Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Giáo sư Nguyễn Thục Quyên được Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ (NAE) kết nạp làm viện sỹ

25 Tháng Ba 202311:57 CH(Xem: 1313)
Giáo sư Nguyễn Thục Quyên được Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ (NAE) kết nạp làm viện sỹ

GS.TS. Nguyễn Thục Quyên vừa được Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ (NAE) kết nạp làm viện sỹ vào đầu tháng 2/2023. 


Xuất thân từ gia đình nhà giáo nghèo khó đông anh chị em ở xã Phước Lâm, huyện Long Điền, cô thôn nữ ngày nào thích thơ ca và văn chương Việt Nam, tò mò muốn tìm cách giữ ánh sáng ban ngày để dành cho ban đêm học bài vì nhà không có đèn điện, nay trở thành viện sỹ Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ, rạng danh với thành tựu quan trọng trong ngành hóa hữu cơ ứng dụng.


Phỏng vấn GS.TS Nguyễn Thục Quyên, tân viện sỹ Viện Hàn lâm KHKT Hoa Kỳ
 

Giáo sư, Tiến sỹ Nguyễn Thục Quyên vừa được Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ (NAE) kết nạp làm viện sỹ vào đầu tháng 2 năm nay. GS. Thục Quyên được các đồng nghiệp tại NAE đánh giá cao về vai trò lãnh đạo trong giáo dục kỹ thuật và nỗ lực thúc đẩy sự đa dạng ở lĩnh vực hóa hữu cơ ứng dụng. Bà cũng có những công trình nghiên cứu đặc biệt về quang điện hữu cơ cho các tòa nhà và nhà kính tiết kiệm năng lượng.

Ngoài vai trò là Giám đốc Trung tâm Polymer và Chất rắn hữu cơ tại Đại học California, Santa Barbara, Hoa Kỳ, (UCSB) bà còn là đồng chủ tịch Hội đồng sơ khảo giải thưởng VinFuture từ năm 2020, được bình chọn là trí tuệ khoa học mang tầm ảnh hưởng nhất thế giới nhiều năm liên tiếp.

Nhân tháng Lịch sử Phụ nữ Hoa Kỳ, tháng 3, VOA Việt ngữ có cuộc trò chuyện với GS. TS. Nguyễn Thục Quyên.

VOA: Xin GS cho biết cảm tưởng khi trở thành người phụ nữ gốc Việt đầu tiên trong NEA?

GS. Nguyễn Thục Quyên (NTQ): Trước hết xin cho Thục Quyên kính chào quý thính giả của đài VOA. Thú thật là tôi cũng chưa từng mơ ước hay tưởng tượng được rằng một ngày nào đó mình sẽ trở thành viện sỹ của Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ.

Mình thấy vô cùng vinh hạnh bởi vì đó là một trong những sự công nhận cao nhất từ đồng nghiệp và đây cũng là sự ghi nhận cho nhiều năm lao động sáng tạo và cống hiến của mình và nhóm nghiên cứu của mình trong lĩnh vực khoa học. Rất là vui vì được NAE công nhận. Tôi được đào tạo để trở thành một nhà lý hóa chứ không phải bên khoa học kỹ thuật.

Vinh dự này đánh dấu một cột mốc sự nghiệp rất quan trọng đối với tôi. Nói chung là tôi không thể làm việc này một mình được mà có cả một nhóm nghiên cứu của tôi, những sinh viên, tiến sĩ và cộng tác viên đã làm việc chung với tôi. Ở cấp độ cá nhân thì không có từ ngữ nào có diễn tả được cảm giác của tôi trước sự công nhận này bởi vì tôi đã vượt qua nhiều thử thách và khó khăn trong cuộc sống và việc làm để có thể có ngày hôm nay.

Tôi không chỉ hoàn thành ước mơ của riêng bản thân mình mà còn là cho cả mẹ tôi nữa, cho cả những người phụ Việt Nam và phụ nữ trên thế giới vì những giấc mơ của họ bị tan vỡ vì những thử thách trong cuộc sống và lo toan cho gia đình họ. Như mẹ tôi từng ước mơ được học cao hơn nữa và được trở thành nữ bác sĩ phẫu thuật đầu tiên của thành phố Buôn Ma Thuột, nhưng rồi mẹ tôi kết hôn năm 18 tuổi rồi sau đó có năm đứa con nên thành thử ước mơ của mẹ tan thành mây khói.

VOA: Thưa GS, với vai trò mới trong Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ, GS có kế hoạch gì để thực hiện vai trò đó?

NTQ: Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ có trách nhiệm cung cấp tư vấn, khả năng lãnh đạo kỹ thuật để phục vụ quốc gia, và không chỉ phục vụ cho quốc gia Mỹ mà còn có thể là của thế giới nếu cần. Là một thành viên của Viện mình có trách nhiệm và bổn phận nhiều hơn trong khoa học. Ngoài việc đóng góp cho nền khoa học công nghiệp và giáo dục, mỗi người đều cần cố gắng tạo ảnh hưởng, dùng uy tín của mình để mang đến những thay đổi tích cực cho nền giáo dục, cộng đồng khoa học ở Mỹ và trên thế giới, và cả cuộc sống của người dân.

