Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

TTNQ 2011- NHẮN NHỦ HỌC TRÒ XƯA

23 Tháng Mười 201212:00 SA(Xem: 8197)
TTNQ 2011- NHẮN NHỦ HỌC TRÒ XƯA

Lời Giới Thiệu:

 

Một thời làm học trò, chúng ta đã sống những ngày tháng vô tư, đẹp nhất đời người, ngồi trên ghế nhà trường nghe quý Thầy Cô giảng bài, truyền đạt kiến thức về mọi môn học, chuẩn bị hành trang cho chúng ta vào đời.

Bao nhiêu năm trôi qua, tuổi học trò càng xa, chúng ta càng nhận ra rằng trường học ngày xưa luôn luôn êm ái, dịu dàng hơn trường đời bây giờ.

Như định luật tự nhiên của cuộc đời, tóc của quý Thầy Cô năm xưa đã ngã màu sương khói, chúng ta không còn thơ dại để được an nhiên trong cửa Khổng sân Trình.

Hôm nay, trên trang báo Ngô Quyền mời các chs NQ cùng nghe lại vài lời "nhắn nhủ học trò xưa" của một số Thầy Cô để thấy là ở bất cứ tuổi nào chúng ta cũng cần có những lời khuyên đáng quý của cha mẹ và thầy cô.

Và cũng nghe các đàn anh, đàn chị, ban bè "thưa với Thầy Cô cũ" để thấy là trong một góc tâm hồn, vẫn còn nơi chốn cho ta tìm lại một góc Ngô Quyền.

Ban Biên Tập

 

 

Nhắn nhủ học trò xưa

 

co_nguyet_thu-large-content

GS Trần Thị Nguyệt Thu

 

 

Các em thân mến,

Tôi xin mạn phép, gọi các cựu học sinh của tôi bằng danh từ thân ái "các em". Các em hôm nay đã ở vào địa vị "ông nội", hay "bà ngoại", hay là bậc cha mẹ. Các em không còn là học sinh nhỏ bé, đáng yêu, nghịch ngợm của tôi. Nhưng, thỉnh thoảng tôi vẫn nhận được điện thoại gọi "thưa cô". Không có một tiếng nào dịu dàng và ngọt ngào bằng. Không có món quà nào quý bằng: "Thưa Cô".

Nên hôm nay tôi viết thư ngỏ này đến các em. Tôi xin cảm tạ các em đã cho tôi thời gian dài 13 năm, được sống gần với các em, cùng bị các em trêu chọc, phá phách. Tôi còn nhớ mỗi khi đi ngang các em sắp hàng vào lớp, tôi thấy các em chỉ vào vai các em. Tôi tự bảo thầm: "tôi biết mà, tôi chỉ cao tới vai của các em thôi".

Tôi cùng các em qua một năm học khô khan và cùng làm việc vất vả. Nào "định đề Euclide", nào phép "tịnh tiến", nào "vectơ hoành di" ... Mỗi khi tôi bắt các em đọc "định nghĩa" hay "định lý", các em không thuộc, tôi nhẫn tâm cho các em hai con số 00 tròn vo. Tôi xin lỗi các em nhé. Tôi không quá nghiêm khắc. Nhưng tôi muốn các em học sinh của tôi là những người yêu thích sự làm việc cực nhọc. Yêu thích làm việc là một “điều kiện cần " để làm hành trang vào đời.
Rồi tháng Tư năm 1975, tôi bỏ quê hương, bỏ trường Ngô Quyền, bỏ tất cả những kỷ niệm thân yêu để lưu lạc xứ người. Tôi còn nhớ lần đầu tiên tôi thấy chiếc xe bus chở học sinh ngừng lại, bật đèn. Tất cả xe cộ lưu thông đều ngừng lại. Tôi ngạc nhiên và quá khâm phục. Tôi nhìn cảnh tượng đó còn hơn tôi chiêm ngưỡng kỳ quan trên thế giới. Các em biết tại sao không? Tôi có hai em học sinh và một đồng nghiệp bị tai nạn xe trên đường đi đến trường.
Và cho tới ngày nay, hơn 36 năm qua, mỗi khi chiêm bao thấy mình đi dạy; tỉnh dậy, tôi nức nở khóc một mình ... Nhớ các em nhiều lắm.
Xin gởi đến các em lời chúc tốt đẹp nhất của tôi và tình thương của tôi.

