Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

6 TỶ PHÚ NGƯỜI VIỆT KHIẾN DÂN MỸ NỂ TRỌNG - TUỔI THƠ NGHÈO KHỔ CỦA NHỮNG NGƯỜI GIÀU TRÊN THẾ GIỚI

26 Tháng Tư 201312:00 SA(Xem: 56050)
6 TỶ PHÚ NGƯỜI VIỆT KHIẾN DÂN MỸ NỂ TRỌNG - TUỔI THƠ NGHÈO KHỔ CỦA NHỮNG NGƯỜI GIÀU TRÊN THẾ GIỚI


6 tỷ phú người Việt khiến dân Mỹ nể trọng

 

Cập nhật lúc 12-04-2013 15:53:57 (GMT+1)

Làm ngành tài chính, công nghệ, thậm chí là chăm sóc móng tay… nhưng họ đều ghi dấu ấn đậm nét về kinh doanh trên đất Mỹ.

Đoàn Trí Trung - "Ngôi sao đang lên" của chip LED

Được mệnh danh là “ngôi sao đang lên” của lĩnh vực chip LED (chíp điot bán dẫn trong công nghệ thông tin), kỹ sư gốc Việt Đoàn Trí Trung là một trong những người sáng lập công ty Semiled (bang Idaho, Mỹ).
Ông cũng là chủ hoặc đồng chủ sở hữu 250 bằng sáng chế có giá trị trong lĩnh vực kỹ thuật điện tử tại Mỹ.
Công ty chuyên về thiết bị bán dẫn của ông Trung đã phát hành cổ phiếu ra công chúng lần đầu (IPO) năm 2010 và được dự báo sẽ dẫn đầu thị trường chip LED.
Công ty của doanh nhân này, ngoài trụ sở ở Mỹ, còn có thêm 2 nhà máy tại Trung Quốc và Đài Loan.


blank


Charlie Tôn Quý - "Vua" nails tại Mỹ


Doanh thu mỗi năm của toàn hệ thống Regal Nails lên tới 450 triệu USD nếu tính trung bình mỗi tháng là 34.000 USD/tiệm. Ông chủ của chuỗi tiệm chăm sóc móng “hái ra tiền” tại Mỹ nói trên là Charlie Tôn Quý - một nhân vật với mái tóc dài bồng bềnh như nghệ sĩ, đã từng xuất hiện trên trang web cá nhân của chuyên gia Alan Phan.
Doanh nhân gốc Việt nổi danh trên đất Mỹ
Charlie Tôn Quý cũng là người đàm phán được với “người khổng lồ” WalMart của Mỹ để được đặt tiệm nails của mình trong siêu thị, sau 2 năm thuyết phục tập đoàn này. Hơn 1.100 tiệm nails trải dài trên đất Mỹ của doanh nhân này là một con số không nhỏ và với mức doanh thu lên tới nửa tỷ USD mỗi năm chỉ với công việc chăm sóc, sơn sửa móng tay, móng chân.
Ông Alan Phan - một trong những chuyên gia với phát ngôn gây chú ý của dư luận đánh giá, nếu Regal Nails niêm yết trên sàn chứng khoán, thì cổ phiếu của hãng này sẽ là một trong những bluechip “hot” nhất vì con số doanh thu ấn tượng cũng như yếu tố an toàn là không có nợ.

blank


Bill Nguyễn - Người có duyên bán hàng cho Apple

Khởi nghiệp từ nghề phụ bán xe hơi cũ tại Mỹ, Bill Nguyễn - doanh nhân được Forbes vinh danh là một trong 40 người dưới 40 tuổi giàu nhất nước Mỹ và tập đoàn truyền thông MSNBC bầu chọn “có khả năng thay đổi bộ mặt công nghệ thông tin toàn cầu” - đã thành lập liên tiếp 7 công ty tính đến thời điểm hiện tại.
Năm 1999, với thương vụ bán lại công ty Onebook giá 850 triệu USD, Bill Nguyễn là cái tên được chú ý. Ông cũng là chủ nhân của một ứng dụng trực tuyến mang tên Lala.com được Apple mua lại với giá hơn 80 triệu USD vào năm 2009, sau đó Apple tích hợp ứng dụng này vào iTunes cho sản phẩm của mình.
Năm ngoái, Apple cũng đã chi ra vài chục triệu USD để mua lại ứng dụng chia sẻ hình ảnh do Bill Nguyễn phát triển. Hiện tại, doanh nhân này đang phát triển công ty Seven Networks chuyên cung cấp dịch vụ ứng dụng và nội dung cho nhà mạng.

