Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Lê Văn Đông - TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA

23 Tháng Giêng 201312:00 SA(Xem: 8412)
Lê Văn Đông - TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA

TRƯỜNG CŨ TÌNH XƯA

 

71__truongcutinhxua-levandong-content

 Lê Văn Đông

 Trường Ngô Quyền thành lập 1956 thì tôi thi đậu vào học lớp đệ Thất (bây giờ là lớp 6) niên khóa thứ 2 (1957-1958). Lúc nầy vào học trường phải thi vì lý do học sinh quá đông, trường lớp không thỏa mãn . Trước đó, toàn Tỉnh chỉ có bậc Tiểu học, xong lớp Nhất (bây giờ là lớp 5) phài xuống Sài Gòn học tiếp, bằng không thì có thể theo học lớp Tiếp liên (là lớp chuyển tiếp giữa Tiểu và Trung học). Lớp nầy hình như tổ chức được một, hai lượt thì bãi bỏ. Công lao thành lập trường phải kể đến hai vị giáo chức nhiều uy tín, đức độ của tỉnh lúc bấy giờ là ông PHAN VĂN NGA (Thanh Tra Tiểu Học/ Ty Giáo Dục) và ông HỒ VĂN TAM (Hiệu Trưởng trường Nguyễn Du). Mới đầu trường đặt tạm tại trường Nữ Tiểu học nằm cạnh văn phòng và Đình Bình Trước, ngó xéo qua bệnh viện Phạm Hữu Chí, do ông Phan văn Nga làm Hiệu Trưởng, rồi đến ông Hồ văn Tam, Huỳnh Quốc Tuấn, Phạm Đức Bảo… Một số giáo viên của trường Nguyễn Du được cử sang dạy vào lúc đó là các Thầy Bùi Quang Huệ, Đinh văn Sái, Phạm văn Tiếng, Phạm văn Mẫn, Nguyễn văn Vinh… Các năm Trung Học Đệ Nhất Cấp (từ đệ Thất đến đệ Tứ) có mục đích khơi sâu thêm những kiến thức đã học ở bậc Tiểu học nên cũng không nặng nề chi tiết lắm, trừ phi có thêm các môn Sinh ngữ (Anh/Pháp văn) Đại số, Hình học, Hóa học.

 Các lớp Nam Nữ học riêng, chia làm hai buổi sáng, chiều. Mỗi thứ hai có buổi chào cờ đầu tuần, thầy Hiệu Trưởng hoặc Giám Học ban huấn từ chỉ thị, tuyên đọc danh sách học sinh xuất sắc trong tuần, tháng. Đồng phục nam sinh áo sơ mi trắng và quần kaki xanh, nữ sinh áo dài trắng. Riêng trong buổi chào cờ đầu tuần ngày thứ hai, nam sinh áo sơ mi trắng, quần kaki trắng và giày bốt trắng, nữ sinh áo dài xanh.

 Thầy Cô dạy bậc Trung Học Đệ Nhất Cấp lúc nầy (theo trí nhớ) gồm:

 Toán (Thầy Đinh văn Sái), Việt Văn (Thầy Bùi Quang Huệ), Anh Văn (Thầy Phan Thanh Hoài), Pháp Văn (Thầy Phạm văn Tiếng), Sử Địa (Thầy Nguyễn văn Vinh), Vẽ (Thầy Phạm văn Mẫn), Nhạc (Trần văn Tỵ).

 Bạn học cùng lớp tôi còn nhớ:

 Trần Quốc Bửu, Huỳnh văn E, Phan văn Mau, Đỗ văn Cưng, Huỳnh văn On, Lê văn Bền, Lê văn Nhóm, Trầm Hữu Tình, Nguyễn Đức Hiền, Huỳnh Quang Danh, Trần Thanh Ba, Thái Tấn Phước, Nguyễn văn Hoàng, Tô Hồng Dũng, Đào Duy Minh, Lê văn Cồn, Trần kim Đôn, Nguyễn văn Hiệp…

 Trường còn có một học sinh làm Đại Diện (với điều kiện có hạnh kiểm tốt và học giỏi) là bạn Huỳnh Quang Danh, sang Trung Học Đệ Nhị cấp là Hồ văn Bền.

