Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyên Bích - TÂM SỰ MỘT MÓN QUÀ

15 Tháng Năm 20153:10 CH(Xem: 15586)
Nguyên Bích - TÂM SỰ MỘT MÓN QUÀ

TÂM SƯ CỦA MỘT MÓN QUÀ

 monqua1
Tên nguyên thủy của tôi là Calor, cha mẹ nuôi người Việt Nam của tôi đổi lại thành Ủi.  "Nghề" của tôi là làm đẹp cho người qua y phục. Một món hàng vải dù nhăn nheo đến đâu, nhờ bàn tay của tôi cũng trở nên phẳng phiu, mượt mà.  Thân tôi to béo, nặng nề chứ không thanh mảnh, nhẹ nhàng như những bạn đồng trang lứa ở Hoa Kỳ.  Cha mẹ đẻ tôi là người Pháp, bên trời Tây.  Xưa kia vì nhu cầu thương mãi tôi bị bán sang đất nước Việt Nam.  Lưu lạc xứ người, tôi đã làm con nuôi cho một gia đình Viêt Nam.  Sau những cuộc hành trình xuyên lục địa, hiện giờ tôi đang ở Houston, Texas.
 Chỗ tôi ở hiện nay là một căn tủ nhỏ, bên ngoài phòng ăn của  cha mẹ nuôi tôi - hiện là một gia đình người Mỹ gốc Việt. Tôi đang sống những ngày tĩnh lặng, cố quên hết quá khứ thăng trầm, thời gian, và không gian, bỗng một hôm tôi nghe được mẩu đối thoại viễn liên của cha mẹ nuôi tôi với một người bà con:
- Cậu biết không, món quà cưới cậu mừng cho chúng cháu, đến bây giờ chúng cháu vẫn còn giữ.  Đã 50 năm rồi.
- Vậy hả?! Thật là cảm động!  Không ngờ các cháu trân quý, giữ gìn một vật tầm thường được lâu đến như thế!
Tôi giật mình: họ đang nói tới tôi! Năm nay tôi 50 tuổi rồi, đã thọ quá sức tưởng tượng so với đồng loại.  Đó cũng là nhờ cha mẹ nuôi tôi đã thương yêu, chăm sóc, che chở, bảo bọc tôi như con ruột.
Cả một thời quá khứ bỗng hiện ra trước mắt tôi.  Năm ấy ở Huế tôi được ông cậu diện cho một chiếc áo màu đỏ rực rỡ hình khối chữ nhật rồi đem trao tặng cho người cháu (là cha nuôi tôi hiện nay) trong ngày cưới của cha.  Tôi được huy hoàng một ngày, để rồi hôm sau tôi bị xếp nằm chung hàng với đủ thứ hộp: nào ly, tách, bình thủy, đèn... cũng thuộc loại "quà" như tôi, vì thời ấy người ta không mừng đám cưới bằng tiền. Một món quà dù bé nhỏ, đơn sơ cũng được trân trọng rồi.
Trong vùng cha mẹ nuôi tôi ở thời đó chưa có điện nên tôi bị "thất nghiệp" nằm dài trong ngăn tủ.  Mỗi khi tôi nghe tiếng nhóm lửa, quạt phành phạch, rồi tiếng phun nước phù phù từ miệng bà mẹ tôi, tôi biết ngay bà sắp sửa dùng chị bàn ủi than để ủi áo quần cho ông ngoại, cho cha tôi đi làm... Tôi thấy mẹ hì hà hì hục tội quá mà không giúp gì được, vì dòng điện - mạch sống của tôi - không có!
Vài tháng sau, dòng điện cũng đến xóm Tri Vụ của tôi, mang ánh sáng đến mọi nhà. Tôi có "job' ngay.  Nhờ có tôi mà mẹ ủi áo quần cho cả nhà mau chóng, nhẹ nhàng.  Tôi vui biết bao khi mẹ ôm tôi trong tay để tôi mơn trớn vuốt ve những áo quần của người thân cho thêm mượt mà, óng ả!
Rồi mẹ có em bé đầu tiên.  Năm sau thêm một em nữa.  Mẹ bận tới tấp, đâu có thời giờ mà ôm tôi vuốt ve!  Tôi nằm trong xó tủ, vô công rỗi nghề, nhưng thỉnh thoảng lòng cũng vui vui khi nghe mẹ hát ru em bằng tiếng Pháp - tiếng nước tôi "Que sera sera.  Demain mais jamais bien loin.  Laisser l'avenir venir!  Que sera sera..."  Biết ra sao ngày sau!  Đời cũng như bức tranh đủ màu... Nào ai biết ngày sau..."  Và, tôi bắt chước các em gọi ba mẹ.
Đúng! Không ai biết được ngày mai!
Chẳng bao lâu sau, tôi bỗng rơi vào những ngày tối tăm, hoảng loạn, và đơn độc.  Tôi nghe đạn ở đâu bắn vô nhà, tiếng ầm ầm dữ dội.  Mái nhà sập, tường lở, vôi cát rơi rào rào... Chung quanh tôi chẳng còn ai, ngay cả ba mẹ tôi. Vắng lặng rợn người!  Phải đến nhiều ngày sau, khi im tiếng súng, tôi nghe có tiếng ồn ào của nhiều người ùa đến. Tiếng cãi nhau, giành giựt nhau cho tôi biết họ là bọn hôi của khi nhà vắng chủ.  Họ đã lấy hết đồ đạc, tư trang, của cải trong nhà của cha mẹ tôi!  Còn tôi có lẽ họ chê thân hình thô tháp nên còn để nằm đó cho tôi im lặng chờ thời!
Rồi một ngày kia, ba mẹ tôi cùng ông bà và các em chạy loạn từ đâu đó, sống sót trở về.  Nhà cửa hư nát hết, không sao ở được nữa nên họ đã gom góp đồ đạc còn sót lại vào trong hai túi xách ra đi, không quên mang tôi theo.
Sau này tôi nghe ba mẹ tôi nói với nhau: "Mình vừa qua trận Mậu Thân do Việt Cộng tấn công thật kinh hoàng.  May quá mình còn có nhau!"  Rồi thì ông ngoại tôi bán nhà.  Tôi cùng gia đình dọn nhà qua nhiều nơi: Hàng Bè, Cầu Đất... An Cựu.  Mỗi nơi ở tạm nhà bà con ít lâu rồi lại ra đi.  An Cựu là nơi ở tương đối lâu hơn cả.  Trong khoảng thời gian đó tôi nằm trong xó xỉnh, nghe không gian vắng lặng mà âm thầm buồn tủi vì mình là kẻ vô dụng, là tên thất nghiệp.  Ba tôi đi làm việc ở xa, lâu lắm mới về.  Một lần nghe tiếng xe Honda, rồi tiếng reo vui của các em: "A! Ba về! Ba vê!" khiến tôi cũng cảm thấy vui lây!  Sau đó, mẹ cũng thuyên chuyển ra làm việc ở Quảng Trị theo ba. Lúc đó, thỉnh thoảng tôi được mẹ đem ra vuốt ve, mơn trớn trước khi tôi được dịp làm cho phẳng phiu những bộ đồ lính của ba.
Tiếp theo, mẹ lại quên tôi khi một em bé nữa ra đời.  Ở Quảng Trị được một thời gian độ chừng vài năm, gia đình tôi vội vã dọn nhà về Phan Thiết.  Đến nơi, tôi nghe ba nói với mẹ: "May quá! Việt Cộng đánh lớn Quảng Trị.  Mình đi trễ hơn chừng ba tháng thì sinh mạng của gia đình tiêu tùng rồi."
Ở Phan Thiết, ngày tháng tưởng như êm đềm trôi.  Nhưng những khó khăn chồng chất, mẹ bận rộn với việc công, việc gia đình, con cái... nên áo quần của ba phải đưa tiệm giặt ủi; còn mẹ, năm thì mười họa mới lôi tôi ra để làm đẹp áo của mẹ.  Lúc đầu gia đình tôi ở gần chợ Phường, sau dọn lên ở khu Gia Binh gần Quân Y Viện cho tiện công vụ của ba. Mẹ bận cả ngày lẫn đêm.  Rồi tôi có thêm em bé thứ tư. Tôi bị bỏ quên nhưng mỗi lần nghe tiếng mẹ ru em, lòng tôi lại rộn ràng niềm vui! 
Một bữa, ba tôi trở về, hớt hãi nói với mẹ: "Tình hình nguy lắm rồi.  Phan Thiết sắp mất!  Em hãy đưa các con đi trước vào Sài Gòn.  Anh còn nhiều việc ở Quân Y Viện, sẽ thu xếp đi sau!"  Ba tôi ở lại cho tới ngày cuối cùng của Quân Y Viện.  Khi ra đi, ba mang tôi theo làm bạn đồng hành.
