Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Trần Thế Đức - Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy

10 Tháng Chín 20163:10 SA(Xem: 8051)
Trần Thế Đức - Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy

Cái thuở ban đầu lưu luyến ấy

Trần Thế Đức

(Úc châu)


Thường thì những người có danh, có chức mới viết hồi ký khi về già. Tôi chỉ là một nhà giáo bình thường, chẳng có gì to lớn cả, nên chẳng bao giờ nghĩ đến việc tự viết về mình. Tuy nhiên, qua bao năm sống còn, nghĩ lại mình cũng còn những điều đáng nhớ nên mạo muội ghi lại.

Trong cuộc đời chúng ta, biết bao mốc thời gian, biết bao biến cố xảy ra, nhất là những ai đã sống trong những ngày tàn khốc nhất trên đất nước Việt Nam trong những năm khói lửa (1945-1975). Không nhắc tới những biến cố trên đất nước, trong cuộc đời mình, một mốc thời gian quan trọng là  lúc quyết định chọn nghề sau khi rời mái trường trung học.

Thời niên thiếu của tôi (cuối thập niên 1950 và đầu 1960), không có cố vấn học đường, cố vấn nghề nghiệp, và những tài liệu hướng dẫn về các ngành học ở đại học cũng như các trường chuyên nghiệp như ngày nay ở các nước tiên tiến. Tài liệu duy nhất mà chúng tôi biết là cuốn sách nhỏ “Đây Đại Học” do sinh viên công giáo soạn và tái bản nhiều lần. Ở trường, các thày trẻ, mới ra trường, cũng là những người hướng dẫn chúng tôi rất nhiệt tâm. Khi tôi học lớp đệ nhị ở trường trung học Chu Văn An Sài Gòn (1961-1962), thày Phạm Xuân Lương, một thày giáo trẻ, mới tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm, coi chúng tôi như những đứa em, và hướng dẫn chúng tôi rất nhiều.

Đối với những kẻ con nhà nghèo như tôi, lời khuyên của thày là nên học Đại Học Sư Phạm, vì thời gian học chỉ có ba năm, lại có học bổng (1500 đồng một tháng) có tí tiền tiêu xài, không cần xin cha mẹ. Vào thời đó, đây là một số tiền lớn, vì lương công chức (thư ký phù động) khoảng trên 2000 đồng, lương chuẩn uý 2200 đồng ăn tô phở chỉ tốn 5 đồng, ly cà phê 2 đồng. Từ đó tôi thấy con đường đi trước mắt: Đại Học Sư Phạm. Nhưng học môn gì? Tôi học ban A, khoa học thực nghiệm, nên định học môn vạn vật, theo gót các thày Nguyễn Văn Đỉnh (vị thày chuyên dạy ban A, với phương pháp thật dễ hiểu) và Nguyễn Ngọc Quỳnh (người có hai bàn tay lả lướt thành những hình tuyệt đẹp như những bức tranh của họa sĩ, mà khi thày xóa bảng, chúng tôi cứ tiếc).

Đôi khi thày Quỳnh biểu diễn bằng cả hai bàn tay với đủ lọai phấn màu. Ngoài ra, chúng tôi có thể hỏi các anh chị của bạn bè, những người đi trước. Một người bạn tôi có ông anh học rất giỏi, năm nào cũng lãnh phần thưởng là những chồng sách cao, khi còn học Chu Văn An. Sau khi đậu tú tài, anh thi đậu vào trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc. Tôi rất mê ngành nông nghiệp mà anh đang học. Anh phải đi thực tập hàng tháng trời, khi thì ở các đồn điền cao su Long Khánh, Bình Dương, khi thì ở các đồn điền trà Bảo Lộc – Lâm Đồng. Đọc cuốn luận văn sau khi thực tập của anh (Ngành trồng trà ở Bảo Lộc – Lâm Đồng), tôi rất thích. Nhưng tôi không thể mơ tới trường này được, vì trong kỳ thi tuyển có bài toán ban B, còn bài vạn vật trình độ ban A. Tôi học ban A thì làm sao làm nổi bài toán ban B.

Trường trung học Chu Văn An của tôi gần như là trường ban B. Thế mà tôi lại chọn ban A. Lớp ban A của tôi tập trung những  kẻ cùng thân phận như tôi (dốt hoặc sợ môn toán), nhưng lại là nơi khởi đầu của nhiều bạn học giỏi đã chọn con đường thật dài và sáng giá: y khoa đại học, để trở thành bác sĩ. Những người bạn thân của tôi từ thời đệ thất đều khuyên và rủ tôi cùng vào APM (Année Préparatoire de Medecine = dự bị y khoa) với họ. Nhưng hoàn cảnh của gia đình tôi quá eo hẹp, 7 năm học thật quá dài. Tôi đành chọn con đường ngắn hơn chút ít: nha khoa, chỉ học 5 năm. Chó ngáp phải ruồi, tôi đậu (họ tuyển 30 ngưởi trong số 800 thí sinh dự thi). Thế là tôi học dự bị nha khoa (APD = Année Prépatoire Dentaire) ở Đại Học Khoa Học, kế bên Đại Học Sư Phạm.

Hơn 10 mạng ban A chúng tôi thi vào ban vạn vật Đại Học Sư Phạm, nhưng chỉ có một đứa duy nhất đậu. Học ban A thì phải “tụng” vạn vật cho kỹ. Tôi thuộc  cả đến những chỗ xuống hàng và mọi hình vẽ trong cuốn sách dày cộm, thế mà vẫn ăn vỏ chuối. Ban vạn vật thực là khó: khoảng 1000 thí sinh, trường Đại Học Sư Phạm chỉ lấy có 15 người. Người bạn cùng lớp với tôi đậu được là do đâu? Có lẽ do tài khéo tay của anh ta (vẽ thật đẹp như họa sĩ), và cũng do bài Anh văn nữa. Kỳ thi có một bài vạn vật và bài Anh văn (dịch Anh - Việt).

Tôi học dự bị nha khoa, giờ rảnh thì cùng bạn bè lang thang khắp nơi: hầm MPC, Đại Học Sư Phạm,... chờ giờ học sắp tới. Bỗng tôi thấy bên Đại Học Sư Phạm tấp nập với những tà áo thướt tha. Đại Học Sư Phạm đang nhận đơn thi tuyển cho niên khoá sắp tới. Tôi gặp lại bạn bè Chu Văn An cũ, đang học ở những Đại Học không mấy chắc ăn (Khoa Học, Văn Khoa, Luật Khoa) cũng nộp đơn thi vào sư phạm cho yên.

Người ta nộp đơn thì tôi cũng lấy bằng tú tài ra và điền đơn, đâu có mất mát gì. Nhưng thi vào môn nào? Ban Vạn Vật thì tôi đã tiêu tùng từ năm trước, không dám đụng đến nữa. Anh Văn và Việt Văn thì làm sao địch nổi bọn ban C. Thôi thì nộp vào ban Sử Địa vậy, vô thưởng, vô phạt, ai cũng như ai. Đến ngày thi, tôi cũng đi thi. Thế mà chó ngáp phải ruồi, tôi đậu, thứ hạng cũng khá cao trong 40 thí sinh trúng tuyển, trong khoảng 1000 người dự thi. Bao nhiêu bạn bè của tôi đều không thấy tên. Năm trước, khi thi vào ban Vạn Vật, tôi còn mở sách ra dò lại bài. Chứ bây giờ, tôi đi chơi chứ có định học đâu mà ôn bài.

