS. Vương Tú Toàn lái), với những bài giảng Kim Văn và Cổ Văn, bằng giọng nói êm ái như tiếng ru của Mẹ, của Chị, gieo vào trí óc và tâm hồn những cô cậu bé học sinh NQ lòng yêu mến vô bờ văn học Việt Nam. Nhớ bàn tay Cô dịu dàng cầm lấy tay Trò, sửa lại cho đúng cách cầm cây bút lông thẳng đứng, chấm mực Tàu, để viết cho chính xác nét dọc nét ngang những chữ Hoa lạ lẫm và ngộ nghĩnh, vào quyển vở kẽ ô vuông, trong những giờ đầu tiên học Hán văn. Những câu Hán văn do Cô dạy, đâu có nhiều và cũng chỉ ngắn gọn thôi, nhưng xúc tích biết bao và đã trở thành phương ngôn của sự sống mà tôi nhớ mãi không quên trong những năm tháng dài của cuộc đời... Có gì là dài dòng khó hiểu để mà không nhớ nhỉ? Cũng chỉ là “Nhân chi sơ tính bổn thiện“, là “Nhân vô thập toàn“, là “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân“, là “Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân” , “Nhân bất học bất tri lý“ trong bài học chữ “NHÂN“, hoặc dài hơn một tý như trong bài học chữ TÂM, cũng chỉ là :"Nhân sinh nhất mộng, bất luận kiến tâm, Tâm vô sở cầu thị Phật" hay là trích dẫn thơ của Nguyễn Công Trứ cho dễ nhớ :“Mạo ngoại bất cầu như mỹ ngọc, Tâm trung thường thủ tự kiên kim”... Vậy mà, lời Cô dạy như mới hôm qua, cuộc đời sao vẫn còn có đầy dẫy những kẻ sống BẤT NHÂN, những người sống rất VÔ TÂM trước nỗi đau khổ của đồng bào đồng loại?!!

Rồi còn mảnh vườn sau nhà, nơi tôi thường nô đùa cùng các em tôi, với mùi thơm ngai ngái của đất sau những cơn mưa, mùi hoa bưởi, hoa chanh... đã trở thành mùi hương không bao giờ quên được. Tình bạn, tình gia đình, tình thương mảnh đất con sông quê nhà... Và còn biết bao thứ tình nữa, ray rứt lòng tôi, không cho trí óc tôi có đủ sáng suốt để quyết đoán trong một sớm một chiều... Cái mảnh bằng Tú Tài I ban B hạng ƯU là thành quả đâu phải chỉ của riêng tôi? Đó là thành quả tốt đẹp của nhiều người:

thay_ky-contentMang ơn Thày TRẦN VĂN KỶ, Giáo Sư Toán dạy tôi năm Đệ Nhị, giảng bài (kể cả đọc đề Bài tập Toán) mà không cần nhìn giáo án xuyên suốt hai tiết dạy trong suốt năm học, viết và vẽ bằng phấn trắng trên bảng đen mà chữ - số - hình đều đẹp như trong sách in. Số điểm tuyệt đối 20/20 được chấm cho bài thi Toán của tôi trong kỳ thi Tú Tài I tại Hội Đồng Thi Sài Gòn, đâu phải là kết quả của riêng tôi, mà đó là kết quả công lao rèn luyện dạy dỗ của Thầy KỶ, với câu nói mà Thầy thường truyền đạt cho chúng tôi:

Làm toán không chỉ cần nhanh, mà phải còn cần chính xác và đầy đủ“. Câu nói này của Thầy, về sau, tôi đã ứng dụng không chỉ trong việc làm Toán không thôi, mà còn thực hành trong mọi việc làm khác của cuộc sống, và nghiệm thấy không bao giờ sai!

(Cây bút máy hiệu Pilot mầu xanh cẩm thạch, xài mực bơm Waterman mầu blue-black, có khắc dòng chữ “NHANH-ĐÚNG-ĐỦ “ trên thân cây bút do Thầy KỶ tặng cho tôi trước khi đi thi thay cho lời nhắc nhở của Thày, tôi vẫn còn lưu giữ mãi đến bây giờ, cất kỹ trong cái tủ thờ Tổ Tiên bằng gỗ cẩm, đặt ở chính giữa gian phòng chính của ngôi nhà thờ tộc họ, do Ba Má tôi đã xây dựng tại quê nhà từ năm 1960.)

thay_huan_5-thumbnailNhớ thương Thầy DƯƠNG HÒA HUÂN những giờ Sử Địa được mọi học sinh mong chờ, giống như hồi nhỏ hàng đêm mong đến giờ Bà kể chuyện. Bởi vì Thầy giảng Lịch Sử y như Thày kể chuyện, những câu chuyện hấp dẫn lôi cuốn, bằng giọng nói lưu loát trôi chảy, lâu lâu Thầy lại pha một chút hài hước rất có duyên. Những cặp mắt đau đáu chăm chú nhìn từng động tác của Thầy, những đôi tai vểnh lên lắng nghe lời Thầy, còn tiếc ngẩn ngơ khi tiếng chuông mãn giờ học vang lên. Thày đã chỉ cho chúng tôi phương pháp vẽ bản đồ địa lý một cách dễ nhớ và nhanh nhất. Thầy đã đưa chúng tôi đến những chân trời, những vùng đất mới lạ trên toàn thế giới cũng bằng một một phương pháp giảng giải tài hoa, đặc sắc. Hồi ấy, tôi thường nghĩ Thầy còn hơn cả một Sử Gia, vì phải có một trí nhớ tuyệt vời, siêu việt, mới có thể, không cần nhìn sách, thao thao bất tuyệt về những câu chuyện lịch sử từ ngàn xưa và về những vùng địa lý xa xôi ngàn dặm...Thầy nghiêm, nhưng lại thường rất khôi hài, dí dỏm, tôi yêu Thày nhất ở điểm ấy.

Rồi còn những người Thầy, người Cô mà tôi chưa bao giờ được học, nhưng đã trở thành một hình bóng quen thuộc hàng ngày, không thể thiếu, giống như một người thân trong gia đình mà mình không thể nào quên:

thayhoai-thumbnailNhớ Thầy Giám Học PHAN THANH HOÀI, tác phong nghiêm chỉnh đến độ nếu Thày đi trên phố, người xa lạ gặp Thày, không cần hỏi nghề nghiệp, cũng biết Thày làm nghề dạy học. Làm sao tôi quên được dáng người dong dỏng cao, y phục luôn luôn thẳng nếp lịch sự, nước da trắng hồng, giọng nói sang sảng của Thầy? Nhìn thầy là thấy ngay một gương mẫu, một chuẩn mực cần có trong đời sống nhà trường.