 

 

 

 thay_pho_-2011-large-content

GS Nguyễn văn Phố

 

Như một lời cảm ơn nhân 55 năm ngày thành lập trường, ghi vội những kỷ niệm với các em rất riêng tư nhưng cũng rất chung. Với quan niệm lễ giáo Việt Nam “Tôn Sư Trọng Đạo”, với ý niệm “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, các em còn nhớ đến chúng tôi là quý rồi.

Ước mong với “tấm lòng” mến thầy, thương bạn cùng nhau ôn lại những kỷ niệm trường xưa để hội Cưụ Học Sinh Ngô Quyền, Biên Hòa trường tồn mãi nơi hải ngoại.

Với quan niệm cổ truyền “Quân Sư Phụ”, với truyền thống “Tôn Sư Học Đạo”, chắc chắn văn hóa Việt Nam ở Hải Ngoại sẽ trường tồn mãi mãi.



 co_tri-large-content

GS Đặng Thị Trí.

 

Tôi gặp lại một số các cựu học sinh NQ trong những lần buồn cũng như vui…, tình cảm lâu nay hầu như bị thời gian và những biến động đổi đời làm mình không còn muốn nhìn lại, quá khứ như sống lại. Quên sao được 12 năm dưới mái trường này…

Mười hai năm dạy học ở Biên Hòa, các học sinh của tôi ngoan có, nghịch phá có, đôi khi bướng bỉnh và hỗn hào nhưng chưa có lần nào tôi vì thế mà “đì” các em. Tất cả những phạt vạ chỉ xảy ra khi các em tái phạm nhiều lần và một khi đã phạt thì nhất định các em phải thi hành hoặc các em tỏ ra biết lỗi. Không học bài: một, hai, ba lần thì chép bài phạt, không phải chỉ chép câu: “Tôi phải học bài” mà còn chép lại chính bài mà các em không học. Đại loại là như thế.

Tôi đến với các em Ngô Quyền vì các em khơi dậy cho tôi tình thầy trò, tình đồng hương và cho tôi sống lại những kỷ niệm đẹp của một thời quá khứ. Các em yêu tuổi học trò bao nhiêu thì tôi cũng yêu thuở bước chân vào nghề với bao nhiêu hoài bão xây dựng bấy nhiêu.

Chúc các em thành công và xây dựng được tinh thần thân ái với nhau mãi mãi để các thầy cô còn thấy vui vẻ, ấm lòng khi đến với các em.

 


 

 thay_hiep1-large-content

GS Nguyễn Thất Hiệp

 

Hiện nay chúng ta đã có cuộc sống với tiện nghi vật chất đầy đủ nhưng mọi người đều có những suy tư, những niềm khắc khoải hằn sâu trong tâm trí. Đó là những kỷ niệm của NQ ngày xưa, những hình ảnh của Biên Hòa vẫn tươi sáng, không hề phai nhạt trong tâm hồn chúng ta.

 

Đã có thời gian cùng sinh hoạt trong mái trường Ngô Quyền thân yêu, đã lớn lên ở vùng đất Biên Hòa với núi Bửu Long thơ mộng, với dòng Đồng Nai hiền hòa. Thời gian, không gian đó đã để lại trong trái tim chúng ta những tình cảm êm đềm, những kỷ niệm đẹp đẽ không bao giờ quên được. Chính những tình cảm và những kỷ niệm thiêng liêng đó là nhân tố quyết định tạo ra một tình thân Ngô Quyền bền vững mãi mãi.

 

Các em, học trò cũ của chúng tôi ở trường xưa, hãy trân quý và phát huy tình thân Ngô Quyền trong sáng, kết hợp chặt chẽ bên nhau, luôn tham gia mọi sinh hoạt của Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền, gạt bỏ mọi bất đồng ý kiến để cũng cố nền tảng và phát huy Hội; luôn cố gắng nhân rộng ngày càng nhiều thành viên tích cực của Hội.

