Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

1.Nhà Thương "Điên" Biên Hòa - 2. Trường Tiểu Học Dưỡng Trí Viện

05 Tháng Mười Một 20186:25 SA(Xem: 7031)
1.Nhà Thương "Điên" Biên Hòa - 2. Trường Tiểu Học Dưỡng Trí Viện
1./ Nhà Thương "Điên" Biên Hòa 
2./ Trường Tiểu Học Dưỡng Trí Viện

 

nguồn bài viết của chs NQ Lê Quang Trường lấy từ: http://nguoivietsw.blogspot.de/2015/02/normal-0-21-false-false-false-de-x-none.html#more
nguồn bài viết của Thu Trân lấy từ: http://phnhan.vncgarden.com/2015/04/truong-ien.html

Một Trăm Năm Nhà Thương Điên Biên Hòa

Nhà thương điiên Biên Hòa được chính quyền Đông Dương cho khởi công xây dựng vào ngày 17 tháng  03 năm 1915 , nằm trên địa bàn ấp Bàu Hang , xã Bình Trước , Quận Đức Tu , tỉnh Biên Hòa  ( theo đơn vị hành chính trước năm 1975 ), cũng từng nổi trôi  thăng trầm theo vận nước , đã nhiều lần thay tên đổi họ , nào là Dưỡng Trí Viện Nam Kỳ , Dưỡng Trí Đường Biên Hòa , Dưỡng Trí Viện BS Nguyễn Văn Hoài, BV Tâm Trí Biên Hòa, BV Tâm Thân Biên Hòa , ... nhưng trong thâm tâm của người Biên Hòa thế hệ  chúng tui  và trước chúng tui chỉ có một cái tên " Nhà Thương Điên Biên Hòa ". Có lẽ , người Biên Hòa có thói quen, thích gọi tên bình dân bình dị hơn là cái tên chính quy chính thức , thấy sao thì gọi vậy. Như: cầu Hóa An gọi là cầu Mới , cầu Tân Hiệp gọi là cầu Đúc , đường Phan Đình Phùng gọi là đường Dốc Sỏi ,rồi chùa Con Ngựa , hẽm Cây Keo ,ngả ba Vườn Mít ... 
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969, 1
 Dưỡng Trí Viện, Biên Hòa 1967-68
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969, 2

Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 0_ToanThe Nhan VienToàn thể nhân viên Dưỡng Trí Viện Biên Hòa năm 1958


Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1
  Trú xá người điên ở Biên Hòa được xây dựng năm 1915. Người dân địa phương quen gọi với cái tên: Nhà thương điên Biên Hòa. 
(chôm của FB  Van Phuc đó hehehe )
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa Trại bệnh người bản xứ (năm 1934)
 Trại bệnh người bản xứ (năm 1934)

Dưỡng Trí Viện Biên Hòa trai heo
 Trại chăn nuôi trong bệnh viện (năm 1950).
Đường vào khu trung tâm Nhà thương điên Biên Hòa (năm 1934).
 Đường vào khu trung tâm Nhà thương điên Biên Hòa (năm 1934)
Nhân dịp 100 năm Nhà Thương Điên Biên Hòa ( NTĐBH ), là người  Biên Hòa, nên tui muốn viết chút ít về  NTĐBH  bằng những gì mắt thấy tai nghe, bằng trãi nghiệm cuộc sống của chính mình, không dựa theo sử liệu, tài liệu nào hết. Có thể nói, gia đình tui ít nhiều có duyên nợ với cái NTĐBH. Như bà nội tui kể, nhà ông cố của tui ngày xưa nằm cạnh bờ suối Săn Máu, gần quốc lộ 1A ( ngay dãy phố Nhất của cư xá NTĐBH ngày nay), vào năm 1922 ông cố tui phải nhượng lại mảnh đất nầy cho NTĐBH để  xây cư xá và dọn sâu vào trong ấp Bàu Hang. Nhưng đến năm 1945 , khi phe đồng minh dội bom đánh Phát Xít Nhật, nhà ông cố tui bị cháy sập, làng Bàu Hang bị xóa sổ, dân làng di tản ra xóm Miễu ( Phía trong hẽm Bách Lạc, thuộc phường Thống Nhất bây giờ  tạm cư đến thời đệ nhất cộng hòa, làng Bàu Hang chỉ còn xót lại cái NTĐBH. Và không lâu sau ông bà cố tui mất, nội tui dọn vào cư xá NTĐBH ở và mở quán cơm, chuyên nấu cơm tháng cho những bịnh nhân nhà giàu. Rồi đến năm 1956, sau khi được giải ngũ ba tui xin vào làm trong NTĐBH cho tới lúc về hưu. Thế là, tự nhiên tui được sinh ra là lớn lên trong cái cư xá NTĐBH, nào có được lựa chọn gì đâu, cho đến khi vừa đủ lông đủ cánh tui lại bay đi, giờ đây đang ở một phương trời xa xôi lạnh lẽo, mà ghi lại những dòng ký ức thuở con chim non còn sống trong cái tổ ấm.
NTĐBH có một diện tích khá rộng lớn , dọc phía Đông giáp với quốc lộ 1A , có dòng suối Săn Máu chảy qua , được kè đá xanh với 4 cây cầu bắt ngang, 2 cầu sắt và 2 cầu đúc. Phía hạ nguồn có đập chắn để làm hồ Piscine (Tiếng Tây ngày xưa thường hay dùng), hai bên bờ có những bậc thềm đi xuống, cứ độ cuối tuần được ngăn nước lại cho khách thập phương về nghỉ mát. Sau này, rừng trên thượng nguồn bị tàn phá, gây ngập lụt và ô nhiễm, kè đá 2 bên Sau này bờ bị hư hỏng nặng, buộc phải phá con đập chắn đi để thông nước khi mùa lũ và coi như vĩnh biệt cái hồ Piscine.
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa 1969_ dap nuocĐập nước ngăn suối thành cái hồ Piscine