 

co_hoang_thi_diem_phuong-thumbnailNhớ Cô HOÀNG HƯƠNG TRANG với giọng ngâm thơ và những bài thơ tuyệt diệu, đã gieo vào hồn tôi biết bao cảm xúc, rung động với thi ca...

thayhoang-thumbnailNhớ Thầy NGUYỄN XUÂN HOÀNG dạy Triết cho các anh chị lớn ở lớp trên khi tôi còn là cậu bé ngồi ở các lớp Đệ Nhất Cấp. Đứng nhìn qua cửa số lớp học trên lầu, vào những buổi học sáng cuối tháng Chạp, trời lạnh, sương mù và mưa bay lất phất, thấy dáng đi của một người Thầy mặc pardessus từ Phòng Giáo Sư, ở dãy lớp phía trước, đi ngang qua cột cờ sân trường vào dãy lớp phía sau, thì biết ngay đấy là thầy HOÀNG .

Anh ruột tôi, lớn hơn tôi 4 tuổi, được học với Thầy HOÀNG, còn tôi thì không được cái may mắn ấy. Hôm nào có giờ học với Thầy, về nhà thế nào anh tôi cũng kéo tôi ra ngồi dưới gốc cây vú sữa sau vườn nhà, say sưa kể tôi nghe hàng giờ, chuyện về Thầy ở lớp. Thương kính anh, nên thấy anh kính mến Thầy, đâm ra tôi cũng mến và nghĩ về Thầy luôn, mặc dù còn ở lớp nhỏ chưa được học Thầy, thậm chí còn chưa lần nào được thưa chuyện với Thầy nữa .

Phải chăng là “thần giao cách cảm “giữa Thầy và tôi – khi ấy hãy còn là một cậu bé học lớp Đệ Ngũ -, khi mà Thầy chưa hề biết mặt mũi tôi thế nào, Thầy đã chấp bút sửa cho tôi một bài thơ do tôi viết gửi cho Đặc San Ngô Quyền Mùa Xuân, năm ấy do chính Thầy phụ trách cố vấn việc thực hiện? Quyển Đặc San NQ ấy là một trong những quyển đặc san mà tôi nhớ nhất, không chỉ vì tên tôi được đặt dưới một sáng tác được Thầy biên tập lại, mà vì quyển đặc san ấy rất hay và đẹp, từ hình thức đến nội dung. Mãi đến bây giờ, tôi hãy còn nhớ những tựa bài hay, như: “Tôi nhìn tôi trên vách “, “Tôi nhìn Thầy tôi”, cách trình bày, in ấn quyển đặc san cũng rất tao nhã, mang phong cách mới ... Bài thơ mà Thầy đã chấp bút cho tôi, được dành hẳn một trang lớn để đăng, có hình minh hoạ, với những câu mà tôi còn nhớ như vầy:

(Kính thưa Thầy, em xin Thầy cho phép em – NNX)

13 tuổi

Xuân này tuổi đã mười ba,

Buồn như nắng đổ xiêu qua sân trường

Xuân này tuổi đã đầy thương

Con chim câu nhỏ dọc đường xót xa

Ngẫng nhìn lên, tuổi mười ba

Mắt hoa còn thắm nụ hoa ai cười

Ngẫng lên ai dại một thời

Xuân này tôi đã trả đời mười hai

........

Thôi mai dù có ra gì,

Bàn chân thon nhỏ xin ghi dấu đời

Năm tôi lên lớp Đệ Nhất, thì Thầy HOÀNG đã rời trường Ngô Quyền, chắc là Thầy chuyển về dạy ở Sài Gòn cho tiện công việc phụ trách ở Tạp Chí VĂN, một tạp chí mà anh em tôi mua đủ không sót một số nào, đọc xong còn dành cất để đọc lại về sau, cùng với các tạp chí những năm trước đó như: “PHỔ THÔNG “, “BÁCH KHOA,” THỜI NAY”, ”GIÓ MỚI “...

Khi tôi về Sài Gòn học Đại Học và làm việc, những chiều Thứ Bảy Chủ Nhật thường ra phố dạo chơi, hoặc để tìm mua sách báo, xem phim hoặc uống cà phê, thường là ở Quán BRODARD (ngồi trên cái phòng nhỏ giống như cái “chuồng cu” nhìn người nhạc công violon chơi đàn), hay ở LA PAGODE (bỏ từng đồng jeton vào khe của cái máy to để chọn nhạc). Có lần vào khoảng cuối năm 1974, tôi đang ngồi với bạn ở GIVRAL, nhìn qua cửa kính tôi thấy Thầy đang tản bộ trên đường Tự Do về phía Hạ Nghị Viện, dáng đi có vẻ gấp rút lắm… Sau đó xảy ra ngày 30 /4 /1975, từ ấy tôi không còn được gặp Thầy nữa.

Mấy năm gần đây, nhờ trang web Ngô Quyền, tôi mới biết Thầy đang sinh sống ở Hoa Kỳ và vẫn hằng quan tâm đến sinh hoạt của Cựu học sinh Ngô Quyền ở hải ngoại.

Vừa qua, Cô DIỆU HƯƠNG có forward cho tôi xem bài nhận xét phê bình của Thầy HOÀNG về bài thơ “NHỮNG CHIẾC GHẾ CÒN BỎ TRỐNG “của thi sĩ TRẦN KIÊU BẠC, đăng trên Blog “NGUYỄN XUÂN HOÀNG VÀ BẠN HỮU“ của Đài Tiếng Nói Hoa Kỳ (VOA). Người đọc bài thơ đã cảm thấy xúc động, mà lời đề bạt, giới thiệu bài thơ của người Thầy cũ còn gây nhiều cảm xúc hơn. Một điều thú vị là anh TRẦN KIÊU BẠC và tôi, đều là cựu hoc sinh Ngô Quyền, Biên Hòa. Ngày xưa Thầy HOÀNG giúp tôi làm thơ ở trường Ngô Quyền-Biên Hòa, và gần nửa thế kỷ sau, trên làn sóng VOA của nước Mỹ xa xôi, Thầy giới thiệu thơ của anh TRẦN KIÊU BẠC, một cựu học sinh Ngô Quyền khác. Phải chăng, đấy là sự kỳ ngộ của cái “duyên văn nghệ”, hay là cái duyên “Thày Trò“, đã vượt lên trên cả không gian và thời gian để gặp nhau, tôi cũng không biết nữa?

conguyenthigiau-thumbnailNhắc đến đây, tôi lại chạnh lòng nhớ Cô Tư GIÀU, người nữ giám thị kỳ cựu của Ngô Quyền, xem học sinh như chính con em mình, chăm sóc lo lắng như một người mẹ người Chị trong gia đình. Cô Tư đã giúp đỡ, chỉ bảo biết bao lớp, bao thế hệ học sinh Ngô Quyền trong suốt sự trường tồn của nhà trường...

