Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 28 - Thầy Trần Phiên

08 Tháng Mười Một 201212:00 SA(Xem: 37990)
MGTT 28 - Thầy Trần Phiên



MGTT 28 - THẦY TRẦN PHIÊN


thay_tranphien01_1_-large-content


 Qua Thầy dạy Sử, Phạm Đức Bảo năm Đệ Tam ngày xưa ở Quốc học, lúc đó đang là Hiệu trưởng Trung học Ngô Quyền, Thầy Trần Phiên trở thành Giáo sư Toán Ngô Quyền cho các lớp ban B. Đứng trên bục giảng NQ chỉ 4 niên khóa nhưng Thầy Phiên đã lưu lại trong lòng các chs NQ nhiều ấn tượng tốt đẹp.

Thời gian trôi qua, nhanh hơn người ta cảm nhận, nhiều thứ thay đổi nhưng tình cảm của các chs NQ đối với Thầy Phiên vẫn như xưa. Hãy cùng đọc cảm nhận của học trò Thầy Phiên (Trần Ngọc Danh, Hà Thị Nhung) đề thấy hình ảnh của nhà giáo ngày xưa mẫu mực, khiêm nhường rất đáng trân trọng.

Chẳng những thế, ngay cả trong gian lao, lúc "Thầy trò học cùng một lớp", Thầy Phiên vẫn được học trò quý mến mặc dù Thầy và trò đều khoác áo tù nhân vì vận nước. Lúc đó các cựu nam sinh NQ thay phiên nhau giúp Thầy "hoàn thành chỉ tiêu lao động" hàng ngày. Có anh còn mang tặng Thầy "lon canh cải… thiện" quý hiếm trong hoàn cảnh tù đày nghiệt ngã.

Vì vậy, dù không được học Thầy hay chỉ mới biết Thầy hơn một năm qua, Nguyễn Hữu Hạnh, Nguyễn Trần Diệu Hương đã ghi lại những trân quý dành cho Thầy Trần Phiên. Mới thấy tinh thần "nhất tự vi sư bán tự vi sư" và nền giáo dục nhân bản đã thấm sâu vào lòng các chs sinh NQ K1 đến K19 sâu đậm đến độ nào!

 

thay_tranphien1963_002retouch_1_-large-content

Thầy Trần Phiên (1963)



  HC TOÁN


(Kính tng quý Thy Trn Phiên và Hà Tường Cát)

Thầy ra đề Toán khó trần ai

Tìm hoài lời giải mãi loay hoay

Thật tình em ráng vào trong lớp

Bởi không mê Toán chỉ mê Thầy


tran_ngoc_danh-2-large-content

Trn Ngc Danh

…Lớp Đệ Nhị và Đệ Nhất tôi được học Toán với Thầy Trần Phiên. Thầy rất điềm đạm, giảng bài rất kỹ lưỡng.Tiếng giảng bài của Thầy nhỏ nhưng đủ cho cả lớp nghe. Tôi thấy Thầy mