Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GƯƠNG THÀNH CÔNG: Bán thuốc lá, đạp xích lô ở VN Thành công ở Mỹ.

13 Tháng Mười Hai 201312:00 SA(Xem: 23297)
GƯƠNG THÀNH CÔNG: Bán thuốc lá, đạp xích lô ở VN Thành công ở Mỹ.

GƯƠNG THÀNH CÔNG




 Bán thuốc lá, đạp xích lô ở VN Thành công ở Mỹ
 
 
 
 
Hai cậu bé: bán thuốc lá dạo và đạp xích lô ở VN

blank

hình minh họa
Cậu bé bán thuốc lá dạo ở VN trở thành nhà khoa học tài giỏi ở Mỹ

gs_tien_si_thanh-large
Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành
Một nhà khoa học thành danh ở Mỹ với nhiều công trình nghiên cứu và hằng trăm bài viết được đăng trên các tạp chí khoa học quốc tế xuất thân từ một cậu bé bán thuốc lá dạo ở chợ Gò Vấp, Sài Gòn. Câu chuyện của Giáo sư-Tiến sĩ Hóa học Trương Nguyện Thành hiện đang giảng dạy tại trường đại học Utah, Hoa Kỳ, là niềm hãnh diện của người Việt trên trường quốc tế và là tấm gương đáng khâm phục để giới trẻ Việt Nam noi theo.
blank
hình minh họa
Năm 11 tuổi, cậu bé Thành đã bắt đầu bươn chải, dãi dầu mưa nắng để kiếm tiền phụ mẹ nuôi 9 anh chị em sau khi cha mình bị liệt bán thân. Ngày ngày, sau giờ tan trường từ giữa trưa đến tận 9, 10 giờ đêm, cậu bé rong ruổi với thùng thuốc lá trên vai đi bán dạo quanh bến xe lam chợ Gò Vấp. Năm 1976, khi Việt Nam mở chiến dịch đưa cư dân ra các vùng kinh tế mới xa xôi, hẻo lánh, gia đình Thành chuyển xuống Lái Thiêu xoay sở tậu được một miếng ruộng nhỏ và một cặp trâu. Ở tuổi 15, Thành bỏ nghề bán thuốc lá dạo để chuyển sang đi cày thuê cuốc mướn. Việc học của cậu bé bị cản trở và chi phối rất nhiều bởi công cuộc mưu sinh vất vả hằng ngày, nhưng ý chí quyết tâm theo đuổi con đường học vấn để đổi đời đã vun đúc trong lòng cậu bé từ rất sớm.
blank
Tiến sĩ Thành chia sẻ: “Tôi có tư duy thích học, những lúc rảnh rỗi, tôi thường lấy sách đọc. Chỉ có môn toán là tôi học được vì không đòi hỏi tập trung nhiều. Cứ rảnh là tôi ngó qua một cái rồi để cái đầu tôi làm việc. Tôi được sự dạy dỗ của ông nội và ba tôi. Họ thường khuyên rằng học vấn là con đường ngắn nhất để đưa một người không có gì tới thành công.” Tới năm học lớp 12, con đường học vấn của cậu bé nghèo, lam lũ bắt đầu rẽ bước ngoặt, xuất phát từ một đáp án dí dỏm của Thành trước câu hỏi của thầy đố các học sinh giỏi. Ấn tượng trước sự thông minh của Thành, người thầy đã soạn đưa cho cậu bé một số sách để tham khảo. Giáo sư Trương Nguyện Thành kể lại: “Năm 1979, Việt Nam lần đầu tiên tổ chức kỳ thi toán toàn quốc. Thầy tôi có đem mười mấy cuốn sách cho tôi mượn, bảo tôi đọc cho biết rồi tới dự lớp thầy dạy cho các học sinh giỏi dự thi toán. Tôi rất cảm động trước nghĩa cử này. Mỗi tối sau giờ làm ruộng, tôi đốt đèn dầu đọc sách từ 9 giờ tới 12 giờ đêm. Thời điểm đó, ở Việt Nam, hạnh kiểm là vấn đề khá quan trọng. Hạnh kiểm tôi tương đối xấu nên cô hiệu trưởng không cho tôi đi thi học sinh giỏi toán. Ông thầy lén đưa tôi đi theo đội tuyển, may quá tôi thi đậu. Tỉnh Bình Dương lúc đó chọn khoảng 30-40 em học sinh giỏi toán lên trên tỉnh học chuyên toán trong 3 tháng. Sau 3 tháng, họ tuyển lại lấy 5 em. Tôi cũng may mắn lọt vào trong 5 em đó. Cũng vì thế, ba tôi nhận ra rằng tôi có tiềm năng. Từ lúc đó, ông khuyên tôi nên nghỉ đừng đi cày thêm mà tập trung học. Và từ đó, ông tìm cách cho tôi ra nước ngoài.”