NTĐBH được xây dựng như một công viên rộng lớn, theo hình bàn cờ, có nhiều cây xanh và thảm cỏ mượt mà. Cả thảy có 20 khoa điều trị, mà trước năm 1975 được gọi là trại, được đặt tên theo số thứ tự, chẵn dành cho Nam, lẽ dành cho Nữ. Ngoại lệ, không có trại 1 và 2 , được thay bằng trại quan sát Nữ và  trại quan sát Nam (Vào năm 1974 chuyển sang khu quân y, đổi tên thành trại Phượng và trại Dũng, mang tên 2 đứa con của cố bác sĩ giám đốc Tô Dương Hiệp); không có trại 15, được thay bằng trại Nhi Đồng; không có trại 17 và 18, được thay bằng Nông Trại Nữ và Nông Trại Nam. Đa phần các trại có hàng rào dăm bụt, mương thoát nước và lề cỏ may bao bọc. Đặc biệt trại 13 và trại 16 , được xây kiên cố như nhà tù, 1 lầu, 1 trệt, bên ngoài có tường cao giăng kẽm gai bên trên, cổng vào chật hẹp  kín bít, bên trong  trại có nhiều hàng rào song sắt. Nơi đây giam cầm bịnh án, những bịnh nhân đã từng giết người, hoặc dự tính giết người. Ngày xưa, những ai giả điên trốn lính, đưa vào đây đảm bảo hết điên ngay. Trại Nhi Đồng thì rộng rãi hơn những trại khác, có sân chơi, có cầu tuột, xích đu, bàn quay , ...( Thủơ nhỏ , bọn tui thỉnh thoảng vào chơi ké.) Ghét nhất, bịnh nhân nhi đồng thường hay khóc nhè. Nông Trại Nam và Nông Trại Nữ (Nay gọi là khoa phục hồi chức năng) bao gồm nhiều căn nhà nhỏ lẻ, nằm rời rạc, xung quanh có vườn tược. Bịnh nhân ở đây được tự do đi lại, hằng ngày ra đồng trồng trọt và vui thú điền viên. Trại 5 , trại 6 dành cho bịnh nhân nhà giàu hay người nước ngoài, ở đây trông rất tươm tất và sạch sẽ. Trại 20 là trại bịnh lao, vì sợ bị lây nhiễm tui chưa hề lui tới. Nói chung, từ trại 3 cho tới trại 10 có kiểu kiến trúc giống nhau, những trại còn lại được xây cất theo đặc thù của từng bịnh trạng.
Ngoài những khoa điều trị, còn có khoa xét nghiệm, khoa dược, nhà bếp, ban công xa, thủ môn (cổng gát), ... Đặc biệt, khu hoạt động liệu pháp, được xây bởi những dãy nhà dài tạo thành hình chữ U khép kín. Giữa sân có một cái đền nhỏ, trống quắc  không vách, với 4 chân cột hình rồng phụng, 4 mái ngói nghiêng  tựa như mái chùa, nền cao có thềm đi lên từ bốn phía. Trước đền là một hồ sen nhỏ, giữa hồ là tượng đài phật bà Quan Âm, nơi mà những bà chị trong xóm thường  ra cầu xin trước mùa thi cử. Trước dãy nhà nằm ngang là một sân khấu, dùng để tổ chức văn nghệ vào dịp lễ lạc. Trong khu nầy có nhiều xưởng thủ công, như : vẽ, điêu khắc, may, dệt, thêu, đan, mộc ,... những bịnh nhân có năng khiếu hoặc tay nghề được sinh hoạt ở đây với sự dìu dắt của nhân viên BV. Biết bao tác phẩm nghệ thuật được những người bịnh tâm thần gởi gắm, thêu dệt, khắc họa bằng cả tâm hồn đầy tỉnh táo của mình ở trong đó ,không thua kém gì nghệ nhân chuyên nghiệp.
Sâu phía trong là trại chăn nuôi, có 2 dãy chuồng trại, nuôi heo, gà, vịt và một đàn bò. Bên ngoài là đồng ruộng rộng khoảng 3 Hecta, trồng lúa, rau muống, khoai mì, khoai lang và rau cải các loại... .Những bịnh nhân đồng án hằng ngày đến đây làm việc với sự hướng dẫn của một kỹ sư nông nghiệp người Mỹ.
Mặt tiền bên phải NTĐBH là khu cư xá, bao gồm 7 dãy nhà, mỗi dãy 10 căn hộ, được chia làm 2 hàng, 5 dãy phố và 2 dãy phố. Ngoài ra, còn có 2 nhà tiền chế (Nhà mái vòm cong) dành cho người độc thân, được lính Mỹ xây vào khoảng năm 1971.
Phía trước cư xá, bên khia bờ suôi Săn Máu là trường tiểu học cộng đồng Dưỡng Trí Viện, có 5 phòng học và có 10 lớp được ra 2 buổi sáng chiều.
Trong cùng  là một nghĩa trang mênh mông, có 1 nhà xác, 2 nhà tang lễ dành cho Phật giáo và thiên chúa giáo, giữa 2 nhà tang lễ là một tượng đài xây bằng gạch. Phần bên phải nghĩa trang một dãy dài nằm cạnh đường tiếp giáp với sở Cải dành cho công nhân viên chức, phần còn lại là mồ mả bịnh nhân được chôn dày khít, đến độ muốn đi qua phải bước lên trên mộ. Vậy mà, đến những năm 80 đã không còn chỗ trống nữa. Tận cùng của NTĐBH cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của những bịnh nhân không còn người thân nữa, cùng với nhiều công nhân viên chức, trong đó, có cả Ngài cố BS giám đốc Nguyễn Văn Hoài, nguyện cùng sống, chết chung với người điên.
Thi thoản , xem những vở hài kịch, người ta ví Biên Hòa là nhà thương điên, tui không thể nào cười nổi, vì nó quá lạt phèo, lạt nhách, cứ pha đi chế lại cũng mấy chữ NTĐBH. Không biết từ bao giờ? Tác giả nào? Soạn giả nào? nhà biên kịch nào là người đầu tiên đã đồng hóa nghĩa  Biên Hòa với Nhà Thương Điên trong tác phẩm của mình? Để đến tận ngày nay  vẫn còn nhiều người bắt chước . Cũng một  phần , do cái tên của bệnh viện trước đây thường gắn liền với cái chữ Biên Hòa. Chắc chính vì vậy,mà gần đây mấy Ngài ở bộ y tế đã quyết định đổi tên thành BV Tâm Thần Trung Ương 2 và cái chữ Biên Hòa không còn hiện diện nữa.
Xin mượn 2 câu thơ của anh Phạm Hoài Nhân để tạm kết thúc phần nầy.
          Chưa đi chưa biết Biên Hòa.
   Đi rồi mới biết có Nhà Thương Điên.

Lê Quang Trường

___________________________________________________________________________________________

2./ Trường Tiểu học Dưỡng Trí Viện

Biên Hòa không chỉ có Nhà thương Điên, mà còn có... Trường Điên. Đó là ngôi trường mang tên Trường Tiểu học Cộng đồng Dưỡng Trí Viện, ngôi trường do chính Dưỡng Trí Viện Biên Hòa lập ra. Điều này không mấy người biết, kể cả... tôi, người đã sống ở Biên Hòa hơn 30 năm. Giờ thì bạn hãy nghe chính một người học trò trường điên này kể về ngôi trường của mình nhé. À, dĩ nhiên người kể không... điên, đó là nhà văn Thu Trân.