Chúng tôi lại đoàn tụ ở Sài Gòn. Không khí toàn Miền Nam hừng hực lửa chiến tranh. Ba bàn với mẹ: "Thôi mình về Long Xuyên, yên tĩnh hơn!"  Long Xuyên có ông bà ngoại và người bà con bên mẹ.  (Ông bà đi Long Xuyên khi chúng tôi dời ra Quảng Trị).  Thế là chúng tôi lại đi tiếp.  Ở được ít lâu toàn Miền Nam lọt vào tay cộng sản Bắc Việt.  Súng đã hết nổ nhưng lòng người còn hoang mang lo sợ.  Lệnh của chính phủ mới:  Ai làm ở đâu, về nơi đó trình diện.  Gia đình tôi lại lếch thếch về lại Phan Thiết.
Chúng tôi được một người bạn của ba cư trú tại Đức Thắng cho ở nhờ.  Không khí ở đây có vẻ êm ả, nhưng hai con chó nhà này hay sủa ông ổng vì thấy người lạ làm các em và tôi sợ hãi.
Một bữa, ba tôi đi trình diện các "Quan Cách Mạng" rồi không về nữa. Đứa em trai út là người được ba cưng nhiều nhất, ngày nào cũng mếu máo với mẹ: "Ba đâu? Ba đâu rồi?" Mẹ vừa dỗ dành nó vừa khóc sụt sùi.
Sau đó, một mình mẹ sắp xếp dọn đến một căn chòi lá giữa động cát phường Phú Thủy để gần trường mẹ dạy và các em đi học. Mấy mẹ con sống cầm cự bên nhau trong cảnh hẩm hiu, buồn thảm.  Tôi cảm thấy mình như người vô dụng vì không giúp gì được cho mẹ và các em.  Lúc nào mẹ và các em ra khỏi nhà, con chó vàng được tôi coi như bạn thiết. Tiếng sủa của nó đã làm cho không gian bớt phần cô quạnh.  Không lâu sau, thỉnh thoảng có mấy chị học trò đến nhà nhờ mẹ sửa lại cái áo, cái quần.  Đó là lúc mẹ đem tôi ra nhờ giúp một tay.  Tôi đã giúp mẹ làm thẳng nếp áo quần để dễ dàng hơn khi chỉnh sửa cho vừa vặn.  Tôi đã sung sướng khi nhìn các chị tặng mẹ chút ít tiền... "để cô mua bánh cho các em!"  À, thì ra tôi cũng có ích đấy chứ, tuy không nhiều, chỉ tội cho mẹ cực khổ chồng chất khổ cực, buồn bã chất chồng buồn bã.
Những tưởng ba đi trình diện rồi về.  Có ai ngờ năm này qua năm khác, ba vẫn chưa về!  Một hôm mẹ được lệnh cho đi thăm nuôi ba. Mẹ dẫn hai em giữa, để cô chị và cậu em út ở nhà.  Một ngày, rồi hai ngày trôi qua trong nặng nề. Ngày nào hai em cũng ra ngõ đứng trông!  Tôi nghe tiếng nức nở của hai em mà xốn xang trong lòng: "Sao mẹ chưa về?  Mẹ đi lâu quá!"  Tôi bỗng lo lắng, lỡ có chuyện gì xẩy ra, mẹ không về nữa thì sao?  Nhưng may quá, đến tối mịt ngày hôm sau thì đoàn ba người về tới nhà, phờ phạc vì mệt mỏi đường trường.  Tuy thế cả nhà đều vui vẻ bởi còn đủ mẹ đủ con.
Ngày qua ngày, vì đói khát, khổ cực, cùng vất vả quá mức nên mẹ yếu sức thê thảm, không còn khả năng thăm nuôi ba vì không biết ba ở tù bao lâu mới được thả, và chỉ thấy con đường chết lần mòn nếu trụ tại Phan Thiết nên cả năm mẹ con (kể luôn tôi là sáu) lếch thếch kéo nhau về Long Xuyên nương tựa ông bà ngoại, đành bỏ lại ba. Ở với ông bà ngoại, mẹ và các em tuy cũng phải vất vả kiếm sống nhưng có một chỗ ấm áp để ăn ngủ không phải chịu cảnh lạnh buốt khi gió mùa Đông lọt qua vách lá, run lập cập khi mưa chảy thành dòng từ mái nhà như thuở ở cái chòi lá tại Phan Thiết.
Ngày tháng trôi... Bỗng một ngày, tôi nghe từ nhà sau tiếng các em reo mừng rối rít: "A! Ba về rồi!  Ba về rồi!..." Cả nhà vỡ òa niềm vui.  Tôi cũng cùng vui cảnh cả nhà đoàn tụ. Tuy nhiên tôi vẫn không giúp được gì cho gia đình.  Ba mẹ và cả các em nữa lo cái ăn còn chưa xong, kể chi đến cái mặc! Tôi nằm vùi trong kẹt tủ ngày qua ngày, không ai nhớ đến tôi!
