Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - ĐOẠN CUỐI HÔI KÝ CỦA BA

18 Tháng Sáu 201012:00 SA(Xem: 91950)
Nguyễn Trần Diệu Hương - ĐOẠN CUỐI HÔI KÝ CỦA BA

ĐOẠN CUỐI HI KÝ CỦA BA

Nguyễn Trần Diệu Hương

 

  • Bài này được viết để đau xót đưa Ba về với hạc nội mây ngàn, để báo tin cho bạn bè của Ba - những người vẫn còn hiện diện trên đời - bạn học ở Khải Định, Quốc Học, ở quân trường Thủ Đức, ở camp Fort Benning, Georgia; bạn trong quân ngũ; bạn tù ở Biên Hòa, Vĩnh Phú, Hà Nam Ninh, Gia Trung: Ba đã vĩnh viễn ra đi. 
  • Như một lời cảm ơn muộn màng (của cả gia đình, thay cho Ba) gởi đến Bác DK Lai ở Texas, chú MV Tấn ở Indiana.

blank

 

Một trong hai tai nạn lớn nhất đời người vừa xảy ra với chúng tôi khi Ba vĩnh viễn bỏ cuộc đời, bỏ Mẹ và chúng tôi, Những năm gần đây, nhiều người bạn cùng thời với Ba, những người sinh vào cuối thập niên 20s đến cuối thập niên 30s của thế kỷ hai mươi lần lượt bước sang thế giới vĩnh hằng, chúng tôi đã chuẩn bị tinh thần cho ngày Ba về với ông bà, nhưng lòng vẫn đau như cắt.

Dạo sau này, cả anh Sơn, một người bạn lớp trên ở trường Ngô Quyền xưa, và chúng tôi đều lo sợ khi chuông điện thoại reo lên vào giữa đêm khuya, chỉ sợ đó là tin chẳng lành về các đấng sinh thành. Cả hai ông Bố đều đã tốt nghiệp "đại học máu" (theo từ ngữ của nhà văn Hà Thúc Sinh) với một thời gian cả một thập niên dài đăng đẳng. Những năm tháng cùng khổ đó đã tàn phá cơ thể của những cựu SQ QLVNCH vốn có lối sống kỷ luật, điều độ, không uống rượu, không hút thuốc như thân phụ của chúng tôi. Trung tuần tháng 11 năm 2009, Ba anh Sơn qua đời ở Seattle, WA, được đồng đội năm xưa đưa tiễn ông lần cuối trong bầu trời xám ngắt của miền Tây Bắc nước Mỹ. Tôi gọi diện thoại chia buồn với người bạn lớn thời Trung học trước đại tang của anh. Và tưởng tượng trong những giọt nước mưa không ngừng lúc cuối thu đầu đông ở Seattle có lẫn những giọt nước mắt của anh Sơn, Mẹ và các em của anh. Tang lễ xong, anh gọi điện thoại cảm ơn, giọng nói vẫn còn âm ỉ nỗi đau mất cha. Mới biết, dù người ta có lớn, có già đến đâu đi nữa, mất cha vẫn là mất một nửa bầu trời xanh hạnh phúc.

Không may, chỉ nửa năm sau, đến lượt chúng tôi phải chịu một trong hai đại tang lớn nhất đời người. Không phải là một cú điện thoại mang đến tin dữ giữa đêm khuya, mà là vào buổi chiều, lúc hoàng hôn ở ven biển miền Tây nước Mỹ, buổi sáng ngày Lễ Phật Đản 2554 ở Việt Nam, báo tin Ba vĩnh viễn ra đi chỉ sau ba ngày bệnh tim trở nặng. Dù đã bắt đầu tìm hiểu kỹ về tôn giáo, về lẽ vô thường từ khi Ba Mẹ bước vào tuổi bảy mươi, chúng tôi cũng đau đớn như một phần cơ thể của mình vừa bị mất. Mấy anh chị em mua vé máy bay, xin visa khẩn nhập cảnh Việt Nam, về liền ngay ngày hôm sau. Các hãng máy bay ở Châu Á không dành ưu đãi (như một lời phân ưu) cho những người phải lấy chuyến bay gấp để về chịu tang như các hãng máy bay ở Mỹ. Nhưng vào giờ phút đó, tiền bạc không còn đáng kể nữa

Hai chuyến máy bay quốc tế vượt đại dương, và một chuyến bay quốc nội từ phi trường Tân Sơn Nhất đưa chúng tôi về đến quê nhà trong vòng hai mươi bốn tiếng. Cảnh vật trước mắt nhạt nhòa, bị che khuất bởi nước mắt và nỗi đau của người mới mồ côi cha.

 Đây không phải là lần đầu chúng tôi có cảm giác này. Năm 1976, các cựu sĩ quan QLVNCH bị đưa ra mạn ngược ở miền Bắc, nhiều người chịu không nổi sơn lam chướng khí và điều kiện khắc nghiệt của "đáy địa ngục" (theo một tác phẩm cùng tên của họa sĩ kiêm nhà văn quá cố, cựu Đại tá Tạ Tỵ) đã về thế giới bên kia ở tuổi bốn mươi, bỏ lại vợ dại con thơ ở miền Nam vừa "được giải phóng". Hồi đó có một người cùng cấp bậc, ở cùng trại cải tạo với Ba, có một cái tên giống như Ba nhưng không có dấu huyền, đau nặng rồi từ trần, không có một người thân yêu nào bên cạnh, chỉ có tấm lòng của đồng đội cùng khổ trong lao tù cải tạo. Thế là bằng một cách nào đó, tin dữ lan xa về đến miền Nam, đến cư xá cũ ở Biên Hòa nơi chúng tôi sống trước tháng 4 năm 75. Rồi tin chuyển về đến với Mẹ và chúng tôi là Ba đã mất trong trại cải tạo. Còn nhớ, dù còn nhỏ, tôi đạp cái xe mini màu trắng ra ngồi khóc một mình giữa trưa đứng bóng ở bãi biển Nha Trang. Lúc đó bãi biển còn rất vắng và vẫn còn vẽ đẹp nguyên thủy của thiên nhiên. Màu xanh của biển trời, màu trắng của bãi cát nhạt nhòa trước mắt tôi. (Qua màn nước mắt, tôi thấy lại hình ảnh Ba lúc đi trình diện "học tập cải tạo" với thời gian một tháng theo thông báo, khoác cái "sac marine" màu olive ngồi sau xe Honda màu đỏ để anh Luân chở giùm Ba ra ga xe lửa Biên Hòa đi trình diện ở trường Don Bosco).