Trường điên
Hồi Ký của Thu Trân 

blank
Tôi thích hoài niệm. Quê tôi có sông Đồng Nai nhiều khúc quanh, lên thác xuống ghềnh theo nghĩa bóng lẫn nghĩa đen qua từng thời kỳ lịch sử khác nhau của đất nước. Con sông cũng ôm trọn những vòng đời, chứa chan tình đời và tha thiết ơn đời. Má tôi bảo, nhờ có sông thiêng Đồng Nai nên đất Biên Hoà là “đất phật”. Chiến tranh ác liệt thế nào, đến địa đầu Biên Hoà thì tiếng súng im bặt, các bên giải quyết hằn thù với nhau theo kiểu ôn hoà chứ không phải bắn giết nhau nữa. Đất còn “phật” ở chỗ có Nhà thương điên Biên Hoà (bây giờ là Bệnh viện Tâm thần trung ương 2) được xây dựng và đi vào hoạt động từ năm 1915. Người địa phương cố cựu gọi đây là “nhà thương ơn phước”. “Ơn phước” bởi luôn có hàng trăm người bệnh tâm thần bị bỏ rơi được bệnh viện cưu mang và chăm sóc cho đến hết đời. Cũng nhờ chuyện ơn phước này mà bọn nhỏ chúng tôi trước ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng được học một ngôi trường ơn phước. Trường tiểu học cộng đồng Dưỡng Trí Viện.
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa Phòng học lớp 2Trường Dưỡng Trí Viện lớp 2 và 3

Trường Dưỡng Trí Viện (DTV) còn được người dân Biên Hoà gọi là trường nhà thương điên. Bởi đây là ngôi trường nằm trong khuôn viên đất bệnh viện, được bác sĩ giám đốc Nguyễn Văn Hoài (giám đốc người Việt đầu tiên của bệnh viện, các thời trước đó toàn người Pháp) cho xây dựng để dạy dỗ con em y bác sĩ và nhân viên bệnh viện. Trẻ con các vùng lân cận cũng được vô tư cho vào học, không vấn đề gì (chuyện học hành ngày xưa dễ lắm thay!). Tôi là một trong vài chục học trò thuộc diện “trái tuyến” ấy. Trường luôn có mười lớp, từ lớp một đến lớp năm, năm lớp A dành cho con trai, năm lớp B dành cho con gái. Con trai và con gái luân phiên nhau học tuần sáng tuần chiều. Tuần học buổi sáng, hầu như không học trò lớp năm nào thích nghỉ học vì được hát quốc ca và kéo cờ.

Học trường nhà thương điên chỉ buồn mỗi tội là, đi thi thố gì với các trường khác trong tỉnh Biên Hoà (thời ấy) cũng bị gọi “mấy đứa trường điên”. Thiệt thòi chút xíu nhưng bọn tiểu học cộng đồng cả tỉnh đều phải ngả mũ chào “bọn điên” chúng tôi trên nhiều phương diện: học giỏi, ngoan, lễ phép và năng động. Có người lớn xấu miệng bênh “phe đối lập” của trường tôi trong các cuộc thi bảo: “Tụi nó có... máu điên hay sao mà thi cái gì cũng hăng quá trời!”. Hề gì. Thầy Thạch Đông chuyên đi chiếc Vespa xanh cũ mèm là hiệu trưởng trào cuối cùng trước ngày miền Nam giải phóng yêu thương xoa đầu chúng tôi bảo: “Họ nói gì kệ, các con học giỏi và ngoan là thầy vui rồi!”. Chúng tôi thương thầy hiệu trưởng như thương cha. Bao giờ thầy cũng nghiêm khắc và vui đùa đúng mực. Đứa lười học bị thầy kêu lên văn phòng dạy dỗ, lấy cây thước dài khẻ hai cái vào hai lòng bàn tay đỏ rần mà sợ... tới già! Giờ chơi, sân trường rộng, chúng tôi túa ra như bầy ong vỡ tổ đúng nghĩa (không “giả định” như trong những bài văn mẫu bây giờ) chơi lò cò, chơi ô ăn quan, chơi trốn tìm, chơi nhảy nụ... Thầy đi loanh quanh nhìn bọn nhỏ chơi đùa, đôi khi “phụ ăn gian” bốc đứa chơi trò nhảy nụ bé hạt tiêu bay qua mấy tầng bàn tay bàn chân của đám nhỏ ngồi bên dưới. Ê, thầy ăn gian... thế là thầy rụt đầu, le lưỡi chạy mất. Bây giờ không biết thầy có còn khoẻ. Ít gì, năm nay chắc thầy cũng phải tám mấy chín mươi tuổi rồi!
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa_picsinngay bên hông trường là dòng suối Săn Máu được cẩn đá xanh, thành 1 picsine có trồng hoa ven quanh

Bị kêu là “trường điên” nhưng chưa bao giờ tôi thôi tự hào về ngôi trường be bé xinh xinh được xây theo kiến trúc kiểu Pháp nằm hiền hoà bên dòng suối Săn máu róc rách chảy suốt ngày đêm. Ngay lúc bọn học trò nhỏ mới cắp cặp đến trường, thầy hiệu trưởng đã dạy: “Học trò DTV phải độ lượng, khoan dung và học giỏi”. Học giỏi thì nhất định rồi. Còn sao phải độ lượng, khoan dung?
Dưỡng Trí Viện Biên Hòa Phòng học lớp 4. & 5 , ảnh chụp trước năm 1970Phòng học lớp 4. & 5 , ảnh chụp trước năm 1970


Chúng tôi đã có một tuổi thơ dài “chơi” với những người điên. “Chơi” với những người khốn khổ, không bình thường ấy phải độ lượng và khoan dung. Thầy hiệu trưởng đã dạy chúng tôi độ lượng, khoan dung theo kiểu tuổi thơ mình. Trước tiên thầy bảo phải biết thương yêu, chia sẻ với người bệnh; không được hỗn hào, “chơi xấc” người bệnh. 

Ngày xưa, DTV Biên Hoà chữa bệnh tâm thần theo kiểu hướng ngoại nhiều hơn là dùng biệt dược như bây giờ. Đây cũng là chủ trương của bác sĩ Hoài, ông yêu thương người bệnh tâm thần như người thân trong gia đình (hiện tên ông được đặt cho con đường băng ngang bệnh viện). Sau thời gian dùng thuốc và sốc điện, người bệnh chuyển sang giai đoạn “ổn tạm thời” được cho hoà nhập cộng đồng (người bệnh tâm thần không bao giờ hết hẳn bệnh, đây cũng là lý do khiến nhiều người bị gia đình bỏ rơi). Có cả một xưởng thủ công trong bệnh viện dành cho người bệnh chằm nón, đan dây, xay lúa... Ngoài giờ lao động, các quí vị “ngoài vùng phủ sóng” được đi lang thang khắp nơi. Tất nhiên, trường DTV bên cạnh là một trong những điểm đến hấp dẫn. Tiếp xúc với trẻ con hồn nhiên, người bệnh dễ quân bình tâm trí hơn, mau hết bệnh hơn- thầy hiệu trưởng bảo thế.

Giờ chúng tôi học, họ đi tới đi lui ngoài hành lang, người tréo chân ngồi đọc sách, người ngồi thu lu một góc ngủ gà ngủ gật. Vậy mà thầy hiệu trưởng nói, họ nghe hết: “Các ông các bà đi khẽ nói nhẹ cho bọn nhỏ học hành nghen!”, gật đầu dạ dạ rồi xoè tay xin thầy cục kẹo hoặc điếu thuốc. Họ ngồi chồm hỗm thành hàng ngoài hành lang lớp tôi, phà khói thuốc mù trời, tuyệt nhiên không tiếng xì xầm, không bất cứ tiếng động nào chi phối bọn trẻ chúng tôi học hành, thương vậy!

