Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

CHÓE HỌA SĨ CỬA MỘT THỜI - Blog Nguyễn Ngọc Chinh

14 Tháng Mười Một 20229:46 SA(Xem: 1978)
CHÓE HỌA SĨ CỬA MỘT THỜI - Blog Nguyễn Ngọc Chinh

Chóe, họa sĩ của một thời - NNC/blog

blank

"Họa sĩ Chóe tên thật là Nguyễn Hải Chí sinh ngày 11 tháng 11 năm 1943, là họa sĩ vẽ 
tranh biếm của Việt Nam, nổi tiếng với bút danh Chóe. Ông được coi là “họa sĩ biếm số một của Việt Nam” với những tranh biếm đặc sắc phê phán những thói hư tật xấu của xã hội qua nhiều thời kỳ. Chóe xuất hiện trên nhật báo Sóng Thần và trở
 thành họa sĩ hí họa nổi tiếng từ mùa hè năm 1972. Hơn 30 tờ báo của Mỹ, Pháp, Đức trích in các bức họa của Chóe. Ngoài vẽ tranh, Chóe còn viết truyện ngắn và sáng tác nhạc. Năm 1997, ông bị tiểu đường và bại liệt một thời gian. Đến năm 2001, bệnh tình trở nặng, ông bị hư mắt phải, và mất vào 3 giờ 50 phút sáng ngày 12 tháng 3 năm 2003 tại bệnh viện Fairfax, Virginia."


Trước 1975, thời VNCH, phải nói mọi lảnh vực văn hóa nghệ thuật nở rộ. Như một hiện tượng, cuối những năm 1960 và đầu 1970, những khuôn mặt nổi lên tiêu biểu như Phạm Công Thiện, Tuệ Sĩ, Phạm Thiên Thư, Trịnh Công Sơn.... Không những chỉ văn, thơ, nhạc mà cả trong lảnh vực hội họa, điển hình là họa sĩ Chóe. Thời đó, nhật báo Sóng Thần có lẽ trình bày bắt mắt nhất, với trang 1 in chữ nâu sậm, hí họa ký tên Chóe vùa khôi hài vừa tinh tế, nóng bỏng thời cuộc đập vào mắt độc giả ngay.

Xem lại những hí họa của Chóe:

Viết về hội họa có lẽ không ai có đủ “thẩm quyền” hơn các họa sĩ. Họ là những người trong nghề nên có những nhận xét chuyên môn mà những người “ngoại đạo” như tôi không thể nào có được. Muốn làm nhà phê bình hội họa lại càng khó hơn vì chưa chắc một họa sĩ tài hoa đã là một nhà phê bình xuất sắc.

Thế cho nên, bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.

Sự nghiệp hí họa của Chóe kéo dài qua hai thời kỳ, từ năm 1969 dưới thời VNCH và chấm dứt vào năm 2003 trong thời CHXHCN. 2003 là năm ông qua đời vì biến chứng của bệnh tiểu đường sau một thời gian bị lòa con mắt, đành phải “bó tay” xếp cọ. Họa sĩ mà mắt bị lòa thì cũng chẳng khác nào ca sĩ bị mất giọng.

blank
Họa sĩ Chóe
(Ảnh Nguyễn Phong Quang)

Bước đường dẫn đến nghệ thuật của Nguyễn Hải Chí quả là... đặc biệt. Người thanh niên 
sinh trưởng tại An Giang bước vào nghệ thuật qua lãnh vực văn chương chứ không phải bằng con đường hội họa. Ông tâm sự:“Tôi đến với nghệ thuật vì... mê gái. Năm 20 tuổi, tôi thầm yêu trộm nhớ một cô gái Sài Gòn. Cô ấy có cả một tá sĩ quan chế độ cũ săn đón, còn tôi chỉ là một anh chàng thất học, không mong gì lọt vào mắt xanh người đẹp... Tôi biết nàng là độc giả của một tờ báo, vậy là tôi liều mạng sáng tác truyện ngắn với hy vọng sẽ được đăng...”

Chàng trai si tình làm liều thế nhưng lại có kết quả mỹ mãn: người con gái tên Nguyễn 
Thị Kim Loan đã trở thành vợ của ông cho đến ngày ông lìa đời. Và cũng nhờ si tình nên ông bước thẳng vào nghề viết lách, lại còn đoạt giải nhất về truyện ngắn của báo Tiền Tuyến năm 1969.
Cũng vào cuối năm đó, ông đã quen biết với nhiều nhân vật của làng báo Sài Gòn trongđó có nhà văn Viên Linh, chủ bút tờ Diễn Đàn. Khi họa sĩ chính của Diễn Đàn ra đi, bí quá, Viên Linh mới bảo: “Ông thử vẽ đi!”
Nguyễn Hải Chí kể tiếp:
“Trước đây tôi chỉ mày mò học của một thầy giáo làng, nhưng nể bạn cứ vẽ liều. Vẽ xong, chẳng biết ký bút danh gì, Viên Linh lại bảo: “Ông tên Chí, vậy thì ký là Choé!” Tôi nghe cái tên này thấy cũng kêu, vậy là thành bút danh…”

Từ tờ Diễn Đàn, ông còn vẽ cho tờ Báo Đen năm 1970, nhưng sự nghiệp vẽ tranh của Chóe vẫn chưa được độc giả lưu ý lắm. Thời đó, báo chí Sài Gòn đã có hai cây bút biếm nổi tiếng là Ngọc Dũng ký Tuýt và Đinh Hiển ký Hĩm. Phải đợi đến khi chuyển qua cộng tác với báo Sóng Thần của Chu Tử ông mới bắt đầu được biết tới qua những bức hí họa.

Hí họa vẽ trong những năm 1972-1973 là những bức tranh lột tả tình hình xã hội tại miền 
Nam thời bấy giờ. Dĩ nhiên trong loại tranh biếm, người họa sĩ chỉ vẽ ra những cảnh đáng phê phán, khác hẳn với loại tranh cổ động, tuyên truyền cho cái hay, cái đẹp của xã hội hoặc chế độ. Chính yếu tố này đã đi sâu vào suy nghĩ của người xem tranh, vì trông thì vui mắt thật nhưng vẫn có một cái gì đó nghèn nghẹn nơi cổ…

Dưới đây là những hình ảnh trong tranh của Chóe: từ chiếc cyclo thường thấy nơi thành 
thị xa hoa, đến hình ảnh người nông dân gầy giơ xương ở thôn quê và cuối cùng là một con gấu mang tên Prices (giá cả) to béo, ục ịch đang leo trên những bậc thang được kết bằng hình người…
blank
(Vẽ tháng 8/1972)
blank
(Vẽ tháng 3/1973)
(Vẽ tháng 5/1973)

Năm 1973 cũng là năm diễn ra Hiệp định Paris về Việt Nam nhằm chấm dứt chiến tranh, 
lập lại hòa bình giữa 4 bên tham chiến: Hoa Kỳ, Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Cộng hòa miền Nam Việt Nam và Việt Nam Cộng hòa ký kết tại Paris ngày 27/1/1973. Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, hai nhân vật chủ yếu trong cuộc đàm phán, cả hai ông đã được trao giải Nobel Hòa Bình năm 1973. Đây là đề tài thời sự nóng bỏng để báo chí khai thác và dĩ nhiên cũng là đề tài cho những bức hí họa của Chóe. Chân dung các nhân vật được lần lượt xuất hiện trên báo chí Sài Gòn.

Đầu tiên là Lê Đức Thọ của phía VNDCCH, người đã từ chối không nhận giải Nobel Hòa 
bình. Qua nét bút của Chóe, ông Thọ có hai chiếc răng cửa thật dài để chống đỡ cho bản Hiệp định (Agreement). Anh du kích thuộc Mặt trận Giải phóng miền Nam nhỏ bé đang lăm lăm khẩu súng nép mình dưới bản Hiệp Định…
blank
(Vẽ tháng 4/1973)

Phía Mỹ có ngoại trưởng Henry Kissinger được Chóe vẽ với một cái miệng có hình lỗ khóa. 
Trong cặp mắt kính của Kissinger mang hình ảnh một bên là tháp Eiffel và bên kia là hình ngôi sao cũng có hình lỗ khóa. Chiếc mũi của Kissinger lại chính là chìa khóa, chắc là để mở miệng và mở mắt cho vị ngoại trưởng Mỹ gốc Do Thái này.
blank
(Vẽ tháng 6/1973)

Cả hai nhân vận Lê Đức Thọ và Kissinger còn xuất hiện trong một bức tranh vẽ vào tháng 
6/1973. Chóe vẽ hai người đang ngồi trên một con ngựa gỗ, một loại đồ chơi của trẻ em thời xưa để tạo cảm giác ngựa đang phi nhưng chỉ lắc lư tại chỗ chứ không hề chuyển động. Giữa hai nhân vật được che phủ bằng một tấm chăn có dòng chữ “Negotiations”, hay
 còn gọi là Đàm phán:

blank
(Vẽ tháng 5/1973)

Bối cảnh chính trị thế giới vào thời điểm 1973 là cuộc “đi đêm” giữa Nixon và Mao Trạch 
Đông. Đó là nguyên nhân sâu xa dẫn đến Hiệp định Paris năn 1973. Cái “bắt tay hữu nghị” Hoa Kỳ - Trung Cộng được Chóe vẽ trên “chiếc cầu dựng bằng người”, tượng trưng cho hai miền Nam – Bắc Việt Nam. Chiếc cầu còn được đóng đinh vào chân của hai người 
dân để gia cố cho sự bền vững của tình hữu nghị Tư bản – Cộng sản:
blank

Chóe còn tiên đoán hòa bình cho Việt Nam bằng bức tranh một người Việt gầy giơ xương 
đón nhận hòa bình với chiếc nón lá. Khi “trái bom” hòa bình rơi xuống, chiếc nón lá bị rách toạc. Nhân vật trong tranh khiến có người liên tưởng đến một đệ tử của “cái bang” với chiếc nón lá xin tiền. Tác giả chỉ vẽ có vậy, ai muốn hiểu sao thì hiểu!
blank

Lúc sinh thời, họa sĩ Chóe cho rằng nghề của ông là vẽ “hí họa”, chứ không phải “biếm 
họa”. Ông nói: "Xin bạn hãy cùng tôi gọi con đường này là hí họa, vì hí họa là con đường rộng và lòng ta rộng theo... Trong hí họa cần cả nội dung lẫn hình thức. Không tạo được hình thức sẽ làm hỏng nội dung. Hình thức càng tốt, càng giảm được số chữ phải ghitrong tranh. Hí họa cần nhất là dễ nhìn, dễ phân biệt, tập trung làm nổi bật ý chính, tạo cho người xem chú ý ngay về sự khập khễnh của hình thức rồi mới dẫn dắt họ đến cái phi lý, cái lố bịch của nội dung”.
blank
Chân dung tự họa của Chóe (1992)

Hí họa của Chóe được các báo danh tiếng thế giới như The New York Times, Newsweek... chọn đăng. Cũng trong năm 1973, cuốn The World of Choé (Thế giới của Choé) được nhà xuất bản Glade Publications ấn hành tại Mỹ do công trình thu thập của nhà báo Barry Hilton. Một trong những bức tranh trong cuốn sách này, tuy là hí họa nhưng lại mang nét buồn của đất nước chiến tranh khi thế giới bước vào mùa Giáng sinh vui vẻ trong năm 1972.
blank

Ông già Noel Việt Nam áo quần tả tơi, đầu đội nón lá và trên vai là chiếc đòn gánh với hai 
cái thúng thủng đáy, trống không, không quà Giáng sinh mà cũng chẳng nụ cười. Nếu quan sát kỹ hơn người xem sẽ thấy hai ngón chân cái của ông giao nhau vì ông vốn là người… Giao Chỉ.

Năm 2004, Chóe mang 29 bức tranh chân dung sơn dầu về những người phụ nữ đoạt giải 
Nobel sang Stockholm nhân Ngày Việt Nam tại Thụy Điển. Giới thưởng ngoạn nghệ thuật ở Bắc Âu có dịp nhìn lại những khuôn mặt nữ nổi tiếng thế giới như Berthan Von Suttner (Nobel Hòa bình, 1905), Grazzia Deledda (Nobel Văn chương, 1926), Sigrid 
Undset (Nobel Văn chương, 1928), Emily Greene Balch (Nobel Hòa bình, 1946), Rosalyn Yalow (Nobel Sinh lý học & Y học 1977), Rigoberta Menchu (Nobel Hòa bình, 1992) và cả
 chân dung Afred Nobel, người sáng lập giải thưởng.

blank
Chân dung Afred Nobel


Nhà báo Lê Minh Quốc nói về Chóe: “Tôi ấn tượng nhất Choé ở bức hí họa vẽ một người phụ nữ gánh trên vai cả trái đất mang tên Phụ nữ nước tôi. Đó là bức tranh đầy ý nghĩ về vai trò của người phụ nữ Việt Nam. Việc bức tranh ấy được chọn triển lãm hội hoạ quốc tế chứng tỏ tài năng của họa sỹ. Rất lâu nữa Việt Nam mới có được một họa sỹ biếm 
tài năng như Choé”.

Chóe đem bộ tranh Phụ nữ nước tôi đi dự triển lãm tranh quốc tế tại các thành phố lớn 
bên Nhật theo lời mời của lãnh sự Nhật Bản năm 1995. Theo tôi, bức tranh Chồng Con trong số tranh triển lãm mới “ấn tượng” nhất. Tranh vẽ một người đàn bà mặc áo dài nhưng lại đi chân đất. Trên vai có đòn gánh nặng chĩu, một đầu là người chồng với chai rượu trong tay và điếu thuốc trên miệng. Đầu bên kia là 5 đứa con ngồi lọt thỏm trong một cái thúng. Tranh chỉ vỏn vẹn có hai chữ Children và Husband nhưng lại nói rất nhiều về sự tảo tần và chịu đựng của người phụ nữ Việt Nam.
blank
“Chồng con” (1995)

Bà Kim Loan nói về người chồng quá cố:
“Có thể nói là cuộc đời của chồng tôi rất nhiều thăng trầm. Trước giải phóng ông là quân nhân, sau được chuyển về làm ở Bộ Tổng tham mưu của chế độ cũ nhưng thời đó có luật cấm quân nhân làm báo. Tuy nhiên vì mê nghề báo nên ông vẫn lén lút viết và đến năm 1974 bị lộ, bị bắt, ở tù được mấy tháng thì miền Nam giải phóng thì ông được tự do. Sau năm 1975, ông làm cho báo Lao Động gần một năm thì bị đưa đi học tập cải tạo cùng một số văn nghệ sĩ miền Nam. Nhưng thời gian cải tạo quá dài, đến 9 năm, từ 1976 – 1985 mới trở về”.
blank
Bà Kim Loan trong buổi lễ tưởng niệm 10 năm ngày mất của họa sĩ Chóe

Những ngày cuối đời khi không còn nhìn rõ để vẽ, Chóe quay qua làm thơ. Những câu thơ 
dưới đây tuy không vần điệu nhưng đã nói lên nỗi lòng của người họa sĩ tài hoa:

“Trót làm người vui tính.
Khi gặp chuyện đau lòng.
Ta không dám khóc.
Bằng nước mắt…”

Cuối năm 2002, Nguyễn Hải Chí được đưa sang Mỹ với hy vọng những tiến bộ y khoa có thể giúp ông kéo dài tuổi thọ. Ngày 18/1/2003, bác sĩ ở Virginia đã chích thuốc phục hồi thị lực cho ông. Khi được nhìn bằng mắt của mình, chỉ trong khoảng nửa giờ, ông vẽ cấp tốc một mạch 6 bức tranh. Một trong số 6 tác phẩm đó, ông đã vẽ những khuôn mặt cười, tràn đầy lạc quan, lúc nào cũng... chí chóe:
blank

Chú thích:
(*) Nguyễn Hải Chí (1943 – 2003) là một họa sĩ vẽ tranh biếm nổi tiếng với bút danh Choé, ngoài ra ông còn có bút danh Trần Ai, Cap, Kit. Ông được coi là “họa sĩ biếm số 1 của Việt Nam” với những tranh biếm đặc sắc phê phán những thói hư tật xấu của xã hội qua nhiều thời kỳ. Ông vẽ chủ yếu là tranh sơn dầu, giấy dó và tranh lụa. Ngoài vẽ, Chóe còn được biết đến như một nhà văn, nhà thơ, nhạc sĩ.

Nguyễn Hải Chí sinh ngày 11/11/1943 tại Cái Tàu Thượng, Hội An, Chợ Mới, An Giang. Sau đó gia đình ông chuyển về xã Vĩnh Tế dưới chân núi Sam, Châu Đốc. Do hoàn cảnh gia đình rất nghèo, ông phải nghỉ học từ năm lớp 2, đi làm kiếm sống từ năm 9 tuổi. Ông làm đủ nghề: đập đá, đốn củi, chăn bò mướn...
 
Năm 1960, bị cán bộ Cộng sản ép lên núi hoạt động du kích nên ông bỏ trốn về Mỹ Tho, xin làm việc tại một phòng vẽ quảng cáo và học vẽ tại đây. Năm 1964, ông đi quân dịch, năm sau được chuyển về làm việc tại Bộ Tổng Tham Mưu Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa. Lúc này ông bắt đầu làm thơ, viết truyện gửi đăng báo. Từ đó ông đã thâm nhập vào làng báo Sài Gòn.

Cuối năm 1969, ông chuyển qua vẽ hí họa cho tờ Diễn Đàn, ký tên Choé, nghệ danh do 
nhà văn Viên Linh đặt, lúc đó là chủ bút báo Diễn Đàn. Một số tranh của ông đã đụng đến vấn đề “nhạy cảm” do đó ông bị chính quyền VNCH bắt giam từ tháng 2 đến tháng 4/1975. Sự kiện 30/4/1975 diễn ra, Nguyễn Hải Chí thoát khỏi trại giam của An ninh Quân Đội tại số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm, Sài Gòn.

Mấy tháng sau ông được nhận vào làm báo Lao Động Mới với nhiệm vụ trình bày tờ báo. 
Tháng 4/1976, ông bị bắt đi học tập cải tạo cùng với các văn nghệ sĩ miền Nam cho đến cuối năm 1985 tại các nhà giam Chí Hòa rồi trại cải tạo Gia Trung, Pleiku. Sau đó ông vượt biên nhưng bị bắt và phải trở lại tù thêm lần nữa.

Từ năm 1990, do không xác định được thời hạn tù, ông bị từ chối đơn xuất cảnh theo diện 
H.O. Ông ở lại Việt Nam hành nghề vẽ tranh bán cho khách nước ngoài. Ông cộng tác với phòng tranh Tự Do tại Thành phố Hồ Chí Minh, để trưng bày và bán tranh lụa, giấy dó và tranh sơn dầu, ký tên Vân Bích. Ít lâu sau, ông được nhiều tờ báo trong nước đề nghị cộng tác trở lại. Tranh của ông tiếp tục xuất hiện trên nhiều tờ báo và tạo được phong cách riêng trong việc phê phán những thói hư tật xấu, những tiêu cực của xã hội.

Năm 1997, Choé bị đột quỵ, dẫn đến bại liệt một thời gian. Trước đó ông cũng đã mắc 
phải bệnh tiểu đường. Từ năm 1998 tới 2001, ông có 2 lần sang Pháp điều trị nhưngkhông thuyên giảm. Từ năm 2001, ông bắt đầu đi đứng khó khăn, mù mắt trái, mờ mắt phải, từ đó không vẽ nữa mà chuyển qua làm thơ, viết nhạc.

Cuối năm 2002, ông được bạn bè giúp đỡ đưa sang Virginia, Hoa Kỳ chữa bệnh. Ngày 22/2/2003, ông đột ngột bị ngộp thở, 10 ngày sau đột quỵ và đứt mạch máu não. 3 giờ 50 phút sáng ngày 12/3/2003, ông qua đời tại bệnh viện Fairfax, Virginia. Lễ tang được cử hành tại nhà thờ các thánh tử đạo Arlington, sau đó được đưa về Việt Nam an táng tại nghĩa trang nhà thờ Thánh Mẫu, huyện Định Quán, tỉnh Đồng Nai.

Ngoài rất nhiều tranh biếm đã được đăng trên các báo, còn những tuyển tập thu thập các
 tác phẩm của Chóe:
- Sách The World of Choé (Thế giới của Choé), do nhà báo Mỹ Barry Hilton đã thu thập một số tranh biếm họa của ông, do nhà xuất bản Glade Publications ấn hành tại Mỹ năm 1973.
- Lai rai vẽ viết - bút ký (nxb Lao Động, 1992).
- Tử tội - tuyển tập tranh hí họa, thơ, văn, nhạc (nxb Tiếng quê hương, Hoa Kỳ, 2001).
- Nghề cười, tuyển tập tranh, thơ, văn, nhạc (nxb Văn hóa Văn nghệ, 2013).

Một số ca khúc:
- Gió - (Hồng Nhung hát), nghe tại:
- Mưa - (Cẩn Vân hát), nghe tại:
- Bên vườn nhà em – (Nguyễn Chánh Tín hát), nghe tại:
- Khi đến cuối đời
- Vinh dự
- Khi dứt cơn mưa
- Dù ta xa nhau
- Ngả lưng trên đồi
(Nguồn: Wikipedia)
Chóe & chân dung
Sau bài viết, xem lại những hí họa của Chóe tôi vẫn cảm thấy chưa viết được hết về người họa sĩ tài hoa Nguyễn Hải Chí… hình như còn thiếu một lãnh vực quan trọng trong sự nghiệp cầm cọ của ông. Đó là hí họa chân dung gồm hai mảng “tự họa” và chân dung các nhân vật của Việt Nam lẫn quốc tế.

Trước hết, chúng ta hãy xem lại những bức tranh tự họa của Chóe. Đáng chú ý nhất là bức tự họa chỉ với hai màu trắng đen với một ổ khóa to nơi miệng trong tư thế hai tay bắt chéo giữ lấy hai bàn chân. Hình như tác giả muốn nói ý “khóa miệng, trói chân”? Đặc biệt hơn nữa, ổ khóa được tô màu làm nổi bật trên nền đen trắng và cặp mắt là hai chiếc bánh xe đạp...
Đó là hình tượng Chóe bị “khóa miệng” trong 12 năm cải tạo và nhà văn Trần Dạ Từ (tức Lê Hạ Vĩnh, phu quân của nhà văn Nhã Ca), đã chọn làm hình bìa cuốn sách mang tựa đề Writers and Artists in Vietnamese Gulag (1) do nhà xuất bản Century phát hành tại Hoa Kỳ tháng 1/1990.
blank
Hình bìa cuốn sách của Trần Dạ Từ
Trong bức chân dung tự họa năm 1973, Chóe dùng hình tượng một con bọ cạp với cái đuôi châm chích để nói lên tính chất công việc của mình. Khuôn mặt của bọ cạp vẫn là Chóe nhưng ở cặp chân ta thấy là của một anh cao bồi Mỹ, mang đôi bốt có gắn thêm đinh thúc ngựa.
Đôi giày bốt của Chóe ôm lấy một biểu tượng hình tròn trên có dòng chữ “Yippee!" viết ngược, mới thoạt nhìn cứ tưởng là tiếng Nga! Trong tiếng Anh, Yippee là sự sảng khoái, vui vẻ.. Hình như Chóe muốn tự giới thiệu mình là người chuyên vẽ những bức tranh châm chọc chỉ nhằm mục đích vui đùa, không hại một ai?
blank
Chân dung tự họa (1973)
Ở một bức chân dung tự họa khác không ghi ngày vẽ, chúng ta thấy Chóe ôm ấp một trái tim thật lớn. Nếu trái tim tượng trưng cho sự yêu thương thì chắc họa sĩ muốn nói tuy là hí họa nhưng những tác phẩm của ông được vẽ ra với tất cả tấm lòng hay nói khác đi là cái “tâm” của người nghệ sĩ.

Có điều, nếu nhìn kỹ, ta thấy đầu và chân của Chóe quay về phía trước còn thân mình và hai 
tay ôm quả tim lại hướng về phía sau. Ẩn ý gì đây? Tôi nghĩ, phải chăng Chóe muốn mọi người thấy được hai mặt của vấn đề, hay nói khác đi, “thấy vậy” nhưng “không phải vậy”…
blank
Chân dung tự họa không đề rõ năm vẽ

Trong một bức chân dung tự họa khác vẽ trước năm 1975 nhưng không còn tìm ra bản gốc trên
 báo Sóng Thần của Chu Tử, Chóe bị còng hai tay bên cạnh một người đàn bà trần truồng với những lời ghi “tự họa sau khi vi phạm điều 35”. Chính quyền thời đó đã lên án bức hí họa phạm vào tội “đồi trụy”.
Rất dễ để tìm hiểu nguyên nhân tại sao Trung sĩ Chóe trong quân lực VNCH lại bị giam giữ tại An ninh Quân đội (số 8 Nguyễn Bỉnh Khiêm), 3 tháng trước biến cố 30/4/1975. Lý do thật đơn giản: ông châm chích không từ một ai.

Các chính khách đương quyền trong cũng như ngoài nước đều nằm trong “tầm ngắm” của 
Chóe và dĩ nhiên những bức tranh châm biếm đó không được các “nạn nhân” là người có chức, có quyền ưa thích. Một trong những tội danh của Chóe là… “vẽ dị dạng nhân vật quan trọng trong chính phủ”!

Ngay cả đến Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cũng không tán thành việc xuất bản cuốn The World of 
Choé trên đất Mỹ cho dù năm 1973, tuần báo New York Times bình chọn Chóe là một trong 8 họa sĩ biếm họa xuất sắc thế giới của thập niên 1970.
Dưới mắt Chóe, Tổng thống Richard Nixon là một thuyền trưởng bị ra tòa với cán cân công lý bằng chính đôi tay giăng ngang của mình. Trên hai đĩa cân ta thấy một bên là vụ Watergate còn phía bên kia là chiến dịch đánh bom miền Bắc trước lễ Giáng sinh 1972. Cán cân nghiêng về phía bom đạn vì còn có anh VC “giật dây” cho thêm nặng ký!
blank
Chân dung Tổng thống Nixon và cán cân công lý

Chóe tiết lộ một trong những thủ thuật ông hay dùng khi vẽ chân dung là cố tìm nét đặc biệt 
của người được vẽ. Chẳng hạn như Phó tổng thống Nguyễn Cao Kỳ có đôi mắt “ốc nhồi”, tính tình thì “hung hăng con bọ xít” nên chân dung của ông mang hình ảnh… con gà chọi. Còn Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu có cái cằm nhẵn thín khiến Chóe liên tưởng đến chiếc hàm ếch...
 thế là ông vẽ nhân vật qua cách nhìn đó.
Chóe tâm sự: “Khi tôi vẽ con ếch mồm trễ ra, cầm cần câu là Nguyễn Văn Thiệu, vẽ con rùa đeo kính chắp tay sau đít, người ta kêu ầm lên là con rùa hành chánh Trần Thiện Khiêm... Người ta xem thấy ngộ nghĩnh bật cười, còn tôi bị tai nạn nghề nghiệp nhưng vẫn vui vẻ đón nhận rủi ro”.