 

Mang ơn bè bạn 13 đứa (con số này, trong mùa Hè Mậu Thân 1968, chúng tôi đã kết hợp thêm, và nâng từ số 13 lên thành 24), đã cùng tôi tay nắm tay, như một thứ “hợp đồng tác chiến “, cùng tiến lên trên con đường học vấn không phải là không có chông gai và khó khăn thử thách. Mang ơn bạn những sớm mai thức dậy, đã thấy nụ cười nở trên môi bạn lúc gặp nhau, vì một bài học khó đã có được đáp án đêm qua, do chúng ta đã cùng nhau thảo luận trao đổi tìm lời giải... Những cuộc tranh luận tới nơi tới chốn về một đề tài nào đó, tưởng chừng như là một vấn đề lớn lao ghê gớm lắm, khó có lối ra, thế mà cũng chỉ cần những tràng cười rộn rã, tiếng cười rơi xuống từng trang sách cùng chụm đầu để xem, thế là rất hoan hỷ chợt thấy vấn đề đã được giải quyết, thoả thuê vì cùng tìm thấy lối thoát chung... Cảm ơn bạn đã cho tôi tình thân mến để thấy việc học dễ dàng hơn, học không còn là nghĩa vụ khó khăn ràng buộc, mà đã trở thành một việc làm tự nhiên, tự nhiên như ăn uống đi đứng hít thở... Học, để sáng mai gặp nhau, còn được thấy nụ cười dễ thương nở trên môi bạn, trên môi những người thân mến.

Trong mùa Hè 1968, ngoài 13 bạn toàn là “đực rựa“ đã có từ trước, nhóm chúng tôi còn tiếp đón thêm nhiều bạn nữ, đều là những đấng anh thư, như các Chị Phạm thị Kim Ch., chị Võ thi Kim Kh. nhà ở Khu Cư Xá Dưỡng Trí Viện, hai chị em chị Thanh L. và Thanh Ph. nhà ở gần Ty Công Chánh, Chị Yến N., chị Nguyễn thị Nh. nhà ở đầu dốc Ngã Ba Thành...Cũng có thêm các bạn nam, như các anh Ngô Đình D., anh Trần Phụng T. từ trường Khiết Tâm chuyển sang... Các bạn tôi, ngoài việc hoàn thành tốt nhiệm vụ học tập, mỗi người đều có tài riêng... Như anh Trầm Vĩnh Ch. có tài vẽ tranh lập thể (sau này, anh Ch. vào ĐH Kiến Trúc và trở thành Kiến trúc sư), anh Phạm Sơn D. ngoài tài nhiếp ảnh, còn cùng với các anh Nguyễn L. và anh Ngô Đình D., có tài làm hoạt náo viên, kể chuyện tiếu lâm cười “pể pụng”, hát tân nhạc rất hay mà ca vọng cổ cũng rất “mùi”, nhất là bài “Dạ cổ hoài lang“ của Thầy Sáu Cao Văn Lầu, hay là bài “Tình anh bán chiếu” của soạn giả Viễn Châu do nghệ sĩ Út Trà Ôn thường hát. Anh Mai Quỳnh L., ngoài thiên khiếu chơi guitare moderne (anh Quỳnh L. chỉ cần nghe ban nhạc Ventures chơi qua một lần là anh có thể đàn lại y hệt), còn có tài viết và vẽ truyện tranh Lucky Luke không khác bản gốc chút nào... Chị Yến N. có mái tóc dài đen mượt, tha thướt trong chiếc áo dài Việt Nam, có giọng ngâm thơ rất đặc biệt, cùng với giọng ca truyền cảm của chị em chị Thanh P. Thanh L., luôn luôn được mời có mặt trong các sinh hoạt văn nghệ. Còn nếu bạn một lần gặp Chị Nguyễn thị Nh., được nghe Chị hát tình ca Trịnh Công Sơn, thì tôi chắc chắn bạn không thể nào rời đi được. Trên gương mặt xinh xắn (và... ”liêu trai” – xin lỗi Chi Nh.-NNX ), cặp kính cận thị gọng đen, Chị Nh. đắm đuối (và khiến thính giả cũng đắm đuối) trong lời ca tiếng hát và khi Chị kết thúc bài hát, mọi người đều ngẫn ngơ, vừa tiếc nuối vừa như lạc từ cõi xa về... Anh Trần Phụng T. mà chúng tôi thường ví von gọi là Lã Phụng Tiên (La Fontaine – nhà văn hào Pháp), vẻ mặt lúc nào cũng giống như một nhà hiền triết, có lẽ vì anh đọc rất nhiều, đi đứng nằm ngồi gì cũng thấy quyển sách trên tay anh. Nhớ anh Võ Ngọc B., thường cùng tôi viết bài gửi báo “Tuổi Hoa “, rất có tài hội họa, âm nhạc và giọng hát trầm ấm không hề kém nam danh ca SỸ PHÚ... Và có một người bạn mà tôi quý mến ngay từ những ngày mới vào Đệ Thất đến suốt 7 năm chung học ở NQ, không chỉ vì “nụ cười có chiếc răng khểnh” của bạn, mà vì ở bạn còn có nhiều đức tính tốt. Thoạt nhìn dáng vẻ bề ngoài giản dị, xệch xạc, dễ nhầm bạn không có gì đặc biệt, nhưng thực sự bạn giỏi lắm! Hồi ấy, đồng phục nam sinh là quần xanh, áo trắng “đóng thùng“ (áo bỏ vào trong quần), nhưng thường thấy áo bạn không được bỏ vô “thùng“, mà là… thùng bỏ vô áo, rồi bạn dùng hai ngón tay liên tục nhét nhét áo sau lưng. Bạn sống rất chân tình, đối với bản thân thì xuề xòa, không thích làm đẹp cho chính mình nhưng lại thích làm đẹp cho người khác, một cách toàn tâm toàn ý. Khi ai yêu cầu bạn làm điều gì, nếu bạn không đồng ý thì bạn trả lời ngay, nhưng nếu bạn nhận lời thì bạn tận tâm tận tình làm chí cốt cho đến nơi đến chốn, dẫu việc ấy khiến bạn hao tâm tốn sức đến đâu đi nữa. Vào những năm cuối thập kỷ 80, khi mà cả thế giới đều đã biết từ lâu cái ứng dụng tuyệt vời của hai con số 0 và số 1, thì môn informatics mới được giảng dạy ở các trường học Việt Nam. Lúc ấy, do có chuyện buồn riêng, sau khi may mắn được gặp gỡ Quý Thầy tại Thiền Viện Pháp Bảo, tôi lánh về tu tập ở Rừng Trúc Viên Thủ Đức, không liên lạc với Sài Gòn và bạn bè nữa. Không hiểu do nhân duyên thế nào, người bạn ấy lại liên lạc được với tôi. Hai đứa chúng tôi về lại con dốc Ngô Quyền ngày xưa, ngồi uống cà phê ở quán cóc, hàn huyên tâm sự về những ngày đã qua không gặp. Bạn kể, sau mấy năm gian khổ trong trại cải tạo, tiếp theo là những năm tháng cũng gian khổ không kém, bạn đi khai thác và trồng vườn cây cà phê ở Xuân Lộc, bây giờ về thành phố Biên Hoà, với mong muốn được cùng các bạn trong nhóm 13 đứa ngày xưa, thành lập trường dạy tin học. Để ghi nhớ tình thân hữu, Trường lấy tên là “AMI“. Đó là sự đóng góp vô điều kiện của tất cả 13 bạn học cùng lớp ngày xưa ở NQ. Có anh KTS.Trầm Vĩnh Ch. từ Sài Gòn về giúp vẽ thiết kế, có anh Mai Quỳnh L. giúp xem phong thủy. Các bạn ở hải ngoại như Nguyễn L., Trần Phụng T., Trần Minh T. cũng nhiệt tình cổ vũ, đóng góp tài vật, ý kiến. Anh Chị Diệp Cẩm Th., có bằng Cao Học Toán Tin, đứng tên Chủ Cơ Sở, và phụ trách giảng dạy. Nhưng nếu công việc dạy và học của “AMI” đạt được kết quả tốt đẹp và việc điều hành trôi chảy thì, cùng với các anh Lê Thành T, Nguyễn Thanh T., Ngô Đình D., công đầu phải kể đến người bạn ấy, vô cùng vất vả trong công tác “hậu cần”. Tôi đã nhìn thấy bạn, bằng chiếc xe gắn máy Honda 78 cà tàng, mỗi ngày chạy đi chạy về Biên Hòa – Sàigòn rất nhiều lần, để tìm mua từng thiết bị máy móc phục vụ cho công việc dạy và học, vừa xử dụng tốt lại vừa có giá cả phù hợp với ngân quỹ eo hẹp lúc ban đầu của Trường AMI. Đủ thấy nhiệt tình và công sức của bạn dành cho “ AMI” là rất lớn. Cơ sở dạy Tin Học “AMI”, với ý tưởng khai sáng, lòng quyết tâm và sự kiên trì của bạn tôi, ngoài thành công nhất định là đã kịp thời phổ biến và truyền đạt một môn học rất cần thiết cho xã hội, còn một thành công nữa mà tôi nghĩ rất đáng trân trọng, là: Sau nhiều năm rời ghế nhà trường NQ, sau những biến cố khốc liệt của đất nước, những người thành lập AMI vẫn giữ nguyên tình bạn thắm thiết ngày xưa ở Ngô Quyền, đồng lòng và cùng một ý chí chung, đem hết tâm sức làm việc hữu ích cho đời…


