Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Đặng Thị Tuyết - NÓI VỚI TRÒ XƯA

02 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 7577)
GS. Đặng Thị Tuyết - NÓI VỚI TRÒ XƯA


NÓI VỚI TRÒ XƯA

24_co_dang_thi_tuyet1-content

Cô Đặng Thị Tuyết


 

 Các CHS thân,
Đọc chủ đề "Một thời để thương để nhớ" của Tác Phẩm Ngô Quyền nghe rất dễ thương khiến tôi chạnh lòng và thương nhớ rất nhiều trường xưa, học trò cũ mà tôi tưởng thời gian chồng chất , đè nặng hai vai và những gian nan vất vả của những ngày đầu trên quê hương thứ hai này đã nằm im trong tiềm thức và đã chìm vào quên lãng nhưng không ngờ những kỷ niệm xa xưa bừng sống dậy trong tôi rõ nét hơn bao giờ hết . Tôi vẫn nhớ ngôi trường Trung học NGÔ QUYỀN năm xưa với những em nữ sinh thướt tha trong những chiếc áo dài mầu trắng tinh khôi , bên cạnh đó những nam sinh với đồng phục áo trắng quần xanh trông thật khôi ngô tuấn tú, đâu ngờ bây giờ có em đã là những nhân tài nổi tiếng trên thế giới về mọi phương diện như văn hóa, khoa học kỹ thuật, thương maị... đặc biệt là nhà thơ Nguyễn Tất Nhiên, đó là một cậu bé khôi ngô tuấn tú năm xưa mà tôi đã dậy năm lớp sáu. Nguyễn Tất Nhiên là một nhà thơ lớn của thế kỷ 20, tên tuổi đã bay xa trong nền thi ca Việt nam bây giờ và mai sau... một thi sĩ tài hoa, hiếm quí mà nhiều người đã yêu mến và ngưỡng mộ. Là một cô giáo dậy Văn khi em mới chập chững bước chân vào trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa, nét ngây thơ hồn nhiên còn hiện rõ trên nét mặt và tới giờ phút này tôi vẫn không quên hình ảnh em ngồi đầu bàn thứ hai, hai tay lúc nào cũng để trên bàn chăm chú, lắng nghe những lời tôi giảng, đôi khi mắt mở to như có câu thơ, câu văn nào mà em đắc ý, hình ảnh đó theo tôi tới tận bây giờ... Năm ấy, em là học sinh xuất sắc về Văn của lớp, thật đúng là tài không đợi tuổi, chỉ tiếc rằng Nguyễn Tất Nhiên đã ra đi quá sớm..., bỏ lại sau lưng cả một kho tàng thi ca bất hủ và cả những người thương mến nhà thơ. Tôi rất ân hận ngày nhà thơ ra đi đã không có mặt để đưa tiễn một lần cuối (Vì năm đó tôi chưa liên lạc được với các CHSNQBH) và bài viết này như một nén nhang tưởng nhớ nhà thơ, một thiên tài, một cậu học trò bé nhỏ năm xưa mà tôi yêu quí nhất trong suốt chặng đường làm nghề "Gõ đầu trẻ của tôi "... một kỷ niệm khó quên , một hình ảnh đáng nhớ... Đọc tới đây tôi muốn các bạn hiểu trường hợp Nguyễn Tất Nhiên giỏi, có tài chỉ là một trong số hằng hà sa số mà các CHSNQ đã đạt được ở khắp mọi nơi trên thế giới về mọi lãnh vực và tôi tự nghĩ các CHSNQ giỏi quá rồi, còn nhắn nhủ gì nữa và tôi càng nhớ câu "hậu sinh khả úy" chẳng qua chỉ vì các em quá khiêm tốn và quá thương thầy cô, có lẽ các CHSNQ vẫn còn nhớ câu "Tôn sư trọng đạo" cho nên mới có quyển báo này, thật đáng quí biết bao! Ở đây tôi muốn nói các CHSNQ đã thành công và thành nhân, đó là niềm hạnh phúc lớn lao của các thầy cô và cũng là niềm vinh dự của những người đã từng làm nghề "Gõ đầu trẻ năm xưa." và cũng là niềm an ủi lớn lao ở tuổi thất thập cổ lai hi của các thầy cô bây giờ. Xin chúc các CHSNQ thành công và... thành công mãi mãi để làm vang danh ngôi trường trung học Ngô Quyền thân yêu của chúng ta năm xưa.