 Thi đậu xong bằng Trung Học Đệ Nhất Cấp, bắt đầu lên lớp đệ Tam, rồi lên đệ Nhị, đậu tiếp bằng Tú Tài 1 mới được tiếp tục lên lớp đệ Nhứt, kết thúc ban Trung Học với bằng Tú Tài 2) ngẫm lại đúng là học sinh thời ấy “bằng cấp đầy mình” !!!

 Trường bấy giờ đã chuyển lên khu đất xưa của Viện Dưỡng Lão nằm cạnh Quốc Lộ 1, gần Đài Kỷ Niệm, được xây dựng khang trang với hai dãy lầu dành cho hai bậc Đệ I và Đệ II cấp, cùng với văn phòng và một phòng thí nghiệm nằm cạnh cổng ra vào. Lúc nầy Trường đã được bổ sung đầy đủ các Giáo Sư trẻ trung, sinh động gồm các Thầy Cô:

 Toán (Thầy Trần Phiên, Thầy Nguyễn Sơn), Việt Văn (Thầy Thân Trọng Hưng, Cô Vương Chân Phương, Thầy Phạm Đức Bảo), Anh Văn ( Cô Nguyễn thị Thu, Thầy Đào Mạnh Đạt, Thầy Phan Thanh Hoải, Cô Nguyễn thị Luông), Pháp Văn (Cô Trần thị Liên Chi), Triết học (Thầy Nguyễn Thanh Tâm, Thầy Nguyễn Xuân Hoàng), Vạn Vật (Cô Tiêu Quý Huê, Thầy Lê Tiến Đạt), Sử Địa (Thầy Dương Hòa Huân, Thầy Hà Tường Cát), Công Dân (Cô Nguyễn Thị Hòa, Thầy Hoàng Phùng Võ, Thầy Phạm Gia Hưng), Nhạc (Thầy Lê Hoàng Long).

 Lúc nầy các lớp tổ chức theo ba ban A, B, C nhưng về sau không còn lớp ban C vì ít có học sinh. Nam Nữ sinh được học chung tùy theo ban mình chọn.

 Những bạn học trên Đệ II cấp tôi còn nhớ:

 Nữ : Đào Duy Dân, Dương thị Rê, Lê thị Mỹ, Phạm thị Lớn, Huỳnh Ngọc Mỹ, Liêng Nữ Dung, Lê thị Phượng, Trương thị Yến, Trần thị Oanh, Huỳnh thị Mai, Phan Phương Khanh, Lương thị Tuyết, Huỳnh Ngọc Ánh, Nguyễn thị Thanh, Nguyễn thị Liên, Bùi thị Duyên, Bùi thị Phi, Lương Mỹ Dung, Bùi thị Hảo...

 Nam: Lê Đức Việt, Tiêu Nguyên, Nguyễn Hữu Dung, Nguyễn văn Tần, Nguyễn văn Lư, Trần Công Đỉnh, Nguyễn văn Tấn, Nguyễn văn Đựng, Trần văn Phước, Lê Xuân Hàm, Nguyễn Hồng Dũng, Nguyễn thị Hợi, Nguyễn văn Linh…

 Thỉnh thoảng vào dịp cuối năm hay kết thúc một niên học, trường có tổ chức lễ phát thưởng cho các học sinh xuất sắc, dịp nầy ban văn nghệ của trường mặc tình phát huy tài đờn ca múa hát giúp vui. Các ca sĩ tài sắc một thời lúc đó là: Trang Liên, Jacque Liên, Kim Liên… Hoặc các dịp tranh tài thể dục thể thao liên trường các tỉnh Miền Đông Nam Phần cũng là dịp cho các lực sĩ trường Ngô Quyển nổi danh với chúng bạn.

 Thấm thoát thời gian qua nhanh, đã đến ngày các cựu học sinh Ngô Quyền trên các miền thế giới sẽ tập họp về đây để mừng kỷ niệm 55 ngày thành lập ngôi trường thân yêu, đồng thời kỷ niệm 10 năm thành lập Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền hải ngoại. Bạn bè năm châu bốn bể sau bao năm dài tha hương viễn xứ sẽ có dịp gặp lại nhau, tay bắt mặt mừng, kể lể cho nhau những kỷ niệm thời thư sinh áo trắng. Với đôi dòng tùy bút ghi trên, ước mong với tình cảm thân thương của các bạn sẽ là chất keo kết dính toàn thể chúng ta để cùng góp sức xây dựng một tập thể Đại Gia Đình Ngô Quyền ngày càng vững mạnh.