Ông bà ngoại tuổi già sức yếu, lần lượt ra đi... Tôi nghe tiếng tụng kinh, tiếng khóc, tiếng người đưa tiễn xôn xao mà ngậm ngùi cho đời người!
Rồi một hôm...
Tôi nghe ba mẹ lịch kịch thu xếp hành lý và nói với nhau:  "Đi lên Sài Gòn sớm cho kịp chuyến bay." Lại sắp ra đi... Ra đi lần này vẻ mặt mọi người tuy căng thẳng nhưng đượm nét rạng rỡ vui tươi, không giống những lần trước ủ rũ như tàu lá chuối héo úa bị cơn mưa bão đánh cho bầm giập, rách nát tả tơi.  Qua câu chuyện của gia đình, tôi biết lần này đi Hoa Kỳ.  Tôi sợ tôi bị bỏ lại vì vẻ nhà quê, lạc hậu của tôi, nhưng không.  Tôi được xếp nằm chung với những đồ thờ của ông bà ngoại như chuông, mõ, lư trầm, lư hương... cùng những thứ lỉnh kỉnh như kềm, búa, kéo... mà ba mẹ tôi trân trọng giữ gìn bấy lâu như những kỷ niệm khó quên.
Đến Montclair, California, cả nhà bắt đầu một cuộc sống mới. Cả nhà hăng hái, hớn hở lao ra đi làm, đi học.  Tôi thấy lòng hân hoan vì biết từ đây mình không còn thất nghiệp nằm rũ trong xó tủ nữa. Các em tôi cứ rối rít: "Đồ ăn trong tủ lạnh ê hề, chả bù ngày xưa đói khát triền miên, ngay cả củ khoai cũng hiếm."  Những lúc rảnh rổi mẹ dạy các cô em cắt may áo quần mới.  Tôi được dịp trổ tài làm thẳng thớm, mượt mà vải vóc, áo quần cho các cô em ăn diện, làm đẹp với người.  Có lần, một bà bạn của mẹ thấy tôi khéo léo, đi những đường nét tuyệt vời lên vải, bà thích quá, đòi mượn.  Mẹ tôi trả lời: "Đây là của gia bảo, không thể trao cho ai được" làm tôi xúc động vô cùng! Cảm ơn mẹ, cảm ơn ba đã cho tôi cái vinh dự này.
Các em học hành, tốt nghiệp trung học rồi Đại học, có công ăn việc làm, lập gia đình, ra ở riêng. Gia đình chỉ còn lại ba mẹ và tôi.  Sau đó ba mẹ dời qua Houston, Texas, chỉ có tôi hân hạnh được theo ở với ba mẹ.  Tôi là người con được hòa vào nhịp sống của gia đình: lúc thăng lúc trầm, lúc sướng lúc khổ, lúc vui lúc buồn, lúc đói lúc no.
Giờ đây tôi đang sống những ngày bình lặng, nhưng không phải là kẻ vô ích. Thỉnh thoảng ba hay mẹ đem tôi ra mân mê, nhờ tôi làm đẹp áo quần sau khi giặt, rồi lại trân trọng cho tôi nghỉ ngơi ở một ngăn tủ riêng biệt.  Đôi khi cao húng, ba cầm Harmonica thổi bài One Day.  Nhà vang lên tiếng cười.
Tính ra đến nay tôi đã 50 tuổi đời sống với ba mẹ. Tôi thọ hơn nhiều so với các bạn đồng nghiệp.  Đó cũng là nhờ tình thương và sự chăm sóc của ba mẹ, nhất là mẹ.  Mỗi đêm nghe mẹ thỉnh chuông và cầu nguyện: "Lạy Phật, cho con có một sức khỏe ổn định trong những ngày cuối đời để con làm người có ích cho gia đình," tôi noi gương mẹ cũng cầu mong bốn chữ: Hữu Dụng Cho Đời. 
