Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - CỔNG TRƯỜNG TRONG TRÍ NHỚ

08 Tháng Sáu 201112:00 SA(Xem: 138242)
Nguyễn Trần Diệu Hương - CỔNG TRƯỜNG TRONG TRÍ NHỚ

Bài này đã viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011. Đọc "Cổng trường trong trí nhớ" cùa chs NQ Nguyễn Trần Diệu Hương bạn sẽ thấy lại cồng trường yêu dấu ngày xưa qua chữ nghĩa.

Về dự họp mặt chs NQ lần II , bạn sẽ gặp lại Thầy Cô kính yêu đã dắt ta đi suốt đoạn đời Trung học, sẽ tay bắt mặt mừng với bạn bè, (và biết đâu với c "đối tượng" của mối tình đơn phương trong trắng đầu đời?).

Và bạn sẽ thấy lại cổng trường xưa qua nét vẽ của các họa sĩ nhà, các chs NQ:

Trần Kiêu Bạc, Phạm Thị Hạnh ,Nguyễn Mạnh Dũng, Lâm Tuấn Duy Khoa... ở trang bìa và các trang phụ bản.

Trường xưa và thời Trung học dù đã xa mù tít tắp vẫn mãi là một nơi chốn ấm êm, ngọt ngào trong ký ức phài không bạn?

BBT

 

 

Cổng Trường Trong Trí Nhớ

truong_ngo_quyen_1-content

Đặt chân vào bất cứ một trường học nào ở Mỹ, An cũng đi bộ hoặc lái xe lòng vòng quanh khuôn viên của trường để tìm cổng trường mà không bao giờ tìm thấy. Là vì trường học ở Mỹ, dù là trường Tiểu học, Trung học, hay Đại học đều có những bãi đậu xe rộng quanh trường, nhiều trường còn có những sân vận động nhỏ với đường chạy track field quanh trường. Thời còn ở trường Đại học, vào cuối khóa học mùa xuân, gần qua mùa hè, trời ấm lên, giữa những giờ học, An vẫn hay đi quanh quẩn trong campus rộng mênh mông mà tương tư... những cái cổng trường ở Việt Nam.

®
Cổng trường Mẫu giáo của An màu xanh dương đậm, nổi bật giữa hàng rào trắng rất nhỏ nhưng rất dễ thương như những em bé học trò ngây thơ bé bỏng. Đó là hình ảnh đẹp nhất của cuộc đời An thu vào ký ức lúc bắt đầu bước ra khỏi vòng tay của Ba Mẹ và anh chị em trong nhà.
Lên lớp một, cổng trường Tiểu học có màu xanh dương nhạt cũng giống như hình thức tất cả các cổng trường ở Việt Nam, một cái cổng chính rất lớn dài khoảng mười mét, cao khoảng sáu mét. Nằm giữa là bảng tên trường rất lớn dựng trên hai cái cột chính của cổng trường. Hai bên cái cột lớn đó là hai cổng nhỏ, kích thước tương tự cửa chính của nhà ở bên Mỹ. Cả ba cổng đều mở rộng một tiếng trước giờ vô học buổi sáng, hay buổi chiều. Chuông vô học vừa reo lên, ông cai trường đóng cái cổng chính lại, khóa bằng một cái ống khóa rất lớn dưới con mắt của những học sinh Tiểu học. Hai cổng phụ vẫn mở để cho các học sinh đi trễ có thể vào lớp. Mười lăm phút sau lúc tiếng chuông vào lớp reng lên, cổng phụ bên phải đóng lại, chốt cẩn thận bên trong, nhưng không có khóa. Nửa giờ sau tiếng chuông, cái cổng phụ bên trái cũng đóng luôn. Lúc đó đúng là "cửa đóng then cài, nội bất xuất, ngoại bất nhập". Thời đó ở Việt Nam, không có Child Molestation, không có cảnh bắt cóc con nít đòi tiền chuộc, nhưng cổng trường đóng để đề phòng lũ học trò Tiểu học trong giờ ra chơi, đánh vũ cầu hay chơi banh văng ra khỏi cổng trường, sẽ cắm cổ chạy ra lượm, không chịu nhìn xe qua lại, dễ xảy ra tai nạn. Cổng chính chỉ mở rộng sau khi tiếng chuông tan học vang lên lảnh lót, đánh thức một vài đứa ngồi những bàn ở cuối lớp đang lim dim gần ngủ gục, đánh thức luôn cái bao tử rỗng tuếch của những cô cậu học trò ở sức ăn như "tằm ăn lên" thời thơ dại.