khoa_7_bai_he_68-content

Chu Mai, Quý Hương, Nguyễn Liễu, Phạm Sơn Danh, Tô Anh Tuấn

Mùa Hè 68 rồi cũng sắp trôi qua, ngày tựu trường đã gần kề, mà tôi vẫn còn phân vân bất quyết việc có về Sài Gòn đi học hay không?... Cùng lúc ấy, Chị Cả tôi đang làm việc tại một Chi Nhánh Ngân Hàng ở Biên Hòa, được chuyển về Ngân Hàng Hội Sở ở phố Hàm Nghi Sài Gòn. Anh trai tôi khuyên : “Chỉ còn một năm nữa là em cũng phải về Sài Gòn học Đại Học, vậy nhân dịp có Chị Hai chuyển nhiệm sở, em nên về Sài gòn học năm Đệ Nhất đi, làm quen trước với không khí Thủ Đô, để khi vào Đại Học khỏi bỡ ngỡ. Việc ăn ở, đã có Chị lo“. Lời khuyên của anh trai cũng là lời quyết định. Thế là, tôi khăn gói theo Chị về Sài Gòn vào những ngày đầu năm Đệ Nhất, bùi ngùi ngoảnh lại nhìn dòng nước sông Đồng lặng lờ trôi dưới bốn nhịp Cầu Gành. Hai chị em cùng ở trên một căn gác trọ, phố Nguyễn Hoàng, đối diện với Nhà Máy Thuốc Lá MIC, gần Quán Phở “NGUYỄN HOÀNG“. Nhà nằm ở khoảng giữa hai trường Pétrus KÝ và CHU VĂN AN, đi đến trường nào cũng đều gần và thuận tiện như nhau. Ngày khai giảng, tôi vào trường Chu Văn An trước. Ở đó, học sinh đa phần là người Bắc. Tôi đến trường này được hơn một tuần, mới học Thầy Đinh Đức Mậu, thày Đàm Quang Hưng, mỗi Thày chỉ đúng được hai tiết đầu tiên. Sau, tôi chọn học ở trường Pétrus Ký, học sinh toàn là người Nam như tôi. Đúng là một ngôi trường có truyền thống tốt đẹp lâu đời, mọi việc dạy và học đều rất quy củ, tiện nghi. Ở đây, tôi được học môn Toán với Thày Giám Học CAM DUY LỄ. Buổi tối, tôi đi học thêm Pháp Văn ở Centre Culturel Francais trên đường Đồn Đất, gần Bệnh Viện GRALL.

Thế nhưng, bạn ơi, tôi nhớ Ngô Quyền quá! Nhớ Biên Hòa vô hạn! Vì vậy, chỉ sau hơn một tháng học ở Pétrus, tôi phải năn nỉ Chị Cả và anh trai về xin cùng Ba Má cho phép tôi được trở về học lại ở Ngô Quyền. Thầy Hiệu Trưởng trường Ngô Quyền (Thầy PHẠM ĐỨC BẢO) không hề trách móc tôi điều gì, rất vui vẻ chấp thuận cho tôi trở về Trường. Mãi mãi tôi ghi nhớ lòng khoan dung độ lượng của Thầy. Sau này, được biết Thầy cũng mở rộng vòng tay tiếp nhận anh Diệp Cẩm Th. về dạy Ngô Quyền khi anh Th. đã hết thời hạn quyền ưu tiên chọn nhiệm sở, tôi lại càng thấu hiểu tấm lòng cao cả của Thầy PHẠM ĐỨC BẢO, một nhà giáo luôn luôn chú trọng việc xử dụng và “trồng người” có tài năng.