Giờ ra chơi thì đủ kiểu. Ông leo cây bả đậu (thân gai mà leo được mới hay!) trong sân trường hái trái khô đập ra, dùng dao lam khắc múi trái thành hình con cá con tôm cho bọn trẻ. Bà năn nỉ đứa nhổ tóc sâu rồi hát cho nghe một bài. Có đứa đòi cả múa, bà chiều luôn. Đám đông đứng quanh người bệnh xem hát múa là chuyện rất thường trong sân trường tôi. Có ông Thông râu quai nón chuyên nhặt chuột gà chết về làm “đại tiệc” trong góc hàng rào rậm rì dây leo của trường. Vừa nấu ăn ông vừa đọc Kiều hoặc Lục Vân Tiên, giờ chơi chúng tôi bu quanh nghe, riết rồi đứa nào cũng nhập tâm vài câu. Ăn chuột gà mắc dịch mắc toi suốt năm suốt tháng vậy mà ông Thông vẫn ngày càng mập mạp, phương phi! Có ông đi ba bước lùi hai bước đi hoài không hết một vòng sân trường, cứ đi hoài đi hoài như một sứ mệnh thiêng liêng. Hôm tôi bệnh nghỉ học, nằm sốt mê man ở nhà, nhắm mắt lại là thấy ông đi ba bước lùi hai bước đi vòng vòng cột cờ, đi mãi đi mãi đến nỗi tôi có cảm giác chóng mặt tuột luôn xuống giường. Không biết tên ông, chúng tôi cứ gọi là “ông đi ba bước lùi hai bước”. 
 
blank
Bệnh nhân trong Bệnh viện Tâm thần TW 2

Sự cố thỉnh thoảng vẫn xảy ra giữa đám trò nhỏ và những người bệnh tâm thần tội nghiệp. Nga, nhỏ học trò phá như con trai lớp tôi, có lần bôi xác kẹo chewing gum lên tóc bà cụ chuyên lấy nước cổ trầu (bà nhai) bôi đầy mặt đầy tay bà. Ngồi gỡ xác chewing gum mãi không được, bà khóc hu hu như đứa trẻ. Sự việc vỡ lỡ, thầy hiệu trưởng bắt Nga vòng tay xin lỗi bà, xong cô bạn phải nằm xuống giữa sân trường, thầy đét cho hai roi vào mông nhớ đời. Thầy răn dạy chúng tôi: “Người bệnh tâm thần cũng là những người cần được đối xử công bằng. Các con không được xúc phạm họ”. Chính thầy đã dắt tay bà cụ lên trại, xin lỗi bác sĩ phụ trách trại và nhờ người cắt tóc cho cụ. Được quan tâm, bà cụ tâm thần càng khóc to, khóc như chưa bao giờ được khóc. Đêm ấy trời mưa dầm rả rích, tôi ngủ mơ thấy thầy hiệu trưởng dắt tay bà cụ vào một vườn cây đầy hoa trái... Vài tháng sau, ông đi ba bước lùi hai bước băng ngang đường trước trường tôi bị xe GMC to đùng của Mỹ cán chết. Nga mếu máo giải thích giữa đám bạn bè trèo lên bậc hàng rào ngóng ra ngoài xem tai nạn: “Ổng chết vì tội tiến có một bước mà người lái xe tưởng ổng bước những ba”. Rồi ôm mặt khóc oà. Thầy hiệu trưởng đứng sau bước đến ôm nó vỗ về: “Đừng khóc, ông nhẹ nhàng rồi con ạ!”.

Ký ức tuổi thơ tôi vương vấn hoài chuyện giờ chơi cả bọn rủ nhau trốn thầy hiệu trưởng nhảy qua con đập ngăn suối sau trường. Đó là những tảng bê-tông phẳng rộng, cách đều nhau một bước chân người lớn. Suối có dòng chảy sâu, trong xanh mát mẻ bốn mùa. Tức cảnh sinh tình, bọn trẻ rủ nhau nhảy chơi thôi. Tuổi nhỏ ngu khờ dại dột đâu biết chuyện mình làm nguy hiểm. Có lần một đứa hụt chân rơi xuống đập bị nước suối cuồn cuộn cuốn đi. Nhanh như cắt, một chú điên đang tắm gần đó đã bơi ào ra quắp lấy nó mang vào bờ. Nó sợ tái xanh mày mặt, trán va vào đá máu tuôn xối xả. Tay chân chú điên cũng rướm máu vì chà xát phải bọn đá nhọn ven lòng suối. Lần đó thầy hiệu trưởng gửi thư cảm ơn chú thông qua bác sĩ phụ trách trại và tặng cho chú một bộ đồng phục mới. Khi bọn trẻ chúng tôi tán dương chú như tán dương một anh hùng thì chú chẳng biết, chẳng quan tâm gì; thong dong mặc bộ đồng phục mới, bước sải chân trên đường, nghển cổ hát vang đầy phấn khích: Ai đang đi trên đường đi, hãy hát vang lên câu hò lâm ly, vô đây em, dù trời mưa anh vẫn đưa em về, anh vẫn đưa em về...

Cảm giác bọn trẻ cả trường xếp hàng đôi dắt nhau lên trại để chích ngừa các bệnh nguy hiểm với chúng tôi ngày ấy quả thật lạ lùng! Bận chích nào cũng có một cô điên hay chú điên tỉnh nhiều, tương đối sạch sẻ ôm lấy đứa chuẩn bị được chích. Trong vòng tay chắc nịch của người bệnh, chúng tôi nép một bên mặt vào ngực họ và nhắm mắt lại... chờ chích, thế là không thấy đau gì cả!

Thân thương, trìu mến với những người bệnh khốn khổ, bất hạnh như thế mà chúng tôi lớn lên và trưởng thành tự bao giờ. Tất nhiên là dưới chiếc đũa điều khiển tài hoa của nhạc trưởng- thầy hiệu trưởng. Cứ thế cứ thế, hết tốp này đến tốp khác làm rạng ngời danh tiếng học trò trường điên.

Bao năm qua rồi nhưng chuyện tuổi thơ tôi gắn bó với người bệnh tâm thần vẫn mồn một như mới ngày hôm qua. Nó đẹp rạng ngời như viên ngọc càng mài càng sáng. Tôi kể hai con nghe. Chúng mê như nghe chuyện cổ tích. Có lúc còn hỏi: “Nước mình còn có một trường điên nào như vậy không mẹ?”. Con chị ra vẻ thạo đời, nạt nộ thằng em: “Lại kêu trường điên, trường điên sao mẹ viết văn làm báo nuôi mày khôn lớn?”. Nói chuyện viết văn mới nhớ, bọc lóc nhóc trường DTV ngày xưa sau này lắm người thành đạt. Khi chuyển lên trung học, thi vô “trường oách” nhất tỉnh như Ngô Quyền là chuyện nhỏ. Còn bây giờ, khối nhà văn nhà báo kỹ sư bác sĩ nguyên... mài mòn đũng quần trên ghế trường điên! Dù không... điên, nhưng chúng tôi cũng lắm lắm tự hào với mái trường điên nằm trong khuôn viên nhà thương điên với các “nguyên bệnh nhân” là những bậc tiền bối tài năng được cả nước ngả mũ kính chào: nhà thơ Bùi Giáng, nhà văn Nguyễn Ngu Í... Trẻ hơn một chút có nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, không biết điên thiệt hay giả thời chinh chiến mà cũng từng “nằm vùng” nhà thương điên với sự ra đời tập thơ Thiên tai nổi tiếng.