®
Vào lớp sáu, lên Trung học, ở tỉnh lỵ nhỏ, có một trường Trung học Công lập duy nhất, con gái học buổi sáng, con trai học buổi chiều, cái cổng trường vẫn là một hình ảnh đậm nét trong đầu An đúng như câu "cửa Khổng sân Trình". Dù trường lớn hơn, cổng trường rộng hơn, cao hơn nhưng hình thức thì vẫn vậy. Cổng chính ở giữa, hai cái cột ở hai bên, mỗi cột cao khoảng mười thước, hình khối vuông, mỗi cạnh độ năm gang tay người lớn. Hai cổng nhỏ hai bên, mỗi cổng chỉ rộng khoảng ba thước, nối cổng chính với hàng rào quét vôi vàng bao quanh trường. Chỉ có vậy thôi nhưng đó là cả cái cổng dẫn vào "thánh địa Trung học công lập" của những học sinh Tiểu học được đậu vào lớp sáu của ngôi trường công lập duy nhất trong Tỉnh. 
Đến lúc được vào lớp sáu của trường, An mới có dịp "khám phá" là trường còn có một "cổng sau", nghĩa là một lối đi nhỏ phía sau trường, nối với con hẻm bên cạnh, mà lũ học trò lớp sáu của An còn nhỏ, đủ để len qua những bụi rậm nhỏ để vào hay ra khỏi trường mà không cần phải qua cổng chính, chỉ đóng và mở trước giờ vào học hay sau giờ tan học. Chưa bao giờ thấy những đứa nhỏ con "được việc" như vậy; là vì nhỏ con nên có thể chui ra, chui vô khoảng hở ở hàng rào, qua cái chợ nhỏ bên kia đường để mua quà vặt cho cả lớp. Cả lớp gọi đó là cổng sau, là nơi An và các bạn có thể vào ra trường mà không ai biết, kể cả các thầy cô Giám thị, chuyên môn để mắt đến lũ học trò tinh ranh, nghịch ngợm. Còn hơn thế nữa, mỗi lần đi trễ, cổng trường đã đóng, An và bạn bè chỉ việc chui hàng rào và an toàn vào lớp mà các thầy cô Giám thị không hề biết.
Hai bên cổng trường là hai nhà để xe mái lợp tôn, nơi các lớp nhỏ như lớp An để xe đạp và các anh chị lớp lớn để xe PC, Yamaha, Honda... Có những buổi trưa trời nắng gắt của miền Nam mưa nắng hai mùa, nhìn lũ học trò mặt mày phờ phạc (không hiểu là vì đói bụng, vì trời nắng hay vì một bài toán khó vừa học sáng nay ở trong lớp?), thầy Tổng Giám thị cho trồng hai cái cây con, cao khoảng một thước, nghe nói lúc cây lớn lên sẽ thành hai cây cổ thụ để có bóng mát cho học trò đứng chờ đến phiên lấy xe từ hai nhà để xe, Không biết ai đã trực tiếp trồng, nhưng cây chỉ được trồng từ giữa năm An học lớp sáu. Người tưới cây không ai khác hơn là học sinh khối lớp sáu của An (nhưng học sinh sẽ có cơ hội được "hưởng hạnh phúc đứng dưới cây cao bóng mát", vì còn đến sáu năm nữa lớp An mới ra khỏi trường). Thầy Tổng Giám thị còn ân cần đặt cho "đội tưới cây" một cái tên rất kêu "đội Cảnh sinh" (nghe giông giống cách gọi ngắn đi từ "Cảnh sát của học sinh"?) . Thế là sáu lớp 6 con gái học buổi sáng và sáu lớp 6 con trai học buổi chiều thay phiên nhau tưới cây, mỗi ngày một lớp (thời đó ở Việt Nam học sinh đi học sáu ngày mỗi tuần). Cả lớp An chăm chỉ tưới cây, ngay cả những ngày trời mưa. Học trò lớp sáu còn nhỏ, chỉ mười hay mười một tuổi, nên chưa biết làm điệu, và hăng hái thay phiên nhau cứ mỗi lần hai đứa xách nước từ cái vòi nước ở sân sau ra cổng trường tưới hai cái cây con đang lớn. Còn hơn thế nữa, mỗi lần An tan học, nước uống còn dư trong cái chai nhỏ mang theo, chưa uống hết (vì giờ ra chơi đã uống nước chanh muối hay nước xí muội ở hai cái quán nhỏ trong sân trường) được "hào phóng" tặng hết cho hai cái cây con. Cuối năm lớp 6, An và các bạn chỉ lớn thêm được vài phân, nhưng hai cái cây thì lớn nhanh như thổi, từ một thước (nghĩa là thấp hơn học sinh lớp sáu) đã cao hẳn lên vượt trội cả lớp, tuy chưa cho được bóng mát như trong dự định của Thầy Tổng Giám Thị và trong tưởng tượng của học sinh lớp 6 của An.
Lên lớp 7, "nhiệm vụ cao cả" của học sinh lớp 6 tưới cây mỗi ngày, được lớp An trao lại cho lớp đàn em vừa đậu vào lớp 6 trường Trung học. Nhưng An và các bạn vẫn "để mắt" đến hai cái cây thân yêu ở cạnh cổng trường, mà cả lớp đồng ý đặt tên là "cây si". Mỗi giờ tan học, mặc dù đã không còn ở "đội Cảnh sinh", hôm nào An và các bạn có tiền uống nước chanh muối trong giờ ra chơi, hôm đó cây cũng được "uống ... nước đá cục lạnh buốt ". Lúc đó, mỗi lần nhìn lên ngọn của cây, An và các bạn phải ngước cổ nhìn lên thay vì cúi đầu nhìn xuống như dạo cây mới được trồng. 
Không biết các anh chị lớp lớn có để ý đến cái cây, và có tưởng tượng gì không nhưng lớp An, những người đã "góp phần nuôi cây", nhất là học trò con gái đã tưởng tượng rất nhiều thứ về cái cây cạnh cổng trường. Những đứa "già trước tuổi" còn mơ mộng đến ngày mình lên đệ nhị cấp, đứng chờ "ai đó" trước cổng trường, còn có bóng cây che chở, không phải chỉ dựa cổng trường, đầu chỉ được che bằng cái nón lá mỏng manh của học trò con gái như các chị lớp lớn.
. . .

Giữa cuộc đời và những giấc mơ, nhất là giấc mơ thời mới lớn, thường có khoảng cách xa vời vợi. Chỉ hơn một năm sau ngày cả lớp An chuyên cần tưới hai "cây si" đứng sau cổng trường và được ban tặng "phần thưởng Cảnh sinh" cho cả lớp, miền Nam đổi chủ. Và cùng như một số bạn bè, An phải bỏ trường mà đi với nhìều giọt nước mắt được nuốt vào lòng. Giấc mơ được tựa "gốc cây si" cây dài bóng mát mà An và các bạn đã chăm sóc mỗi ngày suốt cả một niên học dài để chờ "cây si thiệt" lúc lên lớp mười hai tan thành mây khói...
An xa ngôi trường thân yêu, xa thành phố của tuổi thơ tĩnh lặng bình yên từ đó, mang theo nhiều ký ức êm đềm, trong đó có hình ảnh hai cây si thực vật mà mình đã góp phần "nuôi" cây lớn...
Tháng 4/75, trong những hỗn loạn bất an, linh tính cho biết mình sẽ không còn có dịp tiếp tục học ở trường, An lén Ba Mẹ đạp xe đi ngang trường, thu lại hình ảnh "hai cây si" nép sau cổng trường vôi trắng thân yêu vào ký ức; môi mím chặt, mắt long lanh ngập nước, và thấy xót xa như vừa mất một quảng đời thơ dại hồn nhiên, hạnh phúc.
. . .