Tôi trở lại trường, nhìn mặt điểm danh từng người bạn thân mến, mà trong lòng cảm động muốn khóc. Như trên tôi đã nói, trong mùa Hè qua, chúng tôi đã có thêm nhiều bạn mới trong nhóm. Thế nhưng, có bạn vừa đến, lại cũng có bạn đã rời đi .Tôi nhìn quanh quất các bạn trong lớp, trong trường mà nhớ nghĩ đến các bạn vắng mặt. Có bạn vào quân ngũ. Lại nghe có người đã đi theo “bên kia“! Một nỗi buồn sâu thẳm dấy lên trong hồn tôi, nhất là khi trong số các bạn vắng mặt ấy, có một người bạn khác phái, khác lớp, vì bạn học ở ban A, mà tôi đã quen biết và thương mến từ năm đầu học Đệ Nhị Cấp. Sau mùa Hè 1968, bạn đã giã từ bút nghiên, khoác chiến y, trở thành một trong những nữ quân nhân thông dịch viên trẻ tuổi và đầu tiên cho quân đội Mỹ tại Biên Hòa thời ấy. Khi tôi tìm đến gia đình để thăm bạn, gặp người mẹ hiền mặc chiếc áo túi bà ba trắng đang ngồi lặng lẽ ở thềm nhà. Gặp tôi, bà chỉ ngồi yên không nói, đôi mắt u buồn chỉ tay về phía chiếc tủ thờ đặt ngay chính giữa nhà. Sau cái bình hương đầy những cây chân nhang mầu đỏ, lờ mờ một khung hình lộng tấm ảnh người thiếu nữ mặc áo dài trắng, xiên xiên dọc theo đường khuy áo trên ngực là chiếc phù hiệu NGÔ QUYỀN! Tôi lặng người đứng chết điếng, cảm thấy cả bầu trời như sụp đổ… Bạn tôi đã ra đi vĩnh viễn trong một lần hành quân bằng trực thăng trên bầu trời mặt trận Chiến Khu D.

Bạn thân mến,

Thư bạn gửi cho tôi, hỏi về câu chuyện nhỏ của tôi ở Ngô Quyền ngày xưa trong bài thơ tôi viết. Thư bạn gửi đã lâu, đến nay tôi mới có dịp hồi đáp. Xin thành thật mong bạn thông cảm cho sự muộn màng của bức thư này.

Phải chăng cũng là một sự muộn màng, khi tôi trả lời bạn về một người bạn học cũ ở Ngô Quyền đã đi qua cuộc đời gần nửa thế kỷ? Và có muộn màng chăng, khi thư này dông dài kể lại những hồi tưởng, nghĩ suy từ trái tim tôi về một thời dấu yêu, đã xưa xa, dưới mái ấm ngôi trường của chúng ta? Nghĩ về nơi ấy, là nghĩ về những con người nơi ấy, có Thầy, có bạn, có những tà áo dài trắng Việt Nam tung bay trong nắng sớm hay gió chiều, đẹp tuyệt vời và vĩnh cữu, không bao giờ phôi pha theo thời gian... Có lẽ trong những năm tháng dài đã qua, có đôi khi, bạn cũng thoáng nhìn thấy hình bóng mình qua tà áo ấy? Vậy xin hãy cho phép tôi được cùng bạn, cùng tất cả bè bạn NQ trên toàn thế giới, chúng ta sẽ mãi mãi nhớ, mãi thương về một thời thanh xuân đi học dưới cùng một mái trường... Người bạn NQ trong bài thơ là ai ư? Tôi tin rằng bạn hỏi, tức là đã trả lời rồi vậy.

Thư viết không hết lời, cũng không bao giờ hết tình ý về Ngô Quyền của chúng ta. Câu trả lời không dành riêng tôi, vì Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.

Xin tạm biệt bạn và xin hẹn thư sau.

