Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 12 - THẦY CÙ AN HƯNG – TẤM LÒNG VÀ TINH THẦN TOÁN HỌC

22 Tháng Năm 201012:00 SA(Xem: 63919)
MGTT 12 - THẦY CÙ AN HƯNG – TẤM LÒNG VÀ TINH THẦN TOÁN HỌC

mgtt14_thay_cahung-content

(Hình minh họa sưu tầm do Thầy Diệp Cẩm Thu, chs NQ khóa 7, học trò cũ của Thầy Cù An Hưng ở Đại học Khoa học Sài Gòn năm 1970, trích từ nguồn: thunhan.wordpress.com)


MGTT số 13 xin được giới thiệu về Thầy Cù An Hưng một giáo sư Toán tài năng được biết đến gần như ở cả nước Việt Nam với sự nghiệp giảng dạy dài cả nửa thế kỷ.

Thầy Cù An Hưng chỉ dạy ở Ngô Quyền một niên khóa duy nhất (nk 1962-1963) nhưng ảnh hưởng của Thầy đối với các học sinh đệ nhất B (lớp mười hai chuyên toán) kéo dài đến suốt cả cuộc đời của các “anh chị cả” (các chs NQ khóa 1)

Hai bài viết đặc biệt được giới thiệu lần này không phải là của học trò đã được Thầy Hưng trực tiếp giảng dạy mà là của một nhà báo chuyên nghiệp đã có nhiều năm trong nghề, -đang viết cho một tờ báo lớn ở Sài Gòn hiện nay-, và của một thành viên Ban Biên tập được các đàn anh đàn chị kể lại những kỷ nìệm đáng nhớ nhất cùa họ với vị giáo sư Toán tài năng và có cá tính mạnh mẽ.

BBT xin được cám ơn sự đóng góp của các chs NQ (khóa 1,8,11, 13 và 17) ở khắp nơi trên thế giới cho MGTT về Thầy Cù An Hưng. Đặc biệt cám ơn các anh Trương Đức Hoàng ở Úc, Phạm Kim Luân ở Hòa Lan, Ngô Càn Chiếu ở Pháp, Lâm Sĩ Đắt ở Texas (Mỹ), Đào Văn Công, và chị Trần Kim Lan ở Kentucky (Mỹ).

Ước mong trong tương lai, sẽ được thêm sự đóng góp quý báu của các chs NQ khác để chúng ta cùng có dịp nhìn lại thời mới lớn để nhận ra “công Cha nghĩa Mẹ ơn Thầy” có mặt trong mọi thành đạt của đời người.

thaycahungvathaydcthu-content

Thầy Cù An Hưng và thầy Diệp Cẩm Thu




THẦY CÙ AN HƯNG – TẤM LÒNG VÀ TINH THẦN TOÁN HỌC

Nguyễn Trần Diệu Hương

c-image-content
 

Chữ C là biểu tượng hằng số C bất biến trong tích phân (minh họa nguồn: www.cyvee.com)


Lúc đứng trên bục giảng Ngô Quyền, Thầy Cù An Hưng chỉ hơn các anh chị chs NQ khóa 1 khoảng sáu hay bảy tuổi, nhưng nền giáo dục với tinh thần “nhất tự vi sư bán tự vi sư” thời đó khiến các anh chị đệ nhất B (12B) luôn luôn “trông lên ngước mắt chào” thầy Hưng. Những giờ Toán của Thầy dù khô khan nhưng rất cuốn hút học trò. Theo các “anh chị cả” kể lại, giờ Giải tích của Thầy Hưng rất sinh động vì Thầy vừa có kiến thức uyên thâm vừa có khả năng truyền đạt rất lôi cuốn. Lúc đó, dù còn rất trẻ, chưa đến ba mươi, Thầy Hưng đã có chân trong Ủy Ban Tu Thư các danh từ toán học của Bộ Giáo dục.

Rời Ngô Quyền, thuyên chuyển về Sài Gòn, Thầy Hưng là một trong những giáo sư Toán chính yếu ở trường tư Trường Sơn, được các cô cậu tú (tài) tương lai lúc đó biết đến như Trung tâm luyện thi Trường Sơn, một nơi dạy luyện thi môn Toán rất nổi tiếng.

“Duyên nợ” giữa Thầy Hưng với trường Ngô Quyền thì ngắn nhưng “duyên nợ” giữa Thầy với chs Ngô Quyền thì kéo dài mãi cho đến bây giờ. Đầu thập niên 70s, nhiều anh chị “ôm mộng” vào trường Đại học Phú Thọ hay Học viện Quốc gia Hành chánh, mùa hè, hoặc cuối tuần “khăn gói” lên Sài Gòn học thêm Toán Lý hóa ở trung tâm Trường Sơn với Thầy Hưng. Theo các chs NQ khóa 13 cho biết lớp luyện thi của Thầy Hưng bao giờ cũng đầy ắp, học sinh chen chúc nhau vì danh tiếng của thầy Hưng, và cũng vì kết quả thực tế, đa số học sinh (thường là những hs giỏi nhất ở các trường Trung học công lập) học thêm Toán Lý hóa ở Trường Sơn đều đậu vào được những trường Đại học nổi tiếng ở Saigon.