Trách nhiệm của tôi là không chỉ làm công việc làm hàng ngày trong trường học ở California như là nghiên cứu, giảng dạy, mà còn có trách nhiệm với cộng đồng khoa học, với thế hệ trẻ trong và ngoài nước, và của cả xã hội. Tôi tiếp tục hỗ trợ thúc đẩy việc đào tạo và nghiên cứu nhất là về STEM [STEM là một mô hình giáo dục dạy trẻ em kiến thức, kỹ năng về các lĩnh vực khoa học, công nghệ, kỹ thuật và toán học một cách tích hợp liên môn], tôi cũng muốn tăng sự tham gia của phụ nữ trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật nhiều hơn để nâng cao sự đa dạng và có một cơ hội bình đẳng. Nói chung bây giờ trong lĩnh vực khoa học, số nam giới vẫn nhiều hơn so với phụ nữ nên tôi cố gắng là trong tương lai sẽ thay đổi để có nhiều phụ nữ tham gia nghiên cứu khoa học hơn.

Tôi cũng mong muốn cố gắng hỗ trợ các nhà khoa trẻ vì thế hệ trẻ rất là quan trọng, đặc biệt là những những thế hệ trẻ thuộc những nước đang phát triển. Tôi mong muốn đẩy mạnh hỗ trợ, kết nối với các nhà khoa học nước ngoài trên toàn cầu với nhau, và cả với cộng đồng khoa học Việt Nam.

Đồng thời tôi sẽ phối hợp sâu hơn với giới kinh doanh, công ty và các nhà hoạch định về chính sách của chính quyền để đề ra và thực hiện những chính sách có thể tạo ra sự thay đổi tích cực trong xã hội như giảm chất thải ra môi trường, tái chế chất nhựa, dùng nhựa phân hủy sinh học thay vì dùng nhựa plastic, thúc đẩy việc sử dụng năng lượng tái tạo… Đó là những điều trước mắt tôi muốn thực hiện.

GS.TS Nguyễn Thục Quyên tại một hội thảo khoa học.
GS.TS Nguyễn Thục Quyên tại một hội thảo khoa học.

VOA: GS có nói về sự chệnh lệch số lượng nam và nữ làm khoa học. Theo GS, người phụ nữ làm khoa học có những trở ngại, khó khăn gì so với nam giới?

NTQ: Nữ giới làm khoa học thì khó hơn nam giới rất nhiều. Điều này không chỉ thấy qua phụ nữ làm khoa học ở Mỹ mà bất cứ nước nào khi tôi đi công tác thì cũng đều thấy điểm chung này trên toàn thế giới. Nữ giới làm khoa học rất vất vả vì về nhà họ còn phải chăm lo cho gia đình, làm nội trợ, lo cho chồng…ngoài việc làm nghiên cứu, giảng dạy. Họ thường bị thiếu ngủ, thường xuyên vội vã, không có thời gian cho bạn bè, không có thời giờ lo cho bản, không được gặp bố, mẹ, anh, chị, em…

Phụ nữ làm khoa học phải làm việc chăm chỉ và tốt hơn rất là nhiều để mà có được sự công nhận giống như là các đồng nghiệp nam; ở nhiều nước, tiền lương của nữ khoa học lại thấp hơn so với nam giới làm chung trong các cấp bậc, trong các nghề nghiệp giống nhau…

GS.TS Nguyễn Thục Quyên tại lễ trao giải VinFuture 2022.
GS.TS Nguyễn Thục Quyên tại lễ trao giải VinFuture 2022.


VOA: Lúc nảy GS có nói là trong vai trò ở Viện Hàn Lâm Khoa học Kỹ thuật Quốc Gia Hoa Kỳ, GS khi không chỉ dừng lại ở
trong đất nước Hoa Kỳ mà còn giúp những nước đang phát triển khác. Không rõ liệu GS có kế hoạch trợ giúp Việt Nam trong công tác khoa học?

NTQ: Tôi rất mong muốn được giúp đỡ Việt Nam. Từ hồi ra đi từ năm 1991 đến giờ thì lần đầu tiên tôi về nước - về thăm gia đình thôi – là vào năm 1999. Sau khi trở thành giáo sư đại học thì tôi bắt đầu về nhiều hơn. Lần gần nhất là vào năm 2023 để tham dự lễ trao giải thưởng của Quỹ VinFuture. Năm 2022, tôi về nước, Tôi cùng với Tiến sĩ Phùng Việt Bắc, là nhân viên của quỹ VinFuture, có tới thăm rất nhiều trường đại học ở Việt Nam. Tôi gặp gỡ các sinh viên, những nhà khoa học, những người làm nghiên cứu tại vì tôi muốn tìm hiểu thêm về những cái khó khăn, thử thách nào mà họ phải đối mặt khi mà làm nghiên cứu tại Việt Nam.