Tiếc là trường điên của tôi bây giờ đã bị xoá sổ. 

Sau ngày miền Nam giải phóng, hoạt động trường không còn dính líu gì đến bệnh viện nữa. Phương pháp trị liệu hướng ngoại của bệnh viện thu hẹp dần, người bệnh ổn định không còn được cho lang thang như ngày xưa. Sau giải phóng, trường được rào tách hẳn với bệnh viện. Suối sau trường không được nạo vét, để lâu ngày, đất và rác bồi còn dòng chảy nhỏ xíu; suốt ngày xông lên mùi hôi thối bởi các làng làm tinh bột trên thượng nguồn xả chất thải gây ô nhiễm. Chỉ cần một trận mưa nhỏ, trường ngập lênh láng. Mùa mưa, thầy trò kéo nhau nghỉ dạy và học liên miên. 
 
blank
Bệnh viện Tâm thần TW 2 ngày nay

Một lần chạy xe ngang trường, tay lái tôi bỗng quýnh quáng khi thấy người ta... đập trường. Mấy đầu rồng đầu cá làm bằng gốm phủ men sứ Đông Dương xanh lóng lánh được đính trang trí trên đầu mái ngói các lớp học bị đám người lực điền dùng búa đập rơi lả tả. Mớ cột kèo gỗ lim bóng loáng được gom lại kêu thương lái tới định giá. Tôi bần thần dừng xe ngoài bờ cỏ, hai mắt nóng lên, nghe tuổi thơ mình rơi rơi...

Sau về nghĩ lại bỗng thấy cái có lý trong muôn trùng cái vô lý ở thời mà người ta hay mượn danh núp bóng để thực hiện sự phát triển không bình thường: thời công nghiệp hoá- hiện đại hoá. Bất lực bởi không phục hồi được dòng suối cỏn con chưa chắc là lý do người ta đập bỏ không thương tiếc một mái trường xưa để thay vào đó là cây xăng của một doanh nghiệp hoành tráng!

Cũng đâu có gì phải băn khoăn nhỉ, khi Đồng Nai để trôi tuồn tuột nhiều giá trị phi vật thể còn đáng giá gấp bao nhiêu lần mái trường điên của tôi.

Trại giam Tân Hiệp một thời khắc cốt ghi xương với chiến công phá khám lẫy lừng của các chiến sĩ cách mạng từng được bàn bán rẻ để phá bỏ xây công ty hay doanh nghiệp gì gì đó. Khi ngăn chặn được chuyện bán chác động trời này thì nhiều công trình trại giam đã bị phá bỏ. Nay một phần nhỏ khuôn viên trại giam được giữ lại trên tinh thần “phục hiện di tích”, phần lớn đất còn lại được bán cho ngân hàng.