Có lần, một chị Gia Long, đến học thêm ở Trường Sơn, ngồi bàn đầu làm rớt cái khăn tay, một anh Ngô Quyền ngồi bên cạnh đang chăm chú vào những phương trình lượng giác trên bảng không để ý đến chuyện rớt khăn của người bạn kế bên. Chị Gia Long cúi xuống nhặt khăn, anh Ngô Quyền ngồi bên cạnh vẫn thả hồn theo những “cos, cos, sin, sin” dày đặc trên bảng. Điều đó lọt vào mắt thầy Hưng, Thầy ngưng nói về Toán học, chuyển qua Tâm lý học. Và nhờ ngẫu nhiên tình cờ đó, các cô cậu tú tương lai của niên học 1974-1975 hôm đó được thầy Hưng dạy về tính “galant” của phái nam đối với phái nữ. Hơn ba thập niên trôi qua, các chs NQ khóa 13 có mặt trong lớp học hôm đó đều nhớ lời thầy Hưng và rất là “galant” với đàn bà con gái: chẳng hạn như phái nam phải cúi xuống nhặt đồ đánh rơi giùm cho các bà, các cô; mở cửa xe cho phái nữ lên trước khi tự mở cửa xe cho mình; luôn luôn nhường cho phái yếu quyền ưu tiên….

Đến giữa thập niên 80s, một học sinh Ngô Quyền lên Sài Gòn ghi danh theo học lớp luyện thi Toán của Thầy Cù An Hưng ở trung tâm Trương Sơn. Không may, lớp của Thầy Hưng đã hết chỗ từ lúc nào.

Buồn bã, anh quay về Biên Hòa, kể chuyện cho Ba Mẹ nghe. Ba Mẹ của anh là chs Ngô Quyền khóa 1 và là học trò ở đệ nhất B (12B) của Thầy Hưng năm xưa. Thế là hôm sau, hai chs NQ khóa 1 đến trung tâm luyện thi Trường Sơn, kiên nhẫn ngồi ở sân trường chờ Thầy Hưng dạy xong, mục đích là xin cho “thế hệ thứ hai” của NQ được vào học lớp thầy Hưng.

Cuộc trùng phùng của ông thầy trẻ năm xưa và hai anh chị cựu hs đệ nhất B Ngô Quyền diễn ra rất cảm động ở sân trường của trung tâm luyện thi Trường Sơn. Dù hơn phần tư thế kỷ đã trôi qua, dù đã có đến cả chục ngàn học trò, nhưng những người học trò đầu tiên (cũng như tất cả mọi thứ đầu tiên khác ở trên đời) có một vị trí đặc biệt trong lòng thầy Hưng. Nhất là trong trường hợp này, cả anh chị đều là học trò thầy Hưng, Anh đã một thời lặn lội ở chiến trường chịu nhiều gian khổ để đổi lấy sự an bình cho rất nhiều người khác; Chị nối nghiệp thầy Hưng, cũng là một cô giáo dạy Toán ở trung học Đệ nhất cấp.

Thế là “hậu duệ của các chs NQ khóa 1” được vào lớp thầy Hưng dù tên của học sinh này nằm ở gần cuối cái “waiting list” dài vài trang của lớp thầy Hưng. Không phụ lòng của cả cha mẹ lẫn thầy Hưng, em học sinh được thầy Hưng đưa thêm vào lớp học đã kín chỗ của Thầy, đã đậu vào trường Đại học Kiến trúc trong kỳ thi Đại học năm đó.

Thầy Hưng là một người có cá tính rất độc đáo. Có lần, Thầy đã thẳng thắn phê bình một đồng nghiệp dạy Toán ở trường Đại học Tổng hợp khoảng cuối thập niên 70. Ông đồng nghiệp từ “ngoài Bắc vô Nam” còn say men chiến thắng 75, huênh hoang về trình độ Toán của mình (tốt nghiệp từ một học viện có âm thanh "leng keng, lốp cốp"), vô tình đã giải sai một đề thi dành cho hs giỏi Tóan toàn quốc mà không biết. Thầy Hưng thẳng thắn phê bình:

- Đã làm Thầy thì phải biết mình đúng sai chỗ nào. Và nếu sai phải biết cách sửa lại cho đúng.

Vài ngày trôi qua, sau khi được chỉ chỗ sai, người chiến thắng đã bớt huênh hoang vì thấy là “mình đã giỏi luôn luôn có người giỏi hơn mình”. Thầy Hưng không những dạy Toán cho học trò mà đôi khi còn “dạy” cho cả đồng nghiệp nhất là những người chuyển vào từ miền Bắc.

Nhưng câu chuyện cảm động nhất có lẽ là câu chuyện về Nguyễn Thanh Vũ, một cậu học trò rất thông minh của thầy Hưng. Năm đó, giữa thập niên 80s, Vũ đến học luyện thi ở Trường Sơn, được thầy Hưng đặc biệt chú ý, vì vượt lên mọi khó khăn của gia đình, Ba còn đang “học tập cải tạo” ở miền Bắc, Mẹ bệnh nặng, mất sức lao động, gánh nặng gia đình đè lên vai em, nhưng Vũ vẫn học hành rất xuất sắc và đậu thủ khoa trong kỳ thi tuyển sinh vào phân khoa Toán Đại học Sư phạm năm đó. Vì chính sách tuyển sinh đương thời dựa trên lý lịch, nguồn gốc gia đình nhiều hơn là dựa trên tài năng, Vũ mặc dù đạt điểm tuyệt đối 30/30 nhưng không được gọi nhập học. Thầy Hưng rất bất bình vì chuyện đó, và biết rõ tài năng và sự thông minh của Vũ. Trong một lần đi họp ở Hà Nội về cập nhật giáo trình Toán học cho chương trình Đại học, thầy Hưng chính thức can thiệp ở Bộ Đại học & Trung học chuyên nghiệp để Nguyễn Thanh Vũ, một người đạt điểm thi tuyệt đối được vào học ở Đại học Sư phạm Sài Gòn. Vì uy tín và những đóng góp của Thầy Cù An Hưng cho chương trình Toán ở Việt Nam, Vũ nhận được giấy báo nhập học trễ vào khoa Vật lý (thay cho khoa Toán mà em đã nộp đơn thi vào). Là một học sinh xuất sắc, dù vào học khoa Lý, Vũ vẫn vượt lên trên tất cả các sinh viên cùng khóa. Bốn năm sau, Nguyễn Thanh Vũ, một lần nữa, đậu thủ khoa trong kỳ thi tốt nghiệp khoa Toán Lý Đại học Sư phạm Sài Gòn cũng với điểm tuyệt đối như lúc thi vào. “Lịch sử” lập lại, trong trường hợp này buồn nhiều hơn vui, khi tất cả các bạn cùng khóa,- kể cả những người đậu vớt hoặc những người được cộng thêm "điểm từ trên trời rơi xuống" nhờ thành phần gia đình -, đã nhận nhiệm sở, Vũ vẫn ở nhà “ngồi chơi… xơi … không khí” vì Ba em vẫn đang còn trong trại cải tạo.