blank
hình minh họa
19 tuổi, sau khi thi đậu vào đại học Bách Khoa, chàng thanh niên Trương Nguyện Thành vượt biên sang Mỹ. Sau 1 năm ở trung học với những khó khăn bước đầu về ngôn ngữ, anh từ giã gia đình bảo trợ người Mỹ để bắt đầu cuộc sống tự lập ngay từ năm thứ nhất đại học. Để trang trải sinh hoạt phí trong thời đèn sách, phần đông các bạn trẻ ở đây thường phụ việc ở nhà hàng, tiệm giặt ủi, hay đi giao báo. Riêng trường hợp của Thành, anh tìm đến một người thầy và xin được theo chân làm việc trong phòng thí nghiệm để bắt đầu công việc nghiên cứu ngay từ năm đầu đại học, một công việc thường bắt đầu ở bậc cao học. Số tiền kiếm được đủ trang trải các khoản chi phí hết sức tiết kiệm hằng ngày. Còn học phí của anh chủ yếu nhờ các khoản vay từ nguồn quỹ dành cho sinh viên và các phần học bổng của chính phủ. Sau 4 năm đại học, anh ra trường với bằng cử nhân hóa học cùng với 4 văn bằng phụ về lý, toán, công nghệ thông tin, và thống kê. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ. Trong thời gian nghiên cứu hậu tiến sĩ, anh dành được học bổng của Qũy Khoa học Quốc gia dành cho các tiến sĩ trẻ có tiềm năng vì lúc tốt nghiệp tiến sĩ, anh đã có 16 bài nghiên cứu trong khi trung bình một tiến sĩ khi ra trường xuất bản chừng 4-5 bài nghiên cứu. Năm 1992, anh về làm Giáo sư hóa cho trường đại học Utah. Một năm sau, anh được chọn là 1 trong những nhà khoa học trẻ nhiều triển vọng của Hoa Kỳ, với giải thưởng 500 ngàn đô la cho công tác nghiên cứu. Năm 2002, anh được cấp bằng Giáo sư Cao cấp, tức bậc cao nhất trong 3 cấp Giáo sư của Mỹ. Những yếu tố nào giúp một cậu bé lam lũ, nghèo khó từng bán thuốc lá dạo, cày thuê cuốc mướn ở đáy xã hội Việt Nam lột xác, đổi đời thành một nhà khoa học danh tiếng tại Mỹ?
blank
hình minh họa
Giáo sư-Tiến sĩ Trương Nguyện Thành cho biết: “Người đó có tiềm năng trời phú. Thứ hai, có môi trường giúp họ phát triển. Thứ ba, người đó có nhận thức được rằng mình có cơ hội đó hay không. Tiềm năng chỉ là khả năng, muốn đạt được thành công đòi hỏi phải có môi trường để phát triển. Môi trường không cho phép người đó phát triển, thì cũng không làm được. Điển hình là người Việt ở Mỹ hay ở nước ngoài thành công rất cao, thế nhưng tại sao ngay tại Việt Nam không có những ngôi sao như vậy?
blank
Khi tôi bước chân vào trung học ở Mỹ, có một cậu vượt biên cũng giống trường hợp như tôi, đi một mình, được một gia đình Mỹ bảo lãnh. Cậu ta cũng ở gần nhà tôi. Khi tới Mỹ, tôi và cậu ấy có cùng một cơ hội như nhau. Tôi cố gắng hơn, tôi vào đại học. Còn cậu ta làm việc cho một hãng gà Tây, kiếm tiền liền. Một năm sau, tôi về lại làng thăm ba mẹ nuôi và ghé thăm thằng bạn. Công việc nó làm chỉ đứng móc ruột gà Tây thôi, chờ con gà chạy qua, đưa tay vào móc ruột gà ra. Nó khoe với tôi nó có được chiếc xe hơi. Còn tôi lúc đó vẫn chưa có gì. Sau 4 năm đại học, tôi trở về, anh bạn vẫn còn móc ruột gà Tây. Anh đã có được một căn hộ, có TV lớn, dàn máy xịn, xe hơi sports. Còn tôi vẫn chỉ một thùng sách quèn. Sau 5, 6 năm sau, tôi trở về, cậu bạn vẫn còn làm chỗ cũ nhưng cho biết phải đổi nghề vì đau nhức xương khớp tay do làm việc ở phòng lạnh. Lúc đó, tôi sắp ra tiến sĩ. Đó là cái điều kiện thứ 3 mà tôi muốn nói: người có tiềm năng, có môi trường, mà không nhận thức được cơ hội của mình và quyết tâm đạt được cơ hội đó. Thật sự, tôi không có xe hơi, không có bạn gái, không có tình phí, ở nội trú, ăn mì gói. Cho nên, chi phí tôi rất ít. Tôi làm việc trong phòng nghiên cứu chỉ đủ sống. Tôi ra đại học trong túi chỉ có 200 đô la, nợ nhà nước khoảng 15 ngàn đô la (mỗi năm khoảng 3-4 ngàn tiền học phí cộng với tiền phụ thêm để sống), cùng