Cũng như cụm di tích lăng mộ Trịnh Hoài Đức- một trong Gia Định tam gia, công thần của triều Nguyễn- ở phường Trung Dũng, Biên Hoà được xếp là Di tích lịch sử quốc gia. Cụm di tích rất đặc biệt với lăng mộ ông cùng hai người vợ, mộ các cận thần, mộ tuỳ tùng, mộ ngựa... nhưng nằm rải rác, xen kẻ với nhà ở, quần áo, ngũ cốc phơi khắp nơi của người dân địa phương. Mãi không tổ chức giải toả, khoanh vùng được nên chỉ có phần mộ ông và hai bà là được tôn tạo, nhang khói. Còn mộ các cận thần, tuỳ tùng, mộ ngựa... vẫn nằm chơ vơ như những nấm mồ hoang. Tiếc cho một di tích “không đụng hàng”- mà không phải quốc gia nào cũng có!
Thu Trân
blank
03 Tháng Chín 2020
(Xem: 3638)
Nhiều người Việt mê tờ 100 đô của Mỹ, nhưng chắc không mấy ai tò mò tự hỏi Chân dung trên tờ tiền này là ai?a
30 Tháng Tám 2020
(Xem: 5087)
Nhiều người, kể cả không phải dân Sài Gòn, đều biết đến ngôi chợ nổi tiếng nhất của Sài Gòn này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết tại sao lại gọi chợ là chợ Bến Thành.
29 Tháng Tám 2020
(Xem: 3424)
Những nghiên cứu đã chỉ ra rằng những người uống cà phê có ít nguy hơn mắc các bệnh nguy hiểm hơn là những người không uống. Dưới đây là 13 lợi ích của việc uống cà phê:
27 Tháng Tám 2020
(Xem: 3700)
Mẹ ơi! Tháng Bảy lại về, nhân mùa Vu Lan báo hiếu, lẽ ra hình ảnh mẹ được nằm trên những trang báo trang trọng với những lời tán dương, công lao mẹ, thì con lại phải dùng một đề tài khá xúc phạm đến mẹ, ngoài ý muốn của con.
15 Tháng Tám 2020
(Xem: 3809)
Thật đáng tiếc khi chúng ta không biết hết được giá trị của đi bộ, một môn thể dục đơn giản mà mọi người đều có thể thực hiện. Dưới đây là 8 sự khác biệt lớn sau 10 năm duy trì thói quen đi bộ, đảm bảo đọc xong bạn sẽ chỉ muốn nhấc gót lên càng nhanh càng tốt.
15 Tháng Tám 2020
(Xem: 6225)
Sau khi cả gia đình thoát nạn con virus Corona Tàu, hôm nay tôi xin ghi lại những gì đã giúp cho Gia đình vượt qua cơn bệnh thế kỷ nầy, có thể quý anh chi không tin, chỉ tin vào khoa học giao mạng sống mình cho BV hoặc BS .
15 Tháng Tám 2020
(Xem: 4547)
Học cho biết các chữ viết tắt nầy, rất là thông dụng ở trên Internet, để khỏi mất công hỏi con cháu giải nghĩa giùm cho. Những chữ viết tắt như thế nầy tìm trong tự điển không có đâu .
07 Tháng Tám 2020
(Xem: 4852)
Một điều rất quan trọng không kém là khi có triệu chứng hoặc nghi ngờ NÊN GỌI BÁC SĨ NGAY để được đi thử nghiệm và có cách điều trị đúng cách.
04 Tháng Tám 2020
(Xem: 11002)
Nhà báo Hà Tường Cát, cựu tổng thư ký nhật báo Người Việt, qua đời lúc 7 giờ 30 phút sáng Thứ Hai, 3 Tháng Tám, tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 80 tuổi, vì bệnh già.
27 Tháng Bảy 2020
(Xem: 8679)
Mục đích là hướng dẫn về tai biến mạch máu não, cung cấp những tin tức về nghiên cứu và điều trị,và những chương trình sẽ làm trong cộng đồng.
21 Tháng Sáu 2020
(Xem: 5054)
Nếu còn có thể ở nhà được mà vẫn an toàn thì ở nhà tốt hơn. Nếu tài chánh cho phép, thì dù mình không đủ khả năng lo cho mình, mình vẫn có thể mướn người "bán thời gian" (part time) đến lo cho mình vài giờ mỗi ngày,
21 Tháng Sáu 2020
(Xem: 4034)
Ai ai cũng có cuộc sống của riêng mình, hãy để những ngày tháng tuổi già của cha mẹ là ngày tháng đẹp nhất và ấm áp tình thương yêu…
04 Tháng Sáu 2020
(Xem: 4052)
thật đáng tự hào là con cháu Hai Bà Trưng, làm rạng danh cho người Việt Nam chúng ta và cũng cho thế giới thấy người đàn bà Việt Nam rất thông mình, trí tuệ không có thua ai trên thế giới.
31 Tháng Năm 2020
(Xem: 4297)
Tận mắt chiêm ngưỡng phiên bản gốc “nấc thang lên thiên đường” nổi tiếng, dù bị cấm check-in vẫn được du khách săn đón bất chấp nguy hiểm
31 Tháng Năm 2020
(Xem: 3846)
Kể từ khi máy ảnh ra đời, đã có rất nhiều những bức ảnh kỳ lạ, khó lý giải luôn khiến người ta tò mò về sự thật ẩn giấu trong đó.
28 Tháng Năm 2020
(Xem: 4400)
Sử dụng giấy bạc, trước kia bạn chỉ biết dùng để bọc đồ nướng đúng không?
24 Tháng Năm 2020
(Xem: 12684)
Số bệnh nhân COVID-19 nặng chỉ còn đếm trên đầu ngón tay, đủ nằm trong ICU, không cần mượn thêm khoa khác, bệnh nhẹ đủ nằm trong một khoa. Khu phòng mổ và hậu phẫu trước đây là COVID-19 ICU giờ trống trơn,
23 Tháng Năm 2020
(Xem: 7597)
Bài hát mới của nhạc sĩ Châu Đình An sáng tác trong lúc cả thế giới đang trong cơn đại dịch covid-19.Nhiều gia đình ly tan, bạn bè chia lìa vì nổi đau mất mát quá lớn.
20 Tháng Năm 2020
(Xem: 6535)
(Kính tặng những vị Tu sĩ, Bác sĩ, Y sĩ, Chiến sĩ, Cảnh sát, cứu hoả và những anh hùng phục vụ cho nhân loại, cho chúng ta, họ đã hy sinh mạng sống để cứu giúp Thế Giới, chống cơn đại dịch CoronaVirus hôm nay)
18 Tháng Năm 2020
(Xem: 4253)
90% Người béo phì là do ăn tối quá bổ dưỡng, ăn quá nhiều, hơn nữa buổi tối hoạt động ít, tiêu thụ lượng calo ít, lượng calo dư thừa dưới tác dụng của insulin trong cơ thể tổng hợp thành chất béo, mỡ tự nhiên hình thành.
18 Tháng Năm 2020
(Xem: 7061)
Câu hỏi này được nêu ra trong suốt diễn tiến của đại dịch COVID-19. Càng ngày người ta càng thu thập thêm nhiều dữ kiện, một số có thể trả lời cho câu hỏi, nhưng lại nảy sinh ra những câu hỏi khác.
03 Tháng Năm 2020
(Xem: 4004)
Còn nữa, còn nhiều nữa những thứ đã tồn tại ở Miền Nam Việt Nam trước 1975 mà đến tận bây giờ ở chế độ Cộng sản vẫn không hề có được.
29 Tháng Tư 2020
(Xem: 4738)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHỮNG THIÊN THẦN ÁO TRẰNG – ANGELS IN SCRUBS Nhạc và lời: Cao Minh Hưng - Hòa âm & Trình bày: Lê Toàn
24 Tháng Tư 2020
(Xem: 6482)
COVID-19 chưa có thuốc diệt được nó, hiện thời chỉ điều trị triệu chứng, hỗ trợ hô hấp, thử nghiệm nhiều loại thuốc khác nhau nhưng chưa có kết quả xác định.
17 Tháng Tư 2020
(Xem: 12416)