Chiều cùng ngày, trong nỗi bàng hoàng và đau xót của Mẹ và chúng tôi, lại có tin truyền miệng đưa về người mất trong trại cải tạo là một đồng đội có tên gần giống với tên Ba, không phải là Ba. Nhưng phải đợi đến cả ba tháng sau, nhận được thư Ba gởi về từ lao tù cải tạo, có nội dung giống hệt những thư trước, như thư của tất cả những người tù chính trị khác, nhìn đúng chữ của Ba với ngày tháng trong thư sau cái ngày nhận lầm tin dữ đó, Mẹ và chúng tôi mới yên tâm.

 Ba mươi bốn năm sau, nhận dược tin nát lòng Ba từ trần qua đường dây điện thoại, chúng tôi biết "lịch sử không lập lại" như năm xưa, nhưng vẫn ước gì đó chỉ là một cơn mơ dài.

Chúng tôi gác lại mọi việc ở quê hương thứ hai, dắt díu nhau về quê nhà chịu tang Ba, một trong hai đại tang lớn nhất đời người. Nỗi đau mất cha òa vỡ, lớn đến nỗi chúng tôi mất cảm giác, không báo tin cho ai, ngoài các cô chú, em ruột của Ba đang ở rải rác nhiều nơi trên thế giới; và người bạn thân nhất của Ba ở Dallas, Texas. Qua đường dây điện thoại, chúng tôi cảm nhận được nỗi ngỡ ngàng và tấm lòng của Bác đối với Ba. Theo niềm tin của Phật giáo, dù chúng tôi không nhận phúng điếu, Bác gởi tiền nhờ chúng tôi phóng sinh một trăm con chim vào lễ hạ huyệt của Ba để góp phần cầu nguyện cho Ba được siêu thăng tịnh độ.

Không những chỉ làm đúng theo yêu cầu của Bác, -để cả Bác lẫn Ba đều hài lòng -, ngày đưa Ba về lòng đất, một trong các em tôi còn mang đôi dép của Bác (đôi dép Bác đã để lại ở thềm nhà trong dịp Tết Canh Dần về thăm Việt Nam lần đầu sau 35 năm lưu vong, ghé Nha Trang ở chơi với Ba một tuần). Coi như Bác cũng về Nha Trang với chúng tôi, đưa Ba đi lần cuối trên con đường Duy Tân chạy dọc theo bờ biển về nơi an nghĩ cuối cùng.

Trong nỗi đau xót mất cha, trong lời kinh cầu nguyện của các Tăng Ni trước linh cửu của Ba, chúng tôi được nghe những người khoác áo vàng của một nhà tu nhắc lại những kỷ niệm của họ với Ba trong thời gian Ba dạy họ học Anh văn. Cả hai bên đều kính cẩn gọi nhau là "Thầy ". Ba gọi họ là "Thầy" vì chiếc áo vàng của một người xuất gia. Họ gọi Ba là "Thầy" vì Ba đã giúp họ trau dồi Anh văn, một ngoại ngữ rất thịnh hành ở Việt Nam từ khi chính quyền trong nước "mở cửa đổi mới". 

Tang lễ xong, chỉ đủ thời gian an ủi Mẹ, ở nhà với Mẹ vài ngày để Mẹ quen dần với nỗi trống vắng to lớn, chúng tôi trở lại Mỹ để phải chạy theo "nợ áo cơm" và những ràng buộc thường tình của đời sống.

Khác với những lần trước về thăm nhà, lần này hành trang của chúng tôi gọn nhẹ, không có gì ngoài những bộ quần áo màu trắng và đen chúng tôi sẽ phải mặc trong suốt thời gian cư tang. Về lại Mỹ, hành lý chỉ có thêm vài món đồ Ba đã chắt chiu gìn giữ sau bao nhiêu năm vật đổi sao dời, những kỷ vật có ẩn chứa một đoạn đời thơ dại hạnh phúc của chúng tôi ở Biên Hòa vào đầu thập niên 70s.

Ba chưa bao giờ kể lại cho chúng tôi một điều gì về những ngày cùng khổ trong các trại cải tạo từ Nam ra Bắc rồi vào miền Trung, nhưng đây đó qua những bài viết về hồi ức những ngày cơ cực của các cựu sĩ quan QLVNCH đang sống những ngày cuối đời ở đất khách quê người, chúng tôi được biết về tấm lòng của Ba với đồng đội, bạn bè ngay cả trong gian nan khốn khó. Chẳng hạn như Ba đã chia cho những người bạn tù từng viên trụ sinh hết sức quý hiếm trong những giờ phút bệnh hoạn, đói khát trong lao tù cải tao.

Phải chăng cũng như Bác, hạnh từ bi đã có trong Ba tự thủa nào nên Ba không hề mở miệng oán trách những người đã tước đoạt nhà cửa, gây ra bao khốn khó một thời cho gia đình.