GS Đặng Thị Tuyết.

03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 22954)
Tôi xa Ngô Quyền đã từ lâu Tóc xanh giờ cũng đã phai mầu Nhớ cô tôi bước đi trong nắng Thấy áo lam che mát mái đầu.
03 Tháng Mười Một 2012(Xem: 49887)
Tùy bút “Học Trò Già”, được viết vào đầu năm 1973, là một trong những bài văn chưa từng đăng báo...
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25222)
Tuy sống và trưởng thành ở đô thành Sài Gòn chỉ cách Biên Hòa có 30 cây số, nhưng mãi đến năm 1969, tôi mới làm quen với thành phố này nhân được thuyên chuyển về trường Ngô Quyền dạy học.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 25461)
Viết phác họa lại một vài nét của nhà giáo cầm phấn trên bục giảng và rồi cầm bút viết văn, người viết bài này thấy rằng đó vẫn là những vai trò cao quý nhất mà một xã hội cần phải có ở thời điểm 20 năm miền Nam và cả bây giờ.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 23017)
Bao năm qua, bao mùa Phượng vĩ Người xưa đây, cảnh cũ giờ đâu? Phượng bay bay, xác Phượng héo sầu Và mơ mãi về chân trời cũ…
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 21916)
Ngô Quyền trường cũ còn nguyên đó Bè bạn ngày xưa lạc chốn nào? Tiếng ve nức nở sầu nhung nhớ Cánh phượng mưa chiều đọng giọt đau!
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 20785)
Ngô Quyền, xứ Bưởi mến thương ơi, Thế nước xa xôi cách trở rồi Ta vẫn tâm tâm, ta vẫn nguyện Nhà nhà vang tiếng trẻ ca vui.
02 Tháng Mười Một 2012(Xem: 19477)
Ở đó có bạn trai quần xanh áo trắng Bạn gái dịu dàng tóc thả bay bay Có hàng thùy dương vươn cành che nắng Có lá vàng bay rụng giữa chiều phai.
26 Tháng Mười 2012(Xem: 9121)
Tôi rời thành phố Đà Lạt thơ mộng của những năm 40, với bao nhiêu kỷ niệm, vui có, buồn có, tất cả đều được gìn giữ như những bảo vật mà tôi tiếp nhận được trong những năm tháng thơ ngây của tuổi học trò.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 8158)
Bước chân chim đưa ta về thơ dại, Em có mơ những ngày tháng Ngô Quyền? Mộng trắng trong và áo trắng trinh nguyên, Chiều tan học nắng vàng say Quốc Lộ.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 8515)
Công cha, nghĩa mẹ ơn thày, Ghi tâm khắc cốt sau này chớ quên. Du Xuân hái lộc cầu hên, Người người hạnh phúc, dưới trên an hòa.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 8532)
Những ký ức đầu tiên của tôi vào cái năm lên bảy ấy đã theo tôi trong suốt cuộc hành trình “ba chìm bảy nổi”… cho đến tận hôm nay, vào cái tuổi “cổ lai hi”, gần đất xa trời.
25 Tháng Mười 2012(Xem: 10900)
Những kỷ niệm cũ đơn lẻ được tập hợp và kết tinh lại trong một cõi vô hình mà tôi gọi là Hồn Lớp Cũ Trường Xưa. Đó là cái hồn mà tất cả học trò trong lớp của chúng tôi đều ôm ấp trong suốt đời mình!
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8241)
Bài thơ dưới đây trích trong lá thư của Cô đã gửi tặng cho một học trò cũ, chỉ 1 tháng trước khi Cô qua đời mà chắc rằng Cô và người học trò cũng không ngờ đây là bài thơ cuối cùng của Cô
24 Tháng Mười 2012(Xem: 10947)
Những lần gặp nhau, tôi và các bạn của tôi vẫn nhắc vẫn nhớ “dáng Thầy đi, giọng Thầy nói, tiếng Thầy cười…” cho dù Thầy đã bình yên về chốn vĩnh hằng mười sáu năm qua …