Nhưng trong một nghĩa nào, vì mang bệnh kinh niên lãng mạn, tôi nghĩ rằng mỹ nhân Ngô Đình Lệ Thủy mất sớm như vậy cũng hay. Để không bao giờ cho thế gian thấy tóc mình bạc màu.
14 Tháng Tư 2020
(Xem: 12213)
Có lẽ hai ông Tổng thống và Thống đốc chỉ huy chiến tuyến chống dịch, trước những con số kinh khủng cũng đã tìm thấy mối đồng cảm trong cõi đời phù du này chăng?
13 Tháng Tư 2020
(Xem: 9233)
Có nhiều nơi ở miền Nam mình đã đi qua, đã ở đó, đã nghe nói tới hoặc đã đọc được ở đâu đó... riết rồi những địa danh đó trở thành quen thuộc; nhưng chắc ít khi mình có dịp tìm hiểu tại sao nó có tên như vậy?
09 Tháng Tư 2020
(Xem: 4527)
Mới đây, Tổng Thống Trump đã cho lệnh kéo dài thời gian cách ly cho đến cuối tháng Tư..Thôi thì, “thời phải thế, thế thời phải thế”, cách xa 6 feet còn hơn là nằm sâu 6 feet dưới lòng đất! Nhất là khi, mình không còn trẻ nữa.
07 Tháng Tư 2020
(Xem: 10095)
Chúng ta cầu nguyện cho nước Mỹ chiến thắng trận dịch này vì nếu Mỹ ngã gục và Trung Quốc lên làm siêu cường số 1 thế giới này sẽ oằn oại dưới ách đô hộ của người Tàu.
04 Tháng Tư 2020
(Xem: 8195)
Nội dung dự kiến 1. Cập nhật case và xu hướng - Thế giới, Mỹ, và California 2. Tin tức Media và Fb 3. Có gì mới trong nghiên cứu 4. Cách chăm sóc bệnh Covid-19 ở nhà
04 Tháng Tư 2020
(Xem: 3984)
Xin vui lòng bấm vào các link dưới đây để xem nhiều cách làm mask khác
03 Tháng Tư 2020
(Xem: 4962)
Ca khúc Trống Cơm - được chuyển thể lời thành ca khúc Chống Covid19 #TrongCom #Covid # NHẠC: DÂN CA BẮC BỘ LỜI VIỆT/HÒA ÂM: KHÚC ĐẠO MINH
02 Tháng Tư 2020
(Xem: 7643)
Khi bạn biết mình bị lây nhiễm con virut CORONA Vũ Hán vì ho nhiều, đau ngực, khó thở, nhức đầu và tiêu chảy – người bị nóng sốt lâu không cảm thấy giảm thì hãy làm đúng sau đây:
02 Tháng Tư 2020
(Xem: 9168)
BS Price hiện đang làm trong ICU của bệnh viện ở New York và đây là chia sẻ của ông sau khi chuyên điều trị toàn bệnh nhân covid 19 trong những tuần qua. CHỈ CẦN TAY SẠCH VÀ KHÔNG RỜ VÀO MẶT LÀ 99% CHÚNG TA SẼ KHÔNG BỊ NHIỄM.
02 Tháng Tư 2020
(Xem: 8317)
Cho đến thời điểm này, bệnh cúm lạ này vẫn chưa có thuốc chữa rõ ràng. Vì nó là bệnh cúm, nên chúng ta có thể trị theo cách dân gian là XÔNG. Đây là câu chuyện tự chữa khỏi của chị Phương.
02 Tháng Tư 2020
(Xem: 3938)
Trong đại dịch Vũ Hán hai chữ mà người ta sợ nhất đó là “cách ly”. Cách ly con người sẽ cảm thấy cô đơn. Cô đơn vì không ai dám tới gần. Cô đơn xen lẫn sợ hãi vì chính trong đau đớn lại phải chiến đấu với bệnh tật một mình.
02 Tháng Tư 2020
(Xem: 6235)
Chỉ Có Năm Chữ Thôi Mà Rắc Rối Thật vì chỉ có 5 chữ thôi mà đổi qua đổi lại thành biết bao nhiêu là câu như dưới đây. Thiệt phát điên luôn!
01 Tháng Tư 2020
(Xem: 5230)
Ngày 3/21/2020, CDC đã chấp thuận dùng Plaquenil đễ chữa Covid-19 trong bệnh viện. Quý vị không nên tự ý mua và dùng thuốc này vì có rất nhiều tác dụng phụ nguy hiểm.
30 Tháng Ba 2020
(Xem: 4800)
Nghiên cứu thực sự chỉ ra rằng chloroquine có "hiệu quả rõ ràng và có độ an toàn chấp nhận được đối với bệnh viêm phổi gây ra bởi covid-19", và đã cho thấy giúp bệnh nhân phục hồi nhanh hơn khỏi bệnh nhiễm coronavirus.
28 Tháng Ba 2020
(Xem: 8555)
Dưới đây là một thư điện tử từ Bác sĩ Dan Johnson, MD, bác sĩ gây mê, Phòng chăm sóc đặc biệt của Trung tâm Y tế Nebraska viết gửi bạn bè và gia đình về sự nghiêm trọng của COVID-19.
27 Tháng Ba 2020
(Xem: 8531)
Đây là bài viết của Facebooker Daniele Macchini, một BS người Ý đang gồng mình chiến đấu nơi tâm dịch, đã được Facebooker Thanh Tran dịch sang tiếng Việt:
26 Tháng Ba 2020
(Xem: 3276)
Tại thành phố Worcester, MA, ông Tony Đức Nguyễn và bà Sarah Dung Võ đã mua lại rất nhiều thiết bị bảo hộ cá nhân để quyên tặng cho các bệnh viện trong tiểu bang
26 Tháng Ba 2020
(Xem: 8057)
Theo New York Times, các bác sĩ đang khuyến nghị xét nghiệm và cách ly những người không thể ngửi và nếm được mùi vị, thậm chí kể cả khi họ không có triệu chứng bệnh COVID-19.
20 Tháng Ba 2020
(Xem: 6126)
Dịch này là “made in China” Ở tận bên Tàu mới lây qua Tràn lan thế giới là đại dịch Corona. Dịch ở bên Tàu, dịch tràn qua Chuyên môn giết hại mấy ông già Hỏi rằng dịch đó tên gì vậy ? Corona.
17 Tháng Ba 2020
(Xem: 4564)
C- Cắt bớt chi tiêu O- Ổn định cuộc sống V- Vệ sinh sạch sẽ I- Ít tụ tập ăn chơi D- Đầu tư sức khỏe và trí tuệ 1- Điều nhịn 9- Điều lành
17 Tháng Ba 2020
(Xem: 8018)
Ai ơi bưng bát cơm đầy Trước tiên là phải xịt tay bằng cồn Thế gian còn dại chưa khôn Chẳng qua không biết lấy cồn xịt tay Cơm cha, áo mẹ, công thầy Phòng dịch phải nhớ xịt tay bằng cồn
17 Tháng Ba 2020
(Xem: 3823)
Ngợm người muôn kiểu xưa nay Kiểu nào mà chẳng xoa tay bằng cồn Tố Như ơi, bể trầm luân Trăm năm nhân thế dùng cồn xịt tay!
17 Tháng Mười Hai 2019
(Xem: 5819)
Tại đây, nhiếp ảnh gia đã có thể ghi lại cảm giác của con người bất lực khi khi đối diện với thiên tai.
10 Tháng Mười Hai 2019
(Xem: 7716)
Cho dù bạn bận rộn đến đâu thì sau khi đọc hãy chia sẻ với những người khác để lan truyền tình yêu! Chăm sóc tốt cho sức khỏe của chính họ! --
19 Tháng Mười Một 2019
(Xem: 5330)
Ngày nay, có tám quốc gia trên thế giới chính thức tổ chức lễ Tạ ơn, đó là: Mỹ, Canada, Argentina, Brazil, Nhật, Hàn Quốc, Thụy Sĩ và Liberia.
19 Tháng Mười Một 2019
(Xem: 4443)
Bị cuốn đi trong nguồn hạnh phúc, tiện nghi, sung túc, đã qua quen thuộc với ta rồi, thì ta chỉ luôn không nhớ rằng ta phải BIẾT ƠN.
18 Tháng Mười Một 2019
(Xem: 5343)
Đời người không cần phải cứ mải mê theo đuổi “thứ gì trân quý nhất”, vốn là những thứ quá hư ảo. Bởi khi tâm ta thay đổi, mọi thứ cũng sẽ theo đó mà đổi thay theo.
25 Tháng Mười 2019
(Xem: 4977)
Thế nhưng hôm nay cô không chỉ tin mà còn thực sự đã đang sống trong thế giới này. Thế giới vĩnh hằng cũng là như thế!”
19 Tháng Mười 2019
(Xem: 3985)