Lần này không gõ được "cửa công" ở Hà Nội, thầy Hưng gõ "cửa tư" ở Saigon. Lúc đó, vì danh tiếng cừa Thầy Hưng được những người dạy và học Toán ở trong nước biết đến, nhiều trường tư ở Sài Gòn nhiều lần mời thầy Hưng về dạy. Thầy vẫn từ chối, nhưng lần này Thầy đồng ý dạy cho một trường tư lớn ở Sài Gòn với “điều kiện ắt có và đủ” là muốn Thầy nhận lời dạy, trường phải mời Nguyễn Thanh Vũ vào dạy Vật lý. Với uy tín, và “sự bảo lãnh” của Thầy, Vũ được vào dạy Vật lý ở một trường tư lớn, trở thành đồng nghiệp của Thầy Hưng nhưng lúc nào cũng nhìn Thầy như một ông Thầy, một ân nhân lớn trong đời.

Mỗi một "cơn mưa màu xanh" chưa đủ sức làm mát dịu thời tiết nóng bức ở Saigon nhưng đã vực dậy được niềm tin cho những ai còn kỳ vọng ở một ngày mai tươi sáng hơn của một thế hệ Việt Nam lớn lên sau chiến tranh

Đó là một trong những chuyện đặc biệt trong nửa thề kỷ đi dạy của Thầy Cù An Hưng. Thầy đã dạy cho ba thế hệ học trò, mà hai trong ba thế hệ đó là chs NQ.

Ước mong những người học trò giỏi sau này của Thầy Hưng sẽ nối nghiệp được Thầy cả về trình độ chuyên môn lẫn cách ứng xử tốt đẹp với cuộc đời, với con người. Cầu mong xã hội Việt Nam luôn tôn trọng chất xám hơn những thứ khác. Vì trong công cuộc xây dựng đất nước, chất xám Việt Nam sẽ góp phần quan trọng nhất. Hy vọng sẽ có được nhiều người đưa môn Toán vào cuộc đời để đất nước có được nhiều nhà khoa học, nhiều nhà máy công nghiệp, để Việt Nam có thể trở lại thành "minh châu trời Đông".

 Nguyễn Trần Diệu Hương – CA - USA


THẦY CÙ AN HƯNG - TÌNH YÊU THI CA & NHÂN CÁCH NHÀ GIÁO

Trần Tiến Dũng


 Một góc Lữ Gia - nhà thờ Hầm cách nay vài năm, thầy Cù An Hưng lúc không có giờ dạy học thường ghé sạp bán báo của tôi. Lúc đó tôi bán báo để kiếm sống, còn thầy ghé chỗ tôi để sống với tình yêu lớn của đời thầy: tình yêu thi ca.

 Có lần thầy Cù An Hưng kể với chất giọng Bắc nhỏ tiếng nhưng âm vực rất vang. Và câu chuyện thầy kể cũng chỉ để kể, không nhằm tìm tới một chuyện truyền đạt kiểu ôn cố tri tân nào:

Bọn chúng tôi lúc trước dạy ở trường Tư Thục Trường Sơn. Mà này, cậu phải biết là các thầy người Bắc di cư có công mở trường tư ở trong này. Bọn chúng tôi dạy toán, các anh Thanh Tâm Tuyền, Doãn Quốc Sĩ… dạy văn. Giờ giải lao, cùng là giáo sư, ngồi chung một phòng giáo sư, suốt chừng ấy năm chúng tôi chưa từng vô lễ bước qua bàn các anh ấy. Thường là ngồi bên này cung kính trân trọng lắng nghe từng lời các anh ấy nói về văn chương. Được nghe văn chương từ các anh ấy là ý thức mình gieo mở hạnh phúc và tìm thấy tự do”.

 Sau này, thầy không kể thêm câu chuyện nào nữa về các vị văn gia lớn đó, nhưng ý nghĩa từ mẩu chuyện của thầy cho tôi một niềm tin rõ ràng rằng, các vị viết văn ngày nay không được trân trọng như đáng ra họ phải được, không được trân trọng vì lẽ, các nhà văn ngày nay không nhận thức được việc chính mình phải tự trọng trong ý thức tôn trọng văn chương hơn là mong đợi ở xã hội.