một thùng sách và một giỏ quần áo cũ.” Thành công ở xứ người, Giáo sư Thành trở lại Việt Nam, giúp thành lập Viện Khoa học Công nghệ Tính toán TP.HCM bắt đầu đi vào hoạt động từ năm 2009. Vừa tiếp tục giảng dạy tại trường đại học Utah ở Mỹ, vừa giúp điều hành Viện nghiên cứu tại Việt Nam, Viện trưởng Trương Nguyện Thành nói về công việc của mình: “Điều khiển một viện nghiên cứu từ xa rất khó. Cho nên, có một viện trưởng tại Việt Nam chuyên lo các vấn đề hằng ngày như làm việc với chính phủ, hợp đồng, hay mướn người. Còn tôi phụ trách chiến lược phát triển về khoa học, kêu gọi những người khác về giúp phát triển.” Ngoài ra, cá nhân ông còn nhận bảo trợ cho các sinh viên giỏi từ Việt Nam sang Mỹ du học bằng chính nguồn quỹ nghiên cứu của ông. Đích thân Giáo sư Thành đứng ra phỏng vấn tuyển chọn người tài, và từ năm 2001 tới nay, ông đã tài trợ cho trên dưới 20 sinh viên Việt Nam sang Mỹ học tập, nghiên cứu. Trong số này có nhiều người đã trở về giúp ông phát triển Viện nghiên cứu tại Việt Nam.
blank
hình minh họa
Tiến sĩ Trương Nguyện Thành tâm sự: “Thời còn đi cày mướn, lời nguyền của tôi là nếu tôi thành công, tôi sẽ đem cơ hội đó cho lại những người khác. Đó là tâm nguyện của tôi lúc còn ở đáy xã hội Việt Nam. Tôi thường nói chuyện với học trò của tôi khi họ tới cảm ơn tôi đã cho họ cơ hội. Tôi bảo họ không cần cảm ơn tôi. Điều họ có thể trả ơn tôi là đem cơ hội đó cho một vài người khác. Chính vì vậy, một số đệ tử của tôi về lại Việt Nam, giúp tôi lập Viện. Tôi gieo những hạt giống và từ đó sẽ nhân thành những hạt giống khác. Một con én không làm nên nổi mùa xuân. Tôi chỉ là người mở đường. Những người khác bước chân theo, làm cho con đường rộng ra, nhẵn thêm, dễ đi hơn.” Giáo sư Thành nói ai cũng mơ ước thành công, nhưng chỉ có những người chịu khó nỗ lực mới tới được đích đến: “Tôi chỉ có một lời nhắn nhủ với các sinh viên ở Việt Nam rằng trên đời cái gì cũng có giá phải trả. Nếu muốn thành công, phải chấp nhận trả cái giá đó. Thành công là một con đường đi chứ không phải là một điểm đích. Tôi không nói tôi đã thành đạt điều gì, chỉ là một con đường mà khi quay lại tôi thấy tôi đã đi được rất xa rồi.”
blank
Giáo sư Trương Nguyện Thành chụp tại Viện Khoa Học-Công Nghệ-Thông Tin ở Sài Gòn
Con đường thành công của Giáo sư -Tiến sĩ Trương Nguyện Thành trải qua bao nhiêu năm gian nan, thử thách. Cậu bé bần cùng, lam lũ ở Việt Nam qua đến Mỹ cũng đã nếm trải bao nhiêu những thiếu thốn, khó nhọc để có được vị trí đáng nể như ngày hôm nay. Đó là nhờ sự quyết tâm vượt khó vươn lên, sẵn sàng trả giá cho con đường đã chọn.


Một thiếu niên đạp xích lô ở Việt Nam trở thành khoa học gia nguyên tử ở Mỹ
blank
Tiến sĩ Võ Tá Đức lúc ở trại tị nạn Bataan (Philippines) trước khi sang Mỹ định cư
Tiến sĩ Đức hiện công tác tại Phòng thí nghiệm Quốc gia Los Alamos, một trong hai phòng thí nghiệm của Mỹ chuyên nghiên cứu chế tạo các loại võ khí nguyên tử và là một trong các viện nghiên cứu đa ngành lớn nhất thế giới. Cậu bé đạp xích lô ở Việt Nam ngày nào giờ đây đã góp công nghiên cứu sáng chế ra những máy móc, thiết bị dò tìm nguyên tử đang được ứng dụng để ngăn ngừa các hình thức vận chuyển nguyên tử bất hợp pháp vào biên giới Hoa Kỳ. Là con trưởng trong gia đình 11 anh chị em, năm lên 14 tuổi, cậu bé Võ Tá Đức đã trở thành lao động chính trong nhà vì gia cảnh khó khăn. Ba cậu làm thợ nề, nhưng do bệnh tật nên bị mất sức lao động. Mẹ Đức tảo tần buôn bán lặt vặt chạy bữa qua ngày. Hằng ngày, sau giờ tan học, Đức ăn vội cơm trưa rồi cuốc chiếc xe xích lô rong ruổi khắp mọi góc phố ở Tuy Hòa để kiếm tiền phụ cha mẹ nuôi 14 miệng ăn trong gia đình.