®

Những ngày đầu đến Mỹ, học ở một trường Trung học nhỏ ở St. Louis, Missouri, câu đầu tiên An hỏi đứa bạn ngồi cạnh là cổng trường ở đâu? Nó giương mắt nhìn An như nhìn một người từ hành tinh nào rớt xuống:
- Trường ở đây không có cổng.
Hồi đó, mới qua Mỹ, sợ là tiếng Mỹ của mình làm đứa bạn ngồi cạnh hiểu lầm vì phát âm không chính xác, giờ đổi lớp cho môn học kế, An lại hỏi một đứa khác ngồi bên cạnh, con nhỏ này chắc tính cẩn thận, hỏi lại cho ... chắc ăn:
- Mày muốn nói cái cổng nào?
 An kiên nhẫn lặp lại:
- Tao muốn hỏi cái cổng trường, chỗ để học sinh ra vô trường,ở đâu?
Con nhỏ Meredith có cái mặt lấm tấm tàn nhang nhưng trông vẫn rất dễ thương cũng kiên nhẫn giải thích:
- Thường thường tụi tao ra vô cổng ở bên hông Trường, gần bãi đậu xe, chỗ Ba Mẹ học trò thả con xuống để tụi nó đến lớp. Đứa nào đi bộ đến Trường thì vô bằng bất cứ chỗ nào tiện đường của nó, từ sân vận động, từ dãy lớp 8 nằm ở cuối trường, từ phòng thí nghiệm....
An ngây ngô hỏi lại:
- Không có cổng thiệt hả? Làm sao ngăn được học trò trốn học.
Meredith lại cười (chắc nó cười cho vẻ ngớ ngẩn "đồng chua nước mặn" của đứa bạn da vàng cùng lớp):
- Nếu muốn trốn học thì tụi nó đâu cần phải vô trường, nhưng đi lớ ngớ ngoài đường sẽ bị Cảnh sát chở về giao lại cho Trường hay cha mẹ. Lâu lâu cũng có mấy học sinh lớp mười hai trốn học đi coi các buổi hòa nhạc, nhưng mặt họ cũng phải trưởng thành như những người trên 18 tuổi để không bị mấy ông Cảnh sát chận lại.
Hình ảnh cái cổng trường học ở Việt Nam từ đó lại càng rõ nét trong đầu An. Ngoài việc nhớ những đứa bạn cùng lớp ngày xưa, An còn nhớ thêm cả cái cổng trường vôi trắng đã gắn liền với thời học sinh ở quê nhà.
Lên Đại học, xuôi Nam, ở Dallas, Texas, trường rộng mênh mông, đi từ phân khoa này đến phân khoa kia nhiều khi phải đi bằng xe hơi, hay đi nhờ loại xe điện nhỏ đi tuần trong trường của mấy ông cảnh sát của trường. Nhưng những ngày đầu mùa học, bài vở chưa nhiều, An lại đi vòng vòng quanh khuôn viên trường, mà nhớ đến những cái cổng trường thân yêu ở Việt Nam thời thơ dại của mình.
Khác với trường Trung học, tuy không có cổng chính với hai cổng phụ nằm hai bên, trường Đại học ở Mỹ có những "cổng chào", không có hai cánh cửa, nhưng có cả một khung lớn (bằng kim loại hoặc bằng đá) cao khoảng năm mươi feet, thường đặt ở trước Student Union, (một loại "shopping mall" nhỏ cho sinh viên và giáo sư trong trường) . Mỗi phân khoa còn có một "cổng chào" riêng mang biểu tượng của ngành học chính. (chẳng hạn Engineering school có công thức E=mc2 , Biology school có biểu tượng cấu trúc của DNA, Music school có đủ bảy nốt nhạc: do, re, mi, fa sol, la, si nằm vắt vẻo trên "cổng chào" trông rất vui mắt.) Trường Đại học rộng mênh mông có cả chục lối ra vào trường từ những bải đậu xe cò sức chứa cả ngàn chiếc, nên lại càng không có cổng trường
Sân trường Đại học thường xanh mát và rất nhiều cây. Nước Mỹ tuy còn non trẻ so với nhiều quốc gia khác trên thế giới nhưng các cây cổ thụ trong trường thì thường được trồng từ lúc Trường được thành lập. Có cây cả trăm tuổi, vẫn đứng "trơ gan cùng tuế nguyệt" chứng kiến rất nhiều thế hệ sinh viên vào, ra trường, rồi vĩnh viễn từ bỏ cuộc đời.
Lần đó, ông giáo sư dạy Triết bị bệnh, thay vì hò reo mừng rỡ vì được nghỉ học như thời còn học lớp sáu ở trong nước, sinh viên Đại học ở Mỹ, nhất là những đứa chưa chuẩn bị bài vở hôm đó dù vui nhưng cũng khôn hơn, giữ khuôn mặt bình thường tuy trong lòng rộn rả vì có được một tiếng đồng hồ tự do. Trong lúc hầu hết bạn học vào Lab để hoàn tất bài tập cho một lớp khác,hay vào Cafeteria để.... tìm một góc ngủ bù, An chạy theo con nhỏ Yvonne cùng nhóm, vẫn ngồi sau lưng An trong ba lớp học chung, về phòng của nó ở khu nội trú cạnh trường,hỏi mượn cái xe đạp của nó để chạy vòng vòng trong khuôn viên của Trường, vừa để tập thể dục, vừa để nhớ lại những ngày đạp xe đạp đi học ở Việt Nam. Yvonne rất tử tế, đã chỉ An cách điều chỉnh yên xe dạp để vừa với chiều cao của An, lại còn giữ giùm cặp sách của An.