Sau này, sau khi học Sử Địa ở Đại Học Sư Phạm , tôi ngẫm nghĩ tại sao mình lại đậu? Tôi nhớ  mang máng đề thi lúc đó là: “ Tình hình thế giới giữa hai thế chiến”. Tôi đoán: khi làm bài thi, tôi đã làm đúng phương pháp sử mà sau này tôi được học: phân tích, tổng hợp, giải thích sự kiện. Đó là những ý niệm tôi rút ra khi học sử ở trung học, khác với lối học thuộc lòng ngày, tháng, năm, tên vua này, vua nọ...chán ngấy. Hồi đó, tôi không hài lòng về cách dạy Sử, Địa của vài thày khi còn học ở những lớp dưới. Tôi nghĩ: bài như thế thì phải dạy học sinh thế này, thế kia, chứ bắt học sinh học thuộc lòng thì còn gì hay nữa. Tôi đã nghĩ ra phương pháp phản hồi đối với bài dạy, mà sau này, khi học sư  phạm tôi mới được biết.

Sử, Địa ở trung học, bị coi là môn phụ, môn ăn chơi. Nhưng tôi lại thấy học Sử như đọc truyện nên tôi nắm được những sự kiện chính, những mốc thời gian. Môn Sử khiến cho con người tôi lúc thì nóng bừng lên, lúc thì giận tím gan (phản hồi). Môn Sử tạo cho con người tinh thần yêu nước, yêu non sông, đất Việt. Còn Địa Lý, tôi có cảm tưởng như mình được đi du lịch khắp năm châu bốn biển, biết được nhiều nơi, nhiều dân tộc trên thế giới và rút ra những bài học cho đất nước mình. Có lẽ Sử, Địa đã thấm vào trong tim óc tôi từ lâu, nên tôi đã làm bài thi đúng phương pháp và may mắn thi đậu.

Trước ngày khai giảng ban Sử Địa, tôi coi thời khóa biểu niêm yết trước văn phòng hành chánh, thấy giờ học cũng nhàn nhạ nên thử vào xem sao. Tôi cứ tưởng sẽ được gặp các vị nổi tiếng trong lãnh vực Sử Địa như ông bà Tăng Xuân An, giáo sư Phan Khoang, sử gia Phạm Văn Sơn,.... Nhưng trên thời khóa biểu chỉ thấy tên các vị giáo sư mà trước kia tôi chưa hề nghe tiếng: Phạm Cao Dương, Phạm Đình Tiếu, Lâm Thanh Liêm, Nguyễn Thế Anh, .... cả mấy ông Tây nữa (Teulières, Flamand). Vị giáo sư đầu tiên mà tôi được gặp là giáo sư Phạm Cao Dương. Những giây phút đầu tiên chúng tôi học với thày không phải là bài sử, mà là những lời hướng dẫn cho chúng tôi con đường chúng tôi nên theo, nên làm. Theo  thày, trong lãnh vực Sử, Địa và văn hóa của người Việt Nam, còn rất nhiều điều mà người Việt Nam chúng ta chưa nghiên cứu, chẳng hạn lịch sử mỹ thuật Việt Nam chưa có những công trình nghiên cứu sâu xa. Còn sử Việt Nam, từ trước tới nay, người viết sử chỉ nhìn dưới khía cạnh lịch sử chính trị, mà không nhìn dưới khía cạnh lịch sử văn minh. Quả thực thật mới mẻ đối với tôi. Thày đã hé mở cho chúng tôi biết sử là gì. Thày còn nhắc: mình không làm thì ai làm? Tôi nhớ lại, khi còn học ở trung học, các thày tôi nhắc tới những công trình nghiên cứu văn hóa Việt Nam do người Pháp thực hiện. Có những ông tây da trắng, mũi lõ ngồi hút thuốc lào cùng với các bác nông dân trên bờ ruộng để tìm hiểu văn hóa Việt Nam. Người Pháp làm đựơc thì tại sao mình không làm được? Vả lại họ nghiên cứu cách nay mấy chục năm rồi, nước ta, dân ta đã có nhiều thay đổi. Những lời đầu tiên của giáo sư Phạm Cao Dương khiến tôi suy nghĩ và cảm thấy hứng khởi. Giáo sư Phạm Cao Dương đã xoáy vào tim bọn sinh viên mới bước chân vào đại học. Tôi thấy cũng hay. Mình sống, làm được chút gì cũng vui. Dạy trung học chỉ có 16 giờ mỗi tuần, nghĩa là chỉ có bốn buổi, còn quá nhiều thời giờ rảnh rỗi, mình có thể làm việc khác, tìm hiểu về văn hóa, sử, địa của địa phương mình, và rộng ra của nước Việt Nam chúng ta. Tôi tìm thấy nguồn vui. Những lời nói đầu tiên của Giáo sư Phạm Cao Dương khi tôi bước chân vào Đại Học Sư Phạm của đã tạo nên bước ngoặt có tính cách quyết định trong cuộc đời tôi.

Hôm sau, giáo sư Lâm Thanh Liêm cũng khuyến khích chúng tôi nên ghi danh học Sử Địa ở Đại Học Văn Khoa và đi vào con đường nghiên cứu địa lý. Những lời tâm huyết của thày là nguồn khích lệ lớn lao cho 40 lính mới chúng tôi: nửa lớp ghi danh học năm dự bị ở Đại HọcVăn Khoa. Một số bạn không ghi danh ở Đại Học Văn Khoa vì còn học tiếp bên Luật Khoa mà họ đã theo đuổi từ trước, hoặc bận bịu dạy thêm ở trường tư, kiếm cơm nuôi gia đình.

Ngoài giáo sư Phạm Cao Dương, chúng tôi học với giáo sư Phạm Đình Tiếu. Thày Phạm Đình Tiếu lôi cuốn chúng tôi với tính tình cởi mởi, gần gũi với học trò. Phong cách thân mật vớí học trò, làm việc hăng say hết mình của thày đã thấm vào con người chúng tôi. Sau này, khi ra trường, những nhà giáo chuyên về Sử Địa của lớp chúng tôi thường lăn xả vào những sinh hoạt trong trường mà những người chuyên dạy tư thường tránh né: tổ chức những sinh hoạt xã hội, trại du khảo, trại công tác, đảm nhận chức vụ hiệu đoàn phó (hiệu trưởng là hiệu đoàn trưởng). Có những bạn phải nhận chức vụ hiệu trưởng, giám học ngay từ năm đầu tiên nhận nhiệm sở. Những sinh hoạt trong trường khiến đời sống trong trường học không chỉ là phấn trắng, bảng đen, sách vở. Chính những sinh hoạt này tạo nên sự khắng khít giữa thày, trò, trường, lớp mà không sách vở nào tạo nên được. Ngoài Sử Địa và Việt Văn, có thày cô dạy môn nào đào tạo  học sinh trở thành những người có tâm hồn Việt Nam? Từ thế hệ chúng tôi, học sinh không còn nhìn ông thày Sử Địa qua môn học hệ số 2, môn phụ. Sử Địa không còn là môn mà bất cứ ai cũng dạy được.