Người Việt mình thì rất khó chịu khó, siêng năng, rất cần cù, thông minh mà nếu có cơ hội thì người ta vươn lên rất thành công. Tôi trò chuyện với mọi giới từ Bắc tới trong Nam. Đó là chuyến đi rất là “mở mắt” cho tôi và tôi đã học hỏi từ mọi người…Tôi thấy rằng điều thứ nhất, Việt Nam cần xây dựng một sở hạ tầng hiện đại nhất để phục vụ nghiên cứu khoa học khoa học kỹ thuật. Điểm thứ hai, tôi thấy các nghiên cứu sinh ở Việt Nam không nhận được tiền lương, chỉ một số rất ít mới có và cũng rất thấp; họ không được tiền lương như bên Mỹ hay châu Âu, do đó họ phải đi làm việc để kiếm sống, và làm nghiên cứu chỉ là phụ thôi…do vậy họ không tập trung làm nghiên cứu toàn thời gian được. Một điểm nữa, Việt Nam là nước đang phát triển…và các nhà khoa học Việt Nam cần hợp tác nhiều và chặt chẽ với nhau. Ông Bà ta có câu “một cây làm chẳng nên non, ba cây chụm lại nên hòn núi cao.”

Việt Nam nên vừa thực hiện nghiên cứu ứng dụng vừa kết hợp nghiên cứu căn bản.

Việt Nam gửi những người trẻ thông minh giỏi nhất đi du học ở nước ngoài, nhưng người ta học xong và ở lại nước ngoài, vì tại Việt Nam không có cơ sở hạ tầng và nhiều cơ hội để người ta làm việc nghiên cứu.

Việt Nam cần xây dựng những cơ sở hạ tầng, nếu như không có tiền để xây tại mỗi trường đại học một cái thì nên xây những cơ sở làm nghiên cứu chung như bên Mỹ gọi là phòng nghiên cứu quốc gia (national laboratory). Việt Nam có thể bắt đầu với ba cái trung tâm ở ba miền: Bắc, Trung, Nam. Những cơ sở này không thuộc về ai cả [mà dùng chung] để cho tất cả những người làm nghiên cứu muốn sử dụng những cái máy móc nào đó thì họ có thể viết một cái dự án xin một số giờ, sau đó họ có thể đi vô trong đó làm nghiên cứu. Tôi hy vọng trong tương lai tôi có thể giúp đỡ được những việc đó nếu Việt Nam chịu đầu tư vốn. Mô hình cơ sở hạ tầng này rất thông dụng ở Mỹ và những nước phát triển trên thế giới.

GS. TS Nguyễn Thục Quyên (thứ hai, từ trái) được sinh ra trong gia đình có bố là cảnh sát đặc biệt, mẹ là giáo viên, nhà có tất cả năm anh em.
GS. TS Nguyễn Thục Quyên (thứ hai, từ trái) được sinh ra trong gia đình có bố là cảnh sát đặc biệt, mẹ là giáo viên, nhà có tất cả năm anh em.


VOA: GS có thể cho biết cơ duyên nào khiến GS dấn thân vào con đường ngành hóa học, đặc biệt là ngành hóa hữu cơ nghiên cứu về quang điện hữu cơ, cũng như là về những vật liệu xây dựng tiết kiệm năng lượng?

NTQ: Con đường đến với khoa học của tôi rất là dài dòng, nó không như những nhà khoa học khác. Khi còn ở Việt Nam tôi yêu thích lịch sử thế giới và văn học. Tôi rất thích thơ, văn chương Việt Nam, thích địa lý nữa nhưng mà khi sang Mỹ lúc đó tôi 21 tuổi, không biết tiếng Anh, chỉ biết vài chữ tiếng Anh thôi, mà theo học văn chương thì phải đọc sách rất nhiều, tra tự điển mệt lắm. Tôi cũng có lấy một số lớp…nhưng sau đó từ từ tôi chuyển sang lớp toán, hóa học, rồi học sinh học, vật lý. Và tôi học những lớp này rất tốt nên thành thử chỉ đi theo con đường hóa học thôi.

Nói chung, tôi không phải là nhà hóa học truyền thống. Khi nghĩ về nhà hóa học, người ta thường nghĩ đến những người làm ra những vật chất gì đó…Tôi thì được đào tạo trở thành nhà lý hóa, tức là nghiên cứu về tính vật lý, tính hóa học.

Khi tôi đang làm nghiên cứu để bảo vệ luận án tiến sĩ thì tôi làm nhiều bên căn bản, nhưng tôi lại rất thích bên ứng dụng vì tôi muốn công trình nghiên cứu của mình có tác động nào đó trong cuộc sống hằng ngày. Trong các nghiên cứu của tôi, chất quang học và nhựa liên hợp, tôi muốn ứng dụng những chất này dùng làm pin năng lượng mặt trời, bóng bán dẫn, bộ tách song quang, điện tử sinh học…Tôi muốn có những ứng dụng từ những chất hữu cơ.

Tôi lớn lên từ ngôi làng nhỏ ở Việt Nam, ở Phước Lâm, Phước Tỉnh, Long Điền cho đến năm lớp 11 thì gia đình tôi chuyển qua Vũng Tàu [tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu]. Khi lớn lên thì ở làng chưa có điện, tôi ước mơ có cách nào đó để giữ được ánh sáng ban ngày để dùng cho ban đêm để học bài. Sở thích năng lượng mặt trời của tôi xuất phát từ đó, nhưng mình không để ý tới. Lớn lên trong sự nghèo khó dẫn đến sự tìm tòi, óc sáng tạo…Ông bà mình nói “Trong cái khó ló cái khôn”. Bản tính tò mò, sáng tạo thúc đẩy tôi đi theo con đường nghiên cứu khoa học, còn động lực theo nghề giáo của tôi xuất phát từ gia đình tôi có bốn thế hệ làm nhà giáo. Ông cố tôi dạy chữ Nho ở trong làng ngoài Bắc, ông ngoại tôi dạy toán, mẹ tôi dạy toán [trường] cấp hai.