 Lần khác tôi được chứng kiến sự trân trọng của thầy ở một giới quan hệ xã hội khác. Sạp báo của tôi kê bên cạnh một tiệm phở, tiệm phở này có mùi vị của hủ tiếu bò trong khi thầy là người Bắc. Trong nhiều năm đến chỗ tôi, thầy chưa bao giờ thử ăn qua phở Nam, dù quán phở này bán khá đắt khách. Sạp báo tôi chỉ có một cái ghế nhựa thấp, lần nào thầy đến, cô chủ quán phở cũng bước ra cầm theo cái ghế nhựa loại có chỗ tựa lưng để mời thầy ngồi và lần nào thầy cũng nói cám ơn cô. Tiếng cám ơn trân trọng vì chuyện mượn một cái ghế được một ông thầy dạy đại học nói với cô bán phở chưa học qua lớp năm, và được lặp đi lặp lại không một lần quên trong suốt nhiều năm. Những hôm cô bán đắt hàng không kịp nhận ra thầy mới ghé, thầy bước đến gần cô chủ quán hỏi mượn cái ghế, cô chủ quán nhiều khi chỉ gật đầu với thầy nhưng lúc nào thầy cũng nói cám ơn trước khi cầm cái ghế. Có nhiều hôm tôi thấy thầy với y phục chỉnh tề đứng thật lâu chỗ cô đang nấu phở, những hôm như vậy tôi biết là cô bán phở lu bu chưa nói tiếng dạ, hoặc chưa gật đầu với thầy về chuyện mượn cái ghế.

 Tôi sẽ không nói sâu về văn chương, thi ca và những giá trị lớn của văn học… Tôi chỉ muốn nói qua những mẩu chuyện bình dị tôi nhận từ thầy và tôi có được tấm gương lớn để luôn soi cá nhân mình vào người khác bằng cả sự trân trọng. Sẽ là vu vơ khi nói về tính tự trọng của con người mà không nhìn thấy rằng cá tính cao quý đó, của bất kỳ ai, chỉ sáng rõ khi phẩm chất và những quyền cơ bản của họ được người khác và cộng đồng trân trọng.

 Với thầy, thầy không đặt điều kiện ai đó lúc giao tiếp với thầy có lòng tự trọng hay không, thầy chỉ giữ chuẩn mực ứng xử trân - trọng - cám - ơn những người mà mình sống chung đụng hàng ngày giữa đời thường.

 Gặp những ngày trong tiết tháng Tám (Âm Lịch), trời Sài Gòn thường mưa nhỏ rả rích vào buổi sáng. Những hôm như vậy, cây dù che sạp báo của tôi không thể phủ được để thầy khỏi ướt, tuy nhiên không vì ngày mưa mà vắng bóng các ông, các bà mà tôi không biết mặt, biết tên tấp xe gắn máy vào chỗ sạp báo, họ không phải ghé để mua báo, họ ghé vô chỉ để cúi đầu thưa thầy Cù An Hưng. Có lần thầy nói với tôi:

 “Tôi trông họ già hơn cả tôi nữa đấy phải không cậu. Cậu nhìn lại tôi xem nào, có già đến thế không nào!” Lần khác thì thầy lại nói: “May đấy cậu ạ, các anh, các chị ấy mà dừng lại hỏi chuyện lâu, phát hiện tôi không nhớ được tên các anh chị ấy, thế là thất lễ!”

 Lúc di cư vào Sài Gòn, thầy mới là một học sinh trung học, nhưng không lâu thầy đã bắt đầu cuộc đời dạy học. Thời đó có nhiều người học muộn, riêng thầy thì nhảy lớp ở bậc trung học nên lúc đứng trên bục giảng thầy chỉ mới hai mốt tuổi. Thầy, tự bỏ nhiều cơ hội mà thế giới trí thức dành cho, để chọn nghề dạy học, viết sách. Thầy nói, nỗi buồn lớn của thầy là phụ lòng kỳ vọng những bậc thầy truyền đạt tình yêu toán và muốn thầy theo đuổi chuyên sâu toán học. Nhưng có một nỗi buồn da diết mà tôi cảm nhận được ở thầy, đó là việc thầy không dành tuổi xuân cho tình yêu văn chương - thi ca. Với thầy, tình yêu này là thứ báu vật đồng hành với quả tim trong ngực mà thượng đế đã ban tặng.

 Chọn nghề dạy học nghĩa là thầy đã đi vào trọn vẹn dòng sông lớn nhất, nơi người thầy như những con tàu chở bản năng con người vươn tới sóng gió trí thức, ánh sáng nhân cách, nơi mỗi người học trò là một thuỷ thủ, mỗi người thầy là một người thuyền trưởng, cùng chia sẻ nhiều lần cái chết bản năng trong những đại dương hoang dã để phục sinh đúng tầm vóc văn minh người.

Tôi không biết nhiều về chuẩn mực quan hệ thầy trò của các bậc trí thức được ví như kỳ lân - phượng hoàng của thế hệ trí thức lớn xưa kia, nhưng với thế hệ thầy Cù An Hưng và lớp kế cận thầy những năm trước 1975 thì tôi có biết qua. Ở sạp báo tôi ngày ấy có một người học trò của thầy Cù An Hưng, ông thỉnh thoảng đến và dừng lại với thầy lâu hơn những người khác. Ông đi một chiếc xe Honda cũ, dáng người thấp bé và tóc đã bạc trắng đầu. Dù ông không còn dạy học nữa nhưng lần nào cũng vậy, ông đến chỉ để kể về học trò của ông cho thầy Cù An Hưng nghe. Giữa đời sống đô thị trùng trùng cấu thành và trùng trùng tàn lụi này, hai vị thầy nhắc cho nhau nhớ về học trò. Với tôi, những người từng thụ hưởng sự giáo huấn của hai thầy ngày nay không biết tồn tại nơi đâu! Tôi chỉ biết là những lúc ấy hai gương mặt thầy giáo già hiện ra một vẻ đượm buồn.

Tôi không gọi cái tình trạng u ẩn buồn đó là hào quang, nhưng nỗi buồn lan toả của hai vị thầy thật sự là thứ ánh sáng của đời sống ký ức dạy học mà từng mạch cảm xúc buồn đó đang soi tìm lớp lớp học trò cũ của mình.

Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.

