Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Đặng Thị Trí - NGÔ QUYỀN, NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI

24 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 8632)
GS Đặng Thị Trí - NGÔ QUYỀN, NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI

NGÔ QUYỀN, NHỮNG NGÀY XƯA THÂN ÁI


11__co_dangthitri-content

 

 

“Tại sao cô Trí vẫn thường hiện diện trong các buổi họp mặt Ngô Quyền?”

Một học sinh Ngô Quyền đã hỏi thầy Phố như vậy. Tôi đã không trả lời Thầy Phố khi thầy nói với tôi điều này. Làm sao các em biết được, các đồng nghiệp từng dạy Ngô Quyền hầu như không ai biết. Các học sinh có em biết nhưng số đó không nhiều.

Tôi về trường NQ khi mới tốt nghiệp trường Sư Phạm và dạy ở đó 12 năm. Trường công lập thứ nhì tôi dạy là trường Nữ Trung Học Đoàn Thị Điểm, Cần Thơ.

Sau 75, các trường tôi dạy đều là trường tư công lập hóa và môn dạy của tôi lúc nầy không còn là môn Văn mà là môn Địa Lý. Chuyện kể dài dòng…

Trở lại, các em thắc mắc sao tôi gắn bó với cựu học sinh NQ mà không là Đoàn Thị Điểm, trường mà khi tôi mới đến Mỹ, một em đã nhìn ra tôi và mời tôi đến họp mặt Cần Thơ. Hôm ấy, tôi thẳng thắn từ chối vì tôi còn nhớ những ngày ở đó: Các học sinh đều ngoan và thân thiện nhưng những người khác mà tôi có dịp tiếp xúc thì không làm cho tôi lưu luyến.

Tôi gặp lại một số các cựu học sinh NQ trong những lần buồn cũng như vui …- tình cảm lâu nay hầu như bị thời gian và những biến động đổi đời làm mình không còn muốn nhìn lại -, quá khứ như sống lại.

 

 co_tri_va_phan_ba_thinh_nguyen_van_tan-large

Cô Trí, Phan Bá Thịnh, Nguyễn Văn Tấn

Quên sao được 12 năm dưới mái trường này và còn nữa, quên sao được đây là quê hương của hai đấng sinh thành của tôi (điều này là điều các em không biết).

Ba má tôi không có một dĩ vãng vẻ vang như những người khác, chỉ là dân sống trong những vùng quê hẻo lánh ở Biên Hòa. Tôi sinh trưởng ở Sài Gòn, và khi dạy học ở Biên Hòa, tôi chỉ ở lại vài hôm và trở lại Sài Gòn khi hết giờ để có thể tiếp tục việc học. Nhưng tình cảm với quê hương Biên Hòa thì lúc nào cũng đầm ấm.

Sau 75, tôi có trở về quê để tạm giữ ruộng vườn chờ ngày về của người đi… Tôi chỉ gặp thân nhân gần trong khoảng thời gian ấy tại Tân Uyên. Còn ở Công Thanh, thì thật chỉ còn nghe mà không bao giờ gặp lại, dù là bà con gần.

Mười hai năm dạy học ở Biên Hòa, các học sinh của tôi ngoan có, nghịch phá có, đôi khi bướng bỉnh và hỗn hào nhưng chưa có lần nào tôi vì thế mà “đì” các em. Tất cả những phạt vạ chỉ xảy ra khi các em tái phạm nhiều lần và một khi đã phạt thì nhất định các em phải thi hành hoặc các em tỏ ra biết lỗi. Không học bài: một, hai, ba lần thì chép bài phạt, không phải chỉ chép câu: “Tôi phải học bài” mà còn chép lại chính bài mà các em không học. Đại loại là như thế. Đó là cách mà tôi và các bạn đồng nghiệp cùng trọ đều làm. Chủ yếu là giúp các em cố gắng hơn.

 

 11_1_nq__nhung_ngay___co_loan__co_tri__chi_uyen-large

Từ trái sang phải: 1 học sinh không nhớ tên, Cô Hà Bích Loan, Cô Trí, Uyên

 

Dạy lâu như vậy tôi có dịp tiếp xúc với một số phụ huynh và thấy rằng các phụ huynh cũng rất hỗ trợ chúng tôi trong việc giáo dục con em họ. Điều này, tôi không cảm nhận được từ các học sinh và phụ huynh sau 75. Tôi không trách… vì họ, kể cả học sinh phải chịu nhiều áp lực trong cuộc sống. Nhưng phải nói tôi đến với các em NQ vì các em khơi dậy trong tôi tình thầy trò, tình đồng hương và cho tôi sống lại những kỷ niệmđẹp của một thời quá khứ. Các em yêu tuổi học trò bao nhiêu thì tôi cũng yêu thuở bước chân vào nghề giáo với bao nhiêu hoài bão xây dựng bấy nhiêu.