blank


Ông chủ khách sạn Trần Đình Trường

Khối tài sản trên 1 tỷ USD khiến cho Trần Đình Trường – ông chủ nhiều khách sạn tại New York (Mỹ) được biết đến như là một trong những doanh nhân gốc Việt giàu có nhất. Ông Trường sinh năm 1932 quê ở Hà Tĩnh, là ông chủ hãng vận tải đường biển Vishipco trong những năm trước 1975 tại TP.HCM. Từ năm 1975, ông sang Mỹ và kinh doanh khách sạn tại New York, Manhattan.
Năm 1984, ông bỏ tiền mua 2 máy bay trực thăng khoảng 3,2 triệu USD cho các tổ chức cứu trợ nạn đói tại Ethiopea. Đây cũng là doanh nhân đã tài trợ 2 triệu USD khi Mỹ gặp sự kiện khủng bố hôm 11/9/2001 sau đó được Liên hiệp người Mỹ gốc Á vinh danh năm 2003 vì hành động này.
Trần Đình Trường đã từ trần vào tháng 5/2012 tại Mỹ, song gia đình ông vẫn đang phát triển sự nghiệp do doanh nhân này gây dựng với việc kinh doanh, cho thuê khách sạn tại Mỹ.

blank


Triệu Như Phát: Tỉ phú từ BĐS

Sinh ra tại Hải Phòng, năm 7 tuổi, ông theo gia đình vào Sài Gòn. Lớn lên trong gia đình có đến 10 anh chị em, ông phải vất vả lắm mới tốt nghiệp đại học ngành văn và ngoại ngữ. Sau đó, ông làm công việc xúc tiến kinh doanh cho một công ty tại Sài Gòn rồi làm thông dịch viên.
Năm 1975, ông cùng vợ sang Mỹ định cư. Nhờ vào vốn tiếng Anh nên ông dễ dàng tìm được công việc bán máy hút bụi tại California. Thế nhưng, với đam mê làm giàu sẵn có, ông quyết tâm khởi sự kinh doanh cho riêng mình.
Khi đó, chàng trai trẻ Triệu Như Phát không vội vã làm giàu mà muốn có trước hết một nền tảng kiến thức vững chắc. Vì thế, ông chấp nhận làm công việc bảo vệ để đi học thêm. 
Năm 1978, ông Triệu Như Phát chính thức khởi sự kinh doanh ngành bất động sản tại California khi thành lập Công ty Bridgecreek. Dồn hết tâm huyết vào đây, suốt 10 năm trời gần như tuần nào ông cũng làm việc 7 ngày với hơn 16 tiếng đồng hồ mỗi ngày.
Từ khi thành lập đến nay, Bridgecreek đã đầu tư các dự án bất động sản với tổng trị giá lên đến 400 triệu USD. Trong đó, có Khu thương mại Phước Lộc Thọ (còn mang tên tiếng Anh là Asian Garden Mall) đóng vai trò trung tâm thương mại quan trọng của người châu Á tại Mỹ.
Vào năm 2002, Tổng thống Mỹ khi đó là ông George Bush chỉ định doanh nhân Triệu Như Phát vào Ban giám đốc Quỹ giáo dục Việt Nam (VEF). Đây là một quỹ trực thuộc Nhà Trắng chuyên hỗ trợ trao đổi giáo dục Việt - Mỹ, từng cấp học bổng cho hàng trăm trí thức Việt Nam sang Mỹ để tu nghiệp, học thạc sĩ và nghiên cứu sinh tiến sĩ. Sau đó, ông trở thành Giám đốc của VEF.