Vừa đạp xe long nhong trong sân trường, An vừa nghĩ đến bài hát "xe đạp ơi" mà thấy bài hát đang thịnh hành ở trong nước bỗng trở thành "cung đàn lạc điệu" ở một trường Đại học rộng lớn ở Mỹ.
Trước cổng chào (chứ không phải cổng trường), nơi mọi người ra vô tấp nập nhất, không chỉ sinh viên, giáo sư hay nhân viên trường, mà có cả các du khách, các đoàn học sinh Trung học đi field trip, không có "cây si bóng mát" như ở Việt Nam, nên cũng không có cảnh "em tan trường về anh theo Ngọ về", mà có những ông Mỹ gốc Mễ Tây Cơ - đội những cái mũ somboro rộng vành để tránh bớt cái nắng khắc nghiệt của Texas, một tiểu bang miền Nam rộng lớn - bán hotdog và soda trên những cái xe nhỏ đủ màu trông rất vui mắt.
Một lần, An và một người bạn Việt Nam, dù không thích món thịt heo được điểm trang bằng mustard màu vàng và ketchup màu đỏ kẹp trong ổ bánh mì nhỏ, cũng la cà ở những cái xe bán hotdog để hồi tưởng những cái xe bán bò bía, đậu đỏ bánh lọt gần cổng trường Trung học năm xưa ở Việt Nam. Hôm đó, (may cho tụi An nhưng không may cho người bàn hàng), không đông khách lắm nên ông Mễ bán hàng to tròn không hề khó chịu khi thấy hai cô sinh viên da vàng chỉ mua hai cái hotdog mà "chiếm cứ" một trong hai cái bàn lộ thiên dưới bóng mát của cây cổ thụ ven đường gần cả tiếng đồng hồ. 
Hai đứa ngồi ngó trời ngó đất, nhìn ông đi qua bà đi lại, xe cộ nối đuôi di chuyển trên đường phố mà như không thấy gì vì An thả hồn về trường Ngô Quyền trên đường Quốc lộ 1 ở Biên Hòa của mình trong khi con nhỏ bạn nhớ lại trường Gia Long trên đường Phan Thanh Giản ở Saigon của nó. Thời gian tưởng như ngừng lại khi người ta chìm vào quá khứ. Cho đến lúc, cả hai đứa cùng giật mình khi một người Mỹ homeless dừng lại hỏi xin tiền lẻ. Dù đang đi học, làm part time, tiền bạc chỉ đủ để "đắp đổi qua ngày", cả hai đứa cũng móc đủ bốn túi quần đến hai túi áo ra một nắm đủ thứ tiền cắc: quarters, dimes, nickens va cả pennies, chắc chỉ được khoảng ba, bốn dollars, chỉ vừa đủ tiền đi một ngày xe bus. Nhưng người homeless cám ơn rối rít, làm cả hai đứa cũng thấy ái ngại. Nên An hỏi ông:
- Ông có đói bụng không? Có muốn ăn hotdog không?
Người đàn ông không may, có vẻ đang đói bụng, chưa kịp trả lời, bạn An đã nhanh nhẹn chạy lại hỏi xin một cái hộp đựng đồ ăn togo từ người bán hàng. "Tư tưởng lớn" gặp nhau, cả hai đứa cùng bỏ hai phần hotdog của mình vào hộp, và gói lại cẩn thận trước khi trân trọng đặt vào tay người homeless với khuôn mặt dù hốc hác nhưng vẫn hồng hào, vóc dáng vẫn to cao, và áo quần, giày dép vẫn tươm tất.
Câu cám ơn "Thank you, ladies" của người đàn ông hình như đứt quảng, có lẽ ông ta cảm động vì cả hai đứa cùng áp dụng câu tục ngữ Việt Nam "cách cho hơn của đem cho". Con mắt màu xám của ông ta hình như long lanh ngập nước.
Không hẹn mà cả An và con nhỏ bạn cùng lên tiếng:
- Không có gì hết, ông giữ lấy để ăn khi nào đói, chúng tôi cũng sắp về nhà, sẽ ăn ở nhà. Chúc ông may mắn.
Không muốn người đàn ông bận tâm, cả hai đứa cùng đeo cặp lên vai quay vào trường, bụng đói, túi rỗng, nhưng lòng tràn ngập niềm vui, một niềm vui không một khoản tiền nào có thể mua được.
Hôm đó, cả hai đứa vô lớp học giờ kế, đầu óc vẫn còn mang theo cái cổng trường Trung học ở Việt Nam có xe bán bò bía, có "nắng Saigon anh đi mà chợt mát"; và cái "cổng chào của Trường Đại học ở Mỹ có xe bán hotdog, có khuôn mặt khắc khổ, và ánh mắt biết ơn của người homeless bản xứ.
Hai góc trời của hai quê hương không chỉ rõ nét hôm đó, kéo dài suốt hai năm còn lại ở Đại học, mà còn theo An không rời. Mỗi lần đầu óc tạm thảnh thơi, rời khỏi những bổn phận với "nợ áo cơm", với những trói buộc vật chất thường tình mỗi ngày, hình ảnh năm nào lại hiện lên, rõ nét như mới vừa xảy ra hôm qua.