Trước kia, Sử Địa do những giáo chức không chuyên môn đảm nhận vì Đại Học Sư Phạm chưa cung cấp đủ thày cô giáo. Còn chúng tôi do Đại Học Sư Phạm đào tạo vững vàng về kiến thức chuyên môn, tự tin về khả năng sư phạm, lấy lại uy tín cho bộ môn Sử Địa. Có những bạn cùng khóa chúng tôi đã “hớp hồn” học sinh: “Sau này em sẽ học Đại Học Sư Phạm, môn Sử Địa, giống thày”. Không biết các bạn tôi đúng hay sai? Khi “thôi miên” học sinh vào môn học mà nhiều người vẫn coi thường, khiến học sinh không chọn những con đường khác, nghề khác là điều thiệt thòi cho các em. Tương tự như thế, thày giáo trẻ mới ra trường khiến cô nữ sinh nào đó bị say lòng, dù anh ta không tỏ bày hay làm điều gì trái với chức năng  của nhà giáo, cũng là điều đáng tiếc, vì nếu không gặp ông thày thần tượng của em, biết đâu em chẳng gặp được chàng trai nào đó có chức, có danh hơn ông thày tỉnh lẻ. Tuy nhiên, ông thày dạy Sử Địa tạo được ảnh hưởng đối với tương lai của học sinh đã chứng tỏ sự thành công của nhà giáo.

Khi học với giáo sư Lâm Thanh Liêm về những môn địa hình thái học (Géomorphologie) và bản đồ (Cartographie) tôi thấy hay. Khi học ở lớp đệ tam (1960-1961), tôi thật uể oải với môn địa chất học mà tôi phải chịu đựng nhiều giờ trong tuần, ban A mà. Nhưng nay, đất đá là những dạng cụ thể ở các địa hình, trên đất nước Việt Nam và trên thế giới, là thực tế bên ngoài nhà trường, tôi lại thấy gần gũi. Môn học này nhẹ nhàng đối với tôi. Giáo sư Lâm Thanh Liêm mới từ Pháp về, sau khi tốt nghiệp tiến sĩ đệ tam cấp ở đại học Sorbonne, Paris, một trường đại học nổi danh.

Một môn mới lạ đối với những người mới bước chân vào lãnh vực chuyên môn về Sử là môn Bình giảng sử liệu do giáo sư Nguyễn Thế Anh giảng dạy. Tôi thích thú với môn này, vì những dữ kiện của quá khứ nói lên rất nhiều điều sống động, mình khám phá ra biết bao điều đã chìm vào thời gian đã qua: xã hội, kinh tế, chính trị, giải thích những biến cố từ sâu trong quá khứ.... Giáo sư Nguyễn Thế Anh cũng mới từ Pháp về, với bằng thạc sĩ.  Theo hệ thống giáo dục Pháp, người có văn bằng thạc sĩ là giáo sư đại học thực thụ, chứ không phải thạc sĩ là tên gọi văn bằng sau cử nhân như trong nước quy định như hiện nay.

su pham SG

Những ngày đầu bước chân vào Đại Học Sư Phạm khiến tôi thơ thới, hân hoan. Tôi cùng các bạn cùng lớp sang ghi danh ở Đại Học Văn Khoa, nằm ở đường Nguyễn Trung Trực (sau này là Giám Sát Viện và thư viện quốc gia). Đây là trung tâm thành phố Sài Gòn, sát bên đường Lê Thánh Tôn, đi bộ vài trăm mét là tới đại lộ Lê Lợi, nhà sách Khai Trí, kem Mai Hương, nước mía Viễn Đông, ... Sau giờ học, chúng tôi có thể đi bát phố hoặc ngồi quán cà phê ngắm các bóng hồng thướt tha trên đường Lê Lợi, hoặc ghé vào rạp xi nê khi có phim hay. Tôi ghi danh với mục đích vui chơi nhiều hơn là học.

daihocvankhoa6

Trường Đại Học Văn Khoa không có những đại giảng đường khang trang như những đại học khác. Phòng học ở đây nằm trong những căn nhà bệ rạc không thua gì khu “chuồng ngựa” trường Chu Văn An của tôi. Sinh viên dự bị nhiệm ý Sử Địa phải học chung nhiều môn với các sinh viên chọn nhiệm ý khác, nên lớp học nào cũng đông nghẹt. Các cô thường đi sớm dành chỗ cho nhau ở các hàng ghế đầu giống như đi xem kịch vậy. Mặt mũi mình không thể tranh giành với các bóng hồng, lại lười đi sớm, nên tôi thường ngồi phía sau lưng các bóng hồng, hoặc đứng ngoài cửa sổ mà ngóng vào trong nghe giảng. Trường xập xệ như vậy, nhưng thày trò không màng những thứ vật chất tầm thường trên thế gian và hướng tới những cái hay, cái đẹp.

Tại Đại Học Văn Khoa, tôi thấy những môn học thật nhẹ nhàng, bay bướm. Cũng may, thời khoá biểu ở Đại Học Văn Khoa và Đại Học Sư Phạm không trùng nhau nhiều nên tôi có thể đi học được và không sợ bị mất bài. Nếu có trùng với Đại Học Sư Phạm thì tôi mượn vở “lấy cua” của bạn bè.

Tôi không chủ đích học văn chương, nhưng những giáo sư văn chương khiến tôi thấy đi học cũng thích thú. Nghe giáo sư Nguyễn Văn Trung nói chuyện về văn chương, về nhà văn (Nhà văn, người là ai?) cũng hấp dẫn.

Còn mỗi buổi học với linh mục Thanh Lãng là một bài nói chuyện lý thú về văn chương, không uổng công đứng mỏi chân ở ngoài cửa sổ ghi chép.

Văn chương ở đại học, dù chỉ ở cấp thấp nhất (năm dự bị) cũng khác với văn chương tôi học ở trung học. 

Tôi cũng phải học môn chữ Hán. Tưởng rằng thứ chữ này thật khó nuốt, nhưng giáo sư Lưu Khôn đã thay đổi cách suy nghĩ của tôi. Với cách dạy của thày, tôi thấy học loại chữ này không khó, nhưng mình phải bỏ thời gian với nó. Qua những bài học đầu tiên, tôi nhận ra tính thâm thúy của người Tàu qua lối viết của họ. Sau này tôi sẽ bỏ thời giờ nhiều hơn để học thứ chữ này để có khả năng đọc được những bản văn cổ viết bằng chữ Hán.

Thế là ở Đại Học Văn Khoa, tôi cũng thấy học mà vui.

 Sau khi ngao du ở cả hai trường Đại Học Sư Phạm và Đại Học Văn Khoa, tôi quyết định “xin chọn nơi này làm quê hương”. Lý do là học ở những nơi này rất nhẹ nhàng, không mệt nhọc như học Anatomie, Physique, Chimie, ... Đến trường lại thấy mướt mắt, cuộc đời cũng có niềm vui. Tìm hiểu sâu xa về văn hóa dân tộc, nghiên cứu về đất nước, lịch sử dân tộc mình  cũng là nguồn vui. Sau này, khi học ở Đại Học Văn Khoa, được dịp dự những buổi trình tiểu luận cao học (thời đó chưa có tiến sĩ) hoặc tìm hiểu những đề tài nghiên cứu ở bậc cao học, tôi nhận ra đó là những khám phá về đời sống  của dân tộc mình.

Một lý do nữa khiến tôi chọn nghề dạy học là nhà giáo vẫn cón chút giá trị tinh thần trong xã hội. Vào thời tôi, nhà giáo vẫn được quý trọng. Bạn bè tôi có anh chị dạy học ở tỉnh cho biết thày cô giáo phải ăn uống trong tiệm đàng hoàng, chứ không được ngồi ở các quán bên lề đường hay trong chợ. Nếu không phải là thày cô giáo thì ăn uống ở đâu cũng chẳng ai để ý. Thày giáo mà giao du với cô nào thì ngày hôm sau cả trường đều biết và xầm xì. Các anh sĩ quan cặp bồ với cô này, cô nọ lại là chuyện thường. Tôi không muốn mọi người kính nể, cũng rất sợ được coi là tấm gương cho mọi người, chỉ muốn nói rằng nhà giáo vẫn còn được xã hội quý mến. 10 năm sau, xã hội thay đổi, danh dự của nhà giáo tuy có sứt mẻ, nhưng xã hội vẫn nể vì những bậc thay mặt cha mẹ dạy dỗ con cái của họ.