  Nguyên Bích
Houston, Texas 30/4/2015
24 Tháng Hai 2024
(Xem: 205)
Tự động cải thiện ảnh của bạn bằng AI. (Trí thông minh nhân tạo) Đơn giản chỉ cần tải lên và trải nghiệm kết quả ngay lập tức
01 Tháng Giêng 2024
(Xem: 358)
chỉ là cảm nhận của riêng của hắn thôi, còn tùy theo sở thích của từng người, tác giả viết có chiều sâu làm hắn thoạt đầu tưởng là một truyện dịch hay là phóng tác, nhưng đấy chỉ là lối viết của nhà văn Trịnh y Thư
01 Tháng Giêng 2024
(Xem: 418)
Nữ giới trên hoàn vũ giở nón cúi đầu thán phục bà Marie Curie, một nữ khoa học gia xuất chúng được lãnh giải thưởng Nobel hai lần về hai bộ môn khoa học khác nhau: Vật Lý và Hóa Học.
29 Tháng Mười Hai 2023
(Xem: 319)
nhưng lòng tôi cũng ấm áp rộn ràng vì biết rằng nó sẽ được trở về với tình thân bên ngoại, sẽ tìm ra dấu vết của mẹ và đứa em trai yêu dấu Giáng Sinh này chắc sẽ vui, nhé A. J
22 Tháng Mười Hai 2023
(Xem: 994)
Tôi viết dòng này, cha già Crawford đã chết rồi. Mẹ Têrêsa cũng chết rồi. Ngày mai, giữa biên giới của sự sống và chết ,còn những chuyện không ngờ nào sẽ xảy đến nhỉ ?
18 Tháng Mười Hai 2023
(Xem: 900)
Gần tới Lễ Giáng Sinh, mời quý vi-hữu đọc chuyện cũ “Thần Bò Boul” cũng đồng thời để tưởng nhớ Cựu Đệ Nhất Phu Nhân Hoa Kỳ, Bà Rosalynn Carter (1927-2023) mới qua đời,
17 Tháng Mười Hai 2023
(Xem: 1011)
Noel hay Noël có nguồn gốc từ một từ tiếng Pháp cổ, “nael”, có nghĩa là “của hoặc sinh ra vào ngày Giáng Sinh”. Tên này bắt nguồn từ sự ra đời của Chúa Giêsu
02 Tháng Mười Hai 2023
(Xem: 2076)
Vào giữa thập niên 1960s, khi còn ở quân trường trên Đà Lạt, với radio transistor, trong im vắng, lúc 10 giờ tối Thứ Năm, Chương Trình “Nhạc Chủ Đề” của Nguyễn Đình Toàn trên làn sóng của đài phát thanh Sài Gòn,..
02 Tháng Mười Hai 2023
(Xem: 2306)
Nguyễn đình Toàn, như một định mệnh đã an bài, anh vừa là một nhà văn, một thi sỹ và cũng là một nhạc sỹ nữa trong một công dân VNCH. Anh đã gắn chặt vào đài phát thanh Sài Gòn từ những ngày đẩu thập niên 60
29 Tháng Bảy 2023
(Xem: 875)
Tham dự, đóng góp cho đời sống cộng đồng là một cách, ít hay nhiều, đóng góp cho việc bảo tồn văn hoá Việt. Ta cần có nhau. Và cũng may, ta còn có nhau.
08 Tháng Năm 2023
(Xem: 2535)
Trong bài bút ký này, tác giả kể lại một đoạn đời đẹp đẽ nhất sau những ngày tù đầy. Đó là chuyến đi về miền Nam để gặp lại vợ con. Đoạn văn tuyệt bút với đoạn kết rất bất ngờ nhưng đầy xúc động
27 Tháng Tư 2023
(Xem: 1263)
Cách đây hơn hai tuần, tôi nhận được tin chị Trương Gia Vy ra đi. Chị là hiền thê của nhà giáo/nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng. Anh cũng đã ra đi, trước chị gần chín năm.
27 Tháng Tư 2023
(Xem: 1056)
Bài thơ này Trương Gia Vy viết cho người bạn đời (nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng) và gửi đăng trên Blog Phạm Cao Hoàng vào ngày 15.7.2014 – hai tháng trước khi Nguyễn Xuân Hoàng qua đời.
20 Tháng Tư 2023
(Xem: 2435)
Bài này xin điểm lại mười cái chết oan khiên của văn nghệ sĩ trong khoảng thập niên đầu sau 75 như nén hương lòng tưởng niệm những người vị quốc vong thân
11 Tháng Tư 2023
(Xem: 4608)
Con gái của người ta sau 24 giờ sinh ra đã trở thành con gái của tôi, và chỉ sinh sau con gái của tôi có 4 giờ tại Bảo Sinh Viện Quân Đội Thành Phố Nha Trang năm 1972.
11 Tháng Tư 2023
(Xem: 4433)
Ông Ta gặp Tôi sau khi Tôi mở mắt chào đời chỉ mới có một đêm; chỉ nhìn Tôi có một phút đã nghĩ xấu về Tôi là “cái môi chu chu chắc lớn lên sẽ hỗn”.