Santa Clara, CA hè 2009
Nguyễn Trần Diệu Hương
(Viết cho các chs NQ: THP, PKL, NCC ở Châu Âu, TĐH ở Úc; ĐTN, NTMT, VTND ở Mỹ, NNX ở VN)


 

22 Tháng Hai 2013(Xem: 56983)
Lâu lắm rồi mà em cứ ngỡ Trăng còn vằng vặc phía bờ sông Ba nhịp cầu muôn đời nặng nợ Ôm nhớ thương cùng sóng sông Đồng
21 Tháng Hai 2013(Xem: 67754)
Pleiku đêm lạnh trở lại đêm Đêm nghe tiếng nấc dội về tim Thăm lại phố xưa trong giấc mộng Phố còn in đậm dấu chân quen!
21 Tháng Hai 2013(Xem: 103616)
Cám ơn người bạn già đã cho tôi một cái tên thật nhiều kỷ niệm. Cám ơn cuộc đời đã cho tôi một thời để yêu và để nhớ.
19 Tháng Hai 2013(Xem: 89692)
ĐÀ NẲNG NGÀY VỀ - Nhạc và Lời Võ Đình Tuyết - Ca sĩ Bảo Châu
19 Tháng Hai 2013(Xem: 59703)
Ngô Quyền tuy vẫn là tên Nhưng trên thực tế đã quên mất rồi Đừng tìm trường cũ nữa thôi Ngô Quyền dot org (*) đền bồi trường xưa
16 Tháng Hai 2013(Xem: 101068)
Tặng các em học sinh trung học Ngô Quyền, Biên Hòa và các chiến hữu ĐĐ 3/463 ĐPQ, tiểu khu Biên Hòa
15 Tháng Hai 2013(Xem: 82481)
Tình anh em, tình đồng môn luôn được gìn giữ và bồi đắp “Thật Lòng Với Trường Xưa”. Cũng cần có những tấm lòng để giữ mãi nụ cười đầu xuân.
14 Tháng Hai 2013(Xem: 62368)
Trường yêu một thủa biết tìm đâu? Trăm nhớ ngàn thương bạc mại đầu Gọi dấu yêu xưa năm tháng cũ Dưng dưng phượng đỏ dục lòng đau!
14 Tháng Hai 2013(Xem: 60810)
người có về trên cỏ tháng hai? hương xuân còn thoảng gió đâu đây đất trời ngây ngất mùa tăng trưởng mai đào ưng ửng nắng hây hây
13 Tháng Hai 2013(Xem: 63307)
tôi như bụi cát hồng trần mai về cát bụi chẳng cần có tên tôi như một giấc ngủ quên bừng con mắt dậy, chợt thênh thang buồn
09 Tháng Hai 2013(Xem: 61730)
Ngày đầu một năm xin qua thật chậm như khi anh nắm tay em vào Xuân!
08 Tháng Hai 2013(Xem: 93189)
Mời thưởng thức hai bức tranh Mùa Xuân của Hạnh Phạm
07 Tháng Hai 2013(Xem: 62087)
Con bên nầy nhớ Mẹ bên kia Như xa lộ thẳng đường không sao khác Chiều nay nhớ nhà xe chở đầy hương Tết Con chở theo mình mùi Mẹ đầu năm!
05 Tháng Hai 2013(Xem: 61952)
sớm mai thức giấc một mình chợt nghe trời đất tự tình thiết tha. vườn xuân nắng ấm chan hòa tiếng chim ríu rít khúc ca vào mùa
04 Tháng Hai 2013(Xem: 104054)
Một năm nữa sắp qua, thêm một mùa Xuân tha hương. Lại thêm một tuổi…“Xuân bất tái lai”–
04 Tháng Hai 2013(Xem: 93287)
Nhạc và lời: Đào Lê Văn – Ca sĩ: Tâm Thư - Thực hiện youtube: Bảo Phạm
01 Tháng Hai 2013(Xem: 78639)
Nhà tôi lúc đó ở gần chợ, nên tôi nhớ như in, tôi ngửi rất rõ mùi Tết vào những ngày cuối năm.
01 Tháng Hai 2013(Xem: 66171)
Bên anh bây giờ đã vào Xuân Có giữ cho nhau giấc mộng lành? Có biết rằng em nơi gió tuyết VẪN NHỚ BIÊN HÒA ...VẪN NHỚ ANH...
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 54384)
Nhớ Tết quê nhà, nay viễn phương Nổi trôi vạn nẻo, nhớ quê hương Thương yêu thân tộc, buồn xa xứ! Kỷ niệm trong hồn, mãi nhớ luôn.
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 55684)
Cành đào đã chớm nụ lộc non Cô em gái nhỏ dạ sắt son Mai cúc nở vàng như chào đón Tình Xuân chung thủy mãi không mòn
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 62647)
Mùa xuân trôi trên sông Theo lục bình hoa tím Mẹ chèo con thuyền nhỏ Chở hàng Tết xuôi dòng
30 Tháng Giêng 2013(Xem: 139654)
Nhưng câu hỏi cuối cùng được đặt ra: từ đâu Nguyễn Tất Nhiên lại có tánh lãng mạn đa tình quá vậy để dễ dàng "phóng bút" sáng tác thơ tình cho nhiều nhân vật nữ?.
26 Tháng Giêng 2013(Xem: 54090)
-Riêng tặng Hát Bình Phương, để trả lời một câu hỏi- Dẫu biết rằng Xuân đâu bất tận. Đón Xuân buồn khi nắng chiều thưa. Thắp nén hương thầm câu nguyện khấn. Cho con tìm Tết của ngày xưa.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 154163)
Mới đây, tôi có dịp đọc cuốn ''Bên thắng cuộc'' của Huy Đức do một người bạn trẻ- giáo sư đại học ở Canada- với lời giới thiệu khá nhiệt tình- :Đọc cuốn này chưa? Rất hay, còn nóng hổi.
25 Tháng Giêng 2013(Xem: 96717)
Xin gửi mấy chậu thủy tiên của mùa xuân Quý Tỵ. Mời đại gia đình NQ cùng đón nàng tiên áo trắng. Thân chúc tất cả một mùa xuân vui tươi, đầm ấm, và đoàn tụ.
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 65778)
Nỗi nhớ lại càng thêm da diết trong những buổi chiều cuối năm như thế này! Tôi nhớ đến se sắt đến ngỡ ngàng, khi chợt nhận ra rằng, nỗi nhớ của người xa quê nó đằm sâu dai dẳng...
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 96020)