Khi chúng tôi qua lại Mỹ, người bạn thân nhất của Ba đã kể lại cho chúng tôi cơ duyên Bác với Ba có một "tình bạn Lưu Bình - Dương Lễ". Những chuyện mà chúng tôi chưa bao giờ được nghe. Nhân sắp đến ngày Father’s Day và ngày Quân lực VNCH (19 tháng 6), xin ghi lại như một cách để tưởng nhớ đến Ba, một người lính thanh liêm, gương mẫu của QLVNCH. - như người Mỹ vẫn "celebrate one’s life" khi một người vừa từ trần-.

Bác đã kể cho chúng tôi nghe về tính khiêm cung và tinh thần chí công vô tư của Ba trong thời gian làm ở Nha Tổng Thanh tra QLVNCH thuộc Bộ Tổng Tham Mưu. Thời đó, thập niên 70s, có thể vì chúng tôi còn quá nhỏ, có thể vì Ba không bao giờ mang chuyện công ra kể lể ở nhà, chúng tôi không biết gì về công việc của Ba. Hơn ba thập niên trôi qua, đúng với định luật "tre tàn măng mọc", rất nhiều người trong hàng ngũ QLVNCH đã về cõi vĩnh hằng, ký ức của người còn sống cũng đã nhạt nhòa theo năm tháng. Nhưng ở tuổi tám mươi, Bác vẫn còn tinh tường và khỏe mạnh để kể lại cho chúng tôi nghe về thân phụ của chúng tôi, về người bạn thân nhất của Bác.

Dạo đó, một trong những nhiệm vụ của Ba là dạy về các điều luật trong quân pháp. Khi Bác đổi về Nha Tổng Thanh Tra, mặc dù cùng cấp bậc, trạc tuổi Ba, tuy không có nhiều kinh nghiệm thanh tra trên khắp bốn vùng chiến thuật, nhưng Bác có bằng Luật sư. Thời gian đầu, Bác mới về, Ba luôn truy vấn Bác về các điều luật, về quân pháp, Bác trả lời rành mạch, thuộc nằm lòng các bộ luật quân sự lẫn dân sự. Thấy Bác tường tận luật lệ, lại có bằng chuyên môn, Ba xin với "xếp" để Bác thay thế Ba trong các lớp dạy về quân pháp. "Xếp" hỏi:

- Anh có chắc là anh kia có kinh nghiệm điều tra thực tế và hướng dẫn quân pháp rõ ràng không?

Ba quả quyết Bác thừa sức đứng lớp thay Ba. Thế là từ đó, Bác thay Ba dạy về quân pháp ở Nha Tổng Thanh Tra, Ba chỉ phụ trách lớp học khi nào Bác bận công tác khác Không những thế, lúc nào có thể thu xếp được, Ba vẫn đến lớp của Bác, vừa dự giờ, vừa học hỏi thêm từ kiến thức của một người đã hành nghề Luật sư nhiều năm. Từ đó, tình bạn khởi đầu giữa Ba và Bác vì cả hai cùng có hạnh khiêm cung, và lòng từ bi. Có lúc phải điều tra những hồ sơ mà người bị tố cáo có cấp bậc cao hơn Bác và Ba nhiều, nhưng bao giờ cả hai cũng làm việc với tinh thần chí công vô tư, giữ lại được hình ảnh tốt đẹp của những SQ QLVNCH trong lòng người dân miền Nam.

Cơn lốc tháng 4/1975 cuốn đi tất cả mọi thứ. Bác di tản kịp thời, với kiến thức về Luật đã được học ở Mỹ từ năm 1958, Bác lấy lại được bằng hành nghề và làm công chức liên bang ở Pennsylvania đến ngày về hưu. Nghiệp nặng hơn, Ba ở lại, lận đận gian nan cả chục năm trong lao tù cải tạo từ Nam ra Bắc Trong gần hai thập niên, Bác không ngừng tìm kiếm Ba cả ở Mỹ lẫn Việt Nam nhưng không đạt được kết quả nào vì "chim bay biển Bắc, anh tìm biển Nam"

Cuối cùng tấm lòng của Bác với Ba động đến lòng Trời, một người bạn khác của Bác giúp Bác tìm ra Ba sau ngót hai mươi năm biệt tin với rất nhiều vật đổi sao dời. Bác và gia đình muốn yểm trợ vật chất cho Ba Mẹ chúng tôi nhưng vào thời điểm đó chúng tôi đã đủ khả năng chu cấp cho Ba Mẹ. Nên từ đó, Bác vẫn đều đều gởi tiền về hàng năm để Ba giúp Bác chia xẻ với những người kém may mắn hơn. Bác có của, Ba có công, nhiều thương phế binh VNCH, nhiều người tàn tật, các em bé mồ côi đã được trợ giúp vật chất đều đặn hàng năm. 

Dù được ra đi theo chương trình HO từ năm 1990 nhưng Ba Mẹ từ chối không đi vì lúc đó chúng tôi đã ổn định ở quê người. Lúc qua thăm chúng tôi, Ba đã dành vài ngày về thăm Bác, thăm ngôi chùa nhỏ Bác đã tạo dựng ở Pennsylvania. Vì nợ áo cơm chúng tôi không thể đi theo để được chứng kiến cuộc hội ngộ của hai người bạn thân sau một phần tư thế kỷ. Nhưng nhìn những tấm hình chụp Bác và Ba ngồi trang nghiêm ngay ngắn trong hai cái áo tràng màu lam trước tượng Phật, dù tóc đã ngã màu sương khói, nhưng lưng vẫn còn thẳng như ngày xưa vẫn ngồi bên nhau trong áo lính màu olive trong lớp học Tham mưu cao cấp ở Dalat, mới thấy hết ý nghĩa của câu ngạn ngữ "tình bạn như rượu chát càng cổ xưa càng dịu ngọt”.