Còn về vật chất thì ngành giáo được chính phủ ưu đãi hơn các công chức hạng A khác: chỉ số lương  của giáo sư trung học đệ nhị cấp mới vào nghề là 470, trong khi tốt nghiệp Quốc Gia Hành Chánh hoặc Cao Đẳng Nông Lâm Súc chỉ số lương là 430. Sinh viên Đại Học Sư Phạm được học bổng 1000 đồng mỗi tháng, trong khi sinh viên trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc phải xin học bổng, nếu được chấp thuận thì được 700 đồng mỗi tháng. Với tiền học bổng hàng tháng, tôi không cần phải xin cha mẹ hoặc đi dạy kèm nữa. Bạn tôi ở tỉnh về Sài Gòn học, với số tiền học bổng này, anh ta đủ trang trải tiền trọ và tiền ăn hàng tháng. Lương giáo sư trung học đệ nhị cấp mới ra trường thời đó khoảng 9000 đồng mỗi tháng. Nếu dạy thêm một số giờ (vì thiếu người dạy), lương sẽ trên 10 000 đồng / tháng. Đây là mức lương rất cao (gấp 5 lần lương của thư ký). Với số lương này, tôi nghĩ cuộc sống sẽ đầy đủ. Tôi không mong làm giàu, chỉ mong cuộc sống yên ổn, an nhàn.

Nếu tôi học xong nha khoa, làm sao tôi có được vài trăm ngàn đồng để mua máy làm răng? Dược sĩ không có tiền mở nhà thuốc tây thì cho mướn bằng. Còn nha sĩ thì không thể cho mướn bằng được. Thời đó, người mình chưa có thói quen đi khám răng và điều trị ở nha sĩ.  Khi đau răng hoặc làm răng giả thì người ta đến thợ trồng răng.

Tôi đã quyết định bỏ Nha Khoa và theo học Đại Học Sư Phạm song song với Đại Học Văn Khoa.Thế là dạy học là nghề và nghiệp của tôi. Tôi vui với học trò, vui với việc nghiên cứu Sử Địa. Thế hệ chúng tôi chưa làm được việc gì to lớn cho đất nước, nhưng rất vui vì đã đem hết khả năng của mình đào tạo mầm non cho đất nước. Đất nước Việt Nam còn đau thương, còn chiến tranh, nhưng chúng tôi rất tự tin vì đã được đào tạo thành những nhà giáo đầy đủ khả năng chuyên môn, đầy nhiệt huyết để đào tạo thế hệ mai sau thành những người có lòng và có khả năng xây dựng đất nước. Dù các môn Sử, Địa  đòi hỏi tinh thần khách quan và khoa học, nhưng qua những dữ kiện đó, lòng yêu nước vẫn nảy mầm trong học sinh và các em không hổ thẹn là người Việt Nam. Song song với nghề nghiệp, một số chúng chúng tôi tìm tòi, học hỏi, nghiên cứu sâu rộng hơn trong những lãnh vực sử và địa.

Khi chúng tôi tốt nghiệp Đại Học Sư Phạm thì một bạn đã trình tiểu luận cao học Địa Lý và bốn người hoàn tất văn bằng cử nhân giáo khoa Sử Địa. Tới ngày 30-4-1975 thì:

  • Hai người hoàn tất văn bằng cử nhân giáo khoa Sử Địa. Hai anh này không học tiếp lên cao học vì một anh say mê với các môn kinh tế ở Đại Học Luật Khoa. Còn anh kia thì bận bịu với việc dạy học ở tỉnh nhà.
  • Một người hoàn tất cao học Sử, do giáo sư Nguyễn Thế Anh bảo trợ.
  • Hai người đậu cao học Địa Lý, do giáo sư Lâm Thanh Liêm bảo trợ. Hai người này qua được năm thứ nhất chuyên khoa Địa Lý, chuẩn bị luận án tiến sĩ chuyên khoa Địa Lý.

Ngày 30 tháng tư năm 1975 là một biến cố đau thương của toàn dân Việt Nam. Khi nón cối, dép râu, nón tai bèo dẫm nát Sài Gòn, vào chiếm trường học, thì cuộc đời đã chấm dứt. Thân phận chúng tôi là thân phận những kẻ chiến bại, những kẻ được kẻ chiển thắng cho tạm dung. Chúng tôi bám lấy trường chỉ để bám lấy sự sống cho gia đình, để khỏi bị tống ra ngoài thành phố mà người ta gọi là đi kinh tế mới. Bọn con trai chúng tôi trong khóa 7 Đại Học Sư Phạm may mắn không phải đi tù cải tạo, vì chúng tôi chỉ học quân sự 9 tuần, mang cấp bậc khóa sinh dự bị sĩ quan. Các bạn từ khóa 6 trở về trước và khóa 8 trở về sau đều phải nếm mùi tù cải tạo vì mang cấp bậc sĩ quan quân đội Việt Nam Cộng Hòa, biệt phái.

Trong xã hội cộng sản, mình chỉ được nói những gì mà đảng cho nói, nói mà chẳng ai tin, ngay cả chính mình. Những nhà giáo tạm dung như chúng tôi muốn yên thân thì chấp nhận thân phận những con vẹt để sống cho qua ngày. Người bạn cùng lớp với tôi dạy ở trường trung học Pétrus Ký (nay là Lê Hồng Phong) vạ mồm vạ miệng nói trước lớp: “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Thế là đám học trò đoàn, đảng báo cáo với ban giám hiệu và ngay ngày hôm sau, anh bị đuổi khỏi trường. Khi mới tiếp xúc với cộng sản, anh ta chưa nhận ra được cách sống cho thích hợp.

Bản chất nhà giáo là sống chân thật nên khó xoay sở trong lúc tình thế nhiễu nhương. Một số rất ít người lanh lợi tháo vát thì kiếm sống thêm trên đường phố: buôn bán thuốc tây chui, quần áo cũ... Chúng tôi được đào tạo về cả Sử lẫn Địa, nhưng họ chỉ định dạy một môn Sử, hoặc Địa. Sử của cộng sản là sử đảng, sử bác. Khi Việt Cộng mới chiếm Sài Gòn, tôi muốn biết xem lối viết Sử của họ ra sao, nên tìm cuốn Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam tập I để đọc. Ngay trang đầu là hình Hồ Chí Minh to tổ bố. Vậy là gì? Hồ Chí Minh được đặt trước các bậc tổ tiên của dân Việt , trước cả các vị anh hùng dân tộc như Trần Hưng Đạo, Nguyễn Huệ,... Sau đó là lời nhắn nhủ của thủ tướng Phạm Văn Đồng: “ ... Các đồng chí phải chứng minh cho được thời kỳ chiếm hữu nô lệ....” . Như thế:

  • Thủ tướng Phạm Văn Đồng là nhà hành chánh, nhà chính trị, mà các người gọi là nhà viết sử của chế độ phải tuân lệnh thì loại văn mà họ viết ra chỉ để vừa lòng xếp, chứ không phải là kết quả của cuộc nghiên cứu khách quan.
  • Họ đặt cái cày đi trước con trâu, tìm con bò cho vừa cái chuồng.  Chưa nghiên cứu mà phải tìm cho được thời kỳ chiếm hữu nô lệ ở Việt Nam.