blank


Tỉ phú công nghệ Trung Dung 


Đến Mỹ vào năm 1984 với số tiền vỏn vẹn 2 USD trong túi cùng vốn tiếng Anh ít ỏi, chàng thanh niên Trung Dung 17 tuổi bắt đầu ra sức làm thêm để đi học.
Trung Dung vừa làm việc hằng đêm tại một nhà hàng và gác cổng ở một bệnh viện vào cuối tuần nhưng cũng chỉ kiếm được 350 USD mỗi tháng. Thế nhưng, trong 3 năm ông không chỉ nhận bằng cử nhân toán và máy tính của Đại học Massachusetts, mà còn hoàn thành 90% chương trình thạc sĩ khoa học máy tính.
Sau đó, ông nhận học bổng nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Boston. Hoàn thành chương trình tiến sĩ, ông bắt đầu theo đuổi sự nghiệp theo đúng chuyên môn sẵn có và làm việc tại Công ty phần mềm thương mại điện tử OpenMarket.


blank

Sau vài năm làm việc, ông rời khỏi công ty này và chấp nhận từ bỏ lợi ích khoảng 1 triệu USD nhờ quyền chọn mua cổ phiếu. Tuy nhiên, Trung Dung lại sở hữu những nền tảng vững chắc để thành lập Công ty phần mềm OnDisplay chuyên cung cấp các ứng dụng trực tuyến cho doanh nghiệp vào năm 1996.
Vượt qua vô số khó khăn, OnDisplay từng bước lớn mạnh và trở thành một trong số ít các công ty thành công lớn khi lần đầu tiên phát hành cổ phiếu ra thị trường vào năm 1999. Không chỉ thu về nhiều triệu USD, OnDisplay còn là công ty tiên phong cho làn sóng những doanh nghiệp của các ông chủ gốc Á trỗi dậy trong ngành internet Mỹ.
Đến năm 2000, Trung Dung chính thức trở thành tỉ phú bằng việc thu về 1,8 tỉ USD nhờ vào thương vụ bán cổ phần của ông trong OnDisplay cho Vignette Corporation (nay là OpenText). Nhờ đó, ông trở thành một điển hình trong cuốn sách Giấc mơ Mỹ của tác giả Dan Rather.

Nguồn: VNN




Tuổi Thơ Nghèo Khổ

Của Những Người Giàu Trên Thế Giới
 

1. Maria Das Gracas Silva Foster


Từ một đứa trẻ sống trong khu ổ chuột tồi tàn ở Brazil, Foster hiện đã là nữ CEO đầu tiên của đại gia dầu mỏ Brazil Petrobas.

blank

Giám đốc đại gia dầu mỏ Brazil đã có một tuổi thơ rất cơ cực tại khu dân cư nghèo nàn Morro do Adeus. Mẹ bà phải làm việc quần quật cả ngày, trong khi người cha là một kẻ nát rượu. Foster đã phải nhặt vỏ hộp và giấy đem bán để có tiền đi học.
Năm 1978, bà trở thành thực tập sinh tại Petrobas và nhanh chóng là phụ nữ đầu tiên làm trưởng phòng cơ khí chế tạo. Tinh thần làm việc không mệt mỏi đã khiến bà được mọi người gọi với cái tên Caveirao - một loại xe bọc thép thường được cảnh sát Brazil dùng để truy quét tội phạm. Tháng 2 năm nay, Foster đã được chỉ định vào ghế CEO của Petrobas.

2. George Soros

Sống sót sau cuộc càn quét của Phát xít Đức tại Hungary năm 13 tuổi, George Soros giờ đã là một trong những nhà đầu tư thành công nhất thế giới.

blank

Để cứu sống con trai mình khỏi tay Phát xít Đức, cha của George Soros đã phải hối lộ một nhân viên chính phủ, có vợ là người Do Thái, nhận Soros làm con đỡ đầu. Sau cuộc chiến, George Soros rời Hungary để đến ở với họ hàng tại London (Anh). Để có tiền theo học Trường Kinh tế London, ông đã phải làm bồi bàn và phu khuân vác ở nhà ga.
Sau khi tốt nghiệp, Soros bán hàng tại một quầy lưu niệm, liên tục viết thư cho các giám đốc ngân hàng tại London cho đến khi được nhận. Đó là bước khởi đầu cho sự nghiệp tài chính thành công vang dội về sau của ông. Trong đó, nổi tiếng nhất là phi vụ đặt cược vào đồng bảng Anh năm 1992 khiến ông kiếm được 1 tỷ USD chỉ trong một đêm.