21 Tháng Ba 2023
(Xem: 1321)
18 Tháng Ba 2023
(Xem: 1097)
01 Tháng Giêng 2023
(Xem: 1400)
Dùng rổ đựng nước, mới nghe có vẻ vô dụng nhưng hành động này lại ẩn chứa nhiều bài học nhân sinh sâu xa. Chỉ cần trong lòng luôn mong cầu, thì nhìn đâu ta cũng có thể thu được đạo lý.
30 Tháng Mười Hai 2022
(Xem: 1506)
Thượng Đế của chúng ta đang ngự ở trên cao, hình như ngài cũng đang che miệng cười cho trò đùa mà ngài đã đạo diễn suốt một năm qua.
20 Tháng Mười Hai 2022
(Xem: 1520)
Bộ mặt Sài Gòn, hồi năm 1955, người ta còn thấy những thầy Cảnh sát được gọi là "mã tà", đứng huýt còi các ngã tư đường. Vậy mà chẳng bao lâu sau, tên gọi "mã tà" đã biến mất.
19 Tháng Mười Hai 2022
(Xem: 1281)
Cám ơn Hoàng tử bé Lionel Messi, đội bóng Argentina và cả đội bóng áo xanh lam của Kylian Mbappé.
04 Tháng Mười Hai 2022
(Xem: 1348)
Thật là khôn quá hóa dại. Ngày xưa kẻ cắp gặp các bà già Việt nam phải bái phục. Ngày nay kẻ cắp gặp bà già ở Mỹ thì bà già… thua đậm!
03 Tháng Mười Hai 2022
(Xem: 1911)
Mấy chục năm trời trôi qua, bây giờ qua Mỹ ở tuổi 90, mẹ tôi rất tự tin bảo rằng, tiếng Mỹ dễ học, không khó như tiếng Pháp bà học ngày xưa
01 Tháng Mười Hai 2022
(Xem: 1443)
Gừng được biết có tác dụng giúp giảm cảm giác buồn nôn. Nó đã được sử dụng hiệu quả để điều trị chứng ốm nghén và buồn nôn do hóa trị.
14 Tháng Mười Một 2022
(Xem: 1679)
“Nè! Tôi sửa theo ý của chị rồi đó ! Đi ra đường, người ta tưởng chị là đàn ông, thây kệ chị à !”
14 Tháng Mười Một 2022
(Xem: 1984)
bài viết này chỉ là một cái nhìn của người thưởng ngoạn những bức hí họa của họa sĩ Nguyễn Hải Chí (*) mà lâu nay ta biết đến qua cái tên Chóe trên báo chí.
30 Tháng Mười 2022
(Xem: 1629)
Trước kia 2 vạch... thì may. Nhà mình phúc lớn... ơn dày tổ tiên. Giờ đây 2 vạch... thấy phiền. Mọi người tránh né... tốn tiền mua que.
22 Tháng Mười 2022
(Xem: 1418)
Người đàn ông hiền lành đã hiểu ra điều vợ mình muốn bày tỏ, ông ôm chặt lấy bà, và rồi cả hai người để cho nước mắt tuôn trào,
17 Tháng Mười 2022
(Xem: 1433)
Gặp hỏa hoạn và cơ thể đã bị bắt lửa thì chúng ta nên xử lý tính huống đó như thế nào, đây không phải là điểu ai cũng biết.
17 Tháng Mười 2022
(Xem: 1527)
Hồi tháng 11 năm trước, Preston Nguyễn đã qua mặt một đầu bếp đầy kinh nghiệm trong vòng thi cuối cùng để giành được ngôi vị World Chef Champion
16 Tháng Mười 2022
(Xem: 1627)
Nếu thuộc tính đầu tiên của nhà thơ là mơ mộng, thì ông Lư là số một. Sống đẹp như thơ, đẹp hơn thơ, ở nước ta xưa nay chỉ có Lưu Trọng Lư!
20 Tháng Tám 2022
(Xem: 3295)
Nếu để ý nhắm mắt lắng nghe sẽ thấy có sự khác biệt thú vị trong tiếng chuông chùa và nhà thờ
20 Tháng Tám 2022
(Xem: 1881)
Có 2 thứ bạn phải luôn ghi nhớ, đó là thực hiện những điều trên và làm thật tốt chúng trong cuộc sống hàng ngày.
20 Tháng Tám 2022
(Xem: 1977)
Con γêu! Con có thấγ ɾằng, tɾên đời nàγ có ít nhất 3 con cá khiến chúng tα ρhải cảm động?
