Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Đặng Thị Trí - MỘT THỜI DẠY HỌC

15 Tháng Mười Hai 201711:29 CH(Xem: 12083)
GS. Đặng Thị Trí - MỘT THỜI DẠY HỌC


Một thời dạy học



6. co Trí 2GS. Đặng Thị Trí


Kỹ niệm 60 năm của trường (16 năm  tính tới 1975), tôi không nói gì về ngày kỹ niệm nầy vì còn bận so sánh nền giáo dục xưa và nay (một thiếu sót đáng trách!!!) nhưng biết sao khi trong lòng đầy ắp những tư tưởng ấy. Xin tạ lỗi.

 

Sau Ngô Quyền tôi đã về Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ rồi về Nha Huấn Luyện và Tu Nghiệp Sài Gòn. Chưa thi thố được gì thì 75 tới. May mắn được trở ra trường nhưng không còn dạy Việt Văn nữa mà dạy Địa Lý cho tới năm 84 thì giải nghệ. Ngần ấy năm giảng dạy, biết bao thăng trầm...

 

Ngô Quyền là trường tôi dạy lâu nhất: 12 năm, kế đó là Đoàn Thị Điểm, 2 năm hơn, các trường khác thường chỉ có 1 năm là giải thể (thuở đó ở Sài Gòn có nhiều trường Tư thục nên phải dẹp bớt) . Các em thuở đó cũng thân thiết nhưng có lẽ do cuộc sống... nên được ít lâu thì không còn được tin tức...

 

Mấy tuần nay lục lọi tìm cuốn album nhỏ có hình bạn bè, học sinh Ngô Quyền, nhưng nó biến mất... Tình cờ tìm thấy tấm thiệp Ngà và Huệ... Nhớ Ngà ngồi cạnh chậu hoa chụp ảnh (không còn, có lẽ nằm trong cuốn album đã mất). Ở căn town house đường Mountain View. Bao nhiêu tình cảm ấm áp, thân thiết lại hiện về...

 

Ở NQ biết bao thăng trầm: khi dạy Văn Hóa xen lẫn với Thể Dục, khi thì dạy 1 số giờ và trực văn phòng (sai đâu đánh đó...). Bản tính tôi ương nganh nhưng cũng đành chịu... Nhưng đó là động lực giúp tôi tiến lên: từ một Giáo Học Bỗ túc, tôi nhất quyết học cho xong Tú tài và vì dạy Việt Văn nên tôi thi Tú tài Văn Chương rồi lấy Cử Nhân Văn Chươg VN luôn (vừa dạy học ở BH, phải về Sài Gòn học...). Rồi 75, tôi không được dạy Văn nữa (vì lý lịch). Tôi vẫn nhớ ơn người đã giúp tôi trở ra trường mà giờ nầy tôi không làm sao liên lạc để nói lời tạ ơn (nhờ vậy mà không phải đi kinh tế mới dù phải chấp nhận dạy không đúng  chuyên môn).


Sang Mỹ, bước đầu cũng lắm gian truân nhưng không bao giờ tôi đầu hàng hoàn cảnh... và bây giờ tôi an nhàn vui với những gì mình đạt được và chung quanh tôi là con cháu xum họp, bạn bè thân ái và học trò thân yêu ngày nào giờ gặp lại ở xứ người cũng vẫn thân thương và gần gũi.

Viết những dòng nầy tôi chỉ muốn các em thế hệ NQ luôn hoàn thành nghĩa vụ của minh bằng lương tâm và trách nhiệm...

 

Kể làm sao hết những ưu ái các em dành cho tôi dù tôi không cho các con tôi mời các em đến nhân ngày kỷ niệm của tôi thì các em cũng tìm cách gặp tôi nhân ngày ấy... Cám ơn Hạnh (nam và nữ), Tâm và các em khác... đã đem đến tôi niềm xúc cảm ... ở xứ người.

 

Không thể quên các học sinh nghich phá, lười biếng của tôi. Tôi không biết các thầy, cô khác đã xử phạt học sinh ra sao? Riêng tôi, chưa bao giờ tôi la mắng các em nặng lời, chỉ vừa cười, vừa phạt nhưng nhất định phải thi hành: không thuộc bài, chấm trong sổ làm dấu, tuần sau gọi tiếp: không học bài nữa, chép bài phạt (đúng bài không thuộc), cho không điểm. Tái phạm cho cấm túc để học bài (không cấm túc vào ngày chúa nhựt vì phiền các giám thị mà vào ngày tôi có giờ dạy ở tiện kiểm soát  và có thể cho các em về để học bài khác). Tôi không gọi trả bài bằng theo thứ tự trong sổ mà nhìn mặt. (Sau nầy các em nói : mắt cô có thần nhìn là sợ rúm người).

Có lần gặp lại một em ở cổng trường, sau nhiều năm em rời trường. Em hỏi tôi: "Cô nhớ em không?"

Tôi trả lời: "Em tên Công (bây giờ quên họ và chữ lót chỉ nhớ em ấy ở Hố Nai hay Tam Hiệp, để khỏi lầm với Công khác) bị phạt bao lần vì vi phạm điều gì.