GS. Thục Quyên và các đồng nghiệp nữ.
GS. Thục Quyên và các đồng nghiệp nữ.


VOA: Thưa GS, GS có một cái thông điệp nào đó cho các bạn trẻ mà đang ấp ủ giấc mơ làm khoa học giống như GS không ạ?

NTQ: Với các bạn trẻ, tôi khuyên các bạn phải nỗ lực theo đuổi những đam mê và ước mơ của mình và hãy cố gắng biến giấc mơ thành sự thật, đừng để cho ai ngăn cản việc theo đuổi ước mơ của mình. Các bạn nên tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người xung quanh mình và hãy học hỏi từ những người đã thành công. Những người thành công thường cho mình những lời khuyên rất hữu ích. Những phụ nữ đam mê khoa học nên nói chuyện nhiều với những nhà khoa học khác để có cơ được học hỏi người ta, được trao đổi ý kiến, làm việc chung.

Về phần tôi thì tôi sẵn sàng giúp đỡ những sinh viên trẻ, những nhà khoa học trẻ. Tôi có những sinh viên liên lạc với tôi từ Ấn Độ, Mexico, và từ các nước Trung Đông. Họ liên lạc với tôi qua email. Tôi hi vọng trong tương lai tôi có giúp đỡ được nhiều sinh viên trẻ hơn, nhất là các em sinh viên trẻ Việt Nam.

VOA: Được biết GS cũng có vai trò trong hội đồng sơ khảo giải VinFuture, xin GS chia sẻ một vài thông tin về vai trò này?

NTQ: Tôi giúp đỡ sáng lập quỹ VinFuture này vì nó có ý nghĩa rất lớn trên thế giới. Đây là cơ hội để góp phần đem lại những tác động tích cực cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Quỹ VinFuture giúp thế giới biết tới Việt Nam. Câu hỏi mà mọi người luôn đặt ra là: hiện nay có quá nhiều giải thưởng, làm sao chúng ta có thể phân biệt được giải thưởng của mình với những giải thưởng khác trên thế giới? Điều quan trọng nhất là chúng ta không cạnh tranh với họ, chúng ta chân thành tạo ra một điều gì đó độc đáo, một điều gì đó khác biệt, một điều gì đó của Việt Nam và là đại diện cho Việt Nam.

Tôi từng sống trong sự thiếu thốn và nghèo khó, tôi hiểu những người nghèo hoặc người dân lao động quan tâm những điều gì, họ chỉ lo là có đủ cơm ăn trong ngày, có được nước sạch để uống, có quần áo, có điện,…còn những việc như khoa học tối tân như phi thuyền lên sao Hoả, ít ai để ý tới…Vì có nguồn gốc từ Việt Nam, giải thưởng VinFuture vinh danh những trí tuệ xuất chúng, những thành tựu khoa học công nghệ và phát minh tạo ra sự thay đổi có ý nghĩa trên quy mô toàn cầu, mang lại cuộc sống tốt đẹp cho hàng triệu người ở mọi tầng lớp và ngành nghề.

VOA: GS có thể cho biết một số thông tin về gia đình, sở thích của GS không ạ?

NTQ: Tôi sinh ra trong một đình có 5 anh chị em ở Buôn Ma Thuột. Ba tôi là cảnh sát đặc biệt, mẹ tôi là giáo viên dạy toán cấp 2. Khi tôi lớn lên thì chỉ biết ba chơi nhạc trong phòng trà. Tôi không biết ba là cảnh sát đặc biệt cho tới khi tôi học cấp hai.

Trong chiến tranh nhà tôi bị bỏ bom nên mất tất cả mọi thứ, và sau 1975 khi gia đình đi về Sài Gòn thì ba tôi đi học cải tạo hơn 5 năm [Chương trình giam giữ tập trung tù binh của chính quyền Việt Nam sau 1975 đối với binh lính chế độ Việt Nam Cộng hòa hay những người tham gia phục vụ cho chính quyền này]. Gia đình tôi đi kinh tế mới [chính sách cưỡng bức giãn dân có nguồn gốc Việt Nam Cộng Hòa nhằm được cho là dễ kiểm soát “phần tử chống đối” sau 1975], mua rơm cối xây nhà nhỏ ven sông ở Phước Lâm. Mẹ tôi không được đi dạy học nên cuộc sống rất khó khăn, một thời gian sau nhà nước mới cho đi dạy học.

Năm tôi 21 tuổi thì gia đình tôi định cư sang Mỹ theo diện HO. Lúc ban đầu gia đình sống ở bang Michigan, sau đó chuyển về Nam California. Tôi đã trải qua nhiều sự nhọc nhằn, bố mẹ làm đủ nghề như là đi may, rửa chén cho nhà hàng, phụ bếp, rồi lại may, rồi mở tiệm nail.

Tôi đi học adult schools [trường dành cho người trưởng thành] ở Los Angeles, học ba trường/ngày vì quyết tâm học tiếng Anh cho thật lẹ. Vào 1993, tôi học trường đại học cộng đồng Santa Monica. Tôi vừa học vừa làm thêm ở thư viện và giúp mẹ ở tiệm nail nhưng cũng không đủ tiền sinh sống nên tôi mượn thêm tiền của chính phủ (loan).

