Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Đỗ Hữu Phương - BIÊN TẬP VIÊN: NHÀ BÁO THẦM LẶNG.

28 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 9651)
Đỗ Hữu Phương - BIÊN TẬP VIÊN: NHÀ BÁO THẦM LẶNG.

BIÊN TẬP VIÊN: NHÀ BÁO THẦM LẶNG.

 

(Thân tặng Ngọc Dung và các Bạn trong Ban Biên Tập Tác Phẩm Ngô Quyền 2011)

 

56__do_huu_phuong_2-20-2011-1-content

Đỗ Hữu Phương

 

 Những bài viết trong các báo mà chúng ta đọc đã được trải qua một quá trình không đơn giản. Tác giả, là người của báo hoặc cộng tác viên có tên trên những bài viết có chất lượng được độc giả biết tới và cảm phục; thế nhưng người làm cho bài báo ấy hoàn chỉnh hơn, chính xác hơn và hấp dẫn hơn lại không được mấy ai biết tới. Đó là các biên tập viên sửa bài mà nhà báo thường ví von là “những anh hùng vô danh” với ít nhiều thông cảm về công việc của họ.

 Vì vậy, một tờ báo cần có nhiều biên tập viên giỏi. Trong thực tế, đôi khi có những người chưa đủ khả năng lại được giao phó trách nhiệm biên tập. Đây là điều đã làm cho không ít tác giả khi đọc lại bài của mình trên báo rất khó chịu. Bài viết nầy không nhằm đề cập đến những “nỗi ám ảnh” đó, mà chỉ mong người đọc và các tác giả có bài đăng báo nhìn được phần nào chân dung của một biên tập viên đúng nghĩa.

 Nhiều nhà báo chuyên nghiệp đã nhìn thấy tầm quan trọng của biên tập viên đã xác định là một ban biên tập thật giỏi mà không có bộ phận sửa bài thì chỉ có thể cho ra đời một tờ báo xoàng. Một ban biên tập tầm thường mà có bộ phận sửa bài đầy năng lực có thể ra được tờ báo hạng khá. Một ban biên tập giỏi được hậu thuẫn bởi những người sửa bài giỏi thì bảo đảm ra được tờ báo thật hay. Thật vậy, không ai tự cho mình có đủ tư cách để sửa bài mình. Dù người viết nổi tiếng thế nào đi nữa, bài của họ chỉ có lợi hơn nếu có người khác đọc và biên tập.

 Nhiệm vụ của người biên tập là sửa sai, gạn lọc và trau chuốt câu cú cho bài viết tốt hơn, nhằm vào đối tượng của báo để làm cho bài viết giản dị, dể hiểu. Công việc của biên tập viên là phân câu quá dài thành những câu ngắn, xén tỉa những đoạn văn lòng thòng, cắt bớt những chi tiết rườm rà và thay thế những chữ khó hiểu bằng chữ dễ hiểu hơn. Người sửa bài còn phải tìm xem bài viết có điểm nào sai lầm về quan điểm thì gạt bỏ, sơ hở thì bổ khuyết, tối nghĩa thì làm sáng tỏ, thiếu chính xác thì chỉnh chu. Để làm công việc trên một cách hoàn mỹ, người sửa bài cần tra cứu, đối chiếu tài liệu và hội ý với người viết. Bài sau khi được sửa sẽ trở nên giản dị, trong sáng, mạch lạc và ít sai sót hơn. Nhưng chừng ấy vẫn chưa đủ, biên tập viên còn cần có trí phán đoán, tầm uyên bác, trình độ học vấn, óc biện luận, tính tò mò, trí tưởng tượng, thận trọng, thắc mắc, nghi ngờ và phần nào có thiên khiếu.

 Chọn người có kinh nghiệm trong ngành báo chí làm biên tập viên là tốt nhất. Họ có thể là phóng viên từng có nhiều năm lăn lộn trong vòng thời sự thuộc nhiều lãnh vực để lấy tin và viết bài. Họ có thể là phóng viên trẻ được trau dồi trong những khóa huấn luyện về khả năng biên tập. Họ cũng có thể là người cao tuổi, nay muốn dừng bước giang hồ trở về tòa soạn làm việc sau thời gian bay nhảy.

 Một nhà báo lâu năm có nhiều kinh nghiệm trong công tác biên tập cho rằng: Sửa bài, nhưng không được sửa ý. Đó là nguyên tắc mà người biên tập cần tôn trọng. Chính vì tôn trọng ý của tác giả, báo chí mới phản ảnh được những cách nhìn khác nhau và không bị rập khuôn trong cách nhận định. Tất nhiên người viết có quyền không cho đăng bài của mình nếu ý tưởng trong bài bị bóp méo.

 Cũng có những trường hợp biên tập viên không làm tác giả bài viết hài lòng, dù công việc của họ làm cho bài viết hoàn hảo hơn. Người viết bài có thể phàn nàn bài bị sửa nhiều, cắt xén quá lố hoặc chữ bị thay thế không hợp với ý mong muốn, nhưng họ vẫn thừa nhận việc sửa bài là điều phải có trong giới viết lách.

 

 Đã có không ít các bậc học giả, các chuyên viên, các nhà văn lớn khi thấy bài mình bị sửa đổi đôi chút thì họ đã phê phán tòa soạn một cách nặng nề rằng: Đẻ đứa con ra không ai muốn con mình bị cắt chân, cắt tay. Thật ra người sửa bài không làm như vậy, họ chỉ cắt những mẫu thịt thừa, dị tật trên cơ thể ấy mà thôi.

 Thế nhưng điều nầy không phải lúc nào cũng được các cộng tác viên của báo đồng tình. Cộng tác viên có bài viết trên báo là chuyên viên, có những hiểu biết sâu rộng vể ngành của mình và các bài viết xuất phát từ ưu thế ấy nhiều khi được chuyển tải bằng những ngôn ngữ có tính bác học, phù hợp với các nhà nghiên cứu. Nhưng khổ nỗi, tờ báo lại có yêu cầu là làm sao để tất cả độc giả của mình hiểu được những kiến thức uyên thâm ấy bằng một thứ ngôn ngữ đời thường dễ hiểu, đó là ngôn ngữ của báo chí. Cho nên tìm được một chuyên viên, một học giả, một nhà văn viết báo giỏi là điều rất quý đối với một tờ báo. Nếu không được như vậy, thì công việc của người biên tập sẽ rất nặng nề để tranh thủ được sự vừa lòng cả hai phía tác giả và người đọc.

 Tính tự ái của một số người viết không chuyên nghiệp cũng làm cho việc sửa bài thành khó khăn hơn. Một số người đôi khi cho rằng: “mỗi chữ của mình là một hạt ngọc” nên không dễ dàng đón nhận những sửa đổi. Họ có thể bất bình khi bài chỉ bị sửa một vài chữ cho dễ hiểu hơn. Thậm chí có người không ngại đặt bút lưu ý tòa soạn: “không được sửa”. Gặp những tác giả như vậy đôi khi toà soạn khó xử lý. Thế nhưng cách hay nhất là phải thuyết phục người viết và nếu họ vẫn không đồng ý thì lần sau nên từ chối bài viết của họ một cách xót xa. Cũng có khi vị nể cá nhân, nhiều báo ngại sửa bài vì không muốn làm phật lòng tác giả. Họ cũng ngại tác giả bất bình sẽ ngưng gửi bài viết cho báo, quan hệ giữa cộng tác viên và tờ báo sứt mẻ là điều không bên nào muốn. Trong những trường hợp nầy quả thật người biên tập lâm vào cảnh “làm dâu trăm họ”.

 Có luận cứ cho rằng: “Người viết bài có ký tên thì chịu trách nhiệm về bài viết của họ, về dữ kiện và chi tiết. Nếu thấy có điều gì sai thì tòa soạn trao đổi với tác giả. Họ đồng ý thì sửa, nếu họ không chịu thì cứ cho đăng. Có sửa thì chỉ sửa lỗi chính tả, dấu chấm, phẩy mà thôi”. Hậu quả là nếu bài viết kém chất lượng và sai sót thì trách nhiệm trước tiên thuộc về tòa soạn chứ không phải tác giả.

 Nói chung, báo chí dầu ở bất cứ nơi đâu, trong quốc gia nào thì thỉnh thoảng cũng có những sai lầm. Tất nhiên là tòa soạn phải xin lỗi độc giả về những sai lầm đó. Tin cậy vào phóng viên là điều dễ hiểu bởi không tin người của mình thì còn biết tin ai. Nhưng đôi khi sự tin cậy tuyệt đối cũng bị trả giá nặng nề.