Cái gọi là “Sử” của cộng sản chỉ là một loại văn viết theo đơn đặt hàng của đảng. Sau này mới biết những nhân vật lịch sử mà học sinh bị nhồi sọ như Phan Đình Giót, Lê Văn Tám chỉ là những sản phẩm bịp bợm.

Những cuốn sách tái bản sau này của bộ Lịch Sử Dân Tộc Việt Nam đã bỏ câu nói của Phạm Văn Đồng, nhưng ảnh của Hồ Chí Minh thì vẫn vậy.

Dẫn chứng như trên, tôi muốn nói: đối với cộng sản, không có môn Sử, mà chỉ có những lời tuyên truyền theo họ muốn.

Còn về Địa Lý? Làm sao mà dẫn chứng chủ nghĩa tư bản đang rẫy chết trong khi nền kinh tế và trình độ khoa học kỹ thuật vượt bậc của họ không thể bịp được đứa con nít? Lảm sao mà chứng minh: “Đồng hồ Liên Sô tốt hơn đồng hồ Thụy Sĩ”? và phản khoa học như: “Trăng Trung Quốc tròn hơn trăng nước Mỹ”?

Cái khổ của người trí thức không phải vì chầu chực để được nhận những hột bo bo, con cá ươn, mớ rau thối... mà là nỗi nhục cho thân phận của mình, và nỗi đau cho đất nước và dân tộc.

Người ta gọi ngày 30 tháng tư năm 1975 là ngày đứt phim, ngày đổi đời, ngày mất nước, ngày quốc hận. Điều nào cũng đúng. Thân phận của mình mà còn không biết có yên thân không thì còn nghĩ gì tới nghiên cứu. Nghiên cứu làm sao được khi tài liệu không có. Tin tức, số liệu được công bố thì toàn là những bịa đặt. Tất cả mọi thứ trong chế độ “ưu việt nhất của loài người” phải được đảng lãnh đạo. Đảng có cần, có sai bảo thì mới được làm. Bọn nhà giáo gốc nguỵ, lý lịch ba đời đầy  rẫy những vết đen thì đảng cho yên thân là tốt lắm rồi, nói gì đến nghiêu cứu. Tinh thần đâu mà nghiên cứu khi gia đình còn nheo nhóc, dạ dày còn lép xẹp.

Còn về mặt hành chánh, trường Đại Học Tổng Hợp (thay cho Đại Học Văn Khoa trước kia) chỉ công nhận văn bằng cử nhân, chứ không công nhận văn bằng cao học. Cuộc đời của nhiều người coi như đã chấm dứt từ cái ngày đen tối đó.

Vài lời ghi lại của một kẻ đã hết lòng với cả hai trường Đại Học Sư Phạm và Văn Khoa Sài Gòn, nhân dịp Hội Ngộ 40 Năm Viễn Xứ, mà đường xa vạn dặm không thể tới dự được./

 Trần Thế Đức 

 (Úc, 28-8-2015)