13 Tháng Bảy 2022
(Xem: 1828)
“Bệnh nhân mãi mãi là bệnh nhân. Móc túi họ là nghề của chúng ta “
13 Tháng Bảy 2022
(Xem: 2188)
13 Tháng Bảy 2022
(Xem: 2105)
07 Tháng Bảy 2022
(Xem: 2201)
Cả 14 câu nói này chính là để giúp bạn có thể nhìn thấu sự đời, học cách buông xả, nuôi dưỡng thiện tâm, sống đời an lạc.
30 Tháng Sáu 2022
(Xem: 1875)
Đào Triết Hiên có IQ cao ngất ngưỡng, nằm trong khoảng 220 - 230. ...cao hơn các nhà khoa học lớn như Stephen Hawking (160) hay Albert Einstein (khoảng 160 - 190)...
29 Tháng Sáu 2022
(Xem: 1817)
Ung thư xảy ra khi các tế bào phát triển ngoài tầm kiểm soát, tạo ra các khối u. Ung thư đại tràng cũng không ngoại lệ.
27 Tháng Sáu 2022
(Xem: 2073)
Có một câu nói lý thú của Lâm Ngữ Đường đại khái hạnh phúc đến từ ruột già, ruột già mà sinh hoạt điều hòa, tốt đẹp thì ta hạnh phúc, còn trục trặc thì ta mất hạnh phúc,
19 Tháng Sáu 2022
(Xem: 2000)
Vừa rồi đặt mua quyển sách 'Cách Lừa Đảo qua mạng xã hội" về tham khảo. Chuyển tiền cho nó xong...
19 Tháng Sáu 2022
(Xem: 1900)
và rồi nói đến ông thì họ cũng biết ông ta là một người cha không thể chê vào đâu được, một người cha mà ai cũng đều rất hãnh diện được làm con của ông.
11 Tháng Sáu 2022
(Xem: 2453)
Và khi ta già đi, ta muốn chẳng nợ nần gì nhau trong cuộc đời này, chỉ cần được an yên, bởi ta nghĩ bất cứ ai, cho dù một thời trẻ hoài bão...
09 Tháng Sáu 2022
(Xem: 1876)
Bà chưa hề đếm thử vợ chồng bà có bao nhiêu chỗ lệch. Ui, trăm hay biết đâu cả ngàn chứ chẳng chơi. Nhưng chả ngại! Miễn là hai ông bà phải cố gắng đáp ứng điều kiện ắt có và đủ: Yêu nhau.
04 Tháng Sáu 2022
(Xem: 2038)
Nếu bà không tin tôi thì thôi, bà hãy để cho tôi đi. - Nhưng tôi rất tin cô. Tôi còn giao cả chìa khoá hòm đựng đồ trang sức cho cô giữ cơ mà.
04 Tháng Sáu 2022
(Xem: 2202)
ở trong cái tuổi “không còn trẻ nữa như hiện tại, người viết chỉ mong cầu: thân không tật bịnh, tâm không phiền não, có trí huệ sáng suốt là có phúc quá rồi.
24 Tháng Năm 2022
(Xem: 2287)
Các cụ xưa hay dùng sâm, xem sâm là quý lắm. Ngày nay còn nghi ngại... phải thử lại. Có trường hợp... Suy thận bị tụt huyết áp.... uống sâm làm khoè người lại thông đờm dãi.
24 Tháng Năm 2022
(Xem: 2524)
Bí kíp giúp người Nhật sống khỏe, sống thọ nhất thế giới là chỉ nhờ… 5 ngón tay! một nghệ thuật dưởng sinh đã 5.000 năm
10 Tháng Năm 2022
(Xem: 1974)
Đến một tuổi nào đó, người ta mới hiểu được rằng lắng nghe mới là điều cần thiết. Biết lắng nghe là biết thu thập cả thế giới cho riêng mình.
08 Tháng Năm 2022
(Xem: 1871)
Xin bấm vào giữa hình để xem video "Đây là cách thức các Bác Sĩ dùng để lấy Sỏi Thận ra"
07 Tháng Năm 2022
(Xem: 2847)
Cuộc sống không bán vé khứ hồi – mất đi vĩnh viễn không có lại được! Chúng ta đều già quá nhanh – nhưng sự thông minh lại đến quá muộn…
07 Tháng Năm 2022
(Xem: 2681)
Đứt mạch máu đầu là một trong những nguyên nhân chính gây ra chết hoặc bị liệt ở người lớn tuổi tuy một số người tuổi còn trẻ cũng có thể bị bệnh này.