Năm 1995 vừa đi làm vừa đi học Đại học California ở Los Angeles. Tôi rửa dụng cụ thí nghiệm cho một phòng nghiên cứu. Thấy họ làm thật thích nên tôi cũng xin làm nghiên cứu nhưng người ta nói tiếng Anh của tôi không giỏi nên họ không cho làm. Tôi xin cả chục phòng thí nghiệm nhưng người ta từ chối hết. Nhưng tôi xem đó là động lực để tôi cố gắng hơn mà thôi. Tôi không bỏ cuộc dễ dàng.

Sau khi tốt nghiệp năm 1997, tôi nộp đơn học cao học. Xong cao học thì tôi học luôn tiến sỹ và ra trường năm 2001, sau 10 năm đặt chân tới Mỹ với vài chữ tiếng Anh. Sau đó, tôi làm tu nghiệp ở Trường Đại học Columbia ở New York và hợp tác với đồng nghiệp ở IBM.

Năm 2004, tôi xin về làm việc ở Đại học California ở Santa Barbara (UCSB) và ở đây tôi gặp khó khăn trong sự nghiệp rất nhiều, nhiều lần khóc và muốn bỏ cuộc. Tôi phải đối mặt với sự kỳ thị chủng tộc, bị bắt nạt bởi những đồng nghiệp nam lớn tuổi hơn, và người Mỹ trắng.

Đằng sau sự thành công này có rất nhiều nước mắt nhưng “có công mài sắc có ngày nên kim”.

VOA: Xin chân thành cảm ơn GS.TS. Thục Quyên.