Nhờ Bác thuyết phục, những năm cuối đời, Ba đã thuộc được "Chú Đại Bi”, một bài kinh tiếng Phạn rất khó nhớ, vẫn được tụng niệm trong các khóa lễ của Phật giáo, mà Bác đã nằm lòng từ lúc còn học Tiểu học ở Hưng Yên.

 Theo niềm tin của đạo Phật, từ lúc Ba mất đến 49 ngày, mỗi tuần ở quê nhà Mẹ vẫn phóng sinh một số chim se sẻ, bằng đúng số năm Ba sống trên đời để cầu nguyện cho Ba được vãng sinh cực lạc. Mỗi thứ năm, lễ hàng tuần cho Ba được tổ chức ở nhà bởi một thiền sư đã học Anh văn với Ba trong quá khứ. Cùng thời điểm, ở California lúc 8 giờ tối, và ở Texas lúc 10 giờ đêm thứ tư, chúng tôi và Bác vẫn đọc kinh địa tạng, kinh phước đức, và kinh thương yêu để mong Ba được thênh thang hạc nội mây ngàn mặc dù cả cuộc đời, Ba luôn hành xử theo lương tâm và lẽ phải.

Trong nỗi đau không cùng, chúng tôi có niềm tự hào về Ba. Ba không để lại cho chúng tôi một gia tài vật chất như nhiều người cha giàu có khác, nhưng chúng tôi đã được thừa hưởng từ Ba một gia sản tinh thần vô giá từ cuộc đời mực thước của Ba. Một cuộc đời luôn gắn liền với đức khiêm tốn và hạnh từ bi. Ba đã tha thứ cho ngay cả những người đã đày đọa Ba và bạn bè trong lao tù cải tạo.

Từ ngày Ba mất, hình như núi Thái Sơn trong tim của mỗi chúng tôi cao hơn, ngút ngàn, vô tận …

Nguyễn Trần Diệu Hương

 (Father’s Day 2010)

(Để làm đoạn kết cho quyển hồi ký bìa xanh Ba viết riêng cho các con năm 2006 - Với lòng thương nhớ của Mẹ và tụi con).


blank

 