Thân mến,

anh_nnxuan-thumbnail

NGUYỄN NGỌC XUÂN

Việt Nam – Tháng 4/2011

18 Tháng Bảy 2013(Xem: 38607)
Hải âu gọi bạn... tim nhàu nát Cánh nhạn tìm ai... mắt mỏi mong Gío lạnh phất phơ tà áo lụa Tay gầy nhặt hạt lệ xanh trong
13 Tháng Bảy 2013(Xem: 35614)
Tôi sẽ làm gì khi khuất mẹ Đời tôi khi mất chiếc dù che Ai đỡ nâng tôi khi vấp té Ai cho bóng mát buổi trưa Hè
12 Tháng Bảy 2013(Xem: 60940)
Tôi xin gửi đến thầy cô, bạn bè tâm tư của mình để nhắc nhau còn hai tháng nữa là đúng 50 năm khóa 8 NQ bắt đầu nhập học.
12 Tháng Bảy 2013(Xem: 44877)
Tựa Đề : QUÊ HƯƠNG TUỔI THƠ TÔI Nhạc : Từ Huy Trình bày : Đỗ Hải (Guitar) - Ngọc Minh (Saxophone)
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 44222)
Môt ngày vui đã chấm dứt, nhưng cái tình Ngô Quyền vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Cám ơn thầy cô không ngại tuổi già, đường xa đã về đây họp mặt.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 51970)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em qúa ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 69375)
Bảy năm gắn bó ở trung học Ngô Quyền đã cho tao nhiều kỷ niệm, nếu viết thành sách cũng mấy trăm trang. Viết thơ cũng mấy chục bài.
05 Tháng Bảy 2013(Xem: 41283)
Xa vắng quê nhà đã bao năm. Cơ duyên chưa có được một lần. Xin gửi vần thơ ''Chào Hội Ngộ''. Ngô Quyền trường cũ mãi trong tâm
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 53825)
Những cô giáo trường Nữ Tiểu học ngày xưa đã từng là niềm hãnh diện tự hào của người xứ Bưởi Biên Hòa .
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 36366)
Ai cùng tôi tiếp bài thơ dang dở Phút bồi hồi nhớ lại mái trường xưa Thuở sách đèn với thật nhiều hoài cảm Kể ra đây biết mấy đến cho vừa
01 Tháng Bảy 2013(Xem: 52350)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÈ VỀ - Nhạc và Lời Hùng Lân- Ca sĩ Hoàng Oanh - Mừng ngày Họp mặt Ngô Quyền--July 4, 2013
29 Tháng Sáu 2013(Xem: 51405)
Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi. Mong gặp lại các bạn trong ngày hội Ngô Quyền.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 44111)
VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA - Nhạc và Lời Trần Kiêu Bạc - Song ca. Kiều Oanh Trịnh thực hiện Youtube
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 35362)
Đẹp thay lễ họp mặt NGÔ QUYỀN Tháng 7- môi cười thắm nét duyên Tâm sự cùng cô: giờ hạnh phúc Hàn huyên với bạn: phút an nhiên
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 70134)
Dịu dàng với học trò, tế nhị với đồng nghiệp, là dấu ấn đẹp trong lòng tôi đối với cô Phan Thị Lệ Hoa.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 32790)
Ngô Quyền hội ngộ trùng dương. Để dòng máu nóng chung đường về tim. Bôn ba khắp nẻo mọi miền. Trùng hoan họp mặt còn tìm đến nhau.
21 Tháng Sáu 2013(Xem: 40742)
Em thấy cô trong bài thơ sinh nhật Viết từ thời mười bốn tuổi xa xôi Năm đệ tứ dưới mái trường ngọt mật Cô giảng thơ Kiều tóc mượt buông lơi
20 Tháng Sáu 2013(Xem: 41673)
Tháng Bảy Bolsa họp Ngô Quyền Tính xem bao cặp đã nên duyên Sân trường thơ thẩn Trần Kiêu Bạc Góc lớp thầm thì Nguyễn Tất Nhiên
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 62877)
Đã đến lúc bạn bè chung lớp cần tìm gặp và cùng đến với nhau để ôn lại những kỷ niệm. Những tiếng tao mầy như đã thân quen tự thuở nào, như lời mời gọi chúng tôi cùng bạn bè
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 119232)
Quỹ thời gian của thầy cô tôi càng ít, càng nung nấu trong tôi về một buổi họp mặt, chỉ dành riêng cho thầy cô giáo cũ và anh chị em bè bạn chs. Ngô Quyền Biên Hòa.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 82354)
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
15 Tháng Sáu 2013(Xem: 54179)
trong thơ văn cũng như ngoài đời thường, tình phụ tử thường không được nhắc nhiều bằng tình mẫu tử. Thế nên một bài thơ hay truyện ngắn nói về tình cha con phải kể là… “hiếm quý.”
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 36280)
Tháng Bảy Bolsa họp Ngô Quyền Tính xem bao cặp đã nên duyên Sân trường thơ thẩn Trần Kiêu Bạc Góc lớp thầm thì Nguyễn Tất Nhiên
12 Tháng Sáu 2013(Xem: 75392)
Chẳng biết làm sao hơn, chỉ có thể tiếp tục ước mong, nếu năm nay ta không về được thì hãy hẹn với nhau "về hội ngộ năm sau"… Có dịp về với nhau vì thời gian không còn nữa..
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 57900)
Tôi quay qua hỏi: "Nhớ Thầy Thể hả?". Cả hai gật đầu. Ai cũng nhớ Thầy hết trơn, hết trọi vậy đó! Thầy ơi!
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 34237)
Hai năm cha mãi rong chơi. Bảy năm áo mẹ lên trời dung thân. Đất sâu cha mẹ an phần. Trần gian con cõng nợ nần nhân sinh.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 52965)
tham dự Ngô Quyền để có được những giây phút cảm động nhìn lại Thầy Cô cũ, bắt lấy từng bàn tay ôm từng kỷ niệm. Không thể? Và có thể... Biết đâu “ Ngô Quyền Vang Tiếng Gọi”
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 40771)
Cùng nhau về họp mặt Ngô Quyền Như đã từ lâu thắm nợ duyên Trường vẫn lung linh màu lãng mạn Lớp còn rực rỡ sắc hồn nhiên
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 36864)
Lá theo gió chạy ngang triền dốc nhỏ Nơi có nhiều đá cuội trắng tròn xinh Quần tụ bên nhau hàng hàng thạch thảo Đón lá ngu ngơ quay quắt một mình.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 47016)
Ai đó thơ thẩn thả hồn theo thơ: Bolsa nhớ nắng sân trường Vuốt xuôi tóc cấy mà thương người về.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 51037)