 

Thung Lũng Hoa Vàng Đầu Xuân 2011 (San Jose)

 

07 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 75270)
Để hôm nay ngồi đọc lại những giòng thư T. đã viết ngày xưa, cho em thầm mơ có một ngày thấy T. ôm đàn hát giữa bạn bè những Bài Không Tên… nồng nàn, thiết tha như những ngày vui năm cũ.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 10389)
Tôi muốn nói với Thầy Cô cũ Lời cám ơn bao lớp Ngô Quyền Niềm tự hào thiên chức thiêng liêng Tình cảm cũ lưng tròng ngấn lệ (*)
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9231)
Thế là được tin nhau. Cô đang rất bình yên và hạnh phúc. Đó là điều anh mong ước vô cùng. Anh mỉm cười sung sướng vì anh vừa tìm lại được một chút vấn vương của màu ”Nắng Hạ” ngày xưa.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9856)
Mỗi lần nghe tiếng ve râm ran, nhìn hàng phượng đỏ rực bên đường, tôi lại thấy tuổi học trò sống lại, lòng cảm thấy nôn nao. Vội vàng gọi hai tiếng "Hạ Ơi!".
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 9754)
Vai trò của biên tập là không thể thiếu ở bất cứ tòa soạn báo nào. Thế mà, như đã nói từ đầu, họ chỉ là những con người thầm lặng và vô danh.
28 Tháng Mười Một 2012(Xem: 8751)
Hãy cất giữ ấm nồng_tình mẫu tử trong con. Đẹp tựa hình con thương, Giữa mặn nồng tim mẹ Mẹ thương con nhiều lắm hỡi con yêu!
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 27572)
Chúng ta hãy hãnh diện và may mắn có được những người bạn đồng hành, hơn cả người bạn đời, mà là “bạn đời đời”, những người “bạn bình phương” nầy sẽ cùng theo ta trong suốt cuộc đời
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 27268)
Nhưng dù sao, tôi vẫn tìm được chút hạnh phúc, hãnh diện khi thấy tên Trường Trung Học Ngô Quyền vẫn kiêu hãnh giữa trời… gió bụi, nhất là mình cũng là một Trung Học Sĩ ở ngôi trường thân yêu nầy.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25757)
những áo trắng học trò ngày xưa giờ kẻ ở phương Đông người ở phương Đoài, dù chưa thể gặp lại nhau nhưng tình cảm giữa những ai đã từng gắn bó với Trường xưa, Lớp cũ bao giờ cũng như thế vẫn chẳng đổi thay …
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 28682)
Mưa thưa ơi xin ngừng rơi đi nhé! Để tâm hồn lắng đọng giữa đêm khuya Anh và tôi xa rồi thời áo trắng Kỷ niệm đầu xin giữ mãi trong tim
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25935)
Bạn cũ giờ đây khắp muôn phương Theo dấu thời gian tóc điểm sương Ước gì gặp lại ôn chuyện cũ Chia sẻ tâm tình còn vấn vương...
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 23065)
Năm học Niên khóa 1965-1966, tôi và một số học sinh thuộc trường Trung học quận Long Thành được tuyển lên trường Trung Học Ngô Quyền, trường công lập duy nhất của tỉnh Biên Hòa để tiếp tục theo học bậc Trung Học Đệ Nhị cấp.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24416)
Không thể ngờ trong thành phố mà lại có khoảng không gian khoáng đãng và bát ngát xanh đến nao lòng thế này. Tôi đi trên đường đê lộng gió.
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 24996)
Gần 4 thập niên trôi qua, những kỷ niệm của thời cắp sách đến trường, của lớp 12A1 vẫn còn hiện hữu trong tôi. Thế nhưng có những người thân yêu của tôi giờ không còn nữa như giáo sư Toàn
24 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25352)
Thôi thì tạm dừng ở chỗ cần phải dừng, để kỷ niệm tự nó sống dậy trôi chảy vào dòng máu và ẩn hiện bồng bềnh mông mênh trong tâm khảm,