3. Ursula Burns

 

blank

Từng sống trong khu “xóm Liều” ở Manhattan, Ursula Burns hiện đã là CEO hãng máy in Xerox.
Trước khi trở nên sầm uất như hiện nay, Lower East Side của Manhattan là tụ điểm của các băng nhóm tội phạm. Burns sống cùng mẹ trong một khu nhà ở xã hội tại đây. Mẹ bà đã mở một nhà trẻ và cửa hàng giặt là để có tiền cho bà đi học. Tốt nghiệp Đại học New York, Burns trở thành thực tập sinh tại Xerox. Hiện tại, không chỉ là Chủ tịch kiêm CEO của Xerox, bà còn là phụ nữ Mỹ - Phi đầu tiên lãnh đạo một công ty trong Fortune 500 (danh sách 500 công ty lớn nhất nước Mỹ).

4. Howard Schultz

Từ khu ổ chuột ở Brooklyn, Schultz đã thành CEO của chuỗi nhà hàng cà phê Starbucks.


blank

Schultz lớn lên trong khu ổ chuột tại Bayview, Canarsie, Brooklyn (New York). Vì vậy, hồi nhỏ, ông luôn muốn "trèo qua hàng rào" để nhìn quang cảnh bên ngoài khu dân cư nghèo nàn mà ông và người cha làm lái xe tải đang sống. Thời còn đi học, Schultz rất giỏi thể thao và đã được nhận vào Đại học Bắc Michigan nhờ học bổng bóng đá.
Sau khi tốt nghiệp chuyên ngành truyền thông, Schultz làm việc cho Xerox trước khi lập quán cà phê nhỏ mang tên Starbucks. Vì niềm đam mê với thức uống này, Schultz đã rời Xerox và thành lập công ty riêng năm 1987. Khởi đầu với 60 cửa hàng, Starbucks hiện nâng con số này lên 16.000 trên khắp thế giới. Schultz cũng sở hữu khối tài sản trị giá 1,5 tỷ USD.

5. Li Ka-shing

Bỏ học năm 15 tuổi, Li Ka-shing giờ đã là người giàu nhất Đông Á.


blank

Gia đình Li Ka-shing rời Trung Quốc đại lục đến Hong Kong năm 1940. Sau đó ít lâu, cha ông mất vì bệnh lao khi Li chỉ mới 15 tuổi. Để phụ giúp gia đình, ông đã xin nghỉ học để làm đồ nhựa cho một công ty xuất khẩu sang Mỹ.
Năm 1950, Li lập công ty riêng có tên Cheung Kong Industries. Ban đầu, công ty này sản xuất nhựa, sau đó mới chuyển sang bất động sản. Li còn mở rộng thâu tóm các công ty khác và hiện lấn sân sang cả ngân hàng, công ty điện thoại di động, truyền hình vệ tinh, xi măng, bán lẻ, khách sạn… Tài sản của ông được Forbes định giá 25,5 tỷ USD.

6. Sheldon Adelson

Từng phải sống chen chúc trong nhà tập thể chật chội, Sheldon Adelson giờ đã là ông trùm khách sạn nổi tiếng thế giới.


blank

Adelson lớn lên trong một khu tập thể tồi tàn ở Massachusetts (Mỹ). Hồi nhỏ, ông từng cùng cha mẹ và ba anh em họ ngủ chen chúc trên một chiếc giường rất nhỏ. Cha ông là một tài xế taxi người Lithuania, còn mẹ ông có một cửa hàng đan. Khi lên 12, Adelson đã bắt đầu bán báo và sau đó quản lý một máy bán hàng tự động.
Adelson từng thử sức với rất nhiều lĩnh vực, từ buôn bán đồ dùng phòng tắm cho khách sạn đến môi giới thế chấp nhà cửa. Bước ngoặt đến với ông khi bán được Comdex (Hội chợ máy tính quốc tế) với giá hơn 800 triệu USD. Ông đã dùng số tiền đó để mua Sands Hotel & Casino và sau đó là khu siêu nghỉ dưỡng The Venetian.