29 Tháng Chín 2012(Xem: 116226)
Bao nhiêu năm sống cuộc đời viễn xứ Quên nhiều điều nhưng vẫn nhớ dòng sông
28 Tháng Chín 2012(Xem: 118185)
Đa tình bệnh của ngàn xưa Thu nghiêng từ thủa đong đưa lá vàng Bên em mai mốt thu tàn Lại về sương tuyết phủ phàng gió đông
28 Tháng Chín 2012(Xem: 162465)
Ngày rời Biên Hòa tôi chỉ là một con bé ngây thơ, lứa tuổi đẹp nhất đời người. Ngày trở về tôi đã là người đàn bà đứng tuổi đầu hai màu tóc, ...
28 Tháng Chín 2012(Xem: 112123)
Xin mến tặng tất cả người Ngô Quyền một nồi cháo cóc tình thơ ngày buồn.
25 Tháng Chín 2012(Xem: 171517)
Thời gian khắc nghiệt đủ cho hai mái tóc xanh đã muối tiêu cả rồi... Ôi mối tình đầu của ta...!
22 Tháng Chín 2012(Xem: 115817)
Lá sớm thay màu gợi nhớ thương Mùa Thu hoa Cúc nở bên đường Đồi hoang dạo bước tâm xao xuyến Suối vắng dừng chân dạ vấn vương
21 Tháng Chín 2012(Xem: 114428)
Khi tôi nhìn bức hình hai cha con đang ngủ. Trong lòng tôi một cảm xúc dâng trào. Một kiểu nằm, hai gương mặt giống nhau. Sự yên tịnh, an bình thanh thoát
21 Tháng Chín 2012(Xem: 121905)
Con tim bé nhỏ của tôi ơi Nhịp nhàng cứ đập mãi không thôi Kỷ niệm theo cùng dòng máu đỏ Vương vấn trong tôi cả đời người.
21 Tháng Chín 2012(Xem: 134117)
Vui lên, những bạn bè thân. Ngày mai, còn biết có lần gặp nhau....
18 Tháng Chín 2012(Xem: 129661)
Chia em nửa ánh Trăng Thu Chia em chút gió vi vu bầu trời Thổi làn tóc xõa buông lơi Em tôi hóng gió ngồi chơi bên thềm
15 Tháng Chín 2012(Xem: 169283)
Nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Cao Ngọc Dung – Ca sĩ Quốc An
14 Tháng Chín 2012(Xem: 133182)
Gió Thu thổi nhẹ lá vàng rơi Em nhớ mùa Thu buổi học vui Nhớ quá hàng cây vàng trước ngõ Bóng anh thấp thoáng dưới chân đồi
14 Tháng Chín 2012(Xem: 121334)
Hãy tiêu diêu chốn vĩnh hằng cô nhé Thật an bình trong nắng gió thiên thu Bao hoài niệm miên man thôi yên ngủ Giấc thụy du cõi xa khuất muôn trùng.
13 Tháng Chín 2012(Xem: 130518)
Mùa thu đã về rồi em. Ôm trăng anh ngủ trên miền tương tư. Ru người tỉnh giấc mộng du. Để nghe tiếng hát đau từ trái tim.
12 Tháng Chín 2012(Xem: 123024)
Trăng vẫn là em trên bầu trời miên viễn Nhưng là của tôi dưới dòng sông bất tận Mặn mà em khoác vầng trăng Sông tôi ôm bóng chị Hằng rụng rơi
10 Tháng Chín 2012(Xem: 135516)
Xin anh hãy, nắm tay em thật chặt, Đừng buông ra, đừng rượt đuổi theo ai, Em sẽ bám vào đời anh mãi mãi, Dẫu cuộc tình này mật đắng với chua cay.
09 Tháng Chín 2012(Xem: 134096)
Vu Lan nhớ Mẹ vô vàn, Nguyện cầu Mẹ tới Niết Bàn vô ưu. Mưa rằm tháng bảy hắt hiu, Đi chùa lễ Phật cầu siêu vong hồn.
07 Tháng Chín 2012(Xem: 160602)
Vậy đó, ông nội và cháu có nhiều điểm giống nhau. Cháu sẽ lớn, sẽ trưởng thành. Ông một ngày nào đó sẽ ra đi.
07 Tháng Chín 2012(Xem: 170976)
Sáng tác và trình bày : NGÔ CÀN CHIẾU.... Nằm bên bờ biển vắng Đong đưa nhịp sóng vỗ về Dáng ai như rất nhẹ Về theo một bóng trăng thề
05 Tháng Chín 2012(Xem: 109641)
Soi gương ngắm vạt áo hồng Áo ơi ai ngắm phải lòng cùng ta Vấn vương kỷ niệm đã qua Vòng tay siết chặt tình ta với người
03 Tháng Chín 2012(Xem: 144985)
Nhân dịp giỗ đầu của Hà Bích Loan, tôi xin thắp nén tâm hương gửi đến bạn hiền, cũng là một người thầy tận tâm, người bạn thâm giao học rộng hiểu nhiều, hết lòng với bạn bè...
31 Tháng Tám 2012(Xem: 125204)
Mừng ngày đại lễ Vu Lan. Vào chùa khấn nguyện độ đàn cầu kinh. Nghe lời Phật dạy hiền minh. Cầu mong xóa những tội tình khổ đau.
29 Tháng Tám 2012(Xem: 136211)
Đây là một bài thơ Tuyết Mai viết dở dang trong lúc đang bệnh và gửi cho người anh kết nghĩa là Đinh Quang Bình nhờ anh viết tiếp dùm.
27 Tháng Tám 2012(Xem: 127666)
Thắm thoát thu nay đến giỗ rồi Ba Năm hiu hắt lặng lờ trôi Âm dương cách biệt buồn khôn xiết Trần thế xa rời nhớ chẳng nguôi
24 Tháng Tám 2012(Xem: 184653)
Thơ : Hà Thu Thủy Nhạc : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải. Ca Sĩ : Thanh Duyên
23 Tháng Tám 2012(Xem: 146250)
Mùa Vu Lan năm nay, tôi không nói về Mẹ. Tôi nghĩ về cô giáo Tiểu Học của tôi. Một bà mẹ đẹp nhất tôi từng chứng kiến.
18 Tháng Tám 2012(Xem: 146595)
Tôi phải bước ra rồi… nhưng cửa ngõ thiên đường tôi không đóng… tôi chỉ khẽ tay khép cửa thiên đường … Thương tặng tất cả những người hiện diện trong tuổi thơ tôi.
15 Tháng Tám 2012(Xem: 131907)