15 Tháng Tám 2013(Xem: 61110)
… Và tôi chợt nghĩ ra các bạn tôi rồi một hôm cũng sẽ chợt khám phá ra chiếc ghế dành cho tôi trong buổi hẹn bên ly rượu ở một nơi nào đó sẽ không có tôi…
18 Tháng Ba 2013(Xem: 147243)
Tác phẩm Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ, không chỉ là một bộ sưu tập của những kỷ niệm đã theo chân những lữ khách Ngô Quyền khắp chân trời góc bể...
17 Tháng Ba 2013(Xem: 99109)
Dù rằng bây giờ con dốc Kỷ niệm trên đường đến trường Ngô Quyền hoặc dốc Cây Chàm đã bị bào mòn, không còn cao như xưa, nhưng trong từng ngăn ký ức đời mình thì “những kỷ niệm một thời học sinh Ngô Quyền” đã để lại trong tôi những ấn tượng sâu sắc nhất
17 Tháng Ba 2013(Xem: 55384)
Áo trắng xưa bây giờ sao gợi nhớ! Kỷ niệm êm, tình bạn lẫn tình yêu Áo trắng Trường Xưa, Thầy yêu kính Một góc trời thương nhớ bỗng trong ta.
17 Tháng Ba 2013(Xem: 80846)
Bạn bè tôi, người còn, người mất, kẻ ở lại, kẻ tha phương. Tôi vẫn ở đây, vẫn đi qua ngôi trường Ngô Quyền xưa cũ, giờ đã đổi mới hoàn toàn,
17 Tháng Ba 2013(Xem: 65236)
Xin các anh chị Khóa 13 miễn thứ cho tôi cái tội "phạm thượng" như kể trên của những ngày xưa thân ái... (không bao giờ có lại được nữa)!
28 Tháng Hai 2013(Xem: 10341)
một bức thư nhà trọn niềm thương nhắn người viễn xứ sống tha hương gửi chút hương lòng cho mây gió góp lại tâm tình của bốn phương
28 Tháng Hai 2013(Xem: 10651)
Anh từ xứ Huế đến Biên Hòa Chờ em tan học bước ngang qua Bài thơ anh gửi tình tha thiết Em giấu thương trong áo trắng tà
28 Tháng Hai 2013(Xem: 13564)
Thật hạnh phúc cho những đứa học trò trường Ngô năm nào, khi có dịp gặp lại thầy cô giáo một đời vất vả vì những thế hệ học sinh thân yêu…
28 Tháng Hai 2013(Xem: 11361)
Kể lại bạn nghe, không phải để nhắc đi nhắc lại chuyện “biết rồi khổ lắm nói mãi” của người làm báo online mà để thỉnh thoảng bạn cùng góp tay vào vác ngà voi với BBT để web nhà phong phú hơn.
28 Tháng Hai 2013(Xem: 13538)
Nếu ai hỏi tôi khoảng thời gian nào đẹp nhất, tôi sẽ không ngần ngại trả lời: khoảng thời gian cắp sách đến trường. Đó là những năm hạnh phúc nhất. Tuổi học trò thật vô tư, thật yêu đời và thật ngổ ngáo dễ thương.
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 12129)
Xin chút nắng tưới hồn hoang cỏ úa Ký ức xanh trong trái tim hồng Nghìn sau nữa, giữa cuộc đời dâu bể Nước xa nguồn vẫn đổ về sông.
24 Tháng Giêng 2013(Xem: 11881)
xe chạy ngang Trường Ngô Quyền, tôi nhìn bâng quơ không chút ý niệm gì, tôi củng không bao giờ nghĩ đến ngày mình phải vào học ở ngôi trường to lớn và xa lạ kia.
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 10532)
Thế là phải đành nhìn ngôi trường thân thương của thời đi học trở thành những đống gạch ngổn ngang, còn chăng chỉ là ký ức về bảy năm sách-đèn-hoa-mộng với những ngày xanh cùng biết bao kỷ niệm buồn vui của tuổi học trò…
23 Tháng Giêng 2013(Xem: 10366)
Áo trắng giờ đã xa Trường Ngô Quyền Biên Hòa Nhớ mãi màu phượng đỏ Ký ức tháng ngày qua