Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Diệp Hoàng Mai - GẤU HÌ - NGUYỄN VĂN THUYẾT / Lê Viết Chung - NHỚ VỀ ANH

01 Tháng Mười Một 201312:00 SA(Xem: 32330)
Diệp Hoàng Mai - GẤU HÌ - NGUYỄN VĂN THUYẾT / Lê Viết Chung - NHỚ VỀ ANH

    GẤU HÌ – NGUYỄN VĂN THUYẾT


thuyet_2-large-content

 

Say mê hoạt động cộng đồng từ thủa nhỏ, năm lên 10 tuổi anh Nguyễn Văn Thuyết xin phép cha gia nhập sói con. Cha của anh không đồng ý, khuyên anh nhủ anh: “Con nên chuyên tâm học hành, hơn là tham gia sinh hoạt đoàn Hướng Đạo. Anh Thuyết năn nỉ hoài, nhưng cha của anh nhất định không ký tên vào đơn xin gia nhập hội của con.

Năm 18 tuổi Thuyết mới có thể tự mình ký tên vào đơn xin gia nhập hội HĐVN – mà không nhất thiết phải có chữ ký của người giám hộ – để thỏa niềm đam mê tuổi trẻ. Anh say mê rèn luyện những kỷ năng “mưu sinh thoát hiểm” giúp ích cho hướng đạo sinh. Từ việc vẽ bản đồ, định phương hướng, truyền tin, cắm trại và ca hát … môn nào anh cũng học hành thông thạo. Trong công việc của một giáo viên tiểu học sau này, anh Thuyết thường xuyên ứng dụng tất cả những kỷ năng, kiến thức hướng đạo để dạy dỗ học trò.

thuyet_1-largethuyet_3-large

 

Thời đó, đám học trò nhỏ rất mê thầy giáo Thuyết. Anh dạy bọn trẻ múa hát, hướng dẫn các em trò chơi rèn luyện trí thể lực. Sự đam mê của anh Thuyết bền bĩ cho đến lúc lập gia đình, anh khuyến khích tất cả các con gia nhập hướng đạo. Các con của anh Thuyết, hầu hết trở thành thủ lĩnh trong phong trào hướng đạo ở Biên Hòa. Đó là các cựu hướng đạo sinh đạo Trấn Biên:

- Thiếu trưởng Nguyễn Thị Chẩn, thiếu đoàn Triệu Thị Chinh;

- Hạc trắng Nguyễn Thị Tất, ấu đoàn Bạch Phượng;

- Akela Nguyễn Thị Thanh, ấu đoàn Trịnh Hoài Đức.

- Các đội trưởng : Nguyễn Văn Huệ, Nguyễn Văn Giác, Nguyễn Văn Không.

- Và đặc biệt là chú sói con “út ít” Nguyễn Văn Đăng, tham gia sinh hoạt hướng đạo từ lúc chưa đủ tuổi vào trường … mẫu giáo.

thuyet_6-large-contentthuyet_5-1-large-content

thuyet_4-large

 

Trong những buổi sinh hoạt trại ngày xưa, mỗi lần giới thiệu đạo trưởng Nguyễn Văn Thuyết, tất cả trại sinh đầu hào hứng vỗ tay theo nhịp điệu: “ Mập, mập mà … lùn.! Mà lùn! Mà lùn! Mà lùn!...” Cái dáng thấp đậm mập mạp của anh Thuyết, không thể lẫn vào đâu được. Anh thường dẫn đầu bầy sói con trong điệu múa trăn, ngoằn ngoèo uốn lượn theo lời bài hát:

Đầu trăn lồm ngồm, khúc trăn quanh co.

Mình trăn uốn khúc, trăn phun phì phì.

Chồm lên chồm chồm, khúc trăn lô nhô.

Mình trăn uốn khúc, trăn lăn tròn dó.

Đầu đuôi không rời, nhấp nhô tời bời.

Trăn uốn quanh bên mình đắm say …


thuyet-0-large

Múa Trăn

Tinh chất hướng đạo, gần như thấm đẫm trong máu trong tim của Gấu Hì – Nguyễn Văn Thuyết. Suốt cả cuộc đời, anh không ngừng nghỉ xây dựng và phát triển phong trào hướng đạo ở tỉnh Biên Hòa. Từ cội rễ Trấn Biên, nhiều nhánh rẽ đã nẩy lộc đâm chồi và lan tỏa khắp nơi. Các liên đoàn hướng đạo Phước Tuy, Long Thành, Bà Rịa, Công Thanh, Dĩ An, Công Thanh, công ty Đường Biên Hòa … đã lần lượt hình thành.

Ngôi nhà mà gia đình anh Nguyễn Văn Thuyết hiện cư ngụ, là điểm hẹn của các hướng đạo sinh Biên Hòa. Gia đình anh dành hẳn một gian nhà, dùng làm kho chứa “đồ nghề” đi trại cho cả đơn vị. Bên cạnh ngôi biệt thự, là căn nhà sàn nhỏ mà gia đình anh cho hướng đạo sử dụng làm đạo quán Trấn Biên. Bao ngày bao tháng trôi qua, ngôi nhà của gia đình anh Thuyết vẫn còn là điểm hẹn cho những cựu hướng đạo sinh xa xứ tìm về.

thuyet_7-large


"Đạo quán Trấn Biên năm 1972"

 

Gấu Hì – Nguyễn Văn Thuyết lìa rừng Trấn Biên vào ngày 20/07/2000, sau một thời gian dài điều trị bệnh. Những ngày cuối đời, anh vẫn lạc quan với những bài ca hướng đạo : “ Một hoa sáng, cài trên nón, một câu hát yêu đời ở môi …” Mặc dù đã yên vui về cùng cát bụi từ lâu, nhưng hình ảnh Gấu Hì – Nguyễn Văn Thuyết hiền lành, vui tính vẫn không phai nhòa trong ký ức của anh chị em cựu hướng đạo Biên Hòa.

 

Tháng 10/2013

Diệp Hoàng Mai

 


NHỚ VỀ ANH

 

le_viet_chung_hoc-large-content


  Tôi – một hướng đạo sinh 16 tuổi – từng ngưỡng mộ và xem anh Nguyễn Văn Thuyết, đạo trưởng Trấn Biên như thần tượng. Tôi còn nhớ sau những đêm lửa trại, anh Thuyết thường tổ chức những buổi tĩnh tâm cho hướng đạo sinh. Trong không gian tĩnh lặng về đêm, giọng nói trầm ấm của anh lôi cuốn tôi vào những bài giảng bài đạo lý vô cùng sinh động. Càng lúc tôi càng say mê anh, khi phát hiện anh có cả một kho tàng kiến thức.

 Thế là đêm đêm, tôi đạp chiếc xe cọc cạnh đi tìm anh. Căn nhà sàn nơi anh tiếp tôi, chất chứa khá nhiều sách báo, kinh sách, tập san… Lần nào cũng vậy, anh chìa bàn tay trái múp míp bắt tay trái của tôi. Bàn tay của anh mềm mại và ấm áp, nắm chặt tay tôi như muốn truyền hơi ấm tình thương cho người em vong niên bé nhỏ của anh.

 Anh châm cho tôi một ly nước lọc, rồi bắt đầu kể tôi nghe những câu chuyện về tôn giáo về triết học, và những ứng dụng vào việc rèn luyện nhân cách con người. Anh say sưa giải thích, tôi chăm chú lắng nghe … Thường thì đến hơn mười giờ đêm tôi mới về nhà. Anh chính là người đã khai sáng, và giúp tôi dần khám phá vẻ đẹp tuyệt vời của thế giới Triết học và Phật học.

Anh thừa kế rất nhiều Kinh Sách Pháp ngữ do cha của anh – bác sĩ Nguyễn Văn Hoài – cất công sưu tập. Trong kho tàng sách báo của gia đình anh, có những tài liệu quý hiếm phải đặt mua từ bên Pháp. Chính tôi đã giới thiệu Thạc sĩ Trần Ngọc Anh mượn của anh quyển Le Lotus de la bonne loi (Diệu Pháp Liên Hoa Kinh – ngày nay đã có bản PDF trên mạng), để nghiên cứu thêm về chuyên ngữ Phật học. Dịch giả Trúc Thiên, Nguyễn Ngu Ý, thi sĩ Bùi Giáng, thi sĩ Hoài Khanh đều có giao lưu trao đổi sách với anh.

Có thời gian tôi không thể đến với anh, nghe anh chuyện trò như trước. Nhưng anh vẫn nhiệt tình “chuyền mồi” cho tôi, bằng cách tự tay cột những chồng kinh sách mang đến nhà cho tôi đọc. Những bộ Pháp Hoa, Đại Niết Bàn, Hoa Nghiêm, cùng nhiều quyển sách giá trị khác …, anh thường xuyên cung cấp cho nhu cầu khát khao đọc sách của tôi. Đang ở chiến trường Quảng Trị, tôi cũng thư về nhờ anh mua dùm tôi quyển Tự do đầu tiên và cuối cùng (The first and last freedom của Krisnamurti) ngay khi sách mới “ra lò”, để gởi ra Bến Hải làm “ bạn đồng hành” cùng tôi những ngày chinh chiến.

Năm 1972 tôi bỏ ngũ, trở lại Biên Hòa. Anh cho tôi biết: “Liên đoàn Dĩ An hiện không có trưởng, anh nhờ em phụ trách …” Thế là từ đó, tôi tập tành nghề làm Trưởng. Thời đó có trưởng Ngân, trưởng Huệ đang coi thiếu đoàn nữ. Anh Tuyến, anh Việt cùng với tôi thường xuyên hổ trợ cho các sinh hoạt của liên đoàn. Sau kỳ trại họp bạn Giữ Vững ở Suối Tiên, tôi lại phải xa anh và liên đoàn, để tìm cách… né tránh chiến trường miền Trung đỏ lửa.

Sau năm 1975 tôi hội ngộ cùng anh. Phong trào hướng đạo không còn, anh chuyển sang sinh hoạt với hội Chữ Thập Đỏ (Hồng Thập Tự). Hôm nào rảnh rỗi, anh rủ tôi và thầy giáo Sự cùng đạp xe lên Trị An chơi. Ba người gồm hai già một trẻ, cùng nhau dong ruỗi đường dài trên ba “con ngựa sắt” cũ kỹ. Ở trạm dừng chân nào, anh cũng cũng hồn nhiên ca hát. Đám trẻ con miền quê tò mò “ bu” quanh lắng nghe, càng khiến anh thêm phấn khích. Anh thuộc rất nhiều bài hát thiếu nhi, và anh miệt mài hát cho bọn trẻ nghe hoài không biết mệt.

Một lần khác chúng tôi đạp xe lên Tân Ba, vòng qua Bình Dương thăm viếng những ngôi chùa, là những nơi thầy giáo Sự từng làm công quả. Thầy giáo Sự không phải là hướng đạo sinh, nhưng tôi cũng gọi là “ Anh” luôn vì hai lẽ: Thứ nhất là không tạo ra khoảng cách, giữa hai ông cùng nghiệp… giáo già. Thứ hai bởi giữa tôi và anh Sự có một niềm cảm thông sâu sắc vượt qua tuổi tác. Anh Sự đã từng tô, vẽ, đắp tượng công quả cho rất nhiều ngôi chùa. Cho nên đến thăm chùa nào, nhóm chúng tôi cũng được tiếp đón như người nhà. Đương kim trụ trì chùa Tây Tạng ở Bình Dương lúc bấy giờ là Thầy Tịch Chiếu – cũng là huynh đệ đồng môn với anh Sự – đã đích thân đón tiếp chúng tôi. Đó là hạnh đạo không phải đệ tử nào cũng có cơ duyên đón nhận.

Tôi nhớ hoài câu nói của Thầy Tịch Chiếu “Đại sư Suzuki, trong tác phẩm Thiền Luận, Ngài chưa hiểu về Thiền. Mãi đến cuối đời, Ngài mới thấy được ánh sáng Chân Lý qua tác phẩm Sáu cửa vào động Thiếu Thất

Trong chuyến hành hương “ba cây số nhất bái” lần này, anh Thuyết của tôi không thuyết pháp cũng như không hát ca gì cả. Anh bảo, ghé chốn trang nghiêm mà ca hát ồn ào là không phải phép.

Những năm cuối đời, anh Thuyết luôn mặc đồ đẹp như đi ăn cưới, dẫu chỉ loanh quanh trong nhà. Anh bảo “Để dành đồ mới làm chi, không mang ra mặc thì nay mai chết đi cũng đem đốt bỏ mà thôi!...”

Bài hát anh yêu thích nhất, là bài ca tráng sinh “Một hoa sáng cài trên nón, một câu hát yêu đời ở môi, con tim vui tươi và luôn tín thành. Và không ước gì hơn thế, lòng hăng hái yêu đời tráng sinh, dư sức đi xa luôn dù đến chân trời….”

Cứ như thế, anh Thuyết lạc quan cho đến phút cuối cuộc đời…

 Lê Viết Chung (Học)


19 Tháng Giêng 2017(Xem: 18742)
Dù ai buôn bán đâu đâu, Mười hai tháng tới, nhớ về Hui Ton. Dù ai buôn bán trăm nghề, Mười hai tháng hai, rủ nhau mà về.
15 Tháng Giêng 2017(Xem: 7753)
Xin cám ơn các bạn đã đến thắp nhang tiễn biệt bạn bè lần cuối, cũng như thạnh tình của bè bạn phương xa. Đời người, ai không khỏi lìa xa cảnh ngộ nầy.
17 Tháng Mười Hai 2016(Xem: 14480)
Kính Chúc Quý Thầy Cô và Thân Hữu Một Mùa Giáng Sinh An Lành, Hạnh Phúc
22 Tháng Mười 2016(Xem: 14389)
bộ sưu tập Chân Dung Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo
05 Tháng Tám 2016(Xem: 7738)
Thời gian và Địa điểm: 6:OOPM Saturday 20 tháng 8, 2016 Vacation Isle East - Mission Bay
13 Tháng Bảy 2016(Xem: 21123)
Hôm nay, 12/7/2016, có lẽ là một trong những ngày "đen tối" nhứt của lịch sử bành trướng cộng sản Trung Hoa.
12 Tháng Bảy 2016(Xem: 11388)
Tour hôi ngô Ngô Quyền 2016 đã để lại cho mọi người những kỹ niệm khó quên
10 Tháng Bảy 2016(Xem: 12340)
Vào 11 giờ 32 tối chúa nhựt hôm nay, trọng tài đã thổi hồi còi cuối cùng trong giải túc cầu Euro 2016 để chấm dứt trận chung kết đầy hồi hộp & gay cấn . Hội tuyển Portugal đã hạ "đo ván" Hội tuyển Pháp với tỷ số 1 - 0.
08 Tháng Bảy 2016(Xem: 12305)
Tiên đoán tính theo xác xuất: Pháp với 55 % và Portugal với 45 % có cơ hội đoạt cúp vô địch túc cầu Âu Châu Euro 2016
06 Tháng Bảy 2016(Xem: 14203)
Bộ ảnh nhiều người chụp làm sống mãi hình ảnh Đại Gia Đình NGÔ QUYỀN thế hệ 1956- 1975 chung sức thực hiện kỷ niệm 60 năm thành lập trường
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 12189)
Tóm lại, tiên đoán tính theo xác xuất: Portugal với 65 % và Đức với 55 % có cơ hội thắng trận để vào vòng chung kết tới . Hãy chờ xem sao!
05 Tháng Bảy 2016(Xem: 11948)
* Kỷ Niệm 60 năm NQ Thầy HiệuTrưởng PhạmĐứcBảo Chúc Mừng Thầy Cô * Đêm văn nghệ TIỀN HỘI NGỘ Slide Show by Linda77snow
04 Tháng Bảy 2016(Xem: 16268)
Nhân Kỷ Niệm 60 Năm thành lập trường và ĐGĐ Ngô Quyền Hội ngộ toàn Thế giới kỳ 3, Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo từ VN gửi lời chúc mừng đến Thầy Cô
28 Tháng Sáu 2016(Xem: 10160)
* Xin bấm vào phần audio bên dưới để lắng nghe và chuẩn bị cùng nhau hòa chung tiếng hát trong ngày Hội Ngộ
20 Tháng Tư 2016(Xem: 8448)
Đến hôm nay, thứ ba 19 tháng 4, 2016 đã có khoảng 37 người ghi tên tham dự tiệc hop mặt mừng mùa xuân (spring break) năm 2016.
07 Tháng Ba 2016(Xem: 14994)
“ mất lòng trước nhưng đặng lòng sau” với số lượng người ghi danh quá đông và ban tổ chức không thể chuẩn bị chổ ỡ thêm vì 2 căn nhà ngoại ô chỉ nhận tối đa 40 người.
19 Tháng Hai 2016(Xem: 17565)
Bài vở xin gửi về cho Ban Truyền Thông trước ngày 1 tháng 5, 2016. Mọi chi tiết liên hệ sẽ được thông báo trong thời gian tới.
05 Tháng Hai 2016(Xem: 33090)
Anh chị em mình ơi! Hạnh phúc không ở đâu xa, hạnh phúc đã trở thành dòng chảy ngay trong huyết quản anh chị em mình ...
11 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 13052)
Tôi muốn chia xẻ với thầy cô cùng các bạn đồng môn những ảnh này vì lời biết ơn của tôi và gia đình phản ảnh tất cả những gì chúng ta đều muốn nói với quốc gia thứ hai của chúng ta.
13 Tháng Mười Một 2015(Xem: 10201)
Sống lành mạnh cũng là một cách sống và cũng còn là một chọn lựa dành cho những người được hưởng Medicare.
30 Tháng Mười 2015(Xem: 14489)
Quý vị nên tìm các hảng bảo hiểm lớn và vững chắc, nhất là nơi ghi danh Medicare Advantage luôn cận kề quanh năm
23 Tháng Mười 2015(Xem: 11563)
Nhóm STCM được ký một hợp đồng với Trung Tâm Sở Hữu Trí Tuệ và Chuyễn Giao Công Nghệ tại Sài Gòn vào ngày 6 tháng 10 / 2015.