blank
hình minh họa
Tiến sĩ Đức nhớ lại: ‘Sau biến cố năm 1975, lúc đó tôi còn rất nhỏ đang học trung học, nhưng vì nhà nghèo quá, nên cũng phải phụ giúp gia đình. Sáng đi học, trưa về ăn cơm xong liền xách xích lô chạy. Đạp xích lô tới chiều tối. Ăn cơm tối xong lại lên xe đi tiếp. Tôi chỉ học buổi sáng, đạp xích lô từ trưa tới sáng hôm sau luôn. Tối đến tôi đậu xích lô ở bến xe ngủ. Hễ nghe tiếng xe đò tới thì tôi tỉnh dậy, chạy về nhà tắm rửa, thay quần áo đi học. Lúc đó tôi đâu có thời giờ học đâu, thỉnh thoảng khi rãnh, tôi ngồi trên xe xích lô lấy bài vở ra làm chút chút vậy thôi. Thời đó, tôi học rất dở vì không có giờ học.’ 5 năm trời dầm mưa dãi nắng còng lưng trên chiếc xích lô đạp, việc học hành của Đức hoàn toàn sa sút, nên cậu đã không thi đại học. Tới năm 1981, ba Đức cố xoay sở tìm cách cho cậu theo một người bà con trong Nam đi vượt biên, và cũng từ đó, cuộc đời cậu bé đạp xích lô bước sang một ngã rẽ mới. Thời gian trong trại tị nạn chờ được một nước thứ ba cho đi định cư chính là giai đoạn bước ngoặt đối với Đức, khi chàng thanh niên lam lũ, cơ hàn quyết chí phải đổi đời, phải phấn đấu tiến thân bằng con đường học vấn. Tiến sĩ Đức cho biết: “Vượt biên qua tới trại tị nạn, tôi cảm thấy như vậy là từ đây mình có cơ hội đi học, phát triển. Ngay từ lúc đó, tôi đã quyết định phải cố gắng học hành cho thành tài. Còn hồi trước ở Việt Nam, tôi không dám có ước mơ đó vì đi đạp xích lô cả ngày, học hành sao được mà có ước mơ học cho thành công?” Sau thời gian ở trại tị nạn, anh tới Mỹ và được một gia đình ở bang Iowa nhận làm con nuôi. Thành tích học tập của chàng trai nghèo từ Việt Nam bắt đầu tỏa sáng sau 1 năm rưỡi ở trường trung học Mỹ. Thông thường sinh viên ở Mỹ khi vào đại học phải trả học phí. Ngoài một số ít sinh viên xuất sắc nhận được học bổng, đa số phải vay từ các nguồn quỹ hỗ trợ của chính phủ dành cho sinh viên. Thế nhưng, cậu bé đạp xích lô ở Tuy Hòa suốt thời gian đại học và cao học ở Mỹ không phải trả bất kỳ khoản tiền học phí nào, nhờ vào thành tích lao động trí óc cần cù. Năm học lớp 12, Đức đoạt giải nhất một kỳ thi khoa học cấp tiểu bang, mang lại cho cậu học trò nghèo học bổng toàn phần cho suốt 4 năm học ở khoa vật lý trường đại học Bắc Iowa. Tốt nghiệp đại học, anh đi thẳng vào chương trình tiến sĩ chuyên ngành vật lý nguyên tử, và trong suốt thời gian cao học, anh liên tục nhận được các nguồn học bổng dành cho nghiên cứu sinh. Còn các khoản sinh hoạt phí khác anh trang trải từ thu nhập làm trợ giảng cho các vị giáo sư.