Phạm Văn Đồng của VNDCCH cũng không nằm “ngoài tầm ngắm” của Chóe. Chân dung của 
ông Thủ tướng được phác họa qua những nét đặc trưng như cặp môi dầy và tóc chải ngược. Trong hí họa Phạm Văn Đồng đi xin viện trợ còn được vẽ với một chiếc nạng bằng súng AK và trên tay là chiếc nón cối, chân đi dép râu. Đúng là hình ảnh của… “cái bang”.
blank
Thủ tướng Phạm Văn Đồng… đi xin viện trợ

Năm 1973, tạp chí Văn ra số đặc biệt về 5 nhà văn nữ nổi tiếng tại miền Nam, Chóe góp mặt 
trong giai phẩm này với phần phụ bản chân dung Nhã Ca, Túy Hồng, Nguyễn Thị Hoàng, Nguyễn Thị Thụy Vũ, và Trùng Dương. Ngay từ trang 3 của Giai phẩm đã xuất hiện chân dung của Nguyễn Thị Hoàng đi kèm với bài giới thiệu Đi xa với Nguyễn Thị Hoàng. Chóe vẽ một người phụ nữ với tẩu thuốc lá trên môi và trên đó treo lơ lửng một quả chuông. Hình ảnh được lấy từ ý của tác phẩm Tiếng 
chuông gọi người tình trở về của Nguyễn Thị Hoàng.


blank
Chân dung Nguyễn Thị Hoàng
Trang 23 là chân dung của Nguyễn Thị Thụy Vũ đi kèm với bài viết của Du Tử Lê, nói chuyện với Thụy Vũ. Nhà văn bưng một cây đèn cầy qua ý tưởng của Thụy Vũ trong truyện Thắp một ngọn đèn cho tôi.
blank
Chân dung Nguyễn Thị Thụy Vũ
Chân dung Trùng Dương xuất hiện trên trang 31, đi kèm với bài Trùng Dương và Tác phẩm của Uyên Thao. Ta thấy một nhà văn nữ tướng tá ngổ ngáo như con trai, tóc cắt ngắn demi-garçon, mặc áo sơ mi, mang cặp kính cận. Đặc biệt hơn cả, Trùng Dương phì phèo điếu thuốc ngậm lệch trên môi.
Trong giai phẩm này, Trùng Dương góp tiếng bằng bài viết Mặt trời tháng tư, nhưng đó là năm 1973 chứ không phải là năm 1975.
blank
Chân dung Trùng Dương

Chân dung Nhã Ca là một thiếu phụ trên đầu vấn khăn tang sau Tết Mậu Thân năm 1968. 
Nhã Ca gọi Giải khăn sô cho Huế là một… “bút ký chạy loạn” nhưng lại đoạt Giải thưởng Văn học Nghệ thuật Quốc gia năm 1970.
blank
Chân dung Nhã Ca
Ở trang 55 là chân dung của Túy Hồng với hình ảnh một người phụ nữ ôm đàn, hai con mắt mở lớn và cặp môi dày đang cất tiếng hát. Đàn không phải là tây ban cầm (guitar) mà là một chiếc đàn cổ nhạc, cần đàn lại là một cây bút. Túy Hồng có truyện ngắn Chiếc gối của người tình đăng trong giai phẩm Văn.
blank
Chân dung Túy Hồng
Sau ngày Sài Gòn đổi tên, người ta thấy xuất hiện một cuốn sách mang tên Biệt Kích Văn Hóa, tổng hợp các bài viết của các tác giả chế độ mới như Trần Văn Giàu, Lữ Phương, Vũ Hạnh... Họ viết về 10 nhà văn “phản động” tại miền Nam gồm Hồ Hữu Tường, Nguyễn Mạnh Côn, Nhất Hạnh, Doãn Quốc Sỹ, Võ Phiến... trong đó có Nhã Ca, nhà văn nữ được xếp hạng thứ 6.
Một sự tình cờ ngẫu nhiên và cũng là... “may mắn”, Chóe có mặt trong số những “cải tạo viên phản động” vào năm 1977. Đây cũng là cơ hội hiếm có để ông có được bộ sưu tập chân dung văn nghệ sĩ miền Nam. Năm 1987 những chân dung này được chuyển ra nước ngoài khi nhà thơ Trần Dạ Từ và Nhã Ca rời Việt Nam do sự can thiệp của hội Văn Bút Quốc Tế phối hợp với hội Ân xá Quốc Tế và thủ tướng Thuỵ Điển Ingvar Carlsson.
Nhà thơ Trần Dạ Từ (2) được Chóe phác họa ôm cây đàn guitar nhưng cần đàn lại là một cái cuốc, một vật tượng trưng cho châm ngôn “lao động là vinh quang” thường được các “quản giáo” đề cập đến trong những buổi “học tập chính trị”.
blank
Chân dung nhà thơ Trần Dạ Từ
Nhà văn Nguyễn Mạnh Côn (3) vốn nghiện thuốc lá, thuốc phiện nhưng trong trại cải tạo phải chuyển sang thuốc lào, thường được ca tụng là loại thuốc… “thơm mồm, bổ phổi, diệt trùng lao”. Chân dung có một chi tiết khá mỉa mai: ông Côn đã dùng sách vở làm đóm để đốt thuốc.
Anh em bạn tù còn gọi Nguyễn Mạnh Côn là “Khô Vinh Đại Sư”, tên một nhân vật tiểu thuyết của Kim Dung. Sở dĩ có biệt danh này vì ông vốn gầy gò, người nhỏ thó, xương xẩu giống hệt một nhà tu khổ hạnh. Nguyễn Mạnh Côn chết trong trại tù Xuyên Mộc.
blank
Chân dung nhà văn Nguyễn Mạnh Côn
Chân dung nhà văn Doãn Quốc Sỹ (4) là một ông già khắc khổ, hai tay bưng chồng gạch ngói trong trại tù Gia Trung. Doãn Quốc Sỹ là người có tổng cộng 14 năm “thâm niên cải tạo” trước khi được định cư tại Houston, Texas, năm 1995.
blank
Chân dung nhà văn Doãn Quốc Sỹ
Nhà văn Mai Thảo được Chóe vẽ đang ngồi trên xe xích lô đạp. Cyclo là phương tiện giao thông duy nhất của Mai Thảo ở Sài Gòn trước 1975. Sau 2 năm lẩn trốn sự truy nã gắt gao của chính quyền mới, ông vượt biên thành công và sang Mỹ năm 1978, qua đời ở quận Cam năm 1998.
blank
Chân dung nhà văn Mai Thảo
Tháng 12/1992, một cuộc triển lãm mang tên “Những nhân vật của Chóe” tạo một bất ngờ lý thú đối với những người yêu thích hội họa. 35 nhân vật nổi tiếng của Việt Nam và thế giới đã xuất hiện trong cuộc triển lãm, trong đó phải kể tới Khổng Tử, Sartre, Dostoievsky, Thành Cát Tư Hãn, Nobel...

Chóe còn cho ra đời hàng loạt các bộ tranh khác như Những tổng thống Mỹ (gồm 41 tranh sơn
 dầu), Những nhân vật Việt Nam (57 tranh), Họa thơ Hồ Xuân Hương (40 tranh) và Những phụ nữ đoạt giải Nobel (27 tranh).

Nhân ngày giỗ 3 năm của họa sĩ Chóe, phòng tranh Tự Do cùng với gia đình cố họa sĩ đã tổ chức triển lãm bộ tranh Chân dung văn nghệ sĩ. Người xem có thể bắt gặp những khuôn mặt ngộ nghĩnh và ấn tượng của những nhân vật nổi tiếng từ quá khứ đến hiện tại: Nguyễn Đình Chiểu, Sương Nguyệt Anh, Hồ Biểu Chánh, Vũ Trọng Phụng, Nhất Linh, Út Trà Ôn, Phạm Duy,
 Bùi Giáng, Sơn Nam, Trà Giang, Lý Lan...
Chóe cho biết: “Điều thú vị là khi vẽ chân dung các nhân vật, tôi đưa được thủ pháp hí họa vào tranh sơn dầu. Tôi vẽ rất nhanh, nhưng việc tìm hiểu tính cách mỗi nhân vật và phương cách thể hiện có khi lại rất lâu". 
Bộ tranh Chân dung văn nghệ sĩ bắt đầu được vẽ từ năm 2000 và dừng lại ở con số 28 bức năm 2001. Đó là năm ông phải tạm ngừng sáng tác vì bệnh tiểu đường. Mọi người đều tin rằng ông sẽ mau chóng bình phục để tiếp tục công trình còn dang dở của mình nhưng bệnh tình ông ngày càng trầm trọng. Họa sĩ Chóe lại bị thêm biến chứng... mù màu. Năm 2003 ông được gia đình và bạn hữu đưa sang Mỹ chữa bệnh nhưng chưa kịp điều trị thì qua đời tại Mỹ.
blank
Một số tác phẩm của Chóe triển lãm tại Phòng tranh Tự Do
Nhớ lại một thời, xin trích đăng tài liệu trên đây trên blog Nguyen Ngoc Chinh's, không thấy ghi tên tác giả bài viết.
DgN
13 Tháng Năm 2015
(Xem: 10063)
Nhật quỳnh là loài hoa đẹp, nở vào nhiều ngày và có hương thơm, đa dạng màu sắc, ít công chăm sóc nên được nhiều người yêu thích
08 Tháng Năm 2015
(Xem: 8346)
Vậy mà tôi vẫn còn đi vơ vẩn trong cái không gian như nghĩa trang sống đó. Tôi đi tìm hình bóng của một thời dĩ vãng, nào vợ con, nào bè bạn, nào những người xa lạ trong cái nhịp thở rộn ràng thân thiện của tất cả Sài Gòn xưa ở chốn này.
06 Tháng Năm 2015
(Xem: 6874)
Sẽ ra sao khi 1 cái máy trở thành Vận Động Viên
25 Tháng Tư 2015
(Xem: 6428)
theo tap Chi PC World: 10 trang web lưu trữ và chia sẻ hình ảnh tốt nhất
20 Tháng Tư 2015
(Xem: 12694)
Chú chó biết nói và hát đã làm “chấn động” “Britain’s Got Talent 2015″ Trên kênh Youtube sau vài ngày đăng tải đã có hơn 4 triệu lượt xem.
19 Tháng Tư 2015
(Xem: 9056)
Các nhà thờ lớn nhất, lâu đời nhất hay có sức chứa lớn nhất... không chỉ là niềm tự hào của người dân địa phương mà còn là điểm tham quan thú vị.
12 Tháng Tư 2015
(Xem: 9217)
Nút cuộn chuột có một số tác dụng mà có thể bạn chưa biết. Bài viết dưới đây sẽ "mách nước" giúp bạn tận dụng nút cuộn chuột này.
28 Tháng Ba 2015
(Xem: 17047)
Tôi tên là Giang Đồng Nai, tên cũ là Giang Phước Long, tên thân mật là Sông Đồng Nai. Thưa bà con cô bác mấy tháng này tôi đau đớn quá, vì hàng vạn tấn đất đá đã trút lên thân thể của tôi
15 Tháng Ba 2015
(Xem: 16592)
Ngô Quyền đã làm nên Trận chiến thắng Bạch Đằng Nổi tiếng khắp sử xanh Kết thúc hơn thiên kỷ Bắc thuộc của nước ta Mở ra thời kỳ phong kiến Độc lập và tự chủ Cho Việt Nam chúng ta
30 Tháng Giêng 2015
(Xem: 17989)
Đây là những câu hỏi và trả lời liên quan đến vấn đề danh tặc hay vấn đề "Ăn Cắp Dữ Kiện Cá Nhân"
27 Tháng Giêng 2015
(Xem: 15331)
Bạn bè chúng tôi trong lứa tuổi sấp xỉ 60 cũng đã bắt đầu nghĩ đến chuyện hưu
02 Tháng Giêng 2015
(Xem: 7787)
Đây là bài nhạc trứ danh mang giá trị vượt thời gian và không gian, mỗi lần nghe lại là mỗi lần nhớ một thời... và cái hay của bản nhạc với lời ca xa xưa nhưng có thể mấy ai thấu hiểu sự kỳ bí hấp dẫn về nó cả như câu nói của người Anh: ''the song that nobody knows''.
30 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 12644)
Ngay từ lúc đơm chồi non cho đến lúc già úa, lá bồ đề luôn hiện lên cái đẹp khó tả, và ngay khi bị rữa nát dưới đất hoặc trong nước bùn, xương của lá bồ đề lại trở thành một tác phẩm làm mê lòng người.
23 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 13618)
Tổng số có 502,165 ngọn đèn thắp sáng giáng sinh năm nay tại Australia đã phá kỷ lục Guinness
22 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 11682)
Từ khi thấy hay quên, thấy có những dấu hiệu là lạ trong tính tình, trong cách sinh hoạt, cho tới khi Bác sĩ định bệnh là bị Alzheimer, hay lú, thì độ một hai năm.
06 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 6472)
Look carefully at each picture. There are some you have never seen before and they are amazing.
04 Tháng Mười Hai 2014
(Xem: 12061)
Có những thứ không bao giờ hạ giá được! Có những người bình thường, vô danh tiểu tốt nhưng có những kiệt tác không hạ giá nổi, đó là: ''Tấm lòng''
28 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 12733)
Muốn hết đau nhức mà không muốn uống thuốc, không chích Cortisone, không đi Bác sĩ chỉnh xương, thì phải tập luyện hoài hoài, ngưng tập là. . đau ! Cho nên, viết bài này để chia xẻ những ai đau đớn vì bệnh phong thấp, nhức xương, mong mọi nguời cùng khoẻ.
28 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 12386)
Hít thở là sự sống. Bạn có thể nhịn ăn trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Chỉ ngộp thở trong vài phút thôi cũng sẽ giết chết bạn.
22 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 6254)
Đây là 1 dịch vụ do Apple phát minh, giúp bạn định vị và bảo vệ các sản phẩm của Apple như: iPhone, iPad, Macbook,… trong trường hợp thiết bị của bạn bị thất lạc hoặc bị đánh cắp.
18 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 6403)
Ban giám khảo đã chọn ra 60 tác phẩm vào vòng chung kết. Dưới đây là danh sách 30 bức ảnh thuộc thể loại Phong cảnh, được sắp xếp theo thứ tự ngẫu nhiên.
18 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 5860)
Từ 600 bức ảnh Khoảnh khắc Cuộc sống lọt vào vòng hai, Ban tổ chức chọn ra 30 tác phẩm xuất sắc, có cơ hội đoạt các giải thưởng chung cuộc.
14 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 8398)
Đoạn tường khá dài nằm trên đường Friedrichshain với các tác phẩm Graffiti trở thành công trình nghệ thuật đường phố nổi tiếng không chỉ ở Đức.
12 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 19315)
Gia đình là nơi mà mọi người dể dàng tìm được hạnh phúc nhất . Không có thứ hạnh phúc nào êm ấm, ngọt ngào, dịu dàng bằng hạnh phúc gia đình. Nhưng cũng có nhiều trường hợp, không nơi nào cay đắng, bất hạnh và địa ngục bằng gia đình.
08 Tháng Mười Một 2014
(Xem: 392009)
Những nét đặc trưng của 36 phố phường cùng những dấu ấn của người Pháp ở Hà Nội trong khoảng năm 1940 - 1941 đã được tái hiện sinh động qua ống kính nhiếp ảnh gia Mỹ Harrison Forman.
30 Tháng Mười 2014
(Xem: 8693)
Mặc dù vệ sinh nhà cửa không phải là công việc yêu thích của nhiều người nhưng phần kết quả luôn khiến chúng ta thực sự hài lòng và vui vẻ. Nếu bạn thực sự muốn ngôi nhà của mình sạch bóng, lấp lánh và thơm tho thì bạn phải đầu tư công sức làm sạch nó một cách triệt để.
25 Tháng Mười 2014
(Xem: 9383)
10 hiện tượng bí ẩn trong lịch sử mà đến nay các nhà khoa học vẫn không giải thích nổi.
23 Tháng Mười 2014
(Xem: 9818)
Mỹ đang chuẩn bị trang bị hệ thống đèn đường thông minh mới với nhiều chức năng hấp dẫn nhưng cũng là tai mắt của cảnh sát.
15 Tháng Mười 2014
(Xem: 26847)
Bộ Sưu Tập Tem Việt Nam Cộng Hòa đầu đủ nhất với các ghi chú: chủ đề, ngày phát hành, tên họa sĩ, nhà in ...
13 Tháng Mười 2014
(Xem: 9577)
Viện Hàn lâm Khoa học Hoàng gia Thụy Điển đã vinh danh hai nhà khoa học Nhật Bản là Isamu Akasaki, Hiroshi Amano và nhà khoa học người Mỹ Shuji Nakamura bằng giải thưởng Nobel Vật lý 2014. Phát minh của họ là về nguồn ánh sáng mới thân thiện với môi trường và có hiệu suất cao, hay còn gọi là đèn LED. Ba nhà khoa học Akasaki, Amano và Nakamura đều sinh ra tại Nhật Bản và đang làm việc tại Mỹ.
13 Tháng Mười 2014
(Xem: 8565)
Các nhà khoa học và công nghệ Mỹ đã phát hiện ứng dụng không có giới hạn của loại vật liệu mới graphene – một vật liệu công nghệ cao cứng hơn thép và nhẹ hơn cả lông chim – trong các lĩnh vực của cuộc sống con người và dự báo vật liệu mới này sẽ tác động rất lớn đến nền kinh tế Mỹ, thậm chí có thể làm thay đổi cả thế giới
11 Tháng Mười 2014
(Xem: 20714)
Một trong bốn người họa kiểu máy định vị (GPS) là Tiến Sĩ Lữ Phúc Bá. Ông là vị sĩ quan đầu tiên trong quân lực Việt Nam Cộng Hòa có cấp bằng Tiến Sĩ Truyền Thông của Hoa Kỳ.
09 Tháng Mười 2014
(Xem: 9475)
Yulia Brodskaya nổi tiếng thế giới khi là tác giả của hàng loạt tácphẩm xếp giấy độc đáo, với tạo hình khiến người xem ngỡ ngàng, choáng ngợp.
08 Tháng Mười 2014
(Xem: 10182)
Cách chữa nhanh này không ảnh hưởng xấu cho sức khỏe khi làm sai, nó dễ làm, kết quả tốt, không mất tiền và đi đâu chúng ta cũng có thể giúp đở người khác hay giúp cho người thân khi họ bị những bệnh như thế.
06 Tháng Mười 2014
(Xem: 6172)
John O’Keefe, một nhà nghiên cứu mang hai quốc tịch Anh và Mỹ, cùng với cặp vợ chồng May Britt và Edvard Moser, người Na Uy được ủy ban Nobel vinh danh năm nay 2014, nhờ những khám phá về các tế bào trong bộ não cho phép con người nhận ra môi trường chung quanh.
02 Tháng Mười 2014
(Xem: 5803)
Cùng xem 22 loài hoa đang nở
02 Tháng Mười 2014
(Xem: 8355)
Một trong “những đứa con nhà Google” là dịch vụ e-mail miễn phí Gmail đang ngày càng thu hút người dùng nhờ các tính năng mới và độc đáo liên tục được bổ sung. Tuy vậy, không phải người dùng nào cũng biết hết kho tính năng “đồ sộ” mà Gmail đang sở hữu. Chúng tôi xin giới thiệu 8 tính năng hữu ích mà có thể nhiều người chưa khám phá ra.
26 Tháng Chín 2014
(Xem: 6089)
Đọc xong bốn bài viết dưới đây, chúng ta sẽ phải suy nghĩ, có phải là mình đã có quá nhiều lỗi lầm trong quá khứ? có phải là mình đã quá chủ quan? Với bốn bài viết này, chúng ta sẽ thấy rõ ngay trong lòng mình, cái đời người của mình sẽ được tiến về phía trước qua bốn bước.
09 Tháng Chín 2014
(Xem: 6325)
- Hal Bergman - Một tour du lịch qua tất cả các địa điểm tuyệt đẹp nhất của tiểu bang California
09 Tháng Chín 2014
(Xem: 10577)
Trong ngôn ngữ giao tiếp và hành chính của người Việt chúng ta hiện nay, nhiều từ đã bị sử dụng không chính xác, bị biến nghĩa hoặc ghép từ một cách kệch cỡm.
06 Tháng Chín 2014
(Xem: 11518)
Tại sao không khí không màu nhưng bầu trời lại xanh? Tại sao da tay nhăn khi ngâm lâu trong nước, còn chỗ khác thì không?