02 Tháng Mười Hai 2016
(Xem: 37730)
Loại ngói này có kích thước và trọng lượng nhỏ, giá thành rẻ hơn so với loại ngói thường và đặc biệt là còn có khả năng thu năng lượng mặt trời
17 Tháng Mười Một 2016
(Xem: 9993)
Theo âm lịch hôm đó là ngày 30 Tết. Sáng mai sẽ là ngày Tân Niên. Người Á Đông vào ngày cuối năm này, không ai muốn ra tòa cả. Họ còn lo dọn cửa nhà, bày bàn thờ tổ tiên để đón năm mới.
12 Tháng Mười Một 2016
(Xem: 12771)
22 Tháng Mười 2016
(Xem: 6998)
Năm nay, giải Nobel y sinh học (trị giá gần 940,000 USD) được trao cho một nhà khoa học Nhật: Giáo sư Yoshinori Oshumi. Ông hiện là giáo sư của Học Viện Công nghệ Tokyo (Tokyo Institute of Technology)
15 Tháng Mười 2016
(Xem: 17435)
Phương pháp nhân mới, dễ sử dụng, ngại gì không học hỏi.... quá xứng đáng cho vào bộ sưu tập
06 Tháng Mười 2016
(Xem: 7450)
02 Tháng Mười 2016
(Xem: 6746)
15 Tháng Chín 2016
(Xem: 9140)
Toàn cảnh thành phố Biên Hòa hiện nay với các địa danh quen thuộc nhìn từ trên cao qua kỷ thuật FLYCAM
10 Tháng Chín 2016
(Xem: 19768)
Hình Ảnh thành phố Biên Hòa trước 1975 với rất nhiều bức ảnh quý hiếm
10 Tháng Chín 2016
(Xem: 26853)
Odiyan Buddhist Center là một phức hợp gồm các đền, tháp, điện thờ, hoa viên v.v. trên một diện tích rộng 1,100 acres sau 20 năm tự lực cần cù xây dựng, trị giá 12 triệu đô-la..
10 Tháng Chín 2016
(Xem: 7993)
Thường thì những người có danh, có chức mới viết hồi ký khi về già. Tôi chỉ là một nhà giáo bình thường, chẳng có gì to lớn cả, nên chẳng bao giờ nghĩ đến việc tự viết về mình.
08 Tháng Chín 2016
(Xem: 30088)
Một kỹ sư người Mỹ gốc Việt đã lãnh đạo một nhóm nghiên cứu, chế tạo thành công loại đạn đại bác thông minh 155 ly mới, tối tân, tăng tầm tác xạ hiệu quả, có thể phá hủy chính xác lên đến 40 cây số tất cả các tiêu của đối phương trên bộ.
04 Tháng Chín 2016
(Xem: 12734)
Đi đâu, xa xa Sài Gòn, bỗng dưng nghe một tiếng "Dạ" cùng những tiếng "hen, nghen" lại thấy đất Sài Gòn như đang hiện ra trước mắt với những nhớ thương...
04 Tháng Chín 2016
(Xem: 8481)
Khám phá mới nhất bây giờ để ngăn ngừa bệnh Alzheimer là vitamine D3, mỗi ngày uống 2000IU,
04 Tháng Chín 2016
(Xem: 8124)
Đôi vai chúng ta quan trọng lắm, vai gánh việc nước, vai vác việc nhà. Tiếc thay, vai lại hay đau khi ta có tuổi.
24 Tháng Bảy 2016
(Xem: 12213)
Vì vậy, nên nhớ Đừng để lại bất cứ thứ gì có giá trị trong xe của bạn.
27 Tháng Năm 2016
(Xem: 7174)
Lễ hội hóa trang hằng năm “The Long Beach Carnevale” vừa diễn ra tại khuôn viên của Long Beach Aquarium of the Pacific, 100 Aquarium Way,
20 Tháng Năm 2016
(Xem: 11511)
Mail Group giúp đơn giản hóa việc gởi email cùng lúc cho nhiều người:
06 Tháng Năm 2016
(Xem: 6842)
Kính tặng các bà MẸ thân quý của thế gian này Mẹ - Lời và Nhạc Nguyễn Đình Toàn- Nguyễn Ngân Diệu - Thực hiện slideshow: Trần Ngọc
06 Tháng Năm 2016
(Xem: 7582)
Trải qua bài học vỡ lòng về giới tính và sự giáo dục giới tính ở tuổi dậy thì, con trai tôi bây giờ đã đủ khả năng có thái độ thản nhiên như không đối với vấn đề tình dục. Sex trong lòng con tôi là một điều tự nhiên và tươi đẹp, không có chút gì thần bí và xấu hổ
21 Tháng Tư 2016
(Xem: 6227)
Được mệnh danh là một trong những con đường “nguy hiểm nhất trên thế giới” – Passage du Gois là sợi dây kết nối giữa Vịnh Burnef và đảo Noirmoutier tại Pháp.
16 Tháng Tư 2016
(Xem: 7690)
Uống bậy 2 viên thuốc, phải nhập viện. Uống đúng 2 viên thuốc, được xuất viện. Bệnh nhẹ hóa ra bệnh nặng, nguy hiểm chết người.
16 Tháng Tư 2016
(Xem: 7401)
Tiếng nước tôi, tiếng nói đồng-bào tôi mà sao nghe lạ tai quá? Bây giờ, khi xem phim với phụ-đề tiếng Việt, tôi lại còn khó hiểu hơn là không có phụ-đề nữa;
13 Tháng Tư 2016
(Xem: 6190)
Con khóc thương Đêm, ôi, Đêm đẩy xe tang… Không rõ rồi mai trời sẽ mưa hay nắng Chỉ biết hôm nay, Ba ơi, bóng tối ngập tràn Chỉ biết hôm nay, Ba ơi, Dân tộc mình khát khao ánh sáng…
07 Tháng Tư 2016
(Xem: 8944)
Ảnh độngthông thường (hay còn gọi là ảnh GIF) là những bức ảnh được hình thành từ những chuyển động liên tục do nhiều bức ảnh ghép lại bởi các phần mềm đồ họa chuyên dụng hoặc cắt và xử lý từ một video clip.
23 Tháng Ba 2016
(Xem: 10157)
Tài liệu hay đủ loại để tra cứu khi cần - Time and Date - Xem giờ, đổi giờ, lịch, thời tiết
22 Tháng Ba 2016
(Xem: 12838)
Muc đích của bài viết nầy nêu lên những nét nhân bản của chương trình môn quốc văn bậc tiểu học của nền giáo dục Việt Nam Cộng hòa trước 1975.
11 Tháng Ba 2016
(Xem: 9113)