Hy vọng vài điều tâm tình này đã giải thích được “vì sao tôi thường góp mặt trong các cuộc hội họp với NQ và vì sao tôi lên tiếng khi có những sự kiện mà theo tôi là “không công bằng”, vì tôi tiếc cho những ngày xưa thân ái đã bị làm hoen ố.

Chúc các em thành công và xây dựng được tình thân ái với nhau mãi mãi để các thầy cô còn thấy vui vẻ, ấm lòng khi đến với các em.

GS Đặng Thị Trí
24 Tháng Mười 2012(Xem: 10796)
Những lần gặp nhau, tôi và các bạn của tôi vẫn nhắc vẫn nhớ “dáng Thầy đi, giọng Thầy nói, tiếng Thầy cười…” cho dù Thầy đã bình yên về chốn vĩnh hằng mười sáu năm qua …
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8244)
Tà áo dài xưa ấy Xa xôi ở phương nào Thời gian không dừng lại Thoáng nỗi buồn... bâng khuâng.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8313)
Dù ai đi ngược về xuôi Ngô Quyền họp mặt nhớ thời học sinh Từ năm Thất - Lục... chúng mình Những ngày chung lớp thân tình với nhau
24 Tháng Mười 2012(Xem: 8121)
Nhận Sự vụ lệnh dạy giờ, tôi đến trường Trung học Ngô Quyền cùng ngày với thầy Hà Tường Cát và thầy Kiều Vĩnh Phúc.
24 Tháng Mười 2012(Xem: 9999)
(Dâng tặng hương linh V.T.T, cựu nữ sinh Ngô Quyền Lớp Đệ Nhị A – Khóa 7)
23 Tháng Mười 2012(Xem: 8769)
Và cũng nghe các đàn anh, đàn chị, ban bè "thưa với Thầy Cô cũ" để thấy là trong một góc tâm hồn, vẫn còn nơi chốn cho ta tìm lại một góc Ngô Quyền.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 8200)
mời các chs NQ cùng nghe lại vài lời "nhắn nhủ học trò xưa" của một số Thầy Cô để thấy là ở bất cứ tuổi nào chúng ta cũng cần có những lời khuyên đáng quý của cha mẹ và thầy cô.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7793)
Về Ngô Quyền, tôi được thầy Phạm Đức Bảo, Hiệu Trưởng thân mật tiếp đón và thầy Phạm Khắc Thành, Giám Học xếp cho dạy Luận Lý, Đạo Đức và Tâm Lý Học cho một số lớp 12 và Việt Văn lớp 11, lớp 10.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7529)
Hướng về quê cũ thiết tha, Nhiều đêm nhung nhớ lệ sa từng dòng. Ngày đầu cuộc sống lưu vong, Xa trường, nhớ bạn ước mong sum vầy.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7803)
Em có nhớ màu bảng đen phấn trắng? Thuở mộng mơ, thời mắt sáng môi hồng, Tiếng ve ngâm, sắc phượng đỏ, nắng trong, Mùa thi tới, những tháng ròng mất ngủ…
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7665)
có nhiều lý do khiến tôi yêu mến, gắn bó với Trường Trung học Ngô Quyền. Lý do chính yếu là sự thân thiết, chân thành, tương thân tương ái, như anh em bà con một nhà, trong cách cư xử với nhau giữa mọi thành phần trong trường.
23 Tháng Mười 2012(Xem: 6820)
Tôi được vinh dự có mặt trong ban giảng huấn đầu tiên của Trường Trung Học Ngô Quyền, bắt đầu khai giảng với ba lớp Đệ Thất vào cuối tháng Tám năm 1956,
23 Tháng Mười 2012(Xem: 6496)
Hội Ái Hữu Chs Ngô Quyền xin trân trọng ghi nhận và chân thành cảm tạ những tấm lòng ưu ái, rộng lượng của quý Thầy Cô và Chs Ngô Quyền,
23 Tháng Mười 2012(Xem: 7387)
Hy vọng tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ sẽ khiến cho bao kẻ từ quan mơ lại giấc mơ ngọt ngào ngày nào trong động hoa vàng của một rừng kỷ niệm.