Em ấy lè lưỡi và từ giã.

Từng đó kỹ niệm vui buồn theo tôi trong kiếp nầy...  

 

13 Tháng Sáu 2015(Xem: 18445)
Đưa Thầy Quýnh trở về như một người thân, Thầy Trò cùng lưu luyến vẩy tay thay lời từ biệt, ánh mắt nụ nười dường như che mát cho một ngày hè.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 10297)
Dẫu biết “ Sinh – Lão – Bệnh – Tử” là qui luật của muôn đời, nhưng tôi vẫn cảm thấy bùi ngùi mỗi khi nhìn hình xưa tự hỏi “ Thầy tôi ngày ấy, bây giờ ra sao?.
30 Tháng Năm 2015(Xem: 23671)
từ đây thầy sẽ có được nhiều tin tức của người bạn vong niên và sẽ không còn băn khoăn trăn trở “Không biết thầy Hảo giờ này ra sao?”
15 Tháng Ba 2015(Xem: 20071)
Ngày mùng bốn Tết, tôi ghé thăm thầy hiệu trưởng. Nhóm bạn “Bê Ba” của tôi người bận người bệnh, nên tôi mặc nhiên trở thành “đại diện nhóm” đến mừng tuổi thầy.
07 Tháng Ba 2015(Xem: 21202)
Tôi đưa đôi “bạn thân xưa” của thầy Lê Quí Thể đến điểm hẹn, vừa kịp lúc bên sông Sài Gòn nhạt phai màu nắng. Gió từ lòng sông chưa làm rối nổi mái tóc ngắn của tôi, nhưng cũng đủ làm không gian quán ven sông dịu mát.
27 Tháng Hai 2015(Xem: 19630)
Luận đề của "Đoạn Trường Tân Thanh" hiển nhiên là thuyết "tài mệnh tương đố"", gọi nôm na là "hồng nhan bạc mệnh".
05 Tháng Hai 2015(Xem: 27373)
Tôi hằng mong ước mong “ kho tư liệu trường xưa” này ngày càng phong phú hơn, đong đầy hơn với muôn vàn “ kỷ niệm học trò” do các cựu học sinh NgôQuyền Biên Hòa cùng chung tay vun vén …
12 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 16922)
Dò tìm trong danh sách Ban giáo sư trung học Ngô Quyền Biên Hòa ( 1956 – 1975), tôi được biết thầy Dương Hồng Duyệt từng là giáo sư môn Toán và Nhạc trường tôi từ năm 1961 đến 1965.
04 Tháng Mười Hai 2014(Xem: 23465)
Dù rất mong thầy cô chúng tôi có nhiều cơ hội gặp nhau, nhưng xem ra việc đi lại của thầy cô – dù cư ngụ cùng thành phố – vẫn là điều không đơn giản.
30 Tháng Mười Một 2014(Xem: 21013)
... cám ơn mái trường Ngô Quyền Biên Hoà đã thu nhận tôi, cám ơn thầy Lê Quý Thể đã đưa tôi về, thầy Phạm Đức Bảo cùng các thầy cô đã dạy dỗ tôi nên người hôm nay,
29 Tháng Mười Một 2014(Xem: 12423)
Tôi điện thoại mời quí thầy cô: Đinh Thị Hòa, Nguyễn Thế Văn, Nguyễn Kim Linh, Đinh Hữu Quyến, Trần Thái Hùng, Trần Đình Tri, Lâm Tấn Văn và Trịnh Hồng Hải … cùng điểm tâm và café sáng Thứ Bảy với học trò.
20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 13008)
Vẫn những câu chuyện cũ kỹ về ngôi trường Ngô Quyền Biên Hòa yêu dấu xa xưa, nhưng sao thầy trò tôi nhắc hoài không chán. Tuổi chín mươi lăm, nhưng thầy Phạm Đức Bảo nói về trường xưa, cứ y như thầy đang lật từng chương sách cũ đọc từng trang.
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 69230)
Thầy giáo cũng là con người, nhiệm vụ là truyền thụ kiến thức, nếu có những khuyết điểm xin mọi người thông cảm bỏ qua. Ở hoàng hôn của cuộc đời, sống lại với kỷ niệm cũ là những giây phút hạnh phúc nhất còn lại .
07 Tháng Mười Một 2014(Xem: 48699)
Kỷ niệm tuổi học trò là một trong những điều yêu dấu đó. Mong rằng các bằng hữu của tôi, dù bây giờ đang sống ở đâu, dù bây giờ vẫn còn mang những niềm tin khác biệt, sẽ còn một vài giây phút nào đó, chợt nhớ ra rằng “Ngày xưa, ta cùng học ở Ngô Quyền…”
25 Tháng Mười 2014(Xem: 10922)
Dường như tuổi càng cao, sức càng yếu thì tình yêu trường cũ trò xưa lại càng thấm đẫm mãnh liệt trong trái tim thầy hiệu trưởng.