Trần Tiến Dũng (Sài Gòn, Việt Nam)

19 Tháng Mười Một 2011(Xem: 85935)
Những gì tôi có hôm nay. Sáu mươi năm viết nên bài ca dao. Ru tình, một chút xanh xao. Ru đời đi nhé, mai vào thiên thu.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 110144)
Mỗi lần Thu đến buâng khuâng, Nhìn Thu quyến rũ vui dâng đỉnh trời. Nắng Thu sưởi ấm lòng người, Gió Thu reo rắc những lời yêu thương
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 32094)
* Tiêu đề: Anh cần em * Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
15 Tháng Mười Một 2011(Xem: 134305)
“Một Thời Để Nhớ” là tác phẩm thứ ba của Thầy được phát hành tại CA sau quyển đầu tiên là “Lịch Sử Vẫn Còn Đó” và quyển “Hai Mươi Năm Miền Nam VN" (1955-1975).
12 Tháng Mười Một 2011(Xem: 127818)
Cô giáo đưa tay lên sửa lại gọng kiếng. Tay cô bỗng chạm vào giọt nước mắt lành lạnh trên má. Chưa có một bài luận văn nào làm cô chạnh lòng đến vậy.
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 98754)
Chiến chinh khói lửa đã tan Gió thu lá rụng trăng tàn tả tơi Duyên xưa đã lỡ một đời Kiếp nầy không trọn hẹn người kiếp sau...
11 Tháng Mười Một 2011(Xem: 98554)
"Tình xưa nghĩa cũ" sông tương, Chan hòa hạnh phúc, nhớ thương muôn đời. Niềm vui chan chứa ngập trời, "Ngô Quyền" nhớ mãi lúc thời ngây thơ.
10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 31432)
* Artist: Ngô Càn Chiếu * Composer: Ngô Càn Chiếu * Harmonist: Ngô Càn Chiếu * Lyricist: Ngô Càn Chiếu
10 Tháng Mười Một 2011(Xem: 124137)
... người viết thì mãi tận phương nào, không biết giờ này ra sao, còn lá thư đã được viết từ mấy mươi năm rồi! ... .
09 Tháng Mười Một 2011(Xem: 125391)
buổi ra mắt tác phẩm “Ngộ Nhận” của Thầy Kiều Vĩnh Phúc vẫn được đa số học giả, độc giả cũng như người hâm mộ đến tham dự
05 Tháng Mười Một 2011(Xem: 99532)
Đèn đường vừa sáng phía Tây Đưa tay vuốt mặt, Thầy quay lại nhìn Trời không còn chút màu xanh Những vầng mây xám vây quanh mắt buồn
04 Tháng Mười Một 2011(Xem: 122025)
Hôm nay con ngồi đây viết những lời nầy thì cha con ta đã thực sự xa nhau hơn nửa tháng. 60 năm con sống với ba, cũng như 95 năm cuộc đời ba là chuỗi ngày bất tận.
03 Tháng Mười Một 2011(Xem: 99251)
Từ miền đất “Paris có gì lạ không em”, Ngô Càn Chiếu cựu học sinh khóa 13 Ngô Quyền đã sống định cư nhiều năm ở Pháp đã quyết định sang thăm Hoa kỳ,
02 Tháng Mười Một 2011(Xem: 106625)
Chỉ là rây rắc lá me bay. Chỉ là ngan ngát hương tình say. Chỉ là hoa mộng ngày xanh cũ. Chỉ là bóng mát quyện hình ai?
28 Tháng Mười 2011(Xem: 99548)
Đã hẹn hò từ nhiều năm trước Xuân thì trôi tóc úa bạc màu Vẫn nặng lòng với lời nguyện ước Sẽ tương phùng ngày ấy bên nhau.
24 Tháng Mười 2011(Xem: 92067)
Ngày vui “Hội ngộ” qua mau, Hẹn cùng gặp lại, cùng nhau đợi chờ. Đại dương cách trở đôi bờ, Ngồi ôm kỷ niêm những giờ bên nhau.
21 Tháng Mười 2011(Xem: 101530)
Nhớ khi xưa ra trường Thủ Đức Tôi mặc đồ lính trận tinh nguyên Em nữ sinh Ngô Quyền áo trắng Thường mộng mơ hay chép thư tình .
20 Tháng Mười 2011(Xem: 95936)
Chỉ toàn trắng màu tang nhìn không rõ May còn lệ đầy trôi qua mắt đỏ Khóc hoài một thời để nhớ để thương!
15 Tháng Mười 2011(Xem: 100710)
32 năm gắn bó Đậm đà duyên cau trầu Trong vòng tay Thiên Chúa Đời tuyệt vời biết bao!
14 Tháng Mười 2011(Xem: 131449)
Hoạt cảnh "Ngày xưa Hoàng thị" là một công trình của các chs NQ khóa 14 đóng góp
12 Tháng Mười 2011(Xem: 94825)
Hôm nay trời bỗng sang thu, Gió nhè nhẹ thổi sương mù giăng ngang.
10 Tháng Mười 2011(Xem: 38353)
THU SAY - Nhạc Ngô Càn Chiếu – Tác giả trình bày.
10 Tháng Mười 2011(Xem: 96824)
người về từ phương xa Thu rơi bên thềm nhà đường chiều vàng lá đổ vườn trăng soi muôn hoa
10 Tháng Mười 2011(Xem: 96751)
Mùa thu đầy thương mến Biết bao nhiêu nỗi niềm Làm sao tôi bầy tỏ Những tâm tình không tên.
09 Tháng Mười 2011(Xem: 132050)
Rồi tôi sẽ phải sống cho quen dần với những ngày, những tháng đầy nỗi ngậm ngùi, trống vắng như thế này cho đến bao giờ?