05 Tháng Chín 2014
(Xem: 5716)
Thiện và ác trên thế gian, có lúc lắm mối rối bời, khó lòng phân biệt, bởi vậy đừng nên dễ dàng nhận định người khác.
29 Tháng Tám 2014
(Xem: 7611)
Năm nay có khoảng 10 triệu cá hồi đỏ di cư từ khắp các đại dương về sông Adams, tạo nên cảnh tượng vô cùng thú vị.
16 Tháng Tám 2014
(Xem: 7739)
“Khi cha mẹ cho con cái thứ gì đó, con cái cười. Khi con cái cho cha mẹ thứ gì đó, cha mẹ khóc!”
09 Tháng Tám 2014
(Xem: 5949)
Tiền có thể nhiều, bạn bè cũng có thể nhiều, nhưng mà cha mẹ chỉ có một mà thôi. Nếu có người nào đáng để yêu thương nhất trên đời, thì đó chính là cha mẹ!
02 Tháng Tám 2014
(Xem: 8499)
Con biết mẹ không dùng Facebook, không xài Internet lại càng không biết vào Blog hay Yahoo nên mẹ sẽ chẳng bao giờ đọc được những dòng này.
31 Tháng Bảy 2014
(Xem: 7640)
27 Tháng Bảy 2014
(Xem: 14969)
Đối với chúng ta, rất ít người biết có một cộng đồng rất nhỏ (khoảng 22,000) người Jing (người Kinh) sống ở Tam Đảo (Quảng Tây, Trung Quốc) là một “khám phá” gây nhiều cảm xúc. Rồi lúc được biết họ đã rời xa Việt Nam 500 năm mà vẫn cố gắng duy trì bản sắc văn hóa dân tộc Việt trước sức đồng hóa rất mạnh của TQ, xem những điệu múa, đánh đàn bầu, nghe họ hát tiếng Việt làm ta xúc động…
26 Tháng Bảy 2014
(Xem: 12233)
Từ khi Xà bông Cô Ba tức xà bông thơm đầu tiên của Việt Nam ra đời, Cô Ba đã đánh bạt xà bông thơm của Pháp, nhập cảng từ Marseille, nhờ phẩm chất tốt, giá thành thấp.
25 Tháng Bảy 2014
(Xem: 7301)
Đại Hội Cựu Nữ Sinh Trưng Vương Thế Giới 2014 tưng bừng diễn ra lúc 5 giờ chiều Chủ Nhật, 20 Tháng Bảy, tại đại sảnh của khách sạn Irvine Hotel, Irvine, với hơn 800 người từ khắp nơi về tham dự, với chủ đề "Một Thoáng Hương Xưa."
15 Tháng Bảy 2014
(Xem: 15633)
Cảnh sát chống bạo động Argentina hôm qua phải dùng đến vòi rồng và hơi cay để đối phó với các cổ động viên gây rối sau khi đội nhà để mất chức vô địch World Cup vào tay tuyển Đức.
11 Tháng Bảy 2014
(Xem: 13560)
Chính E.Chu - Người "đạo diễn" kế hoạch thu mua tập đoàn Dell / - Charlie Tôn Quý - Ông hoàng của nghề nail / - Trung Dung - Điển hình cho "Giấc mơ Mỹ"
11 Tháng Bảy 2014
(Xem: 15666)
- NƯỚC MẮT BRAZIL - ĐỨC VÀ BRAZIL MỪNG CHIẾN THẮNG - NGƯỜI VIỆT ỦNG HỘ ĐỘI MỸ
04 Tháng Bảy 2014
(Xem: 11960)
On the 4th of July, look back FOCUS ON THE MAN IN THE FIRST PICTURE. . . IT'S HIM THROUGHOUT THE SERIES BELOW. .
13 Tháng Sáu 2014
(Xem: 22846)
Tất cả các bức hình động ngoạn mục này đều được tách ra từ đoạn video time-lapse của nghệ sĩ người Nhật Bản Yutaka Kitamura có một cái tên rất kỳ lạ là "Touched by Strangers"
14 Tháng Năm 2014
(Xem: 22900)
Nếu quý vị mở cuốn sách giáo khoa dậy văn chương “Glencoe Literature” do nhà xuất bản McGraw Hill ấn hành, quý vị sẽ thấy một bài thơ của một thi sĩ Việt Nam dịch sang tiếng Anh đi song song với bài diễn văn nổi tiếng của Tổng thống Abraham Lincoln trong thời Nội chiến Mỹ
28 Tháng Tư 2014
(Xem: 15666)
Thiếu Lâm tự huyền bí, Đại Lý đẹp kỳ ảo, còn Đào Hoa đảo là trường quay của "Anh hùng xạ điêu" và "Thiên long bát bộ".
23 Tháng Tư 2014
(Xem: 21704)
Gabriel Garcia Marquez, 87 tuổi, văn hào người Colombia nổi danh khắp thế giới với tác phẩm “Trăm Năm Cô Đơn,” qua đời hôm Thứ Năm 17 tháng 4, 2014, tại Mexico City, nơi ông đã sống 30 năm cuối đời.
16 Tháng Tư 2014
(Xem: 17686)
Bốn nguyên tắc vàng trong cuộc sống: 1. Trung thực khi nghèo khó 2. Giản dị khi giàu có 3. Lịch sự khi có uy quyền 4. Im lặng khi giận dữ
13 Tháng Ba 2014
(Xem: 16595)
Cảnh sắc thiên nhiên thật tráng lệ, kỳ vĩ như những chú rồng huyền thoại, và lại trữ tình dịu dàng như một bài thơ...
07 Tháng Ba 2014
(Xem: 16287)
Thường ngày, bạn vẫn quen dùng chuột để thao tác trong Microsoft Word nhưng giờ đây, với tài liệu này việc sử dụng các tổ hợp phím sẽ giúp bạn soạn thảo văn bản nhanh hơn và hiệu quả hơn rất nhiều:
02 Tháng Ba 2014
(Xem: 16144)
Ôn lại Lịch Sử nước ta với hơn 4000 năm từ Họ Hồng Bàng với truyền thuyết con Rồng Cháu Tiên qua chương trình "Việt Nam Quê hương tôi" vào mỗi tuần với Phương Anh
28 Tháng Hai 2014
(Xem: 18983)
Nhận được email thông báo chúc mừng trúng thưởng thiết bị di động từ Google, chỉ cần làm vài thao tác để nhận thưởng. Nếu làm theo, bạn sẽ... dâng tài khoản Gmail của mình cho tin tặc
27 Tháng Hai 2014
(Xem: 32394)
Anh không về hóa ra lại hay. Hãy để VN biến thành tro bụi trong ký ức. Nhưng anh không về mà cứ muốn em kể chuyện VN cho anh nghe. Em sẽ kể nhưng anh đừng khóc đấy nhé.
22 Tháng Hai 2014
(Xem: 18075)
Theo các nhà ngữ học thì tiếng Mỹ là thứ tiếng nói vay mượn rất nhiều từ ngữ của các tiếng khác trên khắp thế giới, vì vậy mà nó rất dồi dào và sống động, nó là tiếng nói số một của loài người hiện nay Theo tôi thì tiếng Việt cũng không thua kém chi.
14 Tháng Hai 2014
(Xem: 24511)
Già thì khổ, ai cũng biết. Sanh bệnh lão tử! Nhưng già vẫn có thể sướng. Muốn sống lâu thì phải già chớ sao! Già có cái đẹp của già. Trái chín cây bao giờ cũng ngon hơn trái giú ép.