Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Một Góc Thầy Trò 7 - Thầy Mai Kiến Phúc

09 Tháng Mười 200912:00 SA(Xem: 15142)
Một Góc Thầy Trò 7 - Thầy Mai Kiến Phúc


thaymkphuc-content

 


Một điều đặc biệt về Thầy Mai Kiến Phúc là Thầy rất yêu nghề đi dạy, và dù chỉ được đứng trên bục giảng 14 năm (1965-1979) nhưng suốt thời gian đó, Thầy liên tục ..."gõ đầu trẻ" ở Trung học Ngô Quyền với môn Vật Lý.

 

Thời đó, trong số những học sinh "ngưỡng mộ" Thầy vì Thầy còn trẻ lại dạy các lớp đệ nhị cấp một môn học cần phải "động não" nhiều, có những học sinh còn "ái mộ" Thầy như CHS Trần Ngọc Danh chẳng hạn. Bao nhiêu năm trôi qua, phong cách một nhà mô phạm của Thầy Phúc vẫn còn trong ý nghĩ của anh Danh cũng như rất nhiều học sinh cũ của Thầy.

 

Hình ảnh Thầy Phúc nghiêm khắc với kiến thức Lý Hóa uyên thâm cũng đã trở thành một hình ảnh không phai mờ trong lòng anh Lữ Công Tâm.

 

Đầu thập niên 70, một vài học sinh cũ của Thầy Phúc (Thầy Diệp Cẩm Thụ, Cô Hà Thị Nhung, Cô Liêng Tuấn Tài) đã trở thành đồng nghiệp của Thầy ngay trên bục giảng Ngô Quyền nhưng quan hệ Thầy Trò vẫn như ngày nào. Trong lòng các nhà giáo trẻ vừa mói ra trường, hình ảnh Thầy Phúc "đi qua đi lại trên bục giảng, thao thao bất tuyệt về các định luật Vật lý" vẫn còn nguyên, không nhòa. 

 

Và cứ mỗi lần họp mặt CHS NQ ở Calỉonia, Thầy Phúc được rất nhiều học sinh cũ đến xin được chụp hình chung với Thầy. Mặc dù ngày xưa, trong giờ của Thầy Phúc, "các cô cậu Tú tương lai" thường tránh ánh mắt của Thầy bằng cách cúi xuống "ngắm" giày dép của mình, vì sợ bị Thầy kêu lên bảng giải các bài tập Vật lý.

 

Lớn lên vào đời, không còn phải "ngắm giày dép" mỗi lần gặp Thầy Phúc, nhưng lòng  ngưỡng mộ vẩn còn nguyên, nên tuy không nói ra nhưng một sồ anh chị đã viết ra để các đàn em, không được hân hạnh học với Thầy, có dịp "ngưỡng mộ…ké”.

 

 

 

 

blankNếu gặp lại Thầy Mai Kiến Phúc, tôi sẽ chạy lại Thầy ngay, không cần suy nghĩ, tôi sẽ ôm Thầy như một người thân xa nhau lâu ngày nay mới được gặp. Có thể tôi sẽ khóc vì xúc động hay có lẽ tôi khóc vì thấy tóc Thầy vẫn dày mà tóc tôi đã di tản nhiều hơn Thầy sau nhiều năm xa cách! Tôi mong thấy Thầy không đổi khác, vẫn kính trắng gọng đen (như lúc đó), vẫn sơ mi trắng và quần sẫm màu. Đó là model mà hồi còn trong lớp tôi vẫn ái mộ. Không nói quá, cái hình ảnh Thầy đứng trước bảng đen, say sưa với từng công thức Vật Lý làm tôi cũng như say. Thú thật, tôi mê Thầy và ao ước một ngày nào đó tôi trở thành đồng nghiệp đáng tin cậy của Thầy trước đám học sinh! Sau nầy khi đọc bài viết của Thầy ở Đặc San Ngô Quyền 2004, tôi càng cảm phục Thầy hơn qua ý tưởng sắt đá với nghề dạy học. Xin trích dẫn "Có đến thì có đi. Ngày vĩnh viễn ra đi có thể là ngày mai, tháng tới, năm tới, hay ngay cả đôi ba chục năm nữa thì cũng phải tới. Lúc đó tôi chỉ cầu xin Thượng Đế cho tôi được mang theo tất cả kỷ niệm của quảng đời dạy học và cho tôi được đầu thai trở lại trần gian nầy với nghề đi dạy trong một xã hội không buộc tôi phải nói ngược với niềm tin và suy nghĩ của mình..."

Thử hỏi còn giá trị nào cao hơn với nghề dạy học mà Thầy gắn bó?

 

Tôi sẽ không bao giờ quên tư cách của Thầy trong lớp là nghiêm túc mà gần gũi học sinh cho nên không đứa nào xa cách hay sợ Thầy quá đáng. Có một thói quen của Thầy là trước khi chấm dứt giờ học, Thầy cầm viên phấn nhỏ ném xuống đất. Là hết giờ! Bởi vậy khi gần cuối giờ Vật Lý, khi thấy mấy cô bạn học Ban B là Hà Thị Nhung, Cao Thị Tốt, và Liêng Tuấn Tài vén vén tà áo dài, loay hoay với cặp sách và trước bảng đen, Thầy Phúc bẻ bẻ viên phấn cho nhỏ nhỏ, chuẩn bị, không biết cố ý hay vô tình, ném xuống đất, là tôi biết hết giờ học. Tôi ngẩn ngơ với bài học chưa hiểu hết hay ngẩn ngơ trước một phong cách thường nhật quá dễ thương của Thầy? Bây giờ tôi cũng chưa biết

 

 Trần Ngọc Danh - Đệ Nhất B1 (12B1)

 

 

blankThầy Mai Kiến Phúc là người đỗ thủ khoa từ Đại học Sư pham. Thời ấy (cuối thập niên 60 ), giờ học của Thầy Phúc rất là khuôn khổ học sinh nào đi trễ chừng năm phút thì sách vở sẽ bay ra cửa.

 

Thầy là người Thầy dạy Lý Hóa ở đệ nhị cấp mà chúng tôi rất khâm phục, vì khi Thầy bước vào lớp, chúng tôi chưa bao giờ thấy Thầy mang theo sách để giảng bài, kể cả những lúc Thầy đọc các bài toán Lý Hóa, dường như cũng nằm sẵn trong óc Thầy mà ra…

 

 Lữ Công Tâm - Đệ Nhất A2 (12A2)

22 Tháng Năm 2010(Xem: 63472)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.
27 Tháng Hai 2010(Xem: 32128)
Chưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao...
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38731)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
21 Tháng Mười 2009(Xem: 16986)
Ngay cả những lớp CHS NQ vào trường sau này, chỉ được gặp Thầy ở Mỹ những năm gần đây cũng có nhiều ấn tượng rất tốt đẹp về Thầy và “… cứ tưởng tượng cái dáng cao cao của Thầy đi bách bộ thong dong trong trưa hè nắng chói của đường Bolsa, giữa đời sống bon chen, tất bật ở Mỹ giống như cái dáng của các tiên ông hiền từ đi dạo ở cõi trần tục trong truyện cổ tích đã đọc thời còn nhỏ…”
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34324)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34113)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37295)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37105)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58169)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81211)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 36760)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 18012)
Các em thân mến, Tôi xin mạn phép, gọi các cựu học sinh của tôi bằng danh từ thân ái " các em ". Các em hôm nay đã ở vào địa vị " ông nội ", hay " bà ngoại ", hay là bậc cha mẹ. Các em không còn học sinh nhỏ bé, đáng yêu, nghịch ngợm của tôi.