06 Tháng Hai 2022
(Xem: 2267)
Xin trân trọng giới thiệu đến quý Thầy Cô, Chs NQ và thân hữu yêu văn nghệ youtube: Chương Trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề "XUÂN HỌP MẶT" của Như Hương và bạn hữu tổ chức tại Herndon
01 Tháng Hai 2022
(Xem: 6074)
Bài sẽ bàn về tục ngữ ca dao dinh dáng ít nhiều đến hổ,
30 Tháng Giêng 2022
(Xem: 2561)
Một bài học thật tuyệt về đạo đức cho những người vô thần...
22 Tháng Giêng 2022
(Xem: 2350)
Danh mục các văn nghệ sĩ được lưu trữ trong Trang "Chân dung Văn Nghệ Sỹ VN"
12 Tháng Giêng 2022
(Xem: 2498)
Cho nên, dù đã nghe hàng ngàn đứa học trò gọi tôi là thầy gần hai mươi năm nay, mà khi tôi nghe em học trò nhỏ của thầy đứng bên này gọi với sang bên kia. “Thầy ơi”, tự nhiên nước mắt tôi rơi.
10 Tháng Giêng 2022
(Xem: 2147)
- 1. Chúng nhiễm cổ họng trước, vì vậy bạn sẽ đau cổ họng khoảng 3, 4 ngày. Khi bắt đầu có triệu chứng, hãy lập tức làm test rapide: nếu positif thì cách ly ngay với người xung quanh.
03 Tháng Giêng 2022
(Xem: 2581)
Hạn chế căn bệnh tăng xông (Cao huyết áp) Thường xuyên nhớ đến cái ông rau cần. Nhai sống, hoặc uống trà gừng Nôn mửa sẽ hết, bạn đừng có quên.
01 Tháng Giêng 2022
(Xem: 3087)
Chúng ta đối đãi với người khác thế nào, họ cũng sẽ đối đãi với ta như vậy. Khi bạn làm cho người khác vui vẻ, bạn sẽ nhận ra rằng mình còn được nhân lên niềm vui.
01 Tháng Giêng 2022
(Xem: 2410)
Anh vừa cạo tuyết, từng hạt tuyết bay tới tấp lên mặt nghe lạnh ngắt nhưng anh nhận ra có mấy hạt ấm ấm vừa từ trong khóe mắt lăn ra.
13 Tháng Mười Hai 2021
(Xem: 2605)
+ Có 2 thứ bạn nên tiết kiệm, đó là sức khỏe và lời hứa. + Có 2 thứ bạn phải cho đi, đó là tri thức và lòng tốt. + Có 2 thứ bạn phải luôn ghi nhớ, đó là thực hiện những điều trên và làm thật tốt chúng trong cuộc sống hàng ngày.
10 Tháng Mười Hai 2021
(Xem: 2495)
nay tôi ghi đôi câu tâm thư cho ai chưa quen: Tôi! Thân trai trung niên, cao to, mê Ca-ra-ô-kê, say mê luôn văn thơ,
10 Tháng Mười Hai 2021
(Xem: 22191)
Nhà bà Hồng gần nhà bà Đào. Vì trồng nhiều cà mà nhà bà Hồng dành nhiều tiền và làm nhà nhiều tầng, dần dần thành bà hoàng làng này.
07 Tháng Mười Hai 2021
(Xem: 6657)
Tránh vỏ dưa gặp vỏ dừa, đứng núi này trông núi nọ, già kén kẹn hom, ghét của nào trời trao của ấy. Chị nọ phận hẩm duyên ôi, kết tóc xe tơ với một anh chàng mặt nạc đóm dày, xấu ma chê quỷ hờn lại đần độn, ngốc nghếch, vô tâm vô tính,
02 Tháng Mười Hai 2021
(Xem: 2790)
Quý vị có cùng suy nghĩ như tôi không, kỳ lạ chưa, tại sao lại có những kỷ niệm cứ đeo bám luôn mãi, mình không bao giờ rủ bỏ được cơ chứ!
05 Tháng Mười Một 2021
(Xem: 2791)
Ryan Kaji là cái tên không mấy xa lạ với cộng đồng YouTuber thế giới và ở Việt Nam khi 3 năm liên tiếp là người kiếm được nhiều tiền nhất từ nền tảng mạng xã hội này.
04 Tháng Mười Một 2021
(Xem: 3089)
Một giáo viên lớp 5 giao cho học sinh bài tập: Yêu cầu cha mẹ kể cho nghe một câu chuyện để rút ra bài học. Ngày hôm sau, những đứa trẻ bắt đầu kể câu chuyện chúng thu thập được.
30 Tháng Mười 2021
(Xem: 2941)
Trong đời sống, đã biết bao lần chúng ta phàn nàn. Buổi sáng đi làm kẹt xe. Đến sở gặp đồng nghiệp ăn nói vô duyên, mếch lòng. Ông chủ mặt mày khó chịu, gắt gỏng...
25 Tháng Mười 2021
(Xem: 3752)
Hai loại thuốc đã cứu sống tôi là Opdivo và Yervoy đã được phối hợp dùng trị melanoma đầu tiên từ năm 2016.
25 Tháng Mười 2021
(Xem: 2820)
Biết cách sống, ta có thể làm chậm được quá trình lão hóa, kéo dài được tuổi thọ, có thể điều chỉnh được chiếc đồng hồ sinh học trong con người chúng ta chạy chậm lại
13 Tháng Mười 2021
(Xem: 2802)
Một số món ăn cay đến nỗi đầu bếp phải đeo mặt nạ phòng độc để bảo vệ mắt khỏi bị bỏng. Ăn đồ cay rất tốt cho cơ thể nhưng nó cũng mang lại những tác động tiêu cực nếu bạn ăn quá nhiều.
11 Tháng Mười 2021
(Xem: 2695)
Khi mùa thu tới, khung cảnh tuyệt đẹp ở những nơi này sẽ khiến bạn như lạc vào một câu chuyện cổ tích.
11 Tháng Mười 2021
(Xem: 2642)
Vợ tuy không có công sinh ra ta, nhưng là người cho ta ăn hằng ngày đó há chẳng phải có 'công dưỡng' đó ư? - Vợ dạy ta tính phục thiện sẵn sàng nhận lỗi dù mình không làm gì sai cả!
05 Tháng Mười 2021
(Xem: 3805)
Ngày hôm sau, một người đến tận chỗ tôi trọ gửi tiền công 3 buổi và một gói quà. Mở ra tôi thấy một bầy hạc châu đầu vào một đoá hồng.
04 Tháng Mười 2021
(Xem: 5318)
khảo cứu cho thấy một loại sinh tố K, gọi là K2, có thể giúp phòng ngừa và chữa việc Calcium đi nhầm chỗ, đóng trên thành mạch máu gây tắc nghẽn, thay vì đóng lên xương giúp xương bớt xốp loãng.
01 Tháng Mười 2021
(Xem: 7816)
Qua bài viết này, chúng con kính gửi đến quý Thầy, quý Cô đã dạy dỗ, hướng dẫn chúng con trên con đường học vấn lời kính chúc: “Thật nhiều sức khỏe, an khang, sống lâu trăm tuổi”.
13 Tháng Chín 2021
(Xem: 4827)
Mỗi người có tên và họ là chuyện bình thường. Dù vậy ngày nay vẫn còn có nơi con người không có tên và họ như ở Buthan, xứ sở hạnh phúc nhất trần gian.
12 Tháng Chín 2021
(Xem: 2509)
Như vậy trong mỗi gram của 7.5 tấn thép vụn trong chiến hạm USS New York đó đều có một chút thịt, da, máu, và xương của hơn 3000 người đã ngã gục tại hiện trường.
11 Tháng Chín 2021
(Xem: 2916)
Canh chua của Má tràn ngập thương yêu có sự đợi chờ chồng và các con về trong hạnh phúc đầy mãn nguyện, còn canh chua của tôi thì mau chóng, no nê và thừa thải.
10 Tháng Chín 2021
(Xem: 3937)
Có bài thơ tình yêu rất nổi tiếng, tương truyền là của nhà văn, nhà viết kịch vĩ đại nhất nước Anh, đó là William Shakespeare. Một số nguồn khác lại nói bài thơ này của Bob Marley,
07 Tháng Chín 2021
(Xem: 3549)
Chúng ta biết rằng, giấc ngủ có vai trò cực quan trọng đến sức khỏe của bạn. Ngoài thời gian ngủ, vị trí ngủ thì tư thế ngủ cũng ảnh hưởng không nhỏ tới tinh thần, thể chất của bạn.
03 Tháng Chín 2021
(Xem: 3002)
Ai đưa con sáo sang sông Gặp chốt kiểm dịch, mất công bay về Cò về thăm quán cùng quê Giãn cách xã hội chẳng về được đâu
31 Tháng Tám 2021
(Xem: 3890)