Thế giới đó có hiện hữu hay không cũng tùy niềm tin của mỗi người. Nếu tin thì bạn sẽ nhận được những tín hiệu siêu nhiên cho riêng bạn,
02 Tháng Sáu 2013(Xem: 37649)
Trường xưa cánh cổng khép chào. Thầy ơi, có biết ngày nào gặp đây? Tìm trong hơi ấm bàn tay. Ngô Quyền hội ngộ nắng say hương lòng.
30 Tháng Năm 2013(Xem: 82512)
Chia tay trong lưu luyến và chúc sức khỏe cho nhau để mong còn được thường gặp mặt Ngày hôm sau, trong lúc ngôi chờ lên máy bay về lại Canada, những hình ảnh thân quí ấy lạị hiện ra
30 Tháng Năm 2013(Xem: 39278)
Một thời vẫy vùng, anh mang tấm thẻ bài. Giờ chỉ còn đây: chiếc lắc đeo tay. Hai món vật vô tri đi theo số phận Nó cũng như em, bên anh hằng ngày.
30 Tháng Năm 2013(Xem: 38277)
Rừng núi quanh tôi bỗng chốc xanh rì Bằng lăng tím ngàn cây khoe sắc thắm. Tôi bỗng thấy một niềm vui sâu thẳm Ai dám bảo rằng bằng lăng tím không vui?
29 Tháng Năm 2013(Xem: 45647)
Bài Thơ Áo Trắng - Pham T. Xoàn - (thương tặng Khóa I - Tam C (TH Ngô Quyền Ngày xưa) - Hoa Bướm Ngày Xưa (Nhạc Nguyễn Hiền & Trúc Mai trình bày)
27 Tháng Năm 2013(Xem: 60306)
“Tin Vui Giữa Giờ Hy Vọng”, một cảm giác không ngờ được vẫn tưởng mình hoa mắt, tôi dùng tay lau nhẹ đôi tròng kính nhìn lại cho rõ và tự đọc cho mình nghe “ Thầy Lê Quý Thể CA ghi danh 1.
25 Tháng Năm 2013(Xem: 57947)
Bây giờ là tháng Năm, tháng của ngàn hoa thiên lý. Trông thấy hoa, tôi không còn bùi ngùi nhớ lại chuyện xưa và u hoài tiếc nuối một thời đã mất như trước nữa.
21 Tháng Năm 2013(Xem: 40007)
Bạn bè giờ người còn kẻ mất Gặp lại nhau quí giá vô cùng Nhắc nhở lại tuổi hồng ngọt mật Trường Ngô Quyền, mái ấm yêu thương.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 41990)
em còn chờ gì, sau cơn gió giông? đời đã sang câu, đã chấm xuống dòng thôi kể tình yêu như trang sách cũ khép lại từ đây những mối mơ mòng!
20 Tháng Năm 2013(Xem: 42964)
Mời thưởng thức bài hát GẶP MẸ TRONG MƠ và các bài thơ về Mẹ. Youtube do Quỳnh Thư thực hiện
17 Tháng Năm 2013(Xem: 60486)
Trên đường về nhà, tôi tự khen mình là người biết làm bổn phận đối với đấng sinh thành. Thế nhưng đến khi được đọc một bài báo cũ viết về ông Ron Marshall,...
17 Tháng Năm 2013(Xem: 44538)
hãy đến bên anh, nhé em yêu! cùng ra sân bóng, những buổi chiều, nhà tranh là chiếc khung thành... súttt! hai trái tim vàng... lọt mục tiêu.
17 Tháng Năm 2013(Xem: 45688)
Nao nao lòng khi nhìn vào mắt em Cô bé Stiêng thoát ra từ vùng lũ Em ngác ngơ nhìn tưng bừng ánh điện Nhớ nghẹn ngào đêm xóm núi hoang vu
16 Tháng Năm 2013(Xem: 74640)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc Ca Sĩ : Hương Giang
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16746)
Nắng Hè gay gắt nôn nao Tim anh cháy bỏng từ bao năm rồi Tình anh leo núi leo đồi Còn em trên đỉnh em ngồi em mơ…
16 Tháng Năm 2013(Xem: 53469)
Bầu sữa mẹ, nuôi con khôn lớn Tháng năm dài, chồng chất ngất cao Vòng tay Mẹ bao la biển rộng Con lớn dần tuổi mộng trăng sao
11 Tháng Năm 2013(Xem: 47636)
Ngày xưa bên mẹ tập nghe chuông Mẹ bảo chuông ngân bài vô thường Nay tóc hai màu con mới hiểu Đời tan từng phiến tựa lời chuông.
11 Tháng Năm 2013(Xem: 78300)
... đã vì Tình Mẹ Thiêng Liêng mà nói lên tình cảm của người con với Mẹ để mãi mãi MẸ XỨNG ĐÁNG LÀ MỘT TƯỢNG ĐÀI ĐỂ NHỚ ĐỂ THƯƠNG trong lòng những người con hiếu thảo.
10 Tháng Năm 2013(Xem: 46019)
Mẹ bên con những tháng ngày Cho con hơi ấm gởi đầy tình thương Mẹ không về giữa ngày thường Đêm đêm con thấy trong sương Mẹ về.
10 Tháng Năm 2013(Xem: 57700)
Tôi mù mờ, không hiểu tại sao khi mất cha mẹ rồi tôi có cảm tưởng tựa hồ như mình là một thân cây đã bị chặt rời, không còn nơi nào để bám rễ trên mặt đất này.
08 Tháng Năm 2013(Xem: 44780)
Con gọi Me ơi! Trong giấc mơ Đầm đìa nước mắt, con bơ vơ Mênh mông, lạc lối, con tìm Mẹ Tiên cảnh nghìn thu Mẹ khuất mờ…
03 Tháng Năm 2013(Xem: 47260)
Nơi cuối giòng sông mùa thu tôi bỗng lạ Thoắt nhớ thoắt quên mà không hiểu vì đâu! Thì em biết đó, mùa thu nào chẳng thế Cũng lá vàng rơi, cũng gió lạnh nao nao.
03 Tháng Năm 2013(Xem: 54227)
thôi tất cả hãy xem là kỷ niệm* khi thuyền rời bến cũ, tàu ra đi.... phút chạnh lòng còn biết nói năng chi từ nay gọi ''cố nhân'' xin giã biệt!
03 Tháng Năm 2013(Xem: 53443)
Hai chị em cùng bay Vào ước mơ rạng rỡ Cuộc sống dù rất dài Nụ cười chờ phía trước
02 Tháng Năm 2013(Xem: 46095)
Tình yêu chớm nở ngày xưa ấy Cho đến bây giờ vẫn ngất ngây Để đêm chị ngủ hồn mộng mị Vương vấn nhịp tim tuổi xuân thì
01 Tháng Năm 2013(Xem: 57483)
em đã đến, từ miền viễn xứ ta gặp nhau trên đỉnh Bà Nà ánh mắt thay lời cho ngôn ngữ đất trời cao rộng ngát hương hoa
27 Tháng Tư 2013(Xem: 45415)
Tháng tư năm 75 tôi ngồi bên ruộng vắng, Con trâu Bầu ngơ ngác cũng lặng câm. Tôi mím môi dấu giọt lệ âm thầm. Đồng hoang phế, một con chim lạc tổ.
27 Tháng Tư 2013(Xem: 48834)
Anh muốn cuộc đời con gái được bình yên Không giống như em -phải bán thân lấy chồng xứ lạ Nơi xa xôi muôn ngàn bão tố Biết ngày nào sẽ trở lại nhà xưa?
27 Tháng Tư 2013(Xem: 65980)
Không phải là ngẫu nhiên ta rơi vào đời nhau, có phải không ? Cám ơn anh, món quà ưu ái thượng đế trao cho tôi, một người anh tôi tưởng không bao giờ có được...!
22 Tháng Tư 2013(Xem: 69906)
Lại thêm một lần nữa những người tài hoa của Thung Lũng Hoa Vàng đã thành công trong việc chế tạo ra một cái gì trông rất nhỏ bé đơn sơ mà lại có sức chứa kinh hồn vô tận
19 Tháng Tư 2013(Xem: 81857)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm , tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