07 Tháng Mười 2011(Xem: 123434)
Ôi nhớ sao là nhớ. Nhớ những mùa Thu ở Biên Hòa, tuy không nai vàng ngơ ngác nhưng rất vui và khó quên.
07 Tháng Mười 2011(Xem: 131538)
Khi những chiếc lá xanh bắt đầu đổi màu và những cơn gió lạ buổi chiều xô đi cái nóng hâm hấp của mùa Hè là chúng ta cảm nhận mùa Thu đã về.
30 Tháng Chín 2011(Xem: 95968)
Kim, Kiều một thủa còn vương vấn Một khúc Đoạn Trường môi mắt cay Ngàn thu vĩnh biệt...lời thương tiếc ... Xin gửi về cô giọt lệ đầy...
23 Tháng Chín 2011(Xem: 107710)
Ở phương nầy em vẫn mong vẫn đợi Thư tình xưa nét mực tím phôi pha Dòng sông nhớ phương trời xa vời vợi Con đò anh giờ đậu bến ngưòi ta...
23 Tháng Chín 2011(Xem: 103074)
Em sẽ lớn khôn hơn Sau cơn u mê dài Rồi em sẽ nguôi ngoai... Rồi em sẽ nguôi ngoai...
21 Tháng Chín 2011(Xem: 50134)
Tình thân Ngô Quyền dưới góc cạnh nào và bất cứ lúc nào cũng êm đềm như dòng Đồng Nai hiền hòa một thùa nào ở Biên Hòa yêu dấu ngày xưa.
17 Tháng Chín 2011(Xem: 121093)
Màu tím man mác buồn của một loài hoa mộc mạc ngày nào không biết có còn vương vấn trong lòng ai một hoài niệm đã xa rồi hay không!?
09 Tháng Chín 2011(Xem: 98934)
Hôm nay trống điểm khai trường. Tung tăng áo mới ngát hương học trò. Vai mang cặp nặng buồn lo. Ông đưa cháu ngoại vượt đò nhân sinh.
08 Tháng Chín 2011(Xem: 98332)
Mùa thu sang em áo dài nón lá Đi trong mưa náo nức buổi tựu trường Thôi tạm biệt những ngày hè thư thả Để trở về cùng sách vở thân thương.
02 Tháng Chín 2011(Xem: 32071)
Mời thưởng thức ba bức tranh sơn dầu, tác phẩm mới nhất của HẠNH PHẠM
01 Tháng Chín 2011(Xem: 99587)
Dòng đời trôi miên man Dốc xưa trong miền nhớ Vì tình yêu muôn thuở Vượt không gian, thời gian.
31 Tháng Tám 2011(Xem: 104251)
Tôi viết mấy dòng này như là lời cảm ơn gửi đến Ban Chấp Hành hội Ái-Hữu cựu học sinh Ngô Quyền, ban Tổ-chức, và những khuôn mặt đầy nhiệt tình, thiện chí ...
31 Tháng Tám 2011(Xem: 24452)
Mỗi năm hãy tìm đến nhau. Thầy cô cũng sẽ lần lượt ra đi. Chúng ta cũng sẽ tiếp nối. Trang Web Ái hữu Ngô Quyền là cầu nối cho kẻ phương xa và người ở lại. Xin nỗi buồn qua đi và NIỀM VUI Ở LẠI.
27 Tháng Tám 2011(Xem: 102429)
vời vợi chiều nay trời xanh biếc gió lộng phi trường, nắng mới phai xa nhau chưa nói lời giã biệt đã nghe lòng lên tiếng chia tay
26 Tháng Tám 2011(Xem: 104657)
Bài hát “Về lại trường xưa thân ái” của Trần Kiêu Bạc đã làm tôi mất ngủ. Đêm tiễn đưa đứng lên cầm bài hát, hát với các em, tôi được đọc từng câu ca thấm thía làm sao.
24 Tháng Tám 2011(Xem: 113847)
khi viết lại những dòng này, dư âm ngày hội ngộ vẫn ẩn hiện đâu đây , hình ảnh của bản nhạc "một thời áo trắng" vẫn còn đây...
24 Tháng Tám 2011(Xem: 93645)
Trăng thu bây giờ thôi vằng vặc sáng Mà ủ ê giữa lớp lớp mây ngàn Các vì sao trên đỉnh trời thinh lặng Chắc nhớ nhiều mùa thu cũ bình an
24 Tháng Tám 2011(Xem: 101133)
Mùa Xuân cũ đã xa Dấu Xuân còn ở lại Ngắm một chồi lộc biếc Và... nổi buồn đi qua…
21 Tháng Tám 2011(Xem: 101961)
giọng cười của anh Nguyễn Hữu Hạnh, dáng nghệ sĩ điêu luyện cũa anh Võ Đình đang bắt giọng cho thầy cô và các bạn cùng hát bản nhạc "Về lại trường xưa thân ái“
20 Tháng Tám 2011(Xem: 84047)
Bơi trong ký ức tìm dư ảnh. Nắng ấm Ngô Quyền bao ước mơ. Rủ bóng thời gian vàng trang sách. Nét chữ rêu xanh phủ bụi mờ.
19 Tháng Tám 2011(Xem: 95159)
Bỗng gặp lại mình trước gương con Tóc vẫn ung dung nhuộm sắc buồn Nếp nhăn chạy trốn vào đuôi mắt Thấy mình như chấm nhỏ cô đơn
17 Tháng Tám 2011(Xem: 103199)
Vu Lan Hội, áo em cài hoa trắng Áng mây buồn khép lại một vầng trăng
15 Tháng Tám 2011(Xem: 25974)
Kỷ niệm vẫn chỉ là kỷ niệm, khi những nhánh sông đã rẽ ra trăm ngàn hướng đời khác biệt, để mỗi lúc nhớ đến nhau, lòng chỉ vẫn rưng rưng với những hình bóng cũ.
13 Tháng Tám 2011(Xem: 100464)
Ngày xưa 13 tuổi Bây giờ em mấy mươi? Tình yêu anh vẫn giữ... Hiểu gì không em ơi?
12 Tháng Tám 2011(Xem: 113264)
Mỗi thành viên của Đại gia đình Ngô Quyền là một cánh én mang lại mùa xuân hạnh ngộ khi đến với nhau...