blank
Tiến sĩ Đức cho biết những điều kiện học tập có được ở Mỹ đã khuyến khích ông thêm say mê học tập, nên ông đã không dừng lại ở tấm bằng đại học như dự định ban đầu: ‘Mình đi học ráng học cho lẹ, lấy thiệt nhiều lớp để mau ra trường lấy bằng đi làm kiếm tiền gửi về Việt Nam phụ gia đình. Nhưng tới lúc học gần xong đại học, tôi lại thấy sức mình vẫn còn đi học tiếp được. Cho nên năm cuối đại học, tôi lại nộp đơn xin vào cao học. Tôi thấy vấn đề học hành không khó lắm. Nếu mình chịu khó thì chuyện gì cũng vượt qua được hết. Mỹ là một nước tự do và có cơ hội để mọi người, ai có chí, thì có thể làm nên. Tôi nghĩ nếu không qua Mỹ mà còn ở Việt Nam thì giờ này chắc tôi cũng còn đạp xích lô, không có cơ hội để phát triển thành tài. Nghĩa là phải có cơ hội nào đó đưa đến cho người ta có dịp để phát triển tài năng. Đối với tôi, cơ hội đưa đến là được qua Mỹ để rồi được phát triển đầu óc. Ở Mỹ này tôi thấy nếu mình chịu khó học sẽ có cơ hội đưa cuộc sống mình đi lên. Còn ở Việt Nam, dù cũng có, nhưng cơ hội không đồng đều.’
blank
Scientists at Los Alamos National Laboratory study nuclear explosions by using 3-D simulations
Ai có ngờ một nhà khoa học đang làm việc cho một phòng thí nghiệm nguyên tử nổi tiếng ở Mỹ xuất thân là một người đạp xích lô ở bến xe Tuy Hòa. Điều kỳ diệu ấy đã xảy ra đối với Tiến sĩ Võ Tá Đức thì cũng có thể xảy ra với các bạn, nhất là các bạn trẻ nghèo khó tại Việt Nam, nếu các bạn quyết tâm phấn đấu, cần cù chịu khó học tập để thay đổi số phận của mình. Tiến sĩ Đức:‘Một thông điệp tôi muốn nói với các bạn trẻ ở Việt Nam, nhất là các bạn nghèo, rằng nếu có ý chí sẽ vượt qua được những khó khăn. Nếu các bạn chịu khó đặt một mục đích nào đó cho tương lai, cho cuộc sống của mình và ráng sống theo mục đích đó, thì sẽ thành công.’ Cùng với thông điệp của tiến sĩ Đức, Tạp chí Thanh Niên xin chúc các bạn thành công và luôn sẵn sàng giới thiệu câu chuyện thành công của các bạn với quý thính giả của đài VOA ở khắp nơi trên thế giới.

blank
Trà Mi
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 21052)
Ngày 12/12/2013 vừa qua Nguyễn Khoa Nam là một em Việt Nam được sinh ra và lớn lên tại Melbourne, Úc Châu, đã tốt nghiệp Đại Học Võ Bị Liên Quân Hoàng Gia Úc tại Canberra và Học Viện Hàng Hải Hoàng Gia Úc HMAS Creswell với cấp bực Trung úy.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20058)
Thầy cô, sức khỏe thì hao mòn theo cổ máy thời gian. Học trò cũng lần lượt da mồi, tóc bạc. Chỉ còn không đầy mười tờ lịch nửa là đến giao thừa 2014. Tôi chợt buồn, lòng chùng lắng đọng, bởi vì năm nay...THÁNG MƯỜI HAI KHÔNG CÓ NGÀY BA MỐT.
26 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 22280)
Đã thành thông lệ, mỗi trung tuần tháng cuối của năm, các CHS.NQ cùng khóa 15 lại quây quần họp mặt. Ngày 15/12/2013 vừa qua, hơn 70 bạn đã đến điểm hẹn nhà hàng Cây Dừa (Biên Hòa), ồn ào ầm ĩ tổng kết chuyện vui buồn của khóa suốt một năm qua.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 26367)
Cô Michelle Phan tham gia YouTube từ tháng 7/2006 với một video tự tạo, đến nay cô đã thực hiện trên 200 video. Sau đó, số video của cô đã thu hút hàng trăm triệu lượt người xem. Tính đến tháng 1/2013, cô đã có hơn 3.050.000 người đăng ký theo dõi và hơn 700 triệu lượt người xem. Chương trình dạy trang điểm của cô là chương trình được nhiều người đăng ký nhất trên Youtube.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 15866)
Người Việt mới nhất hóa thành triệu phú sau một đêm là Nguyễn Thụy, chủ cửa hàng Jenny's Gift Shop ở San Joe, bang California. Anh được thưởng một triệu USD nhờ bán ra một trong hai vé trúng giải độc đắc 636 triệu USD của Mega Millions. Kết quả xổ số được thông báo sau đợt quay số tối 17/12/2013 vừa qua.
18 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 21818)
Năm 2013 cũng là một năm với nhiều kỷ niệm ... khó quên . Chẳng hạn : 2 con giáp trước đây vào năm Con Rắn 1989 , biến cố Bức Tường Bá Linh bất ngờ xảy ra khiến làm đão lộn bàn cờ thế giới .