7. Roman Abramovich

Từ một đứa trẻ mồ côi, Roman Abramovich giờ đã là ông chủ một đế chế dầu mỏ.


blank

Sau khi cha mẹ qua đời năm lên 4 tuổi, Abramovich được bà và chú nuôi dưỡng. Abramovich đã rời bỏ trường đại học để theo đuổi đam mê kinh doanh, mà ban đầu là bán vịt nhựa bên ngoài một chung cư ở Moscow (Nga).
Năm 1995, ông mua lại đại gia dầu lửa Sibneft với giá hời và tiếp tục thâu tóm các công ty lớn, trong đó có Tập đoàn thép Evraz. Abramovich còn từng bị cáo buộc hối lộ, rửa tiền và dính líu đến mafia Nga, nhưng sau đó đã được dàn xếp ổn thỏa. Hiện ông là người sở hữu du thuyền lớn nhất thế giới và câu lạc bộ bóng đá Anh Chelsea.

8. J.K. Rowling

Tác giả bộ truyện Harry Potter phải sống nhờ trợ cấp trước khi trở thành tỷ phú.


blank

Đầu những năm 1990, Rowling ly dị chồng và nuôi con một mình nhờ trợ cấp chính phủ. Hầu hết seri truyện về cậu bé phù thủy đều được bà hoàn thành trong các quán cà phê sau khi đi dạo với con gái Jessica. Khi Harry Potter trở nên nổi tiếng trên toàn thế giới và được dựng thành phim, J.K.Rowling đã được đổi đời. Hiện bà sở hữu khối tài sản lên tới 1 tỷ USD.

9. Sam Walton

Trước khi thành lập Wal-mart, Sam Walton từng đi vắt sữa bò và bán tạp chí ở Oklahoma.


blank

Gia đình Walton sống trong một trang trại ở Oklahoma trong suốt thời kỳ Đại suy thoái. Để phụ giúp cha mẹ, ông đã phải vắt sữa bò và đi giao sữa cho khách hàng. Walton cũng nhận giao báo và bán thêm tạp chí.
Năm 26 tuổi, Walton quản lý một cửa hàng tạp hóa sau khi tốt nghiệp cử nhân kinh tế Đại học Missouri. Ông đã dùng 5.000 USD tiết kiệm và 20.000 USD vay từ bố vợ để mua một cửa hàng tạp hóa ở Arkansas. Sau đó, Walton mở rộng chuỗi bán lẻ, phát triển thành đế chế Wal-mart và Sam’s Club. Walton qua đời năm 1992, để lại công ty cho vợ và con cái.

10. Oprah Winfrey

Nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey vượt qua tuổi thơ dữ dội để trở thành tỷ phú.


blank

6 năm đầu đời, Oprah sống với bà và chỉ được mặc váy may từ bao tải khoai tây. Sau khi bị hai người trong gia đình và một kẻ khác lạm dụng, bà đã bỏ trốn khỏi nhà năm 13 tuổi. Chỉ một năm sau, con trai mới sinh của bà cũng qua đời. Oprah về sống với mẹ, nhưng chỉ khi về ở với bố, cuộc đời bà mới bắt đầu tươi sáng.
Oprah được học bổng toàn phần vào đại học, giành chiến thắng trong một cuộc thi hoa khôi và được một đài phát thanh chú ý. Sau đó, bà chuyển sang làm dẫn chương trình và trở thành nữ hoàng truyền hình với số tài sản trị giá 2,7 tỷ USD.
Thùy Linh (theo BI)

01 Tháng Giêng 2024(Xem: 844)
Ngày 10 tháng 3 năm 2024 Hội Ngộ Ngô Quyền Mừng Tân Niên Giáp Thìn tại Houston, Texas.
27 Tháng Tư 2023(Xem: 2066)
Nhưng lần họp mặt năm nay và những năm sau nầy…chị Thanh Vân Anderson không còn về với chúng ta nữa !!!
23 Tháng Hai 2023(Xem: 3710)
Sự hiện diện đông đảo của Quý Thầy Cô và Quý anh chị Đồng Môn nói lên tình đoàn kết keo sơn giữa tình đồng hương nơi xứ lạ quê người.
03 Tháng Tư 2022(Xem: 6555)
Đây là hồi ký của Tiến Sĩ Thanh Vân Anderson. Nội dung nói về ba giai đoạn trong cuộc hành trình gian khổ,