Trắc nghiệm IQ: có người nhìn ra 4 loại động vật, có người nhìn ra 10 loại, bạn có thể nhìn ra mấy con vật?
26 Tháng Hai 2016
(Xem: 6819)
Phải vậy không, ở những truyện như thế của Khuất Đẩu, một ẩn mật hiển lộ từ hình ảnh hư ảo đầy sáng tạo của ông, rằng -có một sự nối tiếp sau cái sống- và, Sống lương thiện nên linh hồn trong suốt, vì thế cõi của họ là Cõi Đẹp.
22 Tháng Hai 2016
(Xem: 8196)
Bọc 60 tấn vàng và trang trí bằng hàng nghìn viên kim cương, hồng ngọc, chùa Shwedagon được đánh giá là một kiệt tác nghệ thuật khổng lồ của nhân loại.
19 Tháng Hai 2016
(Xem: 8745)
Doanh nhân gốc Việt cứu hàng triệu trẻ sinh thiếu tháng
10 Tháng Hai 2016
(Xem: 6876)
Do vì Pulses (tạm dịch là các loại đậu) là nguồn thực phẩm giàu dinh dưỡng, sạch và an toàn, ngày càng được đánh giá cao về vai trò cải thiện sức khỏe cho con người, nên trong khóa họp khoáng đại thứ 68 Đại Hội Đồng Liên Hợp Quốc đã tuyên bố năm 2016 là năm Quốc tế Pulses (2016 International Year of Pulses).
27 Tháng Giêng 2016
(Xem: 9128)
Nếu những bức tranh vẽ này được thực hiện không có người mẫu thì đây là một Thiên tài hiếm có vì nó còn đẹp và sống động hơn hình chụp.
31 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 9938)
Những người may mắn nhất trên thế giới năm 2015
31 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 6668)
Như những năm trước, khi năm 2015 sắp kết thúc, Youtube lại thực hiện một đoạn clip tổng kết những sự kiện, xu hướng nổi bật trên trang web của mình trong năm qua.
26 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 6497)
How do you say Merry Christmas around the world?
18 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 10646)
Bộ sưu tập ảnh động: Cảnh hoàng hôn tuyệt đẹp (file .gif)
11 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 9846)
Những tòa nhà, hồ nước, cây cỏ… trong khuôn viên những ngôi trường này cùng nhau hòa quyện tạo nên một khung cảnh tuyệt vời.
10 Tháng Mười Hai 2015
(Xem: 298350)
Năm 1651 khi chính thức xác định mẫu tự, bằng cách cho ra đời tại Roma nơi nhà in Vatican, quyển tự điển đầu tiên và các sách đầu tiên bằng chữ Quốc ngữ, cha Đắc Lộ đã "giải phóng " nước Việt Nam khỏi nô lệ giặc Tàu .
27 Tháng Mười Một 2015
(Xem: 7800)
Những gì bạn tìm kiếm qua google, những bức thư gửi bằng Gmail hay video xem trên youtube, tất cả đều tạo điều kiện cho Google thu thập thông tin về bạn. Nhưng đừng lo, họ dùng chúng vào mục đích có lợi cho đôi bên.
16 Tháng Mười Một 2015
(Xem: 20004)
Bác sĩ Daniel Trương Dũng.. có nhiều khám phá mới và thành công trong việc chữa trị bệnh Parkinson.... là cựu học sinh Võ Trường Toản, Saigon...
16 Tháng Mười Một 2015
(Xem: 7851)
Dùng mouse Click, Click để zoom vào hình muốn xem sẽ thấy từng khuôn mặt (CHỤP 700,000 NGƯỜI)
10 Tháng Mười Một 2015
(Xem: 9003)
Để nói về những điều tâm huyết của mình, Feeney luôn tâm đắc câu tục ngữ của người Xentơ “Không có túi đựng tiền trong tấm vải liệm”.
29 Tháng Mười 2015
(Xem: 8138)
7 mẹo nhỏ giúp bạn tìm một ví trí đặt router Wi-Fi trong nhà để tất cả các thiết bị đều bắt được tín hiệu Internet tốt nhất.
23 Tháng Mười 2015
(Xem: 26923)
Sài Gòn bây giờ trở lại, thấy mình trở thành một du khách trên một xứ sở hoàn toàn lạ lẫm. Tôi thương Sài Gòn và thương cho chính mình, đã hư hao một chốn để về.
02 Tháng Mười 2015
(Xem: 6677)
Bất cứ ai có một niềm đam mê cháy bỏng về lịch sử, kiến trúc, và mọi thứ liên quan đến mỹ học chắc chắn sẽ đánh giá cao giá trị thẩm mỹ của những nhà thờ khác nhau đang nằm rải rác trên khắp thế giới.
19 Tháng Chín 2015
(Xem: 8341)
Dương Quảng Hàm, nghe qua cái tên, bất cứ ai quan tâm đến nền văn học Việt nam đều biết đó là một vị giáo sư có công lớn trong nền văn học nước nhà .
17 Tháng Chín 2015
(Xem: 11153)
Bài viết của chsNQ K.8 ĐỖ THỊ THANH HƯƠNG (vừa qua đời ngày 27 tháng 8 năm 2015 lúc 01:10pm tại Melbourne, Australia) để cùng chia sẽ 1 kinh nghiệm
10 Tháng Chín 2015
(Xem: 7313)
Qua loạt ảnh này bạn hẳn sẽ không thể tin được có bao nhiêu đồ vật hoặc số người mà một chiếc xe đơn giản như thế lại có thể chở được.
04 Tháng Chín 2015
(Xem: 6519)
Kích thước tối đa được kết hợp cho một tệp tin đính kèm vào email như Gmail, Hotmail và Yahoo Mail hiện nay khoảng 25MB. Vì vậy, nếu bạn muốn gửi một tập tin lớn hơn kích thước này thì bạn có thể tham khảo một số ứng dụng dưới đây.
28 Tháng Tám 2015
(Xem: 8671)
Các bạn trẻ hẳn có nhiều cơ may còn mẹ. Hãy biết trân trọng và tận dụng thời gian bên mẹ. Tôi biết (cũng như tôi ngày xưa), cách biện minh dễ nhất là bận việc và hẹn lần.