 Tóm lại, để bài báo hoàn chỉnh hơn thì công việc biên tập trong thực tế phải khởi đầu ngay do chính tác giả. Người viết, nếu được trau dồi kỹ năng sẽ biết những nguyên tắc căn bản về sửa bài để tránh bớt những lỗi lầm, sơ hở, cũng như để hoàn thiện cách sử dụng từ ngữ và lối hành văn; khi thấy có điều gì nghi ngờ thì tra cứu, kiểm chứng. Người viết báo nếu cẩu thả hoặc thiếu trung thực với chính mình, tất khó tránh khỏi lỗi lầm. Việc người khác sửa bài chỉ là giai đoạn chót để giảm bớt sai sót mà người viết vô tình không biết.

 Bài viết của những nhà báo lương tâm và thận trọng, sau khi qua tay người biên tập giỏi, có khả năng sẽ tăng thêm giá trị xã hội, tờ báo có những bài viết đó cũng tạo thêm được uy tín với độc giả. Vai trò của biên tập là không thể thiếu ở bất cứ tòa soạn báo nào. Thế mà, như đã nói từ đầu, họ chỉ là những con người thầm lặng và vô danh.

 Vinh danh Ban Biên Tập của tờ báo là việc làm đúng nghĩa.

 

Đỗ Hữu Phương

 

24 Tháng Mười 2012(Xem: 8239)
Tà áo dài xưa ấy Xa xôi ở phương nào Thời gian không dừng lại Thoáng nỗi buồn... bâng khuâng.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8309)
Dù ai đi ngược về xuôi Ngô Quyền họp mặt nhớ thời học sinh Từ năm Thất - Lục... chúng mình Những ngày chung lớp thân tình với nhau
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8629)
Các em yêu tuổi học trò bao nhiêu thì tôi cũng yêu thuở bước chân vào nghề giáo với bao nhiêu hoài bão xây dựng bấy nhiêu.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8116)
Nhận Sự vụ lệnh dạy giờ, tôi đến trường Trung học Ngô Quyền cùng ngày với thầy Hà Tường Cát và thầy Kiều Vĩnh Phúc.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 9987)
(Dâng tặng hương linh V.T.T, cựu nữ sinh Ngô Quyền Lớp Đệ Nhị A – Khóa 7)
23 Tháng Mười 2012(Xem: 8768)
Và cũng nghe các đàn anh, đàn chị, ban bè "thưa với Thầy Cô cũ" để thấy là trong một góc tâm hồn, vẫn còn nơi chốn cho ta tìm lại một góc Ngô Quyền.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 8197)
mời các chs NQ cùng nghe lại vài lời "nhắn nhủ học trò xưa" của một số Thầy Cô để thấy là ở bất cứ tuổi nào chúng ta cũng cần có những lời khuyên đáng quý của cha mẹ và thầy cô.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7788)
Về Ngô Quyền, tôi được thầy Phạm Đức Bảo, Hiệu Trưởng thân mật tiếp đón và thầy Phạm Khắc Thành, Giám Học xếp cho dạy Luận Lý, Đạo Đức và Tâm Lý Học cho một số lớp 12 và Việt Văn lớp 11, lớp 10.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7526)
Hướng về quê cũ thiết tha, Nhiều đêm nhung nhớ lệ sa từng dòng. Ngày đầu cuộc sống lưu vong, Xa trường, nhớ bạn ước mong sum vầy.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7799)
Em có nhớ màu bảng đen phấn trắng? Thuở mộng mơ, thời mắt sáng môi hồng, Tiếng ve ngâm, sắc phượng đỏ, nắng trong, Mùa thi tới, những tháng ròng mất ngủ…
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7663)
có nhiều lý do khiến tôi yêu mến, gắn bó với Trường Trung học Ngô Quyền. Lý do chính yếu là sự thân thiết, chân thành, tương thân tương ái, như anh em bà con một nhà, trong cách cư xử với nhau giữa mọi thành phần trong trường.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 6813)
Tôi được vinh dự có mặt trong ban giảng huấn đầu tiên của Trường Trung Học Ngô Quyền, bắt đầu khai giảng với ba lớp Đệ Thất vào cuối tháng Tám năm 1956,
23 Tháng Mười 2012(Xem: 6490)
Hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền xin trân trọng ghi nhận và chân thành cảm tạ những tấm lòng ưu ái, rộng lượng của quý Thầy Cô và Chs Ngô Quyền,
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7384)
Hy vọng tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ sẽ khiến cho bao kẻ từ quan mơ lại giấc mơ ngọt ngào ngày nào trong động hoa vàng của một rừng kỷ niệm.