Hôm nay, cùng nhau đón mùa Xuân thứ 38 trong không khí lành lạnh của mùa Đông xứ người. Nhớ về kỷ niệm đẹp của những ngày xuân khi xưa mà tiếc nuối.
19 Tháng Giêng 2013(Xem: 59472)
Đêm trừ tịch trời tối đen thinh lặng Hoán đổi đông-xuân gió hát rì rào Lộng lẫy vàng giữa tinh khôi nguyên đán Đón xuân về cây lá vẫy lao xao.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 65902)
Em sẽ mời anh chút ngậm ngùi, Cho anh nếm vị đắng đầu môi. Đi trên những bước chân hụt hẩng. Biết đau khi đã mất em rồi.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 62592)
bản nhạc tình năm cũ vừa gần, vừa xa xôi tách cà phê nhỏ giọt giọt sầu nào cho tôi?
17 Tháng Giêng 2013(Xem: 91798)
Lần đầu tiên e-mail gửi tôi, anh Thanh Huyền thú nhận: “Anh có thói quen xấu là hay khóc!...” Xấu hay tốt gì, tùy quan niệm sống của từng người.
16 Tháng Giêng 2013(Xem: 74953)
Đâu đó trong những góc phố, trong những con đường này, linh hồn của Biên Hòa không hề thay đổi, vì tấm lòng của những ...
14 Tháng Giêng 2013(Xem: 84031)
Còn có một tuần nữa là Tết mình rồi đó. Ở bên đó hẳn là nhộn nhịp, rộn ràng có không khí Tết hơn bên em nhiều. Nhưng cũng dễ thôi, chỉ cần mở mấy bản nhạc Xuân
13 Tháng Giêng 2013(Xem: 83068)
cái đẹp của chị ở đây không chỉ là nhan sắc, nhưng còn là những lời răn dạy ngọt ngào với khuôn mặt phúc hậu trước đám trẻ thơ
12 Tháng Giêng 2013(Xem: 71859)
Các bạn ơi!... có ai trông thấy Tuyết đen hồi năm 1966-1967 học ở Trường Trần Thượng Xuyên của tui ở đâu xin liên lạc dùm tui. Nhớ nghen.
11 Tháng Giêng 2013(Xem: 88340)
Em về để gió hôn mây Để anh ôm mộng, men say cuộc tình Em về kể chuyện chúng mình Ngày còn đi học, em xinh xinh nhiều
10 Tháng Giêng 2013(Xem: 88187)
Nhưng tôi vẫn cố viết mấy giòng này, goị là kỷ niệm một chuyến đi, đi thăm thân hữu đồng môn Gặp mấy học trò cũ, cũng như cho biết cảnh trời Tây:
06 Tháng Giêng 2013(Xem: 60349)
Áo ấm Mẹ đan cũng chẳng còn Đông về xứ lạ xót lòng con Mang tình viễn xứ buồn cô quạnh Nhớ mẹ hiền yêu, nhớ nước non…
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 76538)
Rất mong qua những hình ảnh xưa đính kèm, anh chị em nào tự nhận ra chân dung chính mình … mấy mươi năm trước, hoặc chân dung anh chị em từng sinh hoạt cùng thời với mình,
05 Tháng Giêng 2013(Xem: 87163)
Em ơi, hạt sương long lanh anh nâng niu trong ngăn tim anh nóng cháy đậm đà, ngày mai còn đó, tình ta còn đó, còn mãi trong ta mối tình đầu ngây thơ của Ngô Quyền và em
04 Tháng Giêng 2013(Xem: 64092)
Chiều nay về không chút mưa rơi Mà lạnh lắm lòng con nhớ Mẹ Đèn xanh không lên không ngại trễ Sợ chờ hoài không thấy Mẹ đâu!
01 Tháng Giêng 2013(Xem: 60202)
Gửi tặng em vần thơ kỷ niệm lúc bên đời bước xuống mùa Đông sớm mai mù sương phủ sông Đồng tìm đâu bóng người xưa áo trắng?
29 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 120690)
Hầu hết những bé gái sinh ra đều quấn trong một tấm tã... Nhưng có những bé gái ra đời được quấn trong tã bọc điều, biểu tượng của giàu sang phú quý.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 62632)
Mai vàng hé nhụy đón chào. Bướm Xuân lơi lã hương cau dạt dào. Nhắp môi, chút rượu hồng đào. Lỡ say, vẫn nhớ đường vào với Xuân.
28 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 85715)
Một năm đã qua, chúng ta đã sống với nhau thật lòng trong một đại gia đình. Chúng ta đã chia sẻ với nhau những tâm tình rất thật.
27 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 67171)
Năm mười hai năm tràn đầy dấu ấn Bạn Ngô Quyền trường cũ của tôi đây Đột nhiên bao bạn hữu lại xum vầy Cả thầy cô bên này và bên ấy
22 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 110217)
Noel cũng là dịp tôi và mọi người xung quanh tận hưởng những giây phút ngọt ngào của tình yêu, của niềm tin và hy vọng.
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 68199)
Cali mùa nầy trời còn lạnh đêm đêm, Phố vẫn xa, đêm đen còn đặc quánh Tâm hồn vắng hoe, mắt còn trông ngóng Một phía xa xôi, nơi có chút Sài Gòn!
21 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 124148)
Giả thử có ai hỏi, ai là người tôi yêu thương và tin tưởng nhất? Không ngại ngần tôi sẽ nói là em tôi. Cậu Mười của mấy đứa con tôi.
19 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 128078)
Đông đến Thu đi mai vàng nở rộ bao mùa, năm nay Tết lại sắp về chị đang lưu lạc phương nào hả chị Gấm? Chị có muốn về thắp nhang nơi mả ngoại với em không?