Hạ buồn nắng nóng như thiêu, Bão giông, lốc xoáy, tiêu điều về đây. Chu du sơn thủy trời mây, Nghe tin "Em" mất cỏ cây u sầu.
14 Tháng Tám 2012(Xem: 37197)
Xa quê lang bạt lâu ngày óc tim vật vờ, vụn vỡ. Những tưởng tâm tư lãng mạng của một thuở học trò thơ dại đã chìm sâu trong vực tối cuộc đời nhưng tấm hình dưới đây đã giúp cho tui thấy lại vạt nắng trên sông Đồng...
08 Tháng Tám 2012(Xem: 177745)
Thảng thốt, nhìn khá lâu vào mắt anh, tôi chợt thấy lại những ngày thật xa, cũ… những ngày cùng anh và đám học trò tập múa, hát cho các tiết mục văn nghệ của trường trong các dịp lễ …
07 Tháng Tám 2012(Xem: 153102)
Hôm nay đúng là một tháng kể từ ngày Mai vĩnh viễn ra đi. Cứ tưởng rằng niềm thương tiếc sẽ dần dần phôi pha theo ngày tháng nhưng không hiểu sao...
05 Tháng Tám 2012(Xem: 129866)
Ngày nay con trẻ yên bề Nhưng cha và Mẹ đã về bồng lai Nghìn Thu vĩnh biệt Thiên Thai Vu Lan về đến, biết ai báo đền?
04 Tháng Tám 2012(Xem: 132307)
Bạn cứ khóc đi, cho vơi niềm đơn độc Vì mẹ hiền là cả một trời thơ Ngay đến khi tóc bạn đã bạc phơ Vẫn khao khát vòng tay ôm của mẹ.
02 Tháng Tám 2012(Xem: 155273)
Có một lúc nào đó trong thời thơ dại, bạn tôi mơ trở thành vận động viên thể dục (gymnastics Olympian ) đi dự thi đại hội thể thao của thế giới được tổ chức mỗi bốn năm.
31 Tháng Bảy 2012(Xem: 132492)
Đã bốn mươi mùa nắng hồng phượng đỏ Lưu bút ngày xanh nét chữ học trò Bao lời thương hẹn hò dần hoen ố Theo sóng đời trôi nổi cuối trời xa.
28 Tháng Bảy 2012(Xem: 126261)
Từ ngàn xưa nước mắt luôn rơi xuống Hạt mưa sa đâu chảy ngược lên nguồn Trên đường đời Mẹ bao lần vấp ngã Có bao giờ con hỏi “ Mẹ đau không”?
27 Tháng Bảy 2012(Xem: 164893)
Nhưng nói chung, ngồi chuyện ăn uống cẩn thẩn, tập thể dục hàng ngày, chúng ta cần giữ được cho tinh thần thoải mái, ít lo phiền, biết nghỉ ngơi, biết đủ, là thấy mình đi trên con đường tới hạnh phúc.
25 Tháng Bảy 2012(Xem: 128377)
nay em, mai tôi bỏ sân trường trơ trọi nơi quê người hàng phượng vĩ trổ đoá sầu đông có ai trả lời giùm tôi một câu hỏi sao chiều nay buồn tím ngắt cả rừng thông ?
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 123652)
Đi xa vẫn nhớ đất quê. Nhớ thương con cháu, nhớ về người thân. Để cho sáng mắt rộng tầm. Chắp tay chào bạn hẹn lần gặp sau.
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 39733)
Hè sang, Phượng thắm đầy cành, Thày xưa, bạn cũ họp hành hoan ca. Dù cho cách trở bao xa, Bây giờ gặp lại thiết tha tình nồng.
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 163778)
Thơ : Hà Thu Thủy Nhạc : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
20 Tháng Bảy 2012(Xem: 163315)
Tôi bỗng dưng nghe mắt mình ngận nước, tôi muốn khóc khi vừa chợt nghĩ đến chị tôi, một người chị của nhà bên cạnh, của tuổi thơ tôi.. Chị tôi vừa mới qua đời!
19 Tháng Bảy 2012(Xem: 30747)
... Đám con xa tưởng nhớ quay về đây Tình thương yêu tràn đầy trong ánh mắt Hướng tương lai ta quyết không hề quên
19 Tháng Bảy 2012(Xem: 33388)
Nguyễn văn Hải không ngăn đươc cảm xúc trước tình cảm của Thầy Trò Ngô Quyền và Thầy Trần Quang Hóa đã khóc, khóc như tìm lại được quê hương...
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 181292)
Một lần nữa xin cám ơn Buổi Họp Mặt Truyền Thống Ái Hữu Ngô Quyền Biên Hòa đã cho tôi cơ hội hiếm có trong đời, được gặp lại Thầy Cô, Bạn Bè...Thật như một giấc mơ...
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 142280)
....em sẽ tiếp nhận được ánh sáng từ bi rực rỡ từ Nguồn Sáng Vô Lượng của Đức Phật A Di Đà để thăng hoa và an trú thiên thu nơi miền đất Tịnh Lành.
13 Tháng Bảy 2012(Xem: 122071)
Hội ngộ trùng phùng, San Jose dậy nắng. Rộn rã tìm về, khách đến tứ phương. Bao người trong tim, ngập đầy kỷ niệm. Nhớ về trường xưa. Bóng dáng Ngô quyền.
12 Tháng Bảy 2012(Xem: 159045)
Gần 200 chs NQ (trong số 230 khách mời) đã về miền Bắc CA dự họp mặt truyền thống lần 11 ở San Jose, California.
11 Tháng Bảy 2012(Xem: 125061)
Một lần thôi để đi xa. Sinh cười, tử khóc cũng là luật chơi. Nén hương thơm thắp cho đời. Ghi vào bia mộ cho người ngàn sau.
10 Tháng Bảy 2012(Xem: 126907)
Xin dành giây phút bên thành giếng Gọi nước về cho nước lại đầy Thắp một nén hương chờ đưa tiễn Gởi linh hồn Võ Thị Tuyết Mai!
07 Tháng Bảy 2012(Xem: 120991)