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 20800)
... Hãy đến với nhau để tìm về kỷ niệm của thời mộng mơ, dù bụi thời gian có che lấp. Quá khứ vẫn sống trong ta khi trái tim còn đập. Còn cơ hội, bạn bè còn gặp nhau.
21 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17753)
Đã có những kho báu tri thức vô giá bị chính con người phá hủy một cách đáng tiếc trong lịch sử.
20 Tháng Mười Một 2013(Xem: 155004)
để tôn vinh và ghi nhớ những công trạng của Tiến Sỉ Trương Công Hiếu đối với Sở Đúc Tiền Hoàng Gia Gia Nả Đại, Royal Canadian Mint đã cho xây dựng một Trung Tâm Khảo Cứu Xuất Sắc và Hiện Đại với ngân sách 10 triệu đô la tại Winnipeg và đặt tên cho cơ sở khảo cứu về kỹ thuật đúc tiền vừa mới xây dựng nầy là: Dr. HIEU C. TRUONG CENTER OF EXCELLENCE
20 Tháng Mười Một 2013(Xem: 39311)
Cứ như thế, gia đình cựu hđs. Trấn Biên – Bửu Long ngày một đông vui hơn. Cho đến nay, đã có 347 anh chị em cựu hđs. Trấn Biên – Bửu Long trở về bên mái nhà xưa. Tôi hy vọng, danh sách này sẽ còn tiếp tục được bổ sung trong thời gian tới.
20 Tháng Mười Một 2013(Xem: 17685)
Thật thú vị, để giải bài toán ẩn bên trong bài ca dao, đã phải đi loanh quanh, lòng vòng. Gặp những bài thơ hay, giai thoại đẹp, biết thêm vài điều về lịch sử… Nếu không có Internet chắc gì người viết đã giải được bài toán ẩn bên trong bài ca dao cổ?
15 Tháng Mười Một 2013(Xem: 21218)
Hôm nay, được dịp xem lại những khuôn mặt thân thương trên mảnh đất “Hướng Đạo Ngô Quyền – Biên Hòa” tôi nhớ quá những thử thách tôi đã vượt qua, để cuối cùng tôi nhận được cái tên Rừng: Chồn Hảo Ngọt.
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 36397)
Trưởng Trần Văn Lược năm nay 95 tuổi, hiện sống cùng con gái của anh ở Sài Gòn. Tôi cũng có dịp gặp lại những cựu thiếu sinh Nguyễn Thái Học năm xưa
08 Tháng Mười Một 2013(Xem: 23387)
Không bao giờ tôi quên hai lần thoát hiểm, nhờ những kỷ năng tôi được trui rèn từ phong trào Hướng Đạo. Cũng như tất cả vất vả gian truân những ngày đầu xa xứ, tôi cũng vượt qua nhanh chóng dễ dàng, nhờ vào nghị lực của một hướng đạo sinh…
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 32304)
Mặc dù đã yên vui về cùng cát bụi từ lâu, nhưng hình ảnh Gấu Hì – Nguyễn Văn Thuyết hiền lành, vui tính vẫn không phai nhòa trong ký ức của anh chị em cựu hướng đạo Biên Hòa
26 Tháng Mười 2013(Xem: 22980)
Bạn bè khóa 8 CHS NQ BH của tôi ơi, tháng chín mùa Thu của 50 năm trước, chúng mình lần đầu gặp gỡ nhau, biết nhau. Bảy mùa hoa phượng nở, kỷ niệm vẫn còn in trong ký ức.
26 Tháng Mười 2013(Xem: 15357)
Còn chưa đầy 8 tháng nữa, giải bóng tròn thế giới 2014 khai mạc ở Brazil. Để updated tình hình "ai còn ai mất" trong các trận tranh tài đầy tinh thần dân tộc, trang nhà xin được đăng lại một bài tổng kết rất chi tiết và đầy đủ của tác giả TTC trên báo Người Việt online.
16 Tháng Mười 2013(Xem: 27059)
Cám ơn đời đã cho ta có cái may mắn còn được cái tình người trong những nhiễu thương của cuộc đời, cái tình bạn muôn thuở. Mến gởi về các người bạn ở Pháp: Đỗ Cao Thông/Chi, Chị Hoa/anh Minh, chị Năm/anh Hùng.
11 Tháng Mười 2013(Xem: 25476)
Đà Lạt Du Ký mãi mãi là chấm son trong hồi ức tuổi già của mỗi thành viên, nó sẽ là hành trang trong cuối cuộc đời mỗi chúng tôi cho đến khi nhắm mắt, xuôi tay.