16 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 127699)
Chuyến đi tour NCA đã để lại trong lòng tôi đầy những kỷ niệm, và khi viết những dòng chữ nầy, tôi chợt thấy nhớ Kobe chi lạ.
15 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 122921)
Sợi dây chuyền kỷ niệm đó đã đem đến niềm vui nỗi buồn cho bà. Bà đã gắn bó với nó một thời gian dài và đã chôn nó sau vườn vào một ngày pháo đỏ rộn sân nhà...
14 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 85650)
Thôi thì cứ mặc mưa rơi Nhạt nhòa trên má, trên đôi môi hồng Có chút buồn, chút nhớ nhung Chút vương vấn nhẹ... như lòng em mơ
13 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 72489)
Sao em không về đây em ơi Chờ đã trăm năm, đợi hết đời Có lẽ từ đây rồi mãi mãi Chẳng còn có dịp gặp nhau thôi.
12 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 117475)
Vậy thì anh chị em mình cùng cảm ơn quí thầy cô, và cùng cảm ơn nhau nữa. Đã nửa thế kỷ trôi qua đời người, hạnh phúc biết bao khi Thầy – Trò ta vẫn có nhau bên đời…
09 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 74840)
Bao năm biền biệt phương xa, Người đây kẻ đấy mưa sa nát lòng. Mơ ngày lễ lớn Mùa Đông Quỳ xin với Chúa: tơ chùng lại căng.
09 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 89240)
(Chia sẻ nỗi buồn mất Mẹ của Thy Lệ Trang) Người đã ra đi một ngày buồn Thương nhớ Mẹ hiền giọt lệ tuôn. Từ đây đôi ngã chia cách biệt Nỗi nhớ niềm thương cả tâm hồn.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 81742)
Bây giờ nhìn lại dấu sắc không Bước nhanh bước vội cũng thong dong Biết đâu mai mốt không còn bước Nhìn dấu chân xưa cũng lạnh lòng.
07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 79101)
Xót xa, tiếc nuối vô vàn... Nửa đêm thức giấc... ngỡ ngàng... mẹ đâu? Tiếng chân ai bước lên lầu Phải chăng một thoáng xôn xao mẹ về ...?
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 77203)
Mẹ tôi đó áo quần trăm miếng vá, Ôm trái tim cao cả “Mẹ Viêt Nam” Dẫu hàn vi cơ cực chẳng than van Mẹ tằn tiện từng đồng cho kẻ khó.
05 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 131095)
Hân hạnh giới thiệu đến quý vị và các bạn chương trình Nhạc chủ đề TIẾNG THU của Ngô Càn Chiếu
01 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 97973)
(Bài này tặng tất cả những học trò có cùng... hoàn cảnh, và riêng tặng một người Thầy mà đọc rồi mới hiểu- Nhờ Hoàng Mai chuyển dùm đến Thầy)
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 100946)
Ai sẽ nâng niu cánh hoa tàn Ai sẽ vuốt ve cành hoa rũ Ai ru hoa ngủ lúc về đêm Ai nhặt xác hoa rụng bên thềm
27 Tháng Mười Một 2012(Xem: 144276)
... Thời gian 42 năm sau tôi mới gặp lại thầy hiệu trưởng của ngôi trường trung học mà 7 năm tôi đã gắn bó.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 153182)
Tôi lần lượt đọc lại từng lá thư theo thứ tự thời gian Đông đã gửi dù đã đọc đi đọc lại nhiều lần và lại đắm chìm trong những suy nghĩ miên man
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 127088)
Đêm phủ trùm, thơm ngát mùi quê nhà trong trí tưởng, tôi muốn nương hồn mình theo về, để bắt gặp lại những mùi hương…
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 99312)
Một ngày mới, thêm niềm tin yêu mới. Cảm ơn đời, cho tôi trọn niềm vui. Cảm ơn người, bè bạn của tôi ơi! Hãy xiết chặt vòng tay thân ái.
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 152095)
Để ra khỏi vòng trầm luân khổ ải, có lẽ chúng ta phải nên đồng hoá Cho và Nhận để không có sự phân biệt,
23 Tháng Mười Một 2012(Xem: 107255)
dẫu cánh chim trời chưa biết mỏi người đi cũng sẽ trở về tìm giữa phố Sài Gòn, đêm hội ngộ mai tôi về, mai về! MAI, nhé em?!
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 117325)
Từng ấy thứ xếp đầy trong ký ức Bao nhiêu năm vẫn như thế êm đềm Ơn cô thầy muôn đời luôn ghi nhớ Nghĩa thầy trò ấm áp mãi trong tim.
15 Tháng Mười Một 2012(Xem: 118005)
Ở bên kia cầu vồng có lẽ, Quá khứ không còn là những niềm nuối tiếc Tương lai chẳng còn là những nỗi lo âu
14 Tháng Mười Một 2012(Xem: 153008)
Với chủ đề “Trường Xưa, Thầy Xưa” nhóm CHS.NQBH ở Sài Gòn sẽ tổ chức “Đêm tri ân” thầy cô giáo cũ, cũng là buổi tri ngộ của những “cụ” học sinh thiệt lâu năm của trường Ngô Quyền.
14 Tháng Mười Một 2012(Xem: 131732)