12 Tháng Tám 2011(Xem: 89728)
Tôi không biết! ngàn lần tôi không biết Giữa trùng khơi đời cũng sẽ phôi pha Nhưng trong lòng, ôi! những bản hùng ca Vẫn bi tráng vang lên lời cao cả.
12 Tháng Tám 2011(Xem: 121803)
Những ngày sinh hoạt với HAIHCHSNQBH cho tôi cảm giác đầm ấm trong tình đồng nghiệp và tình thầy trò. Cám ơn Hội đã cho tôi cơ hội hưởng được thời gian tuyệt vời đó.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 118834)
Ý Thơ: Hà Thu Thủy Nhạc: Phạm Chinh Đông Hòa Âm: Đỗ Hải Ca Sĩ: Thanh Duyên
06 Tháng Tám 2011(Xem: 108185)
Từ quê nhà, cách nửa vòng trái đất xa xăm, tôi xin kính lời chúc đại hội thành công viên mãn... Rồi kỷ niệm 60 năm, ai còn ai mất? Xin hãy trọn cuộc vui. Thời gian ơi! xin chậm lại.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 81746)
Em chở về đây hồn sân trường cũ Tiếng guốc xưa cũng vội vã đôi lần Gõ những nhịp tim hồng ngày mới lớn Nên bây giờ nhìn lại mắt rưng rưng.
06 Tháng Tám 2011(Xem: 124674)
Ngô Quyền nay không chỉ còn là một danh từ riêng rất trân trọng, mà đã trở thành một danh từ chung, một danh dự chung và là niềm thương nhớ đời đời của tất cả chúng ta.
02 Tháng Tám 2011(Xem: 97833)
Xin chào em, những đường cong con gái Góp bâng khuâng từ gặp đến sau cùng Phút chia ly cầm tay chưa kịp hỏi Trong dòng đời, mai mốt gặp nhau không?
30 Tháng Bảy 2011(Xem: 119481)
các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 117015)
ngày 31 tháng 12 tôi sẽ về BH cùng các bạn lớp đệ Tứ của tôi tham dự Họp Mặt Cựu Học sinh Ngô Quyền tổ chức tại trường.
29 Tháng Bảy 2011(Xem: 27855)
Gặp lại thầy cô, để cảm thấy mình muốn quỳ xuống để nói lên "Thưa thầy, thưa cô, em muốn nói những lời cám ơn thầy, cám ơn cô, đã dạy dỗ chúng em để chúng em được như ngày hôm nay"
27 Tháng Bảy 2011(Xem: 88918)
Giờ thì xa quá xa Hơn nữa vòng trái đất Những hình ảnh quê nhà Mong là không xóa mất.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 30543)
Lần họp mặt trùng phùng lần thứ hai và kỷ niệm 55 năm thành lập trường trung học Ngô Quyền đã đem đến tôi nhiều kỷ niệm nhớ đời.
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 102676)
Nửa phần đời còn lại có chăng tìm lại được bao niềm vui hạnh phúc nghẹn ngào với mái trường trung học Ngô Quyền của một thời để thương để nhớ…
23 Tháng Bảy 2011(Xem: 124670)
... chúng ta hãy cùng nhau chiêm nghiệm trong yên lặng về ý nghĩa sâu thẳm của sự Hội Ngộ và Chia Ly.
20 Tháng Bảy 2011(Xem: 116890)
Chắc là những ai đã tham dự chuyến đi này và cả những ai được nghe kể lại sẽ thấy "vui nhất từ trước tới giờ chưa từng có"
16 Tháng Bảy 2011(Xem: 92182)
Cám ơn "Em" với chân tình, Ta xin nhớ mãi bóng hình thân thương. Giờ chia tay thực vấn vương, Người đi kẻ ở nhớ thương chan hòa.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 109846)
Thấm thoát đã một tuần sau ngày họp mặt Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới lần thứ 2 tại Nam California mà dư âm của ngày họp mặt vẫn còn vấn vương thoang thoảng trong đầu của tôi.
14 Tháng Bảy 2011(Xem: 105389)
Chúng tôi không bao giờ quên những nỗi nhọc nhằn của các Em để gíúp chúng tôi có được những ngày sum hợp vui đẹp vừa qua.
11 Tháng Bảy 2011(Xem: 22384)
Thấy các em tổ chức ngày ĐH rất qui mô và vĩ đại nên các thầy cô đã nói “Học sinh Ngô Quyền giỏi quá!” phải nói các em rất nhiệt tình và có khả năng về moị lãnh vực.
06 Tháng Bảy 2011(Xem: 26307)
Mỗi năm khi tháng bảy về, có ngày lễ độc lập Hoa Kỳ, là có buổi họp mặt của các cựu HS Ngô Quyền Biên Hòa.
02 Tháng Bảy 2011(Xem: 87490)
Giữ dùm nhau nụ cười Mai đường về xa lắc Khắc trọn vẹn tên người Vào ngăn tim yêu dấu .
30 Tháng Sáu 2011(Xem: 115297)
Nhạc & Lời : Phạm Chinh Đông Hòa Âm : Đỗ Hải Ca Sĩ : Thúy An
29 Tháng Sáu 2011(Xem: 92821)
Tháng 7 ngày 3 nhắc nhở về Dù cho ngăn cách mấy sơn khê Thầy Cô gặp gỡ lòng rộn rã Bè bạn hàn huyên chuyện tỉ tê
25 Tháng Sáu 2011(Xem: 131270)
Tháng 7 em về lòng mở hội Ngỡ như bàn tay anh vẩy mời