26 Tháng Tám 2015
(Xem: 6265)
Có tiếng thổn thức mơ hồ không biết là của ai? Của bà lão? Của Joshua? Hay của chính Hương?
21 Tháng Tám 2015
(Xem: 17204)
Tất cả thành viên đều tốt nghiệp từ trường Ngô Quyền và đứng đầu điều khiển Nhóm là chs-NQ Bùi Quang Hội (khóa 6 NQ). Trong thời gian qua, Nhóm đã tạo nên tên tuổi tại xứ Bưởi với một số sản phẩm kỹ nghệ mới lạ đáng chú ý như được trình bày trong bức thư và trong phần phỏng vấn truyền hình dưới đây
12 Tháng Tám 2015
(Xem: 21718)
Mùa Hạ lúc nào cũng là mùa Hạ, nhưng vì lòng người sôi động nên mới cảm thấy có lúc vui lúc buồn,..
07 Tháng Tám 2015
(Xem: 8509)
Hiện nay ngoài thị trường đã có bán một loại filter gắn vào Iphone để chụp "NHIỆT ẢNH" (thermal image) Bọn tội phạm hiện nay đang sử dụng loại filter nầy để ăn cắp mã code ATM của bạn.
02 Tháng Tám 2015
(Xem: 112864)
Lê Thị Thái Tần, vị Chủ tịch trẻ nhất của Trung tâm Dịch vụ Nhân lực Việt - Úc, 2003, cô đồng sáng lập Emotiv System với ý tưởng dùng ý nghĩ và cảm xúc để điều khiển thiết bị điện tử. 2010, ý tưởng đó thành hiện thực với chiếc mũ đọc sóng não EPOC gây sốt toàn cầu, thu về hơn 10 triệu USD.
02 Tháng Tám 2015
(Xem: 9134)
12 phút xem video ghi lại 30 bàn thắng hay nhất trong World Cup 2014
27 Tháng Bảy 2015
(Xem: 8873)
Mời xem TF X - Mẫu Xe Bay có thể chở 4 người và bay liên tục 800km. Năng lượng tự charge
16 Tháng Bảy 2015
(Xem: 8164)
Mời quý bạn thưởng ngoạn chương trình bắn pháo bông tại tháp Effel, Paris, trong dịp quốc khánh 2015 của nước Pháp (14 tháng 7, 2015) Vidéo do đài truyền hình Pháp France 2 thực hiện, dài 4 phút 50 giây :
25 Tháng Sáu 2015
(Xem: 8743)
Tại Hoa Kỳ, động đất tập trung tai tiểu bang California, vì nằm trên đường nứt địa chấn San Andreas, hàng năm có tới vài ngàn trận động đất nhỏ (không cảm thấy) tới lớn.
19 Tháng Sáu 2015
(Xem: 7125)
Để chống lại kẻ gian đánh cắp hàng tỷ dollars mỗi năm, các ngân hàng Mỹ đang cho thay thế hàng chục triệu thẻ ngân hàng (debit card) và thẻ tín dụng (credit card), bằng kiểu mới có thêm computer chip (vi mạch điện tử) ngoài magnetic strip (băng từ).
16 Tháng Sáu 2015
(Xem: 7625)
Mừng ngày LỄ CHA, mong rằng tất cả chúng ta đều hiếu thuận với Cha mẹ để làm gương cho con cháu. Đừng để như đôi chim én kia phải chít chiu buồn bã khi đàn con đã vổ cánh bay xa !...
11 Tháng Sáu 2015
(Xem: 18006)
. Trong lòng tôi đã chôn một chế độ và trong lòng vợ tôi cũng chôn một chế độ. Chúng tôi không con nối dòng nên khi chúng tôi chết thì "cả hai chế độ" cũng tan thành tro bụi. Với tôi, vậy là chôn xong hai chế độ. Ngày ấy không xa.
10 Tháng Sáu 2015
(Xem: 14182)
Sáng kiến này được thành phố Long Beach kiểm nhận và sau đó ông được chính phủ Hoa Kỳ cấp bằng sáng chế vào năm 2005. Phương pháp làm hai giai đoạn của ông khiến giá thành rẻ đi 15%.
10 Tháng Sáu 2015
(Xem: 7246)
Có nhiều nước trên thế giới vào website của chúng tôi đã tỏ ra rất chú ý đến phương pháp này. Các nước Do Thái, Úc, đã liên lạc mời chúng tôi đến thuyết trình cho sở nước của họ. Vua nước Tonga đã thăm nhà máy gần đây và sẽ đưa người sang mua license để có thể sử dụng phương pháp này.
02 Tháng Sáu 2015
(Xem: 20226)
Bộ Ảnh Đẹp Cá Xiêm by Visarute Angkatavanich
28 Tháng Năm 2015
(Xem: 14533)
Bidong, một buổi chiều Cây rừng bóng hắt hiu Chúng tôi ngồi trên bờ các Nghe sóng biển vỗ đều.
21 Tháng Năm 2015
(Xem: 8691)
Đúng 18 giờ ngày 13-5 (giờ Việt Nam, tức 6 giờ theo giờ Mỹ), Hãng Truyền hình ABC (Mỹ) đã lên sóng vệ tinh chương trình truyền hình trực tiếp về hang Én, hang Sơn Đoòng nằm trong quần thể hang động thuộc Di sản Thiên nhiên thế giới Vườn Quốc gia (VQG) Phong Nha - Kẻ Bàng (tỉnh Quảng Bình) qua chương trình “Good Morning America” (Chào buổi sáng nước Mỹ).
20 Tháng Năm 2015
(Xem: 13678)
Bs Trần Công Bảo & Nỗi buồn của người Việt già ở Nursing Home Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu không thể ở nhà được, mà tài chánh cho phép thì có thể ở những assisted living facilities- Nếu “chẳng đặng đừng” phải vào VDL thì phải làm sao để có được sự săn sóc “tốt nhất”?
19 Tháng Năm 2015
(Xem: 8382)
Qua những bức tranh của René Bassouls, người ta có thể cảm nhận thấy sự ngưỡng mộ và hòa mình của họa sĩ vào đời sống văn hóa đang trải ra xung quanh ông.
15 Tháng Năm 2015
(Xem: 15566)
Tên nguyên thủy của tôi là Calor, cha mẹ nuôi người Việt Nam của tôi đổi lại thành Ủi. "Nghề" của tôi là làm đẹp cho người qua y phục.