19 Tháng Tư 2013(Xem: 91010)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 77574)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Tư 2013(Xem: 74449)
Trái tim má như hoa sen ấm áp, hương sen tỏa ra thơm ngát, dịu dàng. Người mẹ nhà quê xấu xí nghèo nàn của con là một bến bờ yên bình cho những con tim thiếu thốn tình thương trú ngụ.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 50318)
Khắp năm Châu, chúng cùng ta rung rủi Quê hương ơi! Giờ thăm thẳm mù khơi? Chỉ mong sao hết vật đổi, sao dời Ngày mai tới, quê hương đầy nắng ấm...
13 Tháng Tư 2013(Xem: 61924)
Lẽ ra chúng ta đừng gặp lại nhau. để anh mãi là hình ảnh tuyệt vời trong em. như thuở ban đầu. để em đừng tuyệt vọng.
13 Tháng Tư 2013(Xem: 53940)
Sài gòn sống mãi trong ta… Viễn Đông hòn ngọc bây giờ còn đâu? Nét xưa giờ đã phai màu Sài gòn nay đã biển dâu ngậm ngùi.
13 Tháng Tư 2013(Xem: 55182)
Thưa Thầy! Con học chữ KHÔNG Thấy không mà có nên lòng chưa an Nhìn qua thế sự đa đoan Đôi khi là có, nhiều lần lại không
12 Tháng Tư 2013(Xem: 77093)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 86239)
Tựa Đề: DƯỚI BÓNG ĐIÊU LINH Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ : Hương Giang
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70509)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 71929)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 56259)
lần đó, cuối cùng thấy dáng cô! tôi đi lang bạt, kiếp giang hồ, vài lần ngang dọc, tim rỉ máu, sao giọt nhỏ đầu, vẫn chửa khô?
05 Tháng Tư 2013(Xem: 55000)
Chỉ một bàn tay với, Mà xa cách muôn trùng! Sắt máu nào cấm được, Tình chúng ta thủy chung!
05 Tháng Tư 2013(Xem: 50753)
Ta đã mất Sài gòn yêu thuở trước Ngày trở về mang thăm thẳm niềm đau Bao đắng cay, chất chứa trái tim sầu Ta đã mất Sài gòn xưa thật sự
30 Tháng Ba 2013(Xem: 53700)
Mùa XUÂN thức dậy Ra thăm nụ hồng Giọt sương vừa đọng Trên rèm mi cong Long lanh... long lanh... Muôn ngàn giọt nắng Hôn lên trên mắt... trên làn môi em...
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84655)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 96255)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71924)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 57821)
Em cứ yêu và em cứ nhớ Cứ thẫn thờ, thơ thẩn làm thơ Cứ chìm trong ngày tháng mộng mơ Cứ bối rối, như ngày mới lớn
22 Tháng Ba 2013(Xem: 103340)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 56901)
Đêm thao thức giữa sao trời rạng rỡ, Nghe mẹ trở mình ru khẽ tiếng à ơi. Mẹ vẫn ru tôi từ nhỏ đến muôn đời, Bên song cửa, vạn sao trời rạn vỡ.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 56142)
Dậy đi mẹ, mây bay ngoài khung cửa Trời vẫn xanh, chim đang hót ngoài vườn Thiếu bóng mẹ đời con cô quạnh quá Bao tuổi đời, con vẫn sợ mồ côi.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 101045)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
16 Tháng Ba 2013(Xem: 99365)
Với chín mươi năm cuộc đời cô còn hai mươi bảy lần sinh nhật, chúng tôi lại còn dịp tham dự mừng năm mươi lăm năm và sáu mươi năm ngày cưới của cô; để còn được nghe bản nhạc “THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM''
16 Tháng Ba 2013(Xem: 58285)
Chánh điện - mùi hương thoang thoảng bay Hôm nay lễ Mẹ một trăm ngày Êm đềm tiếng mõ - dòng châu xót Nhè nhẹ lời kinh - giọt lệ cay...
15 Tháng Ba 2013(Xem: 81389)
Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?
09 Tháng Ba 2013(Xem: 117725)
Bài viết của Bảo Trần đã khắc họa khá rõ nét chân dung nhân hậu của bác Lê Văn Nhơn, một “thần tượng” luôn luôn cận kề bên cạnh cuộc đời con cháu.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 102817)
Nghe con hỏi một lần nữa rằng bố muốn biến đi đâu với máy thời gian, tôi càng trầm tư, không ngờ câu trả lời khó hơn tôi tưởng. Ði đâu bây giờ?
08 Tháng Ba 2013(Xem: 63569)
quê mình đây, chất phác đơn sơ vẫn thủy chung thương nhớ đợi chờ vẫn ấm tình yêu vòng tay Mẹ vẫn bao dung như tự bao giờ….
08 Tháng Ba 2013(Xem: 65650)
Vạn sương mai đón bình minh, Biết bao ong bướm tâm tình đón đưa, Cỏ non hương thảo có thừa, Không bằng chỉ một mẹ ta trên đời
08 Tháng Ba 2013(Xem: 97632)
Thời Thơ Dại cũng đến, qua đi, để lại những kỷ niệm hay dấu khắc khó phai mờ, và nhiều khi nó trở thành những vết sẹo mà thời gian hay thuốc men không thể xóa!
07 Tháng Ba 2013(Xem: 85238)
Mưa Thu tí tách ngoài hiên, trời mùa Thu San Jose vun trọn nỗi nhớ. Mùa Thu nơi đó có em dõi mắt ra ngoài khung cửa sổ trông ngóng tin anh?
02 Tháng Ba 2013(Xem: 102549)
Gặp lại Đức Ông sau chuyến "công tác" nóng bỏng, các thuộc hạ đều vui mừng hớn hở vì biết nơi trái đất này vừa thoát khỏi một tai họa kinh hoàng!!!
01 Tháng Ba 2013(Xem: 56519)
Anh ạ, Xuân về nơi xứ lạnh Tuyết trắng chập chùng thay sắc mai Cúi mặt... lau nhanh dòng nước mắt Ngậm ngùi, thương tiếc... nét Xuân phai...
01 Tháng Ba 2013(Xem: 54975)
Thời gian trôi qua pha sương màu tóc Những cô bé giờ trôi dạt nơi đâu Nhắc kỷ niệm xưa chắc là sẽ khóc Mơ một ngày sẽ ngồi lại bên nhau.
01 Tháng Ba 2013(Xem: 51701)
Tiễn mùa Đông, đón nắng Xuân. Vòng xoay vũ trụ bao lần đón đưa. Đêm tàn lịm ánh sao thưa. Sáng lên ngọn lửa giao mùa tình yêu.
28 Tháng Hai 2013(Xem: 63268)
Xin mời thưởng thức những chậu Thủy Tiên mùa Xuân Quý Tỵ của cô Thu Lê
27 Tháng Hai 2013(Xem: 61624)
Trăng mười mấy... Vẫn là trăng thuở ấy Thuở hai mươi rực rỡ mối tình đầu Lúc thẹn thùng e ấp gởi trao Chẳng nghi ngại trái tim nào thay đổi