Cảm ơn trang web Ngô Quyền bốn phương tám hướng se duyên trùng phùng từ trong ký ức mịt mùng Thầy xưa, bạn cũ bỗng dưng trở về
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 119465)
Hôm nay ngày giỗ Mẹ Chúng con đốt trầm hương Kính dâng về Từ Mẫu Với trăm vạn niềm thương
09 Tháng Mười Một 2012(Xem: 146333)
Nên hay không nên... Trở về thăm Biên Hòa và đối diện với kỷ niệm, đối diện với tình yêu, tình bạn?
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 133558)
Ôi! Những tàng cây Sao đã ôm ấp tuổi thơ của tôi. Những hốc, rễ cây sần sùi như con rắn nằm ngủ của tôi nay đã đâu mất rồi!?
07 Tháng Mười Một 2012(Xem: 155125)
Trong tiết trời se se lạnh của đêm đầu đông, tôi suy nghĩ về cuộc đời, bè bạn. Những khó khăn gian khổ qua rồi.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 135560)
Thơ Kiều Oanh Trịnh - phổ nhạc LMST – Hòa âm Cao Ngọc Dũng - Ca sĩ Tâm Thư trình bày
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 108912)
Tạm biệt ông ơi. Đi ngủ đi, Cháu về bài vở ngập mùa thi, Ngày mai ông tới cháu đi học, Rạng rỡ bình minh soi bước đi.
01 Tháng Mười Một 2012(Xem: 108650)
Dòng đời sông nước vẫn trôi Vẫn ra biển cả, vẫn xuôi về nguồn Vẫn mang dòng nước mưa tuôn Vẫn ngâm những khúc tình buồn vương tơ
31 Tháng Mười 2012(Xem: 148982)
Kể từ đó, miền Bắc không có văn học nữa. Đảng qua Tố Hữu, Trường Chinh đã chôn sống các nhà văn như chôn sống địa chủ.
28 Tháng Mười 2012(Xem: 120703)
thu tình ta, nay chắc úa màu (chẳng câu dâu bể, cũng phù du) đêm nay gió lộng, mùa quay gót người về-mai, mốt-có thương thu?
26 Tháng Mười 2012(Xem: 112046)
(Tặng Hoàng Mai Đạt, Anh Hạnh, Hòa, Phước) Sống vui với cả mọi người Sống vui với cả cuộc đời tối tăm Mai nào rủ áo hồng trần Thì thôi cũng vẫn có ngần ấy thôi.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 117440)
Thu xưa anh hát ru em Bài ca dao cũ, êm đềm ngủ say Ru em giấc ngủ ban ngày Lá rơi xào xạc, chân nai bước về
26 Tháng Mười 2012(Xem: 160705)
Nhạc: Anh Vũ - Phổ từ bài thơ "Giữ Dùm Em" của Hạnh Phạm - Ca sĩ: Bích Thủy - Thực hiện Youtube: Hạnh Phạm
16 Tháng Mười 2012(Xem: 119012)
Cung đàn như đứt sợi dây tơ, Chẳng phải vì em muốn hững hờ, Chỉ muốn cho tôi đừng thương nhớ, Chẳng muốn suốt đời tôi mộng mơ.
15 Tháng Mười 2012(Xem: 119467)
Rằng thương cá bóng kho tiêu. Canh rau ngót nấu tép riu thơm bùi. Rằng yêu thương mãi một đời. Đất quê hương gửi lời mời đón đưa.
15 Tháng Mười 2012(Xem: 146248)
Mẹ sẽ luôn luôn đứng phía sau con, để những khi chân con trợt ngã, Mẹ sẽ lại nâng con lên cho con tiếp tục bước tới.
13 Tháng Mười 2012(Xem: 120477)
Mùa Thu hoa cúc nở Bên này trời mù sương Khói lam mờ bếp ấm Nhớ về Thu quê hương…
12 Tháng Mười 2012(Xem: 166409)
Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Cao Ngọc Dung Ca Sĩ : Quốc An
12 Tháng Mười 2012(Xem: 127136)
Mỗi lần nhìn em gái đứng tần ngần nhìn theo mấy đứa bạn đội nón hồng xanh đi ngang nhà thằng anh hai buồn hiu hắt.
11 Tháng Mười 2012(Xem: 128731)
Cuộc tình không bày tỏ Sẽ có mãi trong tôi Sẽ đẹp suốt cuộc đời Và cho tôi mãi mãi Yêu nàng như chưa yêu
10 Tháng Mười 2012(Xem: 114653)
Thu đến HỒN chìm trong vạn lá Đông về HỒN đọng giữa ngàn sương Mộng mơ HỒN đến miền xa lạ Bàng bạc HỒN trăng khắp nẻo đường
08 Tháng Mười 2012(Xem: 164081)
Âm nhạc đưa tôi đến thế giới huyền hoặc của tình yêu ngày tôi mới lớn, đưa tôi bay bổng, vượt qua ngàn trùng dương trở về quê hương nơi có thành phố Biên Hòa tôi yêu dấu.
06 Tháng Mười 2012(Xem: 151841)
Nợ chữ nghĩa vẫn còn mang nặng, nhưng từ đó cho đến mãi về sau này con người ấy không sao quên câu chuyện “nhánh cây liêm sỉ” của Dì Hai.
05 Tháng Mười 2012(Xem: 126013)
Mời em một chuyến rong chơi Thăm miền biển vắng thăm người cô đơn Quạnh hiu những lá hoa cồn Bình minh sương phủ, hoàng hôn sóng gào
05 Tháng Mười 2012(Xem: 167198)
Ước chi Thu đừng đi qua, Thu ở lại dài lâu trong đời sống để mỗi người trong chúng ta quên đi những bộn bề phức tạp mà đắm mình trong sắc Thu muôn đời...
05 Tháng Mười 2012(Xem: 117697)
Thu gợi bao hoài niệm Của yêu dấu một thời Giữ đầy bốn ngăn tim Dù thời gian vời vợi.
03 Tháng Mười 2012(Xem: 161341)
Giờ này anh đang làm gì bên kia nhỉ? có nhắm mắt thấy những giấc mơ của tụi mình không? Sao cả hai nơi cách nhau nửa vòng trái đất đều mưa như thế?
29 Tháng Chín 2012(Xem: 168457)
... có lẽ khi càng lớn tuổi người ta thường nhớ và nhắc đến những chuyện xa lắc xa lơ như nuối tiếc một thời đã mất!