Những chiếc cầu tre “lắt lẻo, gập ghềnh, khó đi” không có gì xa lạ với người Việt Nam. Nhưng hãy nhìn chiếc cầu tre bắc qua đảo ở Campuchia này.
18 Tháng Mười 2019
(Xem: 4292)
Share This With Your Special Friends :)
29 Tháng Chín 2019
(Xem: 4749)
Hãy cùng chia sẻ để mọi người cùng biết bạn nhé!
25 Tháng Chín 2019
(Xem: 5280)
Hình ảnh và chú thích về những mệnh giá tiền thời Đệ nhất Việt Nam Cộng Hòa.
10 Tháng Chín 2019
(Xem: 4838)
Mùa thu của cuộc đời không nhất thiết chỉ là mùa tàn úa, mùa lá vàng; với sự chấp nhận, sửa soạn và sẵn sàng cho tinh thần,
04 Tháng Chín 2019
(Xem: 4277)
Không phải Paris hoa lệ, không phải Roma kiêu hãnh, nơi đẹp nhất tôi từng đặt chân đến là những làng mạc êm đềm nhỏ bé của vùng Alsace nước Pháp.
04 Tháng Chín 2019
(Xem: 4315)
Nếu như nốt nhạc nói rằng: một nốt nhạc sẽ không làm được âm nhạc… thì sẽ chẳng có bản giao hưởng nào.
31 Tháng Tám 2019
(Xem: 3912)
Hàng năm, con đường trên biển nối liền đảo Jindo và Modo (Hàn Quốc) sẽ xuất hiện 2-3 lần trong một khoảng thời gian ngắn rồi biến mất giữa đại dương mênh mông.
30 Tháng Tám 2019
(Xem: 4769)
* Chỉ cần nhớ được 1/2 số mẹo vặt trên thôi, các bạn sẽ thấy mọi vấn đề trong cuộc sống, dù nhỏ hay lớn, cũng đều có cách giải quyết!
12 Tháng Tám 2019
(Xem: 5927)
Loại nước súc miệng này mang lại rất nhiều tác dụng. Nếu bạn chỉ sử dụng tính năng tuyệt vời của nó để súc miệng thì thực sự lãng phí.
27 Tháng Bảy 2019
(Xem: 7880)
"Uống xong ly rượu cùng nhau, Hẹn rằng mãi mãi quên nhau muôn đời…" Khi hiểu được thơ Bùi Giáng thì cuộc đời coi như đã tàn thu. Còn bạn?
26 Tháng Bảy 2019
(Xem: 12323)
Đó là cái máy may của gia đình tôi. Đầu máy màu đen, có chữ Singer và lấm tấm vài cái bông nho nho xung quanh cùng màu như mạ vàng, được đặt trên một cái bàn,
15 Tháng Sáu 2019
(Xem: 6049)
Chỉ cần 15 -30 phút đi bộ hàng ngày có thể cải thiện được sức khỏe của bạn rõ rệt. Dưới đây là danh sách các lợi ích mà bạn có được khi đi bộ mỗi ngày.
14 Tháng Sáu 2019
(Xem: 4852)
Những mẹo nhỏ như ngậm đường trị bỏng lưỡi, hay lắc đầu chữa tê tay… thoạt đầu nghe thì khó tin nhưng lại cực hữu ích đối với sức khỏe của bạn.
11 Tháng Sáu 2019
(Xem: 4365)
Có một ngày nào đó, bạn thấy cha ra ngoài mãi không về. Cả nhà tán loạn đi hỏi khắp nơi. Khi bạn bắt gặp bóng dáng người đàn ông ấy. Ông bảo với bạn, ông quên lối về nhà.
10 Tháng Sáu 2019
(Xem: 7666)
Có một kiểu người cả đời chẳng hề già đi, năm tháng dường như đã lãng quên họ. Cái già đi chỉ là tuổi tác, còn khí chất và thần thái là không hề thay đổi
06 Tháng Sáu 2019
(Xem: 10692)
ngón chân cái còn có thể trị một số bệnh nữa nhưng cần phối thêm 1 số huyệt khác nên trong phạm vi bài viết này mình sẽ không nói ở đây
05 Tháng Sáu 2019
(Xem: 5353)
Chữ G trong 2G, 3G, 4G và 5G mà chúng ta thường nghe gần đây, là viết tắt của chữ Generation, nghĩa là thế hệ. 5G là thế hệ thứ 5 của công nghệ điện thoại di động.
20 Tháng Năm 2019
(Xem: 5053)
Sô-cô-la được xem là “vitamin cuộc sống”, nó quyến rũ hàng tỷ người trên khắp thế giới bởi sự ngọt ngào khó cưỡng…
19 Tháng Tư 2019
(Xem: 4921)
Khi xem gần hết các bức ảnh trong bài viết, bạn sẽ nhận ra rằng: Dẫu cuộc sống có ra sao, thì con người cũng có thể tồn tại được. Vậy tại sao chúng ta không mỉm cười.
27 Tháng Ba 2019
(Xem: 8009)
Trường Lê Quý Đôn được xây vào năm 1874, hoàn tất năm 1877 do người Pháp quản lý. Lúc đầu trường có tên Collège Indigène (Trung học bản xứ),
26 Tháng Ba 2019
(Xem: 8341)
Bạn bị đau xương khớp cổ vai gáy, đau lưng và đầu gối? Bạn đang tìm một bài tập thể dục giúp phòng và chữa bệnh này? Đây chính là gợi ý tuyệt vời nhất mà bạn nên thử tập ngay..
26 Tháng Ba 2019
(Xem: 5239)
Đời người ngắn ngủi, có những thứ một khi mất đi rồi thì không cách nào tìm lại được nữa. Chớ vội vàng cố tiến về phía trước, hoặc tìm cách tranh giành những lợi ích nhỏ nhoi
22 Tháng Ba 2019
(Xem: 7367)
Để cứu người đột quỵ ngất xỉu, bạn chỉ có vài phút, thậm chí là vài giây. Thời gian càng lâu, tổn thất càng lớn. Hãy xem phương pháp đơn giản này của bác sỹ Đông y số một Đài Loan.
22 Tháng Ba 2019
(Xem: 5245)
Nếu có dịp du lịch San Diego, Hoa Kỳ vào mùa xuân, du khách không thể bỏ qua cánh đồng hoa mao lương (Ranunculus) rộng tới hơn 20ha tại thành phố Carlsbad trải dọc bờ biển California (Mỹ)
21 Tháng Ba 2019
(Xem: 4531)
Giấm trắng không chỉ là gia vị để nấu ăn mà còn có vô vàn công dụng hữu ích trong việc dọn dẹp nhà cửa.
16 Tháng Ba 2019
(Xem: 5212)
Với niềm tin và tín ngưỡng tâm linh thành kính của mình đến với Đấng Tối Cao, người Ấn từ nghìn xưa đã chế tác nên vô số công trình kiến trúc tuyệt đẹp có giá trị văn hóa và lịch sử cho văn minh nhân loại.
10 Tháng Ba 2019
(Xem: 5935)
Ngày xưa Champa nhượng đất cho Đại Việt nhiều lần và cuối cùng bị diệt vong. Ngày nay CS cũng đang nhượng đất cho Trung Cộng và co cụm dần. Thấy 2 hình ảnh hao hao.
09 Tháng Ba 2019
(Xem: 5715)
Nhạc sĩ Dzũng Chinh không có nhiều sáng tác, nhưng nhạc phẩm “Những Đồi Hoa Sim” đã làm nên tên tuổi ông. Bài hát được phổ biến trong những năm đầu thập niên 1960,
08 Tháng Ba 2019
(Xem: 7144)
Đối với cư dân Phú Nhuận một thời, những địa danh như chợ Lò Đúc, xóm Mả Đỏ, xóm Mô, rạp Văn Cầm, nhà thuốc Ông Tiên, hẻm Đội Có... trở nên thân thương vì đã ấp ủ tuổi thơ của rất nhiều người.
06 Tháng Ba 2019
(Xem: 4189)
Có nhiều mẹo vặt về gia chánh mà chúng ta không biết hoặc biết rồi nhưng lại... quên rồi
05 Tháng Ba 2019
(Xem: 6136)
Cuộc sống đòi hỏi phải hy sinh không ngừng. Bậc làm cha làm mẹ phải hy sinh cho con cái và sẽ không ngừng hy sinh cho chúng cho đến khi nhắm mắt lìa đời..
12 Tháng Hai 2019
(Xem: 5247)
Những khoảnh khắc khác nhau được các nhiếp ảnh ghi lại về Phú Sĩ khi bị mây bao phủ thực sự khiến người ta liên tưởng đến việc ngọn núi Nhật Bản nổi tiếng thế giới đang đội một chiếc nón làm từ mây.