Thế hệ họᴄ trò nhỏ ngày xưa đi họᴄ thiếᴜ thốn, kháᴄ ngày nay nhiềᴜ qᴜá. Từ lớρ Năm đến lớρ Nhì ρhải dùng bút ᴄhấm mựᴄ đượᴄ làm thủ ᴄông
14 Tháng Tám 2021
(Xem: 2699)
Tôi đã rất sợ phải ở một mình, cho đến khi.. Tôi học được cách tự yêu thương mình.
09 Tháng Tám 2021
(Xem: 4397)
Tôi lớn lên trong một thành phố nhỏ, Thành phố nhỏ, nay gặp vấn đề to,
09 Tháng Tám 2021
(Xem: 3001)
Tứ đại gia này giàu có thể nói không chỉ giàu nhất Sài Gòn mà còn thuộc vào hàng giàu nhất Đông Dương trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
09 Tháng Tám 2021
(Xem: 3019)
Ông có hơn gì nó đâu, chỉ vì một tô phở mà từ thằng con, nghe được không? Nếu quý vị là “ÔNG TRỜI” hay “BÀ TRỜI” phân xử vụ tô phở này làm sao đây?
29 Tháng Sáu 2021
(Xem: 3271)
Cây sầu đông mọc ở đồng sâu hay ở đầu sông. - Say để đỡ nhớ ngày xưa và đỡ ngứa nhờ say. - Chơi hụi thì chết Chơi hết thì trụi.
29 Tháng Sáu 2021
(Xem: 2529)
Do đâu ông Huyền Vũ có thể lay động, thu hút cả triệu thính giả khiến mọi người đồng hứng khởi như vậy?
29 Tháng Sáu 2021
(Xem: 3396)
Không là đặc sản cao sang, chỉ bình dị và thân thiết với con cá bống dừa quê tôi. Đi đâu, xa đâu, cứ thấy rặng dừa nước là lòng tôi lại trùng xuống vì nhớ cá, nhớ người!
28 Tháng Sáu 2021
(Xem: 5278)
Với tôi, ve thì nhất định là “ve vui”, không hề là “ve lạnh”, lại càng không thể là “ve sầu”!
19 Tháng Sáu 2021
(Xem: 4767)
Ngày của Cha thường được tổ chức vào các ngày khác nhau ở nhiều nơi trên thế giới, phổ biến nhất là vào các tháng 3, tháng 4 và tháng 6 theo phong tục của từng quốc gia.
14 Tháng Sáu 2021
(Xem: 4578)
Hình ảnh bức tượng “chú bé đứng tiểu” này không chỉ nổi tiếng ở Bỉ mà còn xuất hiện ở nhiều nơi trên thế giới. Không ngờ, đằng sau bức tượng nhỏ bé tưởng như chỉ là phục vụ cho hoạt động “vui chơi giải trí” lại ẩn giấu một sự kiện lịch sử to lớn như vậy…
14 Tháng Sáu 2021
(Xem: 2723)
Ngày nay con người đang bị màn hình điện thoại di động cuốn hút hơn bao giờ hết, ngay cả trong công việc, quan hệ với bạn bè và gia đình, họ vẫn miệt mài với cái điện thoại dường như là mọi lúc mọi nơi.
12 Tháng Sáu 2021
(Xem: 3910)
Cho nên tôi hoàn toàn đồng ý với những nhận định xác đáng của anh Trần Huy Bích về việc viết chữ “dòng sông,” thay vì viết “giòng sông”.
07 Tháng Sáu 2021
(Xem: 3045)
. Uống trà gừng mỗi ngày có thể giúp bạn ngăn ngừa bệnh tim, kiểm soát cân nặng, hỗ trợ giảm các cơn đau...
07 Tháng Sáu 2021
(Xem: 3047)
Nếu ai hỏi tạo hoá đã tạo ra động vật nào hoàn hảo nhất? Tôi sẽ không ngần ngại trả lời, đó là loài chim Yến.
07 Tháng Sáu 2021
(Xem: 3215)
1, Tim sợ mặn 2. Phổi sợ khói 3. Dạ dày sợ lạnh
01 Tháng Sáu 2021
(Xem: 5972)
Ông người Nhật Inoue đã phát minh ra chiếc máy khiến điếc tai hàng xóm thì cũng một ông người Nhật khác, ông Seiji Nakazawa, sáng chế ra một dụng cụ cứu tai hàng xóm.
17 Tháng Năm 2021
(Xem: 3566)
Sau này, dù đi đâu, về đâu, ở đâu thì những câu hát điệu hò ấy vẫn mãi mãi còn nguyên trong ký ức. Đây là vài câu hát tiêu biểu của điệu ru “Ầu ơ” phương Nam ấy:
17 Tháng Năm 2021
(Xem: 3233)
Tôi nhận thấy so với tất cả các nước dùng mẫu tự ABC trên thế giới thì chỉ có từ ngữ Việt Nam mới có thể chỉ dùng những từ có cùng một Phụ âm đứng đầu để kể một câu chuyện có vần Phụ âm đó
17 Tháng Năm 2021
(Xem: 10085)
Đây là bài thơ giáo khoa do TẢN ĐÀ làm cho trẻ em lên sáu tuổi, viết năm 1919. Bài thơ đã 100 năm tròn, nhưng vẫn còn nguyên ý nghĩa về sự giáo dục con người.
07 Tháng Năm 2021
(Xem: 10534)
Dấu hỏi dấu ngã muốn điên Đọc rồi mới thấy một thiên tuyệt vời MŨM MĨM béo, MỦM MỈM cười. CỦ quả dành để biếu người CŨ xưa.
03 Tháng Năm 2021
(Xem: 3701)
rong "Friend" (bạn bè) vẫn có "End" (chấm hết) Trong "Believe" (tin tưởng) vẫn có "Lie" (lừa dối) Trong "Lover" (người thương) vẫn có "over" (kết thúc)
03 Tháng Năm 2021
(Xem: 6944)
Dạ phải, thưa quí vị, tôi yêu Canada, cái tủ lạnh khổng lồ... nhưng ước chi mùa đông ngắn đi một nửa và cái lạnh bớt đi một phần ba nhỉ.
27 Tháng Tư 2021
(Xem: 7604)
Ngồi một mình với ly cà phê Starbucks trong một ngày của tháng tư, quê người; tôi chỉ nhìn ra mình là người lạ với chính mình.
10 Tháng Tư 2021
(Xem: 5307)
Nói chung là phải tích cực “động não”. Tất cả các hoạt động trên đây nên bắt đầu từ hôm nay, bất kỳ ở lứa tuổi nào. Không nên đợi tới 60, 70 mới lo ngăn ngừa mất trí nhớ!
06 Tháng Tư 2021
(Xem: 4290)
Những khám phá mới đây trong lĩnh vực sức khỏe của các chuyên gia sẽ có thể sẽ giúp bạn bảo vệ sức khỏe tốt hơn.
28 Tháng Ba 2021
(Xem: 3281)
Hít thở là sự sống. Bạn có thể nhịn ăn trong vài ngày nhưng không thể nhịn thở trong vài phút. Chỉ ngộp thở trong vài phút thôi cũng sẽ giết chết bạn. Chúng ta hãy thở đi. Và tận hưởng từng giây phút của đời này.
27 Tháng Ba 2021
(Xem: 4176)
Phương pháp tập luyện này dành cho những người không có thời gian và không gian, môn thể dục này giúp tăng cường sức mạnh giống như chim hồng hạc, sử dụng một chân trong 1 phút và hai chân trong 2 phút
27 Tháng Ba 2021
(Xem: 5290)
Họ càng tôn thờ ta thì cái cục danh dự mà họ phong cho ta càng lớn. Ta dồn quá nhiều năng lượng trông coi cái cục danh dự ấy, luôn luôn sợ nó mất sáng mất đẹp mà quên đi mất việc chính của mình là phải tu tâm
20 Tháng Ba 2021
(Xem: 3449)
Theo Đông y, quả mướp vị ngọt, tính bình, không độc có thể dùng để trị rất nhiều bệnh. Từ hoa mướp đến xơ mướp, từ mướp tươi đến mướp khô đều có tác dụng trị bệnh mà không gây tác dụng phụ.
15 Tháng Ba 2021
(Xem: 4187)
Hiệp Hội Người Cao Tuổi Hoa Kỳ (AARP) mới đây gởi ra thông báo bao gồm những điều cần biết đối với người sắp chích ngừa COVID-19 mũi thứ nhì sau đây.
15 Tháng Ba 2021
(Xem: 4004)
7 mẹo trên trong cuộc sống bạn có thể áp dụng chúng mọi lúc mọi nơi, bạn đã ghi nhớ rồi chứ? Nếu quanh bạn có những người thường hay quên thì hãy mau chia sẻ 7 mẹo này cho họ nhé!
06 Tháng Ba 2021
(Xem: 3272)
Vaccine ngừa covid-19 của Mỹ hiện nay do 2 hãng Pfizer và Moderna bào chế hiệu quả 95% đều là loại MRNA Vaccine.
06 Tháng Ba 2021
(Xem: 3192)