24 Tháng Sáu 2011(Xem: 94266)
Ngồi đây càng nghĩ lại càng thương Ngày mai đại hội ta chung đường Hỡi cô bé nhỏ ngày xưa ấy Ta chờ em ở cuối hội trường.
20 Tháng Sáu 2011(Xem: 27253)
Ngày vui kề cận sắp tới nơi Thiếp chàng sánh bước về chung vui Này thầy, này bạn, này trường cũ Kể lể nhau nghe chuyện Đất Trời...
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 94486)
Em đã sắm thêm quần áo mới Cùng anh về lại với Ngô Quyền Thầy Cô, bè bạn đang ngóng đợi Em nói rồi, anh phải tin em!
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 26843)
Anh ạ mưa Ngâu buồn day dứt... Như tiếng lòng em khoắc khoải chờ Không là Chức Nữ sao mòn mỏi Mong bóng ai về trong giấc mơ.
16 Tháng Sáu 2011(Xem: 96739)
Sang sông lâu rồi sao vẫn nhớ Con đường xưa, trường cũ, người thương Dáng cô đi bồi hồi nắng lụa Mây nghiêng nghiêng ngó xuống sân trường.
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 100090)
Đường về khuya hạt nhớ cứ vuông tròn Bay không ngớt qua lòng người cô phụ Thôi để buồn em làm viên sỏi nhỏ Đau dưới chân ai nhìn mưa cuộn quanh đời
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 119167)
Em ạ, hết thảy mọi hoạt độngcủa con người là nhằm đến cái hạnh phúc, ngay cả những chuyện làm đau khổ hy sinh thiệt thòi rốt cuộc lại cũng chỉ vì hạnh phúc.
10 Tháng Sáu 2011(Xem: 103190)
Nửa vòng trái đất quá xa xôi Áo trắng trường xưa của một thời
08 Tháng Sáu 2011(Xem: 138417)
"Bài này được viết và phổ biến từ năm 2009 nhưng được giới thiệu lại như một lời mời gọi chs NQ về Orange County California dự họp mặt chs NQ toàn thế giới lần II ngày 3 tháng 7 năm 2011."
31 Tháng Năm 2011(Xem: 104148)
Bóng trăng gầy còn đó Dõi mắt nhìn mây bay... Tưởng chừng chòm râu trắng Ghé về thăm đêm nay!
30 Tháng Năm 2011(Xem: 100522)
Vầng trán Ba làm con xao động nhất Nhạc đã im mà nghe chừng không tắt Đường nhăn dài còn vọng những âm thanh.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 110550)
Ba đã cho con một tuổi thơ đầy ắp hoa bướm, dù rằng con thiếu Mẹ. Ba đã cho con muôn ngàn tia nắng ấm từ trái tim yêu thương của Ba dù rằng trái tim Ba đang đau buốt.
30 Tháng Năm 2011(Xem: 107274)
Gương mặt Bố có những nét duyên dáng tráng kiện của một người đàn ông chung thủy và chịu đựng.
28 Tháng Năm 2011(Xem: 44068)
nhạc và lời: Phạm Chinh Đông – Hòa âm: Đỗ Hải – Ca sĩ Thúy An
27 Tháng Năm 2011(Xem: 35708)
Thương nhớ nao lòng Mùi rau quê mẹ.
25 Tháng Năm 2011(Xem: 113770)
Bao nhiêu năm nay tôi không còn khóc nữa, tôi đã là “người khô nước mắt” rồi!
25 Tháng Năm 2011(Xem: 90507)
Tóc đã bạc theo thời gian xa cách Còn mong gì mộng ước đã không thành...
13 Tháng Năm 2011(Xem: 119134)
Em cũng muốn chào anh Mà trùng khơi dịu vợi Nên đành thôi khép mắt Chờ giọt nước mắt rơi.
07 Tháng Năm 2011(Xem: 71853)
Nhân dịp ngày lễ Mẹ (Mother's Day), xin được chia sẻ những cảm xúc chân thành, thiết tha của những người con diễm phúc vẫn còn có Mẹ bên cạnh hoặc đã vĩnh viễn chia lìa, với lòng nhớ thương và tri ân sâu đậm.
06 Tháng Năm 2011(Xem: 143695)
Đứa con nào cũng vậy, luôn thờ ơ với Mẹ. Mẹ như một hiện hữu mà trời đã cho mình. Cứ nhận lãnh, hưởng thụ vô tội vạ. Cứ thấy mẹ chưa làm hết cho mình, chưa thương yêu mình đúng như mình muốn.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 58458)
Bỏ quên em, bỏ quên tôi À ơi tiếng mẹ ru hời bên nôi Bỏ quên giọng hát tuyệt vời Dọc đường gió bụi, nhớ lời em ca
05 Tháng Năm 2011(Xem: 133017)
Trái tim của người Mẹ, từ một người mẹ non trẻ dại khờ, chưa đủ trí khôn, đến một người mẹ da mồi tóc bạc, đi gần hết cuộc đời lúc nào cũng chứa cả một đại dương tình thương cho các con của mình.
05 Tháng Năm 2011(Xem: 129182)
Cảm ơn người đã ghé thăm Mẹ tôi Tiếc đã trễ rồi, Mẹ tôi vừa mất Trễ một chút thôi mà vườn cau thôi xanh ngắt Lá trầu trải vàng một sắc nhớ Mẹ xưa!
29 Tháng Tư 2011(Xem: 133506)
Chưa một lần gặp lại Đã vĩnh biệt muôn đời Lời tạ từ chưa nói Đã vội vàng chia phôi.