10 Tháng Mười 2013(Xem: 28047)
Nhân chuyến nghỉ hè muộn trên vùng Bắc California, vợ chồng NQ Nguyễn Đức Hiền có xin phép được ghé thăm thầy Nguyễn Xuân Hoàng (GS Triết, Trung Học Ngô Quyền Biên Hòa 62-63) và được Thầy Cô tiếp đón vào trưa ngày 25 tháng 9 năm 2013.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 23947)
Rượu cũ, sách cũ, bạn cũ vẫn là 3 của quý trên đời. Dù sống nơi đâu, dù sanh lầm thế kỷ chắc hẵn những người bạn khóa 8 của tôi vẫn tìm đến nhau
20 Tháng Chín 2013(Xem: 28450)
Sáu tháng trước khi 2014 FIFA World Cup khai mạc ở Brazil, Đội tuyền Mỹ đã là một trong những đội tuyền đầu tiên qualified cho vòng chung kết giài bóng tròn thế giới 2014
30 Tháng Tám 2013(Xem: 82653)
Xin bấm vào tựa các bài muốn đọc
29 Tháng Tám 2013(Xem: 23137)
Những dòng chữ được cô động ngắn gọn nhưng cũng đủ nói lên “ Tình Nghĩa Ngô Quyền”
27 Tháng Tám 2013(Xem: 23037)
Bạn đã "dán mắt" lấy màn hình máy tính hàng giờ liền? Đảm bảo xem xong những bức ảnh thiên nhiên dưới đây, bạn sẽ như được bước vào một thế giới khác.
21 Tháng Tám 2013(Xem: 88815)
Công của những người đưa đò thầm lặng khoan dung, đã đào tạo bao lớp chúng tôi thành danh, thành nhân. Thời gian với bao biến đổi, nhìn lại cuộc đời chúng tôi luôn dặn lòng ”Nhớ Ơn Thầy, Nhớ Ơn Cô” để có một cuộc đời đáng sống.
16 Tháng Tám 2013(Xem: 32326)
Đường dù xa nhưng không ngại, vốn quý có được là bạn cũ trường xưa, dù ở nơi nầy hay nơi khác. Ước mong sau những người em những bạn đồng môn luôn gìn giữ cho Ngô Quyền luôn được mùi hương
16 Tháng Tám 2013(Xem: 24773)
Cám ơn các anh các chị người của Biên Hoà, Long Thành, Phú Hội, Phú Mỹ, Phước Thiền, Phước Kiểng…của Ngô Quyền, Tam C… cám ơn Cù Lao Phố, Cầu Mát, Đồng Nai, Tân Vạn, Bửu Long, Châu Thới...
15 Tháng Tám 2013(Xem: 35002)
Trong gian nhà chúng chùa núi quá trưa, có mâm cơm chay dành cho bọn trẻ. Tôi nhẩm đếm, có hơn một chục thiếu niên. Đứa nào cũng đèo đẹt đen đúa, làn da khô héo quắt queo,…
09 Tháng Tám 2013(Xem: 29359)
Trước 57,920 khán giả ở sân Soldier Field (Chicago, Illinois) chiều ngày chủ nhật 28 tháng 7 năm 2013, đội tuyển quốc gia Mỹ đã đá bại đội tuyển Panama 1-0 đoạt cúp vàng của giải CONCACAF
08 Tháng Tám 2013(Xem: 24316)
Xin bấm vào giữa hình để mở các link và download các mục bạn cần xem.
07 Tháng Tám 2013(Xem: 21394)
Bây giờ chúng ta không còn dịp họp mặt ngày 31/12 hàng năm. Nhưng những party như thế nầy cũng đủ làm tâm hồn ấm lại, những trái tim già cỗi xích lại gần nhau cho đến khi ngừng nhịp đập.
02 Tháng Tám 2013(Xem: 63468)
hi vọng sẽ có ngày bạn bè mình có dịp uống chung dòng nước mát quê hương, uống tràn đầy ly rượu tương phùng. Thời gian ơi! bạn bè lớp thất 3 của tôi ơi!
25 Tháng Bảy 2013(Xem: 24632)
Cầu mong hương linh bác ba gái sớm siêu thăng, phu thê cận kề nơi mộ huyệt sánh đôi. Cát bụi rồi cũng về cát bụi, chỉ còn là sự nhớ thương của gia đình và mọi người.
13 Tháng Bảy 2013(Xem: 19551)
Hãng bảo mật Cyber Defender (Mỹ) vừa đưa ra danh sách 10 điều nguy hiểm nhất mà người dùng có thể gặp phải khi làm việc trên mạng. Dưới đây là những điều nguy hiểm và các biện pháp phòng tránh do trang công nghệ Gizmodo ghi nhận lại.
28 Tháng Sáu 2013(Xem: 63561)
Hoàng Duy Liệu mở trang Đại Hội Ngô Quyền 2013 và bà con ta nhào vô vui hết biết. Phải công nhận mỗi người con Ngô Quyền đều tha thiết về ngôi trường kỷ niệm nên ai cũng nôn nao.
21 Tháng Sáu 2013(Xem: 58729)
Đành vậy! Thôi cũng một lời cám ơn. Cám ơn người em với kỷ niệm tình rất đẹp, dù chỉ là bờ lưng quay vội và không là trăm năm…
20 Tháng Sáu 2013(Xem: 20241)
Trong trận Úc gặp Nhật ngày 4/06/2013, 2 trái banh trong tỉ số 1-1 đều nhờ... ăn may! Chính những diễn biến bất ngờ này đã làm cho các tay cá độ (ở quê nhà) "cháy túi"
20 Tháng Sáu 2013(Xem: 21037)
bấy lâu nay thú rừng Trấn Biên – Bửu Long được nước sổ lồng bay xa. Hoàng Mai mà giăng bẫy, cào lưới để lùa được “bầy thú đi hoang” trở lại với Rừng, anh chắc chắn Mai sẽ được giải thưởng rất cao….”
13 Tháng Sáu 2013(Xem: 28496)
Có nhiều hình thức phản biện lại một xã hội tùy theo hoàn cảnh mỗi người và tùy hoàn cảnh xã hội và ngày nay tùy thuộc vào tình hình thế giới nói chung.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 53058)
Xin được một lời cám ơn gia đình anh chị Lê văn Tới, cám ơn toàn thể anh chị em đồng môn và bạn bè Bắc Cali với những tình cảm đẹp.
07 Tháng Sáu 2013(Xem: 71257)
Tạm biệt sân chơi Một Thuở,.... Chính từ lời mời nồng nhiệt của em, mà thầy trò trường Ngô năm cũ đã có một đêm tri ngộ tri ân đầy ý nghĩa.
30 Tháng Năm 2013(Xem: 58541)
Xin thắp một nén hương cho những vị Giáo Sư và bạn bè cùng lớp đã nằm xuống (*). Thân tặng các Bạn cùng lớp.
29 Tháng Năm 2013(Xem: 59218)
Khóa 8 NQ nhập học nay đúng 50 năm, nửa thế kỷ, gần một đời người. Những cô cậu bé học trò ngày xưa giờ gặp gỡ nhau để nhắc về kỷ niệm. Tuổi thì quá lục tuần và mái tóc điểm trắng theo mưa nắng thời gian.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 81354)
Wembley, "thánh địa" của làng banh Anh quốc tràn ngập màu cờ sắc áo của hai đội banh Đức tranh hùng trong trận chung kết: Bayern Munchen (Munich) màu đỏ và Dortmund màu vàng sọc đen.
28 Tháng Năm 2013(Xem: 60158)
Liệu hội tuyển Đức trong giải túc cầu World Cup 2014 sắp tới có "lấn sân" thay thế nổi Tây Ban Nha để đoạt chức vô địch thế giới hay không?
28 Tháng Năm 2013(Xem: 27937)
Trong 143 năm tồn tại, triều Nguyễn có hơn 100 chiếc ấn, thường đúc bằng vàng ròng hoặc ngọc quý.
26 Tháng Năm 2013(Xem: 33783)
DANH SÁCH THAM DỰ HỌP MẶT NGÔ QUYỀN LẦN THỨ 12 (cập nhật đến ngày 25 tháng 5, 2013)
24 Tháng Năm 2013(Xem: 71719)
Từng bài viết anh đã ghi lại những tình cảm ngọt ngào, hướng vọng về cố hương và quyện chặt sự luyến lái thâm trầm cho những người bạn Ngô Quyền- Bạn Vợ Tôi.
21 Tháng Năm 2013(Xem: 31862)
Xin đưa 1 số cách ăn trộm mật khẩu thông dụng để biết phòng và tránh.
21 Tháng Năm 2013(Xem: 22810)
Gần đây 1 số thành viên trong đại gia đình Ngô Quyền đã bị Hacker tấn công, trộm mật khẩu và dùng email của bạn gửi đi khắp nơi cho mục đích riêng của hacker càng lúc, càng có nhiều thầy trò NQ đã gặp phải tác hại này. Khi gặp trường hợp đó, ngay lập tức bạn phải thay đổi Password trước khi quá chậm bài viết sưu tầm sau đây có thể giúp bạn có khái niệm về các thiết lập 1 mật khẩu an toàn.
17 Tháng Năm 2013(Xem: 24771)
nơi nầy đã tô đậm trong lòng tôi những chân tình, chắc chắn mọi người luôn khát khao, đó là tình thầy trò, tình bạn của một thời chung học tại mái trường trung học Ngô Quyền Biên Hòa...
17 Tháng Năm 2013(Xem: 28996)
Bà em tuổi mới..... hăm ba Ông em vừa cưới về nhà vài hôm. Bà trông như ngọn cỏ non, Xanh tươi mơn mởn bên con trâu già.