24 Tháng Tư 2022
(Xem: 2357)
Đột quỵ xảy ra rất phổ biến, tuy nhiên không phải tất cả các thông tin đồn đại về đột quỵ đều là sự thật. Có khá nhiều hiểu lầm còn tồn tại về tình trạng này.
23 Tháng Tư 2022
(Xem: 2032)
Mayer Musk sinh ngày 19/4/1948, người Canada gốc Nam Phi, là mẹ của ba người con nổi tiếng Elon Musk là tỷ phú công nghệ, ...
23 Tháng Tư 2022
(Xem: 2282)
Ba đồng xu thật nhỏ nhưng nó lại tượng trưng cho tình bạn và tình yêu cao cả của 3 con người cao đẹp. Tại sao lại có 3 đồng xu nhỉ.
04 Tháng Tư 2022
(Xem: 3242)
Khi chán nản, hãy nghĩ xem mình còn lại bao nhiêu ngày để dằn vặt, còn bao nhiêu thời gian để phung phí?
03 Tháng Tư 2022
(Xem: 1932)
Như thế, MRI và sonogram có lẽ an toàn nhất vì chẳng dính dáng gì tới phóng xạ, radiation cả.
03 Tháng Tư 2022
(Xem: 2185)
Chứng trầm cảm không phải là một nỗi buồn thoáng qua và cũng không phải là sự "yếu đuối" của tinh thần hay do "thiếu" bản lãnh
28 Tháng Ba 2022
(Xem: 2081)
bởi chính stress gây ra nhiều thứ bệnh về thể chất và tâm thần, nên rất cần biết cách “xả” stress trong cuộc sống đầy căng thẳng, âu lo hiện nay.
27 Tháng Ba 2022
(Xem: 2475)
Bìa sách là do cha mẹ cho, không thể thay đổi nó được, chúng ta chỉ có thể viết thế nào để nội dung cuốn hay thật hay và hấp dẫn mà thôi.
27 Tháng Ba 2022
(Xem: 2343)
Xứ Đàng Trong, chữ “Dạ” đệm đầu câu cho câu nói thêm dịu dàng, khiêm tốn, và để thể hiện con nhà có giáo dục, lễ nghi, phép tắc.
16 Tháng Ba 2022
(Xem: 2296)
Cầu nguyện cho đất nước Ukraine mau thoát khỏi tai kiếp này để dân tộc và người dân vô tội Ukraine được sống lại những ngày thanh bình xưa cũ.
05 Tháng Ba 2022
(Xem: 2173)
Cả tuần nay thế giới sôi động về tin tức quân đội Nga tấn công Ukraine khiến cho ai dù bận đến đâu cũng phải theo dõi tình hình chiến sự xảy ra ở Ukraine.
03 Tháng Ba 2022
(Xem: 2663)
Tôi ở gần mà anh không thấy, không biết và chẳng yêu, tìm chi mãi xóm nào ở Ông Tạ quen cô gái kia để phải dò sông dò biển lòng người nông sâu, để rồi người ta cũng phụ bạc.
26 Tháng Hai 2022
(Xem: 5273)
Đọc hồi ức "Tháng Ngày Qua" để biết được một bậc nữ lưu, đã thực sự gian truân từ tuổi thiếu niên, qua thực trạng khốn khó sau thế chiến thứ hai, khi người cha đã mất, nhà văn THẠCH LAM.
24 Tháng Hai 2022
(Xem: 3773)
Giả như bây giờ tôi có nhắm mằt xuôi tay mà về chầu ông bà đi chăng nữa thì cái câu “Tứ Hành Xung” của quý vị thày bói cũng là sai rồi!…
07 Tháng Hai 2022
(Xem: 2491)
Nhìn chung, còn khá nhiều giọng cười và kiểu cười khác nhau, nhưng trên đây là những tham khảo cơ bản nhất. Năm mới chúc tất cả quí bạn biết cười!!!
07 Tháng Hai 2022
(Xem: 2294)
Trong “Phiếm Luận Về Chữ Đồ” của cụ Đồ Gàn, theo cụ, trong tiếng Việt không có chữ nào có nhiều nghĩa và nhiều ứng dụng bằng chữ “đồ”.
06 Tháng Hai 2022
(Xem: 2188)
Xin trân trọng giới thiệu đến quý Thầy Cô, Chs NQ và thân hữu yêu văn nghệ youtube: Chương Trình Nhạc Tình Chọn Lọc với chủ đề "XUÂN HỌP MẶT" của Như Hương và bạn hữu tổ chức tại Herndon