Mai được trồng trong vườn và mai cũng mọc trong rừng nên mai làm bạn với mọi người từ lúc còn trẻ thơ, lúc trưởng thành vào mỗi độ xuân về và
05 Tháng Ba 2021
(Xem: 2997)
Nhìn một hồi, gã bất chợt cười toe, rồi đưa tấm danh thiếp lên môi hôn một phát, nước mắt lấp lánh trên đôi gò má đen bóng, gã hét lớn: - “God bless you!” Thằng “Nước Mắm!”
23 Tháng Hai 2021
(Xem: 5800)
chương trình được phát sóng 2 tháng một lần và tham khảo những thông tin về sức khoẻ, làm cách nào để phòng chống ung thư, có một cuộc sống khoẻ mạnh.
04 Tháng Hai 2021
(Xem: 3518)
Qua tai biến này, tôi rút ra được vài kinh nghiệm quý báu như sau, xin được chia sẻ cùng Diễn Đàn:
25 Tháng Giêng 2021
(Xem: 3937)
Hiện nay, có 2 hãng làm Vaccine Covid 19, được FDA công nhận đó là 👉 Pfizer & Moderna. Sự khác biệt của Pfizer vaccine và Moderna Vaccine :
24 Tháng Giêng 2021
(Xem: 4320)
Thuốc Vaccine hiện giờ cần phải chích 2 lần, nên ai đã chích lần đầu thì phải viết vô lịch lần chích thứ 2, dặn người gia đình nhắc nhở, kẽo quên!
19 Tháng Giêng 2021
(Xem: 5705)
Trước nỗi đau nầy, mượn câu thơ trong Chinh Phụ Ngâm để tiễn biệt Lệ Thu Bùi Thị Oanh: “Oanh bay đi biền biệt chẳng quay về”.
16 Tháng Giêng 2021
(Xem: 3728)
7. Cái gì dễ làm nhất? Việc dễ làm nhất là làm người khác đau buồn. Do vậy chúng ta nên thận trọng!
16 Tháng Giêng 2021
(Xem: 6277)
Trong truyện ngắn “Lẽ Ra”, viết vào năm 2003, tôi mượn hình ảnh của Lệ Thu và Quỳnh Giao, hư cấu trong nhân vật Mai. Đây có lẽ là nhân vật tôi đắc ý nhất trong các truyện ngắn của tôi.
15 Tháng Giêng 2021
(Xem: 5889)
Một động tác tập chân, hai cách thể hiện, và ở ba tư thế ngồi, nằm hoặc đứng giúp giảm đau lưng, thần kinh tọa đau đầu gối, đau mắc cá, tê các ngón chân
10 Tháng Giêng 2021
(Xem: 3184)
Đứng ở trên tầng cao nhất của Hoàng Hạc Lâu, người ta có thể ngắm cảnh trời sông bao la bát ngát, của hai sông Trường Giang và Hán Thủy.
28 Tháng Mười Hai 2020
(Xem: 6858)
những giai điệu Thánh Ca Giáng Sinh bắt đầu vang lên, tôi lại tìm nghe tiếng hát Ngọc Lan vào những đêm khuya vắng, day dứt u hoài những tiếng vọng quá khứ, nơi Bóng Nhỏ Giáo Đường của một miền dĩ vãng yêu thương
28 Tháng Mười Hai 2020
(Xem: 3523)
Năm 1897, một cô bé 8 tuổi gửi thư lên tờ The New York Sun hỏi "Ông già Noel có thực không". Không ngờ bức thư phúc đáp trở nên nổi tiếng, hơn 100 năm qua được kể lại mỗi mùa Giáng sinh.
15 Tháng Mười Hai 2020
(Xem: 7043)
Hôm nay, ngày 12/14/2020 là một ngày lịch sử trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19 khi những mũi vaccine đầu tiên đã được tiêm cho các nhân viên y tế khắp nước Mỹ.
12 Tháng Mười Một 2020
(Xem: 3427)
Ngày nay tiếng Việt đổi đời do những thành phần bát nháo, ít học nắm giữ ngành truyền thông đại chúng cho nên nó giết chết tiếng Việt truyền thống, nói như người điên mà không hiểu mình nói gì.
26 Tháng Mười 2020
(Xem: 3777)
Chỉ với nửa giờ đi bộ mỗi ngày, bạn đã có thể khắc phục được đáng kể các vấn đề sức khỏe bản thân. Bạn có thể đi bộ mọi lúc mọi nơi, tɾong giờ nghỉ tɾưa, saᴜ bữa ăn,
26 Tháng Mười 2020
(Xem: 3243)
Tôi chơi piano cho những người khách giàu có và sang trọng. Nhưng chưa một lần nào, và chưa một ai sẵn sàng chia sẻ với tôi chính những gì họ có như những người nghèo ở quán của Charlie…
26 Tháng Mười 2020
(Xem: 4102)
2. Câu hỏi: Có một cây cầu có trọng tải là 10 tấn, có nghĩa là nếu vượt quá trọng tải trên 10 tấn thì cây cầu sẽ sập. Có một chiếc xe tải chở hàng, tổng trọng tải của xe 8 tấn + hàng 4 tấn = 12 tấn. Vậy đố các bạn làm sao bác tài qua được cây cầu này
06 Tháng Mười 2020
(Xem: 5188)
Sài Gòn xưa được mệnh danh là Hòn Ngọc Viễn Đông mang trong mình vẻ đẹp và sự phát triển "rất Tây", về kiến trúc cho đến phong thái của người dân nơi đây.
06 Tháng Mười 2020
(Xem: 3911)
Trong thời đại hiểm ác này, cuộc sống lúc nào cũng đầy rẫy những con người xấu xa và những chuyện tồi tệ. Bạn không làm hại người khác cũng tự nhiên có người chủ động đến làm hại bạn.
04 Tháng Mười 2020
(Xem: 3530)
1 chiếc khăn mặt và chỉ có 10 giây đồng hồ, giúp bạn hết đau nhức bả vai. ( Ảnh: Youtube) Có thật sự kỳ diệu như thế không? Mời thử xem sao ?.
28 Tháng Chín 2020
(Xem: 3489)
Vậy làm sao để giữ gìn sức khỏe tốt, tuổi thọ cao trong cuộc sống vốn luôn vội vã và dễ làm người ta bị áp lực, căng thẳng và mệt mỏi?
28 Tháng Chín 2020
(Xem: 3454)
Nghẹn cổ, sái cổ, chuột rút, tê chân… thi thoảng những biến cố này đột nhiên xuất hiện, nhưng nếu xử trí không kịp thời cũng có thể gặp nguy hiểm.
24 Tháng Chín 2020
(Xem: 4434)
CA DAO 2: Bắc thang lên hỏi ông trời. Có ai miễn nhiễm vào thời Cô Vy. Ông trời ổng mới thầm thì. Tao còn bị cách ly, chi là mày.
20 Tháng Chín 2020
(Xem: 3361)
Cà Phê Chắc Chắn Là Để Uống, Nhưng Với Nghệ Sĩ Ẩm Thực Người Ý Giulia Bernardelli, Thì Nó Còn Là Cả Một Bầu Trời Sáng Tạo.
14 Tháng Chín 2020
(Xem: 3548)
Phụ nữ châu Á và da trắng có nguy cơ mắc bệnh loãng xương cao hơn so với phụ nữ có nguồn gốc dân tộc khác. Nếu bạn có một trong những nhóm rủi ro này, bạn sẽ nghiêm túc hơn với sức khỏe xương của mình.
14 Tháng Chín 2020
(Xem: 3908)
Tôi nói “không thể nào quên” vì các Cô giáo, Thầy giáo bậc Tiểu học cho học trò học thuộc nằm lòng hai bài này để lên trả bài trong lớp học lấy điểm.
08 Tháng Chín 2020
(Xem: 3267)
- Thế hệ bố là như thế đó, là “phiên bản giới hạn”, vậy nên các con hãy biết tận hưởng những ngày bên bố mẹ, hãy biết học hỏi và trân quý… …Trước khi thế hệ này biến mất, nhé con"
08 Tháng Chín 2020
(Xem: 3616)
Chuyện rằng từ thuở xa xưa Ông bà ta đã dây dưa ái tình Bởi thế nên tục truyền rằng: Ông Lãnh, Ông Tạ, Ông Đồn Ba người bạn thiết sớm hôm một nhà
06 Tháng Chín 2020
(Xem: 3626)
" Đấy, bây giờ luân lý, đạo đức của con người dưới chế độ này như thế đấy. Rồi đây, các thế hệ trẻ miền Nam cũng vậy thôi! Làm sao tránh được ?" ... Đất nước kiểu này thì đéo khá ...
04 Tháng Chín 2020
(Xem: 3411)
Thượng Đế cho người lương thiện trở thành người lương thiện, chính là khen thưởng lớn nhất đối với người kia.