Thương tiếc người em trong ngậm ngùi Thâm tâm an lạc nhé em ơi! Niết Bàn đón buớc chân em tới Gửi nén trầm hương tặng Tuyết Mai
06 Tháng Bảy 2012(Xem: 127430)
Thôi nhé, em về cõi bình an Utah mây phủ kín mênh mang GỬI EM SỢI TÓC TÌNH YÊU cũ Không khóc mà sao mắt lệ tràn!
06 Tháng Bảy 2012(Xem: 116716)
Bàn tay dựng mái nhà chung. Mai sau nắng đẹp ngập đường tương lai. Trường xưa đang ngóng trông ai. Ngô Quyền rộng mở vòng tay đợi chờ.
04 Tháng Bảy 2012(Xem: 121244)
Thung Lũng Hoa Vàng hẹn tới đây Thầy Cô bạn hữu đến sum vầy Năm châu bốn bể về đông đủ Chén rượu mừng vui rót thật đầy
04 Tháng Bảy 2012(Xem: 119114)
- Chào mừng Đại Hội CHS-NQ Mùa Hè 2012 tại San Jose-USA - Riêng tặng Nữ Họa Sỹ HẠNH PHẠM, CHS-NQ @ Australia
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 116324)
Ngô Quyền hội ngộ trùng dương. Để dòng máu nóng chung đường về tim. Bôn ba khắp nẻo mọi miền. Trùng hoan họp mặt còn tìm đến nhau.
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 122501)
(Mến gửi các em Tư-Cấp, Hạnh-Hội, Liên-Tiến, Ngọc... để nhớ buổi chiều gặp gỡ ở Seattle 24/6/2012 ) (Thân tặng cựu học sinh Ngô Quyền)
29 Tháng Sáu 2012(Xem: 117685)
Thân kính tặng Thầy, Cô cùng các bạn Ngô Quyền nhân ngày Họp Mặt mùa Hè 2012 tại San José
28 Tháng Sáu 2012(Xem: 159658)
Đến các bạn 1A2 năm xưa (1968): Đỗ Cao Thông (Pháp) , Nguyễn Thị Sang (Thụy Sĩ) , Nguyễn Thị Kim Hoàng (Đức) , Trần Thị Kim Ngân (Canada) , Trương Thị Liên (Úc) , Nguyễn Kim Phố (Đức)
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 164720)
Bà cầm "Cẩm Nang Kontum" ngần ngừ một chốc rồi đưa vào lò, nhưng kịp rút lại. Bà do dự... hồi lâu rồi cất vào hồ sơ cá nhân của mình để mang qua Mỹ. Vẫn còn vương tơ! Hành trang của mẹ tôi đó, nhẹ như tơ trời nhưng cũng nặng ngàn cân.
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 123364)
Em đã ngút ngàn xa xôi... Vòng tay buông xuôi... rã rời... Mỏi mòn chờ trong vô vọng... CÒN ĐÓ NGẬM NGÙI... mà thôi!
21 Tháng Sáu 2012(Xem: 232150)
Gia Phả Hướng Đạo Sinh Biên Hòa - mà cụ thể là cựu HĐS của hai đơn vị “anh em ruột thịt ” Trấn Biên và Bửu Long - đã có hơn hai trăm anh chị em “Tung cánh chim tìm về tổ ấm…” rồi.
19 Tháng Sáu 2012(Xem: 113614)
Ba ngồi lặng yên một nét đăm chiêu Chắc nhớ lại một thời làm cầu thủ Giờ có lẽ Ba đã “lên công về thở” Nên Má chê đủ điều cầu thủ đá banh
18 Tháng Sáu 2012(Xem: 21939)
Tình bạn là như thế đó. Nhất là tình bạn chung trường, chung lớp của Trung Học Ngô Quyền, Biên Hòa. Từ những mái tóc xanh giờ đã bạc màu theo mưa nắng thời gian.
15 Tháng Sáu 2012(Xem: 119854)
Anh đã đưa em về dĩ vãng Của thời áo trắng tuổi ngu ngơ Của bao cánh phượng rơi năm cũ Của tuổi học trò tình mộng mơ
15 Tháng Sáu 2012(Xem: 119445)
Mòn mỏi đêm thâu Lòng Cha ai thấu Đầy ơn dưỡng dục Nặng nghĩa cù lao Con thơ bé nhỏ Tình Cha dạt dào
15 Tháng Sáu 2012(Xem: 127467)
Nếu biết trước lòng còn sôi nổi Sẽ không về tìm cánh phượng rơi Hoa theo gió, bầu trời bay lượn Đỏ một trời không thấy lối ra
14 Tháng Sáu 2012(Xem: 112247)
Đêm một mình vang vọng tiếng ai ngâm. Ngỡ tiếng mùa thu về qua phố cũ Lá ươm mơ chen nhau trườn lên cỏ...
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 114038)
Cha bỏ con rồi thật sao cha! Thằng con bất hiếu không về nhà. Bên kia cha tắm trong lửa đỏ, Bên này con gội tuyết như hoa.
08 Tháng Sáu 2012(Xem: 131354)
Đó là sự hi sinh vô bờ bến của cha mẹ dành cho tôi. Tôi cũng là niềm hy vọng của gia đình, các chị đã nghỉ học sớm, giúp đỡ cha mẹ để các em được ăn học.
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 106603)
Tháng Sáu con lại mỏi mòn Là ngày "Từ Phụ" tim con héo gầy Nhớ cha, nhớ mẹ từ đây Cành hoa trắng nở con cài áo con
07 Tháng Sáu 2012(Xem: 109943)
Tháng Sáu lễ Father’s Day Trong lòng nao nức đến ngày giổ Cha Nỗi niềm thương nhớ thiết tha Con nhìn di ảnh xót xa lệ sầu
01 Tháng Sáu 2012(Xem: 110043)
Chia tay James tôi cứ nghĩ hoài, Ngườinta nói bên này tình người bạc bẽo Tôi không tin vì tôi đã hiểu Cô gái tóc vàng đã nói thay tôi.
01 Tháng Sáu 2012(Xem: 114764)
Hạnh phúc của anh: mãi là tình nhân Dù ta yêu nhau như nghĩa vợ chồng Anh vẫn xem em nàng thơ nhỏ bé Để mãi nồng nàn giây phút trao thân
01 Tháng Sáu 2012(Xem: 121493)
Như khe nước nhỏ lòng khô cạn -Anh hiểu đời anh đã muộn màng Nợ nước, ơn đời chưa trả được Đau lòng biển đợi lúc di quan.
01 Tháng Sáu 2012(Xem: 106511)
Ta ngồi lại bên thềm rêu xanh mốc. Nhớ một thời áo trắng trường xưa. Ve nảo nề trổi nhạc tiển đưa. Mùa hạ đỏ, cuộc chia ly màu đỏ.
31 Tháng Năm 2012(Xem: 114653)
Mưa rơi em có buồn không? Như chim héo hắt trong lồng hắt hiu Có còn nhung nhớ viễn vông Nhớ ngày anh gởi cánh hồng trao em
30 Tháng Năm 2012(Xem: 114599)
Đời chỉ là giòng sông lờ lững, Hững hờ trôi. Ra biển, xa nguồn. Đợi triều dâng. Vội về chốn cũ, Trôi ngược dòng. Rác rưởi khắp nơi.
26 Tháng Năm 2012(Xem: 150894)
Riêng tôi, đá banh đã là phần hồn, đã ăn sâu trong lòng và đã cho tôi vô khối kỷ niệm, vô khối buồn vui lẫn lộn và có lẽ tôi sẽ đá bóng mãi cho đến cuối cuộc đời, cho đến khi “mỏi gối, chồn chân”!
25 Tháng Năm 2012(Xem: 112559)
Em ngồi học bài, Bên kia khung vách, Tôi ngồi bên ngoài, Nỗi buồn ai hay... Lá răm, lá răm ơi! Em đẹp như sương khói, Tôi phiêu bạt cả đời, Mắt em dìm đời tôi.
25 Tháng Năm 2012(Xem: 111143)
Trên cõi trần ai, sướng lẫn buồn. Dưới miền tục lụy, khổ cùn luôn Cho qua, ngủ mãi, ngày quên đói Để lại, thức hoài, tối nhớ cơn
20 Tháng Năm 2012(Xem: 23306)
Dòng trăng tuôn vằng vặc Lên hàng chuối bờ tre Đêm quê nhà trầm mặc Tràn hương thơm bình yên.
19 Tháng Năm 2012(Xem: 160110)
Bài viết sau đây của tôi là để chỉnh sửa và bổ túc thêm thêm vào một bài viết trước đây về Phạm Duy. Đó là bài Phạm Duy còn đó hay đã chết?
18 Tháng Năm 2012(Xem: 133485)
Hãy hạnh phúc với những gì mình đã có. Hãy hướng mắt về phía trước vẫn VƯỜN YÊU THƯƠNG ngày ấy và chân trời mới đang mở rộng đó em.
15 Tháng Năm 2012(Xem: 141646)
Mẹ tôi cũng nói dối!!! Vâng đúng vậy, Mẹ tôi đã nói dối ba anh em tôi nhiều lần. Tôi vẫn còn nhớ bốn lần Mẹ đã nói dối tôi và anh em tôị.
12 Tháng Năm 2012(Xem: 160573)
Trang Văn Thơ Ngô Quyền xin giới thiệu những tác phẩm viết về Mẹ nhân ngày Hiền Mẫu năm nay qua chủ đề: MẸ TRONG TRÁI TIM TA.
11 Tháng Năm 2012(Xem: 112296)
Mẹ giờ trong khói hương bay Mẹ không về giữa ban ngày nữa đâu! Mẹ về trong những đêm sâu Nhớ con lòng Mẹ nôn nao, Mẹ về
10 Tháng Năm 2012(Xem: 154516)
Chiều con gái út, má vẫn hát ru mỗi bận Út Mén về nhà. Tiếng ru của má vẫn thanh thoát, vẫn ngọt ngào… nhưng lời ru càng lúc càng buồn não nuột:
07 Tháng Năm 2012(Xem: 111330)
Ôi mẹ VIỆT NAM một đời khốn khổ Tảo tần vì chồng vất vả vì con Cuộc chiến bao năm âm thầm chiụ đựng Sao đến bây giờ mẹ vẫn cô đơn???
06 Tháng Năm 2012(Xem: 150508)
Hỡi những người còn mẹ, hãy dành một phút nhấc điện thoại lên gọi về thăm người mẹ ở xa. Hãy gửi một bông hoa, một tấm thiếp đơn giản nhưng đầy ắp tình thương.
04 Tháng Năm 2012(Xem: 168641)
Đây là, chẳng phải ai khác, mà là những người di tản, những rác rưởi 37 năm trước chạy trốn Cộng Sản, hoặc đã bị đi tù, đi cải tạo. Gió chướng đẩy họ ra đi, nay gió nào đẩy họ về?
03 Tháng Năm 2012(Xem: 164075)
Những ngày đầu tiên đi dạy trường trung học tráng niên Ventura, tham dự những sinh hoạt khác lạ của học trò Mỹ, tôi không khỏi so sánh với những ngày tôi còn dạy ở Việt Nam.
03 Tháng Năm 2012(Xem: 157968)
Chỉ một tháng Tư thôi mà biết bao nhiêu là thay đổi, mình còn cố lết được hết cái năm cuối cùng của thời trung học...
26 Tháng Tư 2012(Xem: 134758)
Riêng tôi qua những chuyến đi, tôi cảm thấy thế giới này trở nên thân thiện hơn, gần gũi hơn với những cuộc gặp gỡ bất ngờ đến mức ngỡ ngàng.
26 Tháng Tư 2012(Xem: 110959)
Anh và em cứ thế Suốt xuân thì chông chênh Đắng chát lời hẹn thề Thuyền tình không tới bến .
26 Tháng Tư 2012(Xem: 108075)
Bục giảng hình xưa còn rõ nét Sân trường bóng cũ mãi trong ta Tuổi đời chồng chất không ngơi nghỉ Hậu thế vang danh rạng nước nhà
25 Tháng Tư 2012(Xem: 130002)
Và biết có nhiều hạnh phúc tinh thần khác lớn hơn ăn ngon mặc đẹp , lớn hơn những lạc thú vật chất khác của đời thường...
23 Tháng Tư 2012(Xem: 106528)
Tháng Tư đen vẫn một màu đen tối Hận phân ly muôn vạn nẻo xa xôi Quê hương ơi! Bao giờ tàn binh biến Để cho tôi tìm được bến quay về…
23 Tháng Tư 2012(Xem: 110862)
Nhớ mái trường xưa thoáng ngậm ngùi Tìm trong ký ức những ngày vui Tường rêu, lớp cũ chưa mờ hẳn Áo trắng, tình thân đã nhạt rồi
21 Tháng Tư 2012(Xem: 109289)
Anh nhớ em ...dù biết rằng đã lở Định mệnh buồn ...chia cách một giòng sông Trên ngón tay em...chiếc nhẩn vô tình... Để anh suốt một đời ôm nỗi nhớ