Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Thành Luân - Danh sách 10 Điều nguy hiểm nhất trên Internet

13 Tháng Bảy 201312:00 SA(Xem: 19741)
Thành Luân - Danh sách 10 Điều nguy hiểm nhất trên Internet

 10 Điều nguy hiểm nhất trên Internet



 cyber_defender-content

Hãng bảo mật Cyber Defender (Mỹ) vừa đưa ra danh sách 10 điều nguy hiểm nhất mà người dùng có thể gặp phải khi làm việc trên mạng. Dưới đây là những điều nguy hiểm và các biện pháp phòng tránh do trang công nghệ Gizmodo ghi nhận lại.

1. Sử dụng tính năng “Keep me signed in” trên các máy tính công cộng.
Người dùng tuyệt đối không nên sử dụng chức năng này trên các máy tính công cộng, vì sẽ làm tăng nguy cơ rò rỉ các thông tin cá nhân quan trọng cho các tin tặc. Nếu cần phải sử dụng tính năng này, chỉ nên sử dụng trên máy tính cá nhân của mình.Và nếu sử dụng tính năng này để đăng nhập vào các trang web như: Google, eBay, Amazon... tại các máy tính công cộng, thì phải chắc chắn rằng mình đã thoát ra hoàn toàn tài khoản của mình khi rời khỏi máy, nhằm bảo vệ sự riêng tư của cho bản thân.

2. Không cập nhật các bản vá lỗi của Windows, Java, Adobe Reader và Adobe Flash.
Các phần mềm như Windows, Java, Adobe Reader và Adobe Flash luôn là những "món ăn" rất "béo bở" để các tin tặc khai thác. Cách tốt nhất để bảo vệ chính mình khi truy cập internet là thường xuyên theo dõi các bán lỗi và khắc phục ngay khi có thể.

3. Tìm kiếm những thông tin riêng tư của các nhân vật nổi tiếng, hoặc những nội dung không lành mạnh.
Đây là một trong các vấn đề rất được người dùng quan tâm khi truy cập internet, chính vì thế phải thực sự thận trọng khi truy cập các tài liệu dạng này vì đa phần chúng đều chứa các Malware (mã độc) để tấn công người dùng.
Nếu cần phải kiếm những thông tin về những nhân vật nổi tiếng, chỉ nên truy cập vào các trang báo điện tử uy tín. Khi cần tìm những thông tin trên google, thay vì chỉ nhập địa chỉ tìm kiếm là http://www.google.com/ thì người dùng nên truy cập vào địa chỉ: https://www.google.com/ để được an toàn hơn, vì cách thức tìm kiếm này đã được thông qua một giao thức kết nối SSL được mã hóa.

4. Sử dụng BitTorrent để tải các phần mềm, phim ảnh và nhạc.
Việc truy cập và tải các phần mềm, nhạc, phim ảnh từ các trang web chính hãng, sẽ giúp người dùng nâng cao được nhận thức của việc sử dụng phần mềm có bản quyền tốt như thế nào. Trong khi đó, nếu sử dụng giao thức torrent để tải chúng (thậm chí một số trang web cung cấp torrent hoàn toàn không mã độc) thì nguy cơ nhiễm mã độc của người dùng vẫn có khả năng xảy ra, vì bên trong một số tập tin torrent đã được tin tặc "cấy" sẵn mã độc vào bên trong.

5. Tìm kiếm phim ảnh "tươi mát"
Đa số các phim ảnh "tươi mát" có trên internet đều là miễn phí, tuy nhiên nếu người dùng chỉ sử dụng "dịch vụ" này để giải trí thì rất nguy hiểm. Nhất là những ai đang sử dụng internet trong giờ làm việc, chưa kể đến nguy cơ nhiễm phải mã độc rất cao khi truy cập vào các trang web "tươi mát".

6. Chơi game online từ các mạng xã hội ảo.
CyberDefender đã ghi nhận được rất nhiều trường hợp, một số trò chơi yêu cầu người dùng khai báo các thông tin cá nhân quan trọng mới có thể chơi được, và như thế chỉ cần tin tặc nhúng một trojan vào trò chơi và dẫn dụ họ chơi cùng, thì toàn bộ các thông tin quan trọng của người dùng sẽ bị lọt vào tay tin tặc.

7. Chia sẻ quá nhiều thông tin cá nhân lên Facebook.
Một số người có thói quen "chia sẻ" quá nhiều thông tin về bản thân mình lên Facebook, chẳng hạn như: ngày sinh nhật, họ tên đầy đủ, số điện thoại di động, địa chỉ nhà... Điều này thực sự rất nguy hiểm, vì các tin tặc có thể lợi dụng các thông tin này để dò mật khẩu của bạn, hoặc làm giả thẻ tín dụng từ các thông tin cá nhân do người dùng cung cấp.
8. Kết nối vào những mạng không dây không rõ nguồn gốc.
Ở những nơi công cộng như: sân bay, khách sạn, nhà hàng... người dùng phải hết sức cẩn thận khi kết nối máy tính cá nhân của mình vào các mạng không dây này. Lý do là, tin tặc có thể lợi dụng việc kết nối này để lấy trộm các dữ liệu trên máy (nếu trong máy tính đang để sẵn những dữ liệu ở dạng chia sẻ).

9. Sử dụng một mật khẩu cho tất cả các tài khoản online.
Một số cá nhân vì muốn "thuận tiện", nên đã đặt chung một mật khẩu cho tất các tài khoản online của mình.Điều này sẽ giúp cho người dùng không quên mật khẩu, nhưng sẽ vô cùng nguy hiểm nếu mật khẩu bị rò rỉ ra, vì tin tặc có thể nắm giữ được dữ liệu quan trọng của người dùng chỉ với một lần tấn công duy nhất.

10. Thử vận may vào các trò chơi trúng thưởng trực tuyến.
Một số trang web thường đưa ra các hình thức bốc thăm trúng thưởng, tham dự trò chơi trực tuyến với những phần quà hấp dẫn như: iPad, iPhone, PlayStation 3,...Tuy nhiên, nếu không cảnh giác người dùng sẽ bị "tiền mất, tật mang" khi lỡ đưa trước một số tiền để tham dự, hoặc cung cấp cả các thông tin cá nhân của mình vào.


Thành Luân

20 Tháng Giêng 2012(Xem: 90710)
Trân không một lời từ giã bạn bè vội bỏ cuộc chơi. Tôi bàng hoàng khi nhận hung tin Trân đột ngột qua đời.
06 Tháng Giêng 2012(Xem: 146791)
(Tưởng nhớ và nguyện cầu hương hồn anh Trần Văn Vinh, siêu thoát nơi cõi Vĩnh Hằng)
31 Tháng Mười Hai 2011(Xem: 79178)
KÍNH CHÚC ĐẠI GIA ĐÌNH NGÔ QUYỀN TOÀN THẾ GIỚI MỘT NĂM 2012 AN KHANG, THỊNH VƯỢNG VÀ VẠN SỰ NHƯ Ý.
18 Tháng Mười Một 2011(Xem: 200177)
Để cùng giữ lại cho nhau tình cảm thầy trò Ngô Quyền của những ngày xưa thân ái. Đêm nay thầy trò chúng tôi đều cùng say, nhưng chắc chắn không say vì men rượu…
11 Tháng Mười 2011(Xem: 70225)
Một góc tâm tưởng của đồng nghiệp và học trò sẽ có một chỗ cho Cô an lành bình yên như những ngày xưa thân ái ở Ngô Quyền
05 Tháng Sáu 2011(Xem: 126116)
“Ngô Quyền ơi bao năm vẫn xanh màu kỷ niệm Ngô Quyền ơi bao năm vẫn tình cảm vẫn đong đầy”
01 Tháng Năm 2011(Xem: 63739)
ĐỂ NHỚ VỀ TỪNG NGƯỜI BẠN CỦA TÔI NHƯ MỘT LỜI TẠ LỖI
27 Tháng Tư 2011(Xem: 64300)
Danh Sách CHS Ngô Quyền Khóa 5 (1960-1967), Lớp Pháp văn
11 Tháng Mười Một 2010(Xem: 88146)
CÁO PHÓ và PHÂN ƯU: Nhạc mẫu ChsNQ Võ Tất Thắng là Cụ Bà Cụ Thái Thị Ty đã từ trần tại B.C, Canada,