Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Ngọc Xuân - THƯ NHÀ (2)

31 Tháng Mười Hai 201012:00 SA(Xem: 120511)
Nguyễn Ngọc Xuân - THƯ NHÀ (2)

THƯ NHÀ:

(Phúc đáp thư bạn Nguyễn Hữu Hạnh CHS-NQ @ USA)

 

THẦY TÔI

 

Bạn thân mến ,

Từ quê nhà Việt Nam, ở Miền Trung giữa mùa mưa bão lạnh lùng, tôi rất vui và cảm thấy rất ấm lòng khi nhận được email thăm hỏi của bạn gửi cho tôi từ nước Mỹ xa xôi. Kính thăm bạn cùng quý quyến an khang.

Cảm ơn bạn đã cho biết Đặc San Biên Hòa Cali 2011 có bài viết đề cập đến tôi và trường NGUYỄN DU. Tôi chưa hân hạnh được đọc bài viết ấy, nhưng xin thưa với bạn, tôi rất vinh dự đã từng là cựu học sinh trường Tiểu Học NGUYỄN DU, Biên Hòa, có truyền thống tốt đẹp lâu đời và là một trong những ngôi trường đầu tiên của quê hương chúng ta, có lịch sử gắn bó với trường Trung Học NGÔ QUYỀN.

 Theo Địa chí Đồng Nai, năm 1897, có một ngôi trường đặt ở làng Bình Trước, tổng Phước Vĩnh Trung và sau trở thành trường tiểu học tỉnh lỵ đầu tiên mang tên École primaire complémentaire de Bien Hoa

Đến năm 1954, trường được đổi tên thành Trường Nguyễn Du theo chương trình Việt hóa tên trường. Mãi đến năm 1956,Trường trung học Ngô Quyền mới được thành lập và là một trong số rất ít trường trung học của cả vùng Nam bộ lúc bấy giờ. Trường Ngô Quyền ban đầu chỉ có 4 lớp đệ thất, gồm 150 học sinh. Do chưa có cơ sở riêng nên trường Ngô Quyền đóng tại Trường tiểu học Nguyễn Du.

( Nguồn : VÕ AN NINH - Những ngôi trường đầu tiên ở Biên Hòa )

 truong_nguyen_du_xua-content

 Trường tiểu học đầu tiên của tỉnh lỵ Biên Hòa có tên là

 École primaire complémentaire ( 1897 ) ,

tiền thân của trường NGUYỄN DU ngày nay

 

Ở NGUYỄN DU, tôi học lớp NHÌ với Cô HUỲNH THANH LOAN niên khóa 1960 – 1961, và học lớp NHỨT D với Thầy HUỲNH NGỌC CHẤN niên khóa 1961 – 1962.

HUỲNH THANH LOAN là người Sài Gòn, là dâu của Thầy Giáo TIẾNG - cùng với quý Thầy Phan Văn Nga, Thầy Hồ Văn Tam, là nhà sư phạm tiếng tăm ở Biên Hòa - có căn nhà xây theo kiến trúc mới rất xinh ở Đường Đắp Mới. (Tôi không biết bây giờ gọi tên con đường này là gì? Đó là con đường từ Cầu Rạch Cát, đi qua Kho Xăng chạy đến Biên Hùng). Cha ruột của Cô THANH LOAN là Giảng Viên Trường Sư Phạm Thực Hành ở Sài Gòn (lúc ấy còn chừa thêm phía dưới tên trường là École Normale de Pédagogie), tác giả của bộ sách giáo khoa tiếng Việt tiểu học “VIỆT VĂN ĐỘC BẢN”, được Bộ Quốc Gia Giáo Dục cho phép xử dụng chính thức song song với “TIỂU HỌC NGUYỆT SAN” (là tài liệu giảng dạy của giáo viên tiểu học, do Bộ QGGD xuất bản định kỳ mỗi tháng một lần).

Cô THANH LOAN tốt nghiệp thứ hạng cao từ trường Quốc Gia Sư Phạm Sài Gòn, nên được bổ nhiệm, theo yêu cầu của chính Cô, về trường NGUYỄN DU Biên Hòa, một ngôi trường với thành phần giáo viên ưu tú được tuyển lọc nghiêm khắc.

Cô tôi có dáng người thanh mãnh, tha thướt trong chiếc áo dài Việt Nam, nói giọng Sài Gòn thanh thoát nghe rất lạ và thích. Biết tôi là cậu bé từ nhà quê (Tân Ba) mỗi ngày phải vượt đoạn đường 11 cây số ra tỉnh học - gương mặt và cử chỉ của cậu chắc không giấu được vẻ hiền lành chất phác - nên Cô yêu tôi lắm. Cô cho tôi làm Trưởng lớp, coi sóc những việc cần thiết trong lớp như: lên văn phòng lấy Sổ Đầu Bài, Sổ ghi điểm, điểm danh, phân công lấy phấn, lau bảng, giữ gìn vệ sinh trật tự, chỉ bài cho bạn học kém, và nhiều việc lặt vặt khác mà Cô nhờ giúp... Tôi rất thích và vui mừng trong những lần được Cô kêu giao việc, vì trong những lần như vậy, tôi lại được đứng gần Cô, được lắng nghe cái giọng nói Sài Gòn nhỏ nhẹ dịu dàng của Cô phả vào sát tai tôi, được nghe mùi hương thơm thoang thoảng của nước hoa toát ra từ người Cô... Có một lần, Cô nhờ tôi làm một việc mà mãi đến bây giờ, đã nửa thế kỷ qua, mỗi lần nhớ lại, tôi vẫn còn ôm bụng cười lăn lóc và không sao quên được:

Hôm ấy, vào giờ ra chơi, Cô kêu riêng tôi ra, đưa cho tôi một phong thư, đã dán kín và đã ghi địa chỉ người nhận là Cha Cô ở Sài Gòn, cùng với tờ giấy bạc 20 đồng, bảo tôi ra Bưu Điện (phía sau trường Nguyễn Du) mua tem dán vào phong thư và gửi đi gíúp Cô. Giá mỗi con tem in hình Tổng Thống Ngô Đình Diệm để gửi 1 bức thư đi trong nước lúc bấy giờ là 1 đồng. Tôi ra Bưu Điện, mua được 20 con tem, rồi ngồi tại bàn, hì hục dán cả 20 con tem vào phong thư! May sao, khi dán đến con tem thứ 15, thì có một người khách nhìn thấy, ghé mắt hỏi tôi: “Sao cháu dán nhiều tem vậy?” và giải thích cho tôi biết chỉ cần dán 1 con tem là đủ! Trời ạ, tôi hồn vía lên mây, cặp mắt đẫm lệ, lòng rối như tơ vò, vừa sợ Cô la, vừa không biết làm sao bây giờ? Tôi ngồi xuống bậc thềm tam cấp của Bưu Điện, mếu máo khó khăn gỡ từng con tem đã dán ra khỏi bì thư. Gió từ Sông Đồng Nai phía Tòa Hành Chánh tỉnh cạnh đấy, như vô tình trêu chọc tôi, cứ thổi bay từng con tem tôi gỡ... Khi cái phong thư chỉ còn lại 1 con tem, thì dẫu không rách nát, nhưng nó không còn phẳng phiu sạch sẽ như trước nữa! Tôi trở về lớp, rụt rè đưa lại cho Cô tờ giấy có 19 con tem, trong đó có 14 con tem nhăn nhó... Bận dạy học, Cô chẳng để ý hỏi tôi điều gì... Khoảng một tuần sau, chắc là khi ấy Cha Cô đã nhận được thư rồi và hỏi Cô vì sao phong thư nhăn nhó như vậy, nên Cô mới kêu tôi để hỏi. Tôi thiệt tình kể lại đầu đuôi câu chuyện. Chắc là Cô tức cười lắm, nhưng Cô chỉ mỉm cười xoa đầu tôi, hiền từ bảo: “Không sao, thư đã đến tay người nhận rồi!” 

(Cô ơi! Ở nơi nào đó bây giờ, đọc được những dòng này, Cô có còn cười con không? - NNX )

Cuối năm lớp Nhì, khi những cây phượng trong sân trường NGUYỄN DU nở đỏ thắm, và mặc dầu trên tay trĩu nặng phần thưởng của một học sinh được xếp hạng Nhất, nhưng trong lòng tôi, một cậu học trò nhỏ nhà quê, cũng nặng trĩu và bỗng dưng muốn khóc khi đến chào từ biệt Cô giáo THANH LOAN vô vàn kính yêu của tôi, để rồi trong mùa Hè, Cô về Sài Gòn phồn hoa đầy ánh sáng, còn tôi về với đồng ruộng làng quê xa vắng, lúc ấy hãy còn chưa có một ánh đèn điện...

Thầy và Cô TIẾNG (cha mẹ chồng của Cô THANH LOAN) đều là những Vị Thầy khả kính, đức hạnh, dạy giỏi, có công lớn trong sự nghiệp giáo dục nói chung của Biên Hòa thời ấy và nói riêng là đối với trường NGÔ QUYỀN trong buổi đầu sơ khai, chắc là bạn cũng có biết? Cô TIẾNG phụ trách giảng dạy trường NỮ CÔNG GIA CHÁNH, rất nổi tiếng, lúc trường NGÔ QUYỀN mới thành lập, nhà trường còn nằm ở phía đối diện với Nhà Thương PHẠM HỮU CHÍ (hồi ấy thường gọi là “Nhà Thương Thí” vì chữa trị cho bệnh nhân không lấy tiền, ngày nay là Bệnh Viện tỉnh Đồng Nai).

Thầy HUỲNH NGỌC CHẤN có gia đình và nhà riêng ở Đường Đắp Mới Biên Hòa, nhưng quê Thầy ở Tân Ba.

Thầy CHẤN là một trong những giáo viên dạy lớp NHỨT rất giỏi của trường tiểu học NGUYỄN DU, dưới thời Hiệu Trưởng là Thầy NGUYỄN QUANG TRÌNH. Tỷ lệ học sinh lớp NHỨT của Thầy CHẤN đậu vô trường NGÔ QUYỀN (là trường trung học công lập duy nhất của tỉnh Biên Hòa lúc bấy giờ) rất cao. Dáng người Thầy CHẤN cao gầy, đi dứng nhanh nhẹn,Thầy thường chải tóc tém ngược lên phía trên (giống như nghệ sỹ ÚT TRÀ ÔN), hồi ấy chưa có các loại gel hoặc spray như bây giờ nên chắc là Thầy có xài brillantine (?!). Thầy rất mực thương yêu hết thảy học trò của Thầy trong lớp, không phân biệt là học sinh giỏi hay kém, hoặc xuất thân gia đình là con cái nhà ai... Tiếng giảng bài của Thầy, giọng nói của Thầy rất rõ ràng, ngọt ngào, dễ nghe. Thầy rất hiền lành, nhưng cũng rất nghiêm, tận tụy siêng năng, chăm chút theo dõi việc học tập của từng người học trò một, không bỏ sót một ai... Thầy rất tình cảm, có lần tôi nhìn thấy Thầy khóc, vì một bạn trong lớp vi phạm kỷ luật và bị điểm kém... Vì là lớp cuối cấp tiểu học, học sinh lại sắp phải qua một kỳ thi tuyển gay go mới được trúng tuyển vô Ngô Quyền, nên Thầy soạn giáo án rất kỹ lưỡng, dạy dỗ chúng tôi rất nghiêm ngặt, kỷ luật, sâu sát từng ly từng tý... Như bạn cũng biết, thời ấy số học sinh tiểu học cả tỉnh Biên Hòa dự thi tuyển vô Ngô Quyền rất đông, nhưng sỉ số được chọn vào Ngô Quyền  rất ít, vì Ngô Quyền chỉ mới có vài lớp Đệ Thất... Thầy rất chân tình chăm lo cho tất cả chúng tôi, khiến cho chúng tôi ai nấy đều kính quý Thầy, cảm thấy thân yêu Thầy như người Cha trong gia đình, mọi người không ai bảo ai đều ra sức học tập chuyên cần để Thầy vừa lòng.

Riêng đối với tôi, vì Thầy vừa là đồng hương, vừa là đồng nghiệp với Ba tôi (Ba tôi cũng là giáo viên thuộc Ty Tiểu Học Biên Hòa – Văn phòng Ty đặt ngay phía sau trường NGUYỄN DU), nên tôi lại càng cố gắng học tập nhiều lắm. Và chẳng bõ công, cuối năm học ấy, tôi được lãnh phần thưởng Danh Dự của Tổng Thống NGÔ ĐÌNH DIỆM, do chính Ông HOÀNG MẠNH THƯỜNG, Tỉnh Trưởng tỉnh Biên Hòa lúc ấy, trao tặng. Dạo ấy, phần thưởng to và nhiều lắm, phải chở về nhà bằng xe cyclo, đa phần là Tự Điển loại lớn nhất (như La Rousse, hoặc từ điển của các tác giả NGUYỄN VĂN KHÔN, LÊ BÁ KÔNG, ĐÀO DUY ANH, ĐÀO VĂN TẬP, ĐÀO ĐĂNG VỸ...), sách văn học lịch sử của Trần Trọng Kim, Dương Quảng Hàm... và các tác giả nổi tiếng khác, cùng rất nhiều dụng cụ học tập...

Mùa Hè năm lớp NHỨT, vừa tan trường xong, Thầy CHẤN mở lớp luyện thi vào Đệ Thất Ngô Quyền, lớp mở ngay tại nhà Thầy ở Đường Đắp Mới. Tôi từ Tân Ba (cách xa Biên Hòa 11 km), đi xe đạp, qua sông bằng chuyến đò ngang ở Bến Đò Trạm, cũng đến nhà Thầy học luyện thi với các bạn, không bỏ sót buổi nào... Cours luyện thi Đệ Thất của Thầy CHẤN rất đặc sắc, được tuyển lọc từ nhiều đề thi tuyển các năm trước vào các trường lycée nổi tiếng ở Sài Gòn như: Pétrus KÝ, Chu văn An, Marie Curie, Trưng Vương, Gia Long, các trường La-san như Taberd, Chasseloup Laubat… Lại được Thầy tận tình giảng dạy, phân tích cặn kẽ khúc chiết từng đề bài một, nên xong lớp luyện thi của Thầy rồi, chỉ còn vài ngày nữa đi thi, chúng tôi rất vững tin sẽ giành được một chỗ ngồi trong lớp Đệ Thất của trường trung học NQ danh giá nhất tỉnh lỵ...

Ngày đi thi, từ gia đình ở Tân Ba, cha con tôi thức dậy rất sớm (Hôm ấy Ba tôi xin nghỉ dạy một ngày để đưa tôi đi thi). Ngày thường đi học, Má tôi làm điểm tâm ở nhà cho tất cả anh em tôi. Sáng hôm ấy, riêng tôi đuợc Ba tôi dẫn ra Chợ Đồng Ván, vào tiệm cà phê của Chú Chệt, cho tôi ăn bánh bao xíu mại, uống cà fê sữa nóng, là những món ăn Tàu mà tôi rất thích, nhưng với đồng lương ít ỏi của một giáo viên tiểu học có 9 người con, Cha tôi chỉ có thể thỉnh thoảng “chiêu đãi” anh em tôi vào những dịp đặc biệt. Vào quán, tôi thích nhìn những chú người Hoa (mà người dân ở quê tôi thường gọi là “Ba Tàu” hay là “Cắc Chú” – tiếng nói trại của từ “Khách Trú”- ), không uống cà phê bằng ly mà đổ cả ly cà phê nóng ra đĩa rồi mới húp rột rột bằng đĩa... Cà phê nóng lúc sáng sớm ở chợ quê trong quán Chú Chệt có một mùi thơm rất lạ...

Thường ngày đi học, từ Tân Ba xuống trường NGUYỄN DU, tôi đi theo xe lam 3 bánh chở bạn hàng đem rau quả cá tôm từ trong sông ruộng quê nhà ra chợ tỉnh bán, hoặc đi bằng xe đạp qua ngã Bến Đò Trạm, nhưng hôm ấy Ba tôi canh giờ, đón chuyến xe đò sớm nhất, chạy tuyến Thủ Dầu Một–Biên Hòa, chạy ngang chợ Tân Ba, đậu trước nhà tôi. Hồi đó, có 2 hãng xe đò: xe đò “LIÊN HIỆP” (màu xanh - trắng) chạy Biên Hòa – Sài Gòn, và hãng xe đò “ĐỒNG HIỆP”(màu vàng - đỏ), chạy tuyến Thủ Dầu Một – Biên Hòa. Cả 2 hãng xe đò này đều có vé giảm giá cho học sinh. Người lớn 1 đồng/vé, trẻ em và học sinh là 5 cắc/vé.

Xong buổi thi trưa, Ba tôi đón tôi tận cổng trường thi, dắt tôi đi ăn cơm bình dân ở “Quán Cơm Xã Hội”, đối diện với Tiệm chụp hình PHẠM LUNG. Cơm trưa xong, Ba tôi cầm tay tôi dắt đi vòng vòng trong Chợ Biên Hòa, tranh thủ chỉ cho tôi những nơi có quen biết với Ba tôi và là đồng hương ở Tân Ba, như: Chú Ba PHẠM LUNG (Ba của anh Phạm Sơn Danh), Bác Út chủ tiệm hớt tóc trong chợ (Ba của Thầy giáo Nguyễn Tấn Nghiệm – đã mất ).v.v... Xem ra, Ba tôi trân trọng những người này lắm, và dặn dò tôi luôn luôn phải biết tôn kính những người ấy...

Thi xong rồi, trong tuổi thơ hồn nhiên, tôi vô tư về gia đình hưởng mùa Hè vui thú ở quê nhà, hầu như không hề mảy may nhớ đến những lo toan bận bịu về việc học, về kỳ thi đầy khó nhọc vừa qua.

Cho đến một hôm, trong lúc tôi đang nô giỡn với các em tôi sau vườn nhà ở Tân ba, thì Ba tôi đi Biên Hòa về, báo tin mừng: Tôi đã đậu Thủ Khoa kỳ thi tuyển học sinh vào Đệ Thất Ngô Quyền!

Đúng như niềm tin tưởng của Thầy trò tôi, mùa Hè năm ấy là một mùa Hè đáng ghi nhớ trong đời học sinh của tôi. Cha tôi, Thầy tôi và tôi đã sung sướng ôm chặt lấy nhau trong vòng tay thân ái, vỡ òa trong những giọt nước mắt vui mừng hạnh phúc.

Bạn thân mến,

Tục ngữ Pháp có câu: “Cái tôi là cái xấu nhất”.

Thư này viết cho bạn, chính là để trả lời câu hỏi của bạn về trường tiểu học NGUYỄN DU - mái trường chung của bao lớp anh tài quê hương Xứ Bưởi -, vô tình tôi lại nói nhiều điều rất riêng tư về tôi trong thời gian còn là người học trò bé nhỏ ở ngôi trường thân yêu ấy ...

Thế nhưng, bạn có biết không, mỗi khi nhắc đến tên trường NGUYỄN DU và NGÔ QUYỀN - cái nôi đầu đời đi học của tôi - tôi lại không cầm được niềm xúc động, và như lạc vào một trời quê hương đầy kỷ niệm thân thương, gợi cho tôi biết bao cảm hứng dâng trào... Vậy nên, nếu có phải chịu xấu một tý, tôi cũng mạn phép xin bạn đừng cho tôi là hợm mình, để cho tôi được dông dài kể lại cho bạn nghe một ít sự thật về thời đi học của tôi ở Biên Hòa, những sự thật mà tôi đã dè dặt gìn giữ trong lòng từ lâu lắm trên vạn nẻo đường đời, như một vốn quý để sống làm người... Tôi luôn luôn nhớ và biết rằng có nhiều thế hệ đàn anh đàn chị, các bạn học khác của tôi là cựu học sinh NGUYỄN DU, học rất giỏi và đã trở thành nhân tài xuất chúng của đất nước Việt Nam và thế giới. Dù có đi khắp bốn phương trời, mãi mãi hình ảnh Thầy Cô, bè bạn dưới mái trường NGÔ QUYỀN và NGUYỄN DU luôn ở trong trái tim tôi.

Vậy thì dẫu có đi đâu về đâu, dẫu trăm năm nữa, chúng ta luôn luôn vẫn có thể tự hào và vinh dự là con cháu của đại thi hào NGUYỄN DU và là hậu duệ của vua NGÔ QUYỀN, phải không bạn?

Cuối thư, xin một lần nữa cảm ơn bạn đã thăm hỏi, đã cho tôi cơ hội bày tỏ chơn tình của một tấm lòng thành thật, chân quê, về những ngôi trường, những người Thầy muôn thuở của tôi trên quê hương sông PHỐ.

 Chúc bạn an vui, thành công và phát đạt trong cuộc sống nơi quê người.

Xin tạm biệt và hẹn thư sau.

Thân ái,

anh_xuan-thumbnail




NGUYỄN NGỌC XUÂN

Đà Năng Việt Nam – Tháng 10 / 2010


Ghi thêm: Với tất cả sự dè dặt, qua một thời gian rất lâu xa cách quê hương Biên Hòa, kính xin Quý Thày Cô, quý vị tiền bối, quý Anh Chị thuộc lớp thế hệ huynh trưởng và các bạn đồng học của tôi, vui lòng thứ lỗi và sửa chữa những khiếm khuyết nếu có, trong bài viết trên đây. - NNX

 

 


18 Tháng Bảy 2013(Xem: 38252)
Hải âu gọi bạn... tim nhàu nát Cánh nhạn tìm ai... mắt mỏi mong Gío lạnh phất phơ tà áo lụa Tay gầy nhặt hạt lệ xanh trong
13 Tháng Bảy 2013(Xem: 35361)
Tôi sẽ làm gì khi khuất mẹ Đời tôi khi mất chiếc dù che Ai đỡ nâng tôi khi vấp té Ai cho bóng mát buổi trưa Hè
12 Tháng Bảy 2013(Xem: 60707)
Tôi xin gửi đến thầy cô, bạn bè tâm tư của mình để nhắc nhau còn hai tháng nữa là đúng 50 năm khóa 8 NQ bắt đầu nhập học.
12 Tháng Bảy 2013(Xem: 44607)
Tựa Đề : QUÊ HƯƠNG TUỔI THƠ TÔI Nhạc : Từ Huy Trình bày : Đỗ Hải (Guitar) - Ngọc Minh (Saxophone)
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 44007)
Môt ngày vui đã chấm dứt, nhưng cái tình Ngô Quyền vẫn sống mãi trong lòng mọi người. Cám ơn thầy cô không ngại tuổi già, đường xa đã về đây họp mặt.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 51774)
Cô trong tâm tưởng của em lúc nào cũng là một vị thầy đáng kính, và tình cảm cô dành cho em qúa ấm cúng, bao la, tình cảm của một người chị cả luôn luôn che chở các em.
06 Tháng Bảy 2013(Xem: 69000)
Bảy năm gắn bó ở trung học Ngô Quyền đã cho tao nhiều kỷ niệm, nếu viết thành sách cũng mấy trăm trang. Viết thơ cũng mấy chục bài.
05 Tháng Bảy 2013(Xem: 41051)
Xa vắng quê nhà đã bao năm. Cơ duyên chưa có được một lần. Xin gửi vần thơ ''Chào Hội Ngộ''. Ngô Quyền trường cũ mãi trong tâm
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 53634)
Những cô giáo trường Nữ Tiểu học ngày xưa đã từng là niềm hãnh diện tự hào của người xứ Bưởi Biên Hòa .
02 Tháng Bảy 2013(Xem: 36130)
Ai cùng tôi tiếp bài thơ dang dở Phút bồi hồi nhớ lại mái trường xưa Thuở sách đèn với thật nhiều hoài cảm Kể ra đây biết mấy đến cho vừa
01 Tháng Bảy 2013(Xem: 52111)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: HÈ VỀ - Nhạc và Lời Hùng Lân- Ca sĩ Hoàng Oanh - Mừng ngày Họp mặt Ngô Quyền--July 4, 2013
29 Tháng Sáu 2013(Xem: 51208)
Hãy cho nhau nụ cười và vòng tay ấm thân thương. Ngô Quyền mãi là ngôi trường yêu dấu của những người con xứ Bưởi. Mong gặp lại các bạn trong ngày hội Ngô Quyền.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 43824)
VỀ LẠI TRƯỜNG XƯA - Nhạc và Lời Trần Kiêu Bạc - Song ca. Kiều Oanh Trịnh thực hiện Youtube
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 35073)
Đẹp thay lễ họp mặt NGÔ QUYỀN Tháng 7- môi cười thắm nét duyên Tâm sự cùng cô: giờ hạnh phúc Hàn huyên với bạn: phút an nhiên
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 69964)
Dịu dàng với học trò, tế nhị với đồng nghiệp, là dấu ấn đẹp trong lòng tôi đối với cô Phan Thị Lệ Hoa.
27 Tháng Sáu 2013(Xem: 32546)
Ngô Quyền hội ngộ trùng dương. Để dòng máu nóng chung đường về tim. Bôn ba khắp nẻo mọi miền. Trùng hoan họp mặt còn tìm đến nhau.
21 Tháng Sáu 2013(Xem: 40273)
Em thấy cô trong bài thơ sinh nhật Viết từ thời mười bốn tuổi xa xôi Năm đệ tứ dưới mái trường ngọt mật Cô giảng thơ Kiều tóc mượt buông lơi
20 Tháng Sáu 2013(Xem: 41420)
Tháng Bảy Bolsa họp Ngô Quyền Tính xem bao cặp đã nên duyên Sân trường thơ thẩn Trần Kiêu Bạc Góc lớp thầm thì Nguyễn Tất Nhiên
19 Tháng Sáu 2013(Xem: 62638)
Đã đến lúc bạn bè chung lớp cần tìm gặp và cùng đến với nhau để ôn lại những kỷ niệm. Những tiếng tao mầy như đã thân quen tự thuở nào, như lời mời gọi chúng tôi cùng bạn bè
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 118896)
Quỹ thời gian của thầy cô tôi càng ít, càng nung nấu trong tôi về một buổi họp mặt, chỉ dành riêng cho thầy cô giáo cũ và anh chị em bè bạn chs. Ngô Quyền Biên Hòa.
18 Tháng Sáu 2013(Xem: 82148)
Hãy cho người cha, người mẹ tội nghiệp một bờ vai, một nắm tay ấm êm hạnh phúc. Như ngày xưa. Vâng! như ngày xưa khi các con còn bé xíu nằm êm ấm, hạnh phúc trong vòng tay thương yêu bất tận của hai đấng sinh thành.
15 Tháng Sáu 2013(Xem: 53930)
trong thơ văn cũng như ngoài đời thường, tình phụ tử thường không được nhắc nhiều bằng tình mẫu tử. Thế nên một bài thơ hay truyện ngắn nói về tình cha con phải kể là… “hiếm quý.”
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 36019)
Tháng Bảy Bolsa họp Ngô Quyền Tính xem bao cặp đã nên duyên Sân trường thơ thẩn Trần Kiêu Bạc Góc lớp thầm thì Nguyễn Tất Nhiên
12 Tháng Sáu 2013(Xem: 75111)
Chẳng biết làm sao hơn, chỉ có thể tiếp tục ước mong, nếu năm nay ta không về được thì hãy hẹn với nhau "về hội ngộ năm sau"… Có dịp về với nhau vì thời gian không còn nữa..
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 57583)
Tôi quay qua hỏi: "Nhớ Thầy Thể hả?". Cả hai gật đầu. Ai cũng nhớ Thầy hết trơn, hết trọi vậy đó! Thầy ơi!
11 Tháng Sáu 2013(Xem: 33976)
Hai năm cha mãi rong chơi. Bảy năm áo mẹ lên trời dung thân. Đất sâu cha mẹ an phần. Trần gian con cõng nợ nần nhân sinh.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 52645)
tham dự Ngô Quyền để có được những giây phút cảm động nhìn lại Thầy Cô cũ, bắt lấy từng bàn tay ôm từng kỷ niệm. Không thể? Và có thể... Biết đâu “ Ngô Quyền Vang Tiếng Gọi”
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 40483)
Cùng nhau về họp mặt Ngô Quyền Như đã từ lâu thắm nợ duyên Trường vẫn lung linh màu lãng mạn Lớp còn rực rỡ sắc hồn nhiên
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 36587)
Lá theo gió chạy ngang triền dốc nhỏ Nơi có nhiều đá cuội trắng tròn xinh Quần tụ bên nhau hàng hàng thạch thảo Đón lá ngu ngơ quay quắt một mình.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 46716)
Ai đó thơ thẩn thả hồn theo thơ: Bolsa nhớ nắng sân trường Vuốt xuôi tóc cấy mà thương người về.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 50738)
Thế giới đó có hiện hữu hay không cũng tùy niềm tin của mỗi người. Nếu tin thì bạn sẽ nhận được những tín hiệu siêu nhiên cho riêng bạn,
02 Tháng Sáu 2013(Xem: 37380)
Trường xưa cánh cổng khép chào. Thầy ơi, có biết ngày nào gặp đây? Tìm trong hơi ấm bàn tay. Ngô Quyền hội ngộ nắng say hương lòng.
30 Tháng Năm 2013(Xem: 82220)
Chia tay trong lưu luyến và chúc sức khỏe cho nhau để mong còn được thường gặp mặt Ngày hôm sau, trong lúc ngôi chờ lên máy bay về lại Canada, những hình ảnh thân quí ấy lạị hiện ra
30 Tháng Năm 2013(Xem: 38887)
Một thời vẫy vùng, anh mang tấm thẻ bài. Giờ chỉ còn đây: chiếc lắc đeo tay. Hai món vật vô tri đi theo số phận Nó cũng như em, bên anh hằng ngày.
30 Tháng Năm 2013(Xem: 37892)
Rừng núi quanh tôi bỗng chốc xanh rì Bằng lăng tím ngàn cây khoe sắc thắm. Tôi bỗng thấy một niềm vui sâu thẳm Ai dám bảo rằng bằng lăng tím không vui?
29 Tháng Năm 2013(Xem: 45143)
Bài Thơ Áo Trắng - Pham T. Xoàn - (thương tặng Khóa I - Tam C (TH Ngô Quyền Ngày xưa) - Hoa Bướm Ngày Xưa (Nhạc Nguyễn Hiền & Trúc Mai trình bày)
27 Tháng Năm 2013(Xem: 59867)
“Tin Vui Giữa Giờ Hy Vọng”, một cảm giác không ngờ được vẫn tưởng mình hoa mắt, tôi dùng tay lau nhẹ đôi tròng kính nhìn lại cho rõ và tự đọc cho mình nghe “ Thầy Lê Quý Thể CA ghi danh 1.
25 Tháng Năm 2013(Xem: 57548)
Bây giờ là tháng Năm, tháng của ngàn hoa thiên lý. Trông thấy hoa, tôi không còn bùi ngùi nhớ lại chuyện xưa và u hoài tiếc nuối một thời đã mất như trước nữa.
21 Tháng Năm 2013(Xem: 39762)
Bạn bè giờ người còn kẻ mất Gặp lại nhau quí giá vô cùng Nhắc nhở lại tuổi hồng ngọt mật Trường Ngô Quyền, mái ấm yêu thương.
20 Tháng Năm 2013(Xem: 41706)
em còn chờ gì, sau cơn gió giông? đời đã sang câu, đã chấm xuống dòng thôi kể tình yêu như trang sách cũ khép lại từ đây những mối mơ mòng!
20 Tháng Năm 2013(Xem: 42726)
Mời thưởng thức bài hát GẶP MẸ TRONG MƠ và các bài thơ về Mẹ. Youtube do Quỳnh Thư thực hiện
17 Tháng Năm 2013(Xem: 60186)
Trên đường về nhà, tôi tự khen mình là người biết làm bổn phận đối với đấng sinh thành. Thế nhưng đến khi được đọc một bài báo cũ viết về ông Ron Marshall,...
17 Tháng Năm 2013(Xem: 44304)
hãy đến bên anh, nhé em yêu! cùng ra sân bóng, những buổi chiều, nhà tranh là chiếc khung thành... súttt! hai trái tim vàng... lọt mục tiêu.
17 Tháng Năm 2013(Xem: 45386)
Nao nao lòng khi nhìn vào mắt em Cô bé Stiêng thoát ra từ vùng lũ Em ngác ngơ nhìn tưng bừng ánh điện Nhớ nghẹn ngào đêm xóm núi hoang vu
16 Tháng Năm 2013(Xem: 74360)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc Ca Sĩ : Hương Giang
16 Tháng Năm 2013(Xem: 16630)
Nắng Hè gay gắt nôn nao Tim anh cháy bỏng từ bao năm rồi Tình anh leo núi leo đồi Còn em trên đỉnh em ngồi em mơ…
16 Tháng Năm 2013(Xem: 53212)
Bầu sữa mẹ, nuôi con khôn lớn Tháng năm dài, chồng chất ngất cao Vòng tay Mẹ bao la biển rộng Con lớn dần tuổi mộng trăng sao
11 Tháng Năm 2013(Xem: 47372)
Ngày xưa bên mẹ tập nghe chuông Mẹ bảo chuông ngân bài vô thường Nay tóc hai màu con mới hiểu Đời tan từng phiến tựa lời chuông.
11 Tháng Năm 2013(Xem: 78046)
... đã vì Tình Mẹ Thiêng Liêng mà nói lên tình cảm của người con với Mẹ để mãi mãi MẸ XỨNG ĐÁNG LÀ MỘT TƯỢNG ĐÀI ĐỂ NHỚ ĐỂ THƯƠNG trong lòng những người con hiếu thảo.
10 Tháng Năm 2013(Xem: 45739)
Mẹ bên con những tháng ngày Cho con hơi ấm gởi đầy tình thương Mẹ không về giữa ngày thường Đêm đêm con thấy trong sương Mẹ về.
10 Tháng Năm 2013(Xem: 57439)
Tôi mù mờ, không hiểu tại sao khi mất cha mẹ rồi tôi có cảm tưởng tựa hồ như mình là một thân cây đã bị chặt rời, không còn nơi nào để bám rễ trên mặt đất này.
08 Tháng Năm 2013(Xem: 44406)
Con gọi Me ơi! Trong giấc mơ Đầm đìa nước mắt, con bơ vơ Mênh mông, lạc lối, con tìm Mẹ Tiên cảnh nghìn thu Mẹ khuất mờ…
03 Tháng Năm 2013(Xem: 46957)
Nơi cuối giòng sông mùa thu tôi bỗng lạ Thoắt nhớ thoắt quên mà không hiểu vì đâu! Thì em biết đó, mùa thu nào chẳng thế Cũng lá vàng rơi, cũng gió lạnh nao nao.
03 Tháng Năm 2013(Xem: 53920)
thôi tất cả hãy xem là kỷ niệm* khi thuyền rời bến cũ, tàu ra đi.... phút chạnh lòng còn biết nói năng chi từ nay gọi ''cố nhân'' xin giã biệt!
03 Tháng Năm 2013(Xem: 53086)
Hai chị em cùng bay Vào ước mơ rạng rỡ Cuộc sống dù rất dài Nụ cười chờ phía trước
02 Tháng Năm 2013(Xem: 45726)
Tình yêu chớm nở ngày xưa ấy Cho đến bây giờ vẫn ngất ngây Để đêm chị ngủ hồn mộng mị Vương vấn nhịp tim tuổi xuân thì
01 Tháng Năm 2013(Xem: 57100)
em đã đến, từ miền viễn xứ ta gặp nhau trên đỉnh Bà Nà ánh mắt thay lời cho ngôn ngữ đất trời cao rộng ngát hương hoa
27 Tháng Tư 2013(Xem: 45041)
Tháng tư năm 75 tôi ngồi bên ruộng vắng, Con trâu Bầu ngơ ngác cũng lặng câm. Tôi mím môi dấu giọt lệ âm thầm. Đồng hoang phế, một con chim lạc tổ.
27 Tháng Tư 2013(Xem: 48472)
Anh muốn cuộc đời con gái được bình yên Không giống như em -phải bán thân lấy chồng xứ lạ Nơi xa xôi muôn ngàn bão tố Biết ngày nào sẽ trở lại nhà xưa?
27 Tháng Tư 2013(Xem: 65507)
Không phải là ngẫu nhiên ta rơi vào đời nhau, có phải không ? Cám ơn anh, món quà ưu ái thượng đế trao cho tôi, một người anh tôi tưởng không bao giờ có được...!
22 Tháng Tư 2013(Xem: 69546)
Lại thêm một lần nữa những người tài hoa của Thung Lũng Hoa Vàng đã thành công trong việc chế tạo ra một cái gì trông rất nhỏ bé đơn sơ mà lại có sức chứa kinh hồn vô tận
19 Tháng Tư 2013(Xem: 81498)
Ngày 4 tháng 7 năm 2013 đang mời gọi. Về cùng nhau khơi lại bầu kỷ niệm , tay xiết chặt niềm vui, để nhớ rằng chúng ta bốn bể anh em một nhà và luôn giữ mãi tình nầy trong câu ca
19 Tháng Tư 2013(Xem: 90688)
Trong tầm mắt của tôi thì Tây Nguyên là một Amazon của Việt Nam thu nhỏ lại về mọi mặt. Về mặt lịch sử, nó là di sản của con người Tây Nguyên từ bao đời nay...
19 Tháng Tư 2013(Xem: 77210)
Rồi hôm nay sau bao ngày xa cách Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Tư 2013(Xem: 74016)
Trái tim má như hoa sen ấm áp, hương sen tỏa ra thơm ngát, dịu dàng. Người mẹ nhà quê xấu xí nghèo nàn của con là một bến bờ yên bình cho những con tim thiếu thốn tình thương trú ngụ.
18 Tháng Tư 2013(Xem: 49939)
Khắp năm Châu, chúng cùng ta rung rủi Quê hương ơi! Giờ thăm thẳm mù khơi? Chỉ mong sao hết vật đổi, sao dời Ngày mai tới, quê hương đầy nắng ấm...
13 Tháng Tư 2013(Xem: 61576)
Lẽ ra chúng ta đừng gặp lại nhau. để anh mãi là hình ảnh tuyệt vời trong em. như thuở ban đầu. để em đừng tuyệt vọng.
13 Tháng Tư 2013(Xem: 53618)
Sài gòn sống mãi trong ta… Viễn Đông hòn ngọc bây giờ còn đâu? Nét xưa giờ đã phai màu Sài gòn nay đã biển dâu ngậm ngùi.
13 Tháng Tư 2013(Xem: 54831)
Thưa Thầy! Con học chữ KHÔNG Thấy không mà có nên lòng chưa an Nhìn qua thế sự đa đoan Đôi khi là có, nhiều lần lại không
12 Tháng Tư 2013(Xem: 76649)
Đến với các “cụ” học trò Bê Bốn lần này có cô Đinh Thị Hòa, cô Khương Thị Bàn và các Thầy: Lâm Tấn Văn, Đinh Hữu Quyến, Nguyễn Văn Có.
12 Tháng Tư 2013(Xem: 85789)
Tựa Đề: DƯỚI BÓNG ĐIÊU LINH Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông. Hòa Âm : Tuấn Ngọc. Ca Sĩ : Hương Giang
06 Tháng Tư 2013(Xem: 70078)
Đọc xong tập sách mỏng, gấp sách lại, tôi cảm thấy một cái gì nhẹ nhõm len vào tâm hồn. qua những dòng tâm bút của một cô gái trẻ..
06 Tháng Tư 2013(Xem: 71415)
Quãng đường đó có lẽ là con đường đạo nhiệm mầu mà chúng tôi đang lần đi giữa đêm hoang vu không bờ bến của kiếp nhân sinh.
06 Tháng Tư 2013(Xem: 55919)
lần đó, cuối cùng thấy dáng cô! tôi đi lang bạt, kiếp giang hồ, vài lần ngang dọc, tim rỉ máu, sao giọt nhỏ đầu, vẫn chửa khô?
05 Tháng Tư 2013(Xem: 54627)
Chỉ một bàn tay với, Mà xa cách muôn trùng! Sắt máu nào cấm được, Tình chúng ta thủy chung!
05 Tháng Tư 2013(Xem: 50442)
Ta đã mất Sài gòn yêu thuở trước Ngày trở về mang thăm thẳm niềm đau Bao đắng cay, chất chứa trái tim sầu Ta đã mất Sài gòn xưa thật sự
30 Tháng Ba 2013(Xem: 53388)
Mùa XUÂN thức dậy Ra thăm nụ hồng Giọt sương vừa đọng Trên rèm mi cong Long lanh... long lanh... Muôn ngàn giọt nắng Hôn lên trên mắt... trên làn môi em...
30 Tháng Ba 2013(Xem: 84247)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÂY XƯA- Nhạc và Lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Quỳnh Dao
29 Tháng Ba 2013(Xem: 95860)
Chắc chắn và không thể chối cãi được sự có mặt trong Hoàng Cung của Bà đã thay đổi bộ mặt Hoàng Cung. Nhưng điều quan trọng hơn cả, Bà trở thành biểu tượng, mẫu hình lý tưởng ...
28 Tháng Ba 2013(Xem: 71485)
Tôi giơ tay hứng lấy chiếc lá vàng nhỏ bé, chao đảo lượn lờ rớt vào lòng bàn tay tôi, ôi mong manh, ôi tội nghiệp, ôi tàn tạ như cuộc đời mẹ yêu dấu của tôi.
28 Tháng Ba 2013(Xem: 57481)
Em cứ yêu và em cứ nhớ Cứ thẫn thờ, thơ thẩn làm thơ Cứ chìm trong ngày tháng mộng mơ Cứ bối rối, như ngày mới lớn
22 Tháng Ba 2013(Xem: 102899)
Phạm Duy là một con người, như mọi người. Ông đã sống tận cùng đời sống của ông, ông đã hiến tận cùng những gì ông có trong trái tim ông và thân xác ông.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 56586)
Đêm thao thức giữa sao trời rạng rỡ, Nghe mẹ trở mình ru khẽ tiếng à ơi. Mẹ vẫn ru tôi từ nhỏ đến muôn đời, Bên song cửa, vạn sao trời rạn vỡ.
22 Tháng Ba 2013(Xem: 55818)
Dậy đi mẹ, mây bay ngoài khung cửa Trời vẫn xanh, chim đang hót ngoài vườn Thiếu bóng mẹ đời con cô quạnh quá Bao tuổi đời, con vẫn sợ mồ côi.
21 Tháng Ba 2013(Xem: 100773)
Cầm chắc lá thư trong tay tui đứng đợi mà sao hai cái chưn có cảm giác run lên từng chập. Chỉ còn độ mươi gốc cây nữa là em sẽ ngang qua. Tui dựa vô gốc cây đứng thở dốc mà chờ.
16 Tháng Ba 2013(Xem: 99028)
Với chín mươi năm cuộc đời cô còn hai mươi bảy lần sinh nhật, chúng tôi lại còn dịp tham dự mừng năm mươi lăm năm và sáu mươi năm ngày cưới của cô; để còn được nghe bản nhạc “THƯƠNG HOÀI NGÀN NĂM''
16 Tháng Ba 2013(Xem: 57922)
Chánh điện - mùi hương thoang thoảng bay Hôm nay lễ Mẹ một trăm ngày Êm đềm tiếng mõ - dòng châu xót Nhè nhẹ lời kinh - giọt lệ cay...
15 Tháng Ba 2013(Xem: 81041)
Sáng nay bừng mắt dậy, con nhớ ra mình đã mất ba hơn mười lăm năm nay rồi, chỉ như mới hôm qua thôi, vết thương vẫn còn tươi rói, chảy những giọt máu lớn dồn dập. Nỗi đau này biết bao giờ nguôi ngoai?
09 Tháng Ba 2013(Xem: 117389)
Bài viết của Bảo Trần đã khắc họa khá rõ nét chân dung nhân hậu của bác Lê Văn Nhơn, một “thần tượng” luôn luôn cận kề bên cạnh cuộc đời con cháu.
09 Tháng Ba 2013(Xem: 102590)
Nghe con hỏi một lần nữa rằng bố muốn biến đi đâu với máy thời gian, tôi càng trầm tư, không ngờ câu trả lời khó hơn tôi tưởng. Ði đâu bây giờ?
08 Tháng Ba 2013(Xem: 63331)
quê mình đây, chất phác đơn sơ vẫn thủy chung thương nhớ đợi chờ vẫn ấm tình yêu vòng tay Mẹ vẫn bao dung như tự bao giờ….
08 Tháng Ba 2013(Xem: 65375)
Vạn sương mai đón bình minh, Biết bao ong bướm tâm tình đón đưa, Cỏ non hương thảo có thừa, Không bằng chỉ một mẹ ta trên đời
08 Tháng Ba 2013(Xem: 97423)
Thời Thơ Dại cũng đến, qua đi, để lại những kỷ niệm hay dấu khắc khó phai mờ, và nhiều khi nó trở thành những vết sẹo mà thời gian hay thuốc men không thể xóa!
07 Tháng Ba 2013(Xem: 85060)
Mưa Thu tí tách ngoài hiên, trời mùa Thu San Jose vun trọn nỗi nhớ. Mùa Thu nơi đó có em dõi mắt ra ngoài khung cửa sổ trông ngóng tin anh?
02 Tháng Ba 2013(Xem: 102384)
Gặp lại Đức Ông sau chuyến "công tác" nóng bỏng, các thuộc hạ đều vui mừng hớn hở vì biết nơi trái đất này vừa thoát khỏi một tai họa kinh hoàng!!!
01 Tháng Ba 2013(Xem: 56293)
Anh ạ, Xuân về nơi xứ lạnh Tuyết trắng chập chùng thay sắc mai Cúi mặt... lau nhanh dòng nước mắt Ngậm ngùi, thương tiếc... nét Xuân phai...
01 Tháng Ba 2013(Xem: 54717)
Thời gian trôi qua pha sương màu tóc Những cô bé giờ trôi dạt nơi đâu Nhắc kỷ niệm xưa chắc là sẽ khóc Mơ một ngày sẽ ngồi lại bên nhau.
01 Tháng Ba 2013(Xem: 51473)
Tiễn mùa Đông, đón nắng Xuân. Vòng xoay vũ trụ bao lần đón đưa. Đêm tàn lịm ánh sao thưa. Sáng lên ngọn lửa giao mùa tình yêu.
28 Tháng Hai 2013(Xem: 62919)
Xin mời thưởng thức những chậu Thủy Tiên mùa Xuân Quý Tỵ của cô Thu Lê
27 Tháng Hai 2013(Xem: 61285)
Trăng mười mấy... Vẫn là trăng thuở ấy Thuở hai mươi rực rỡ mối tình đầu Lúc thẹn thùng e ấp gởi trao Chẳng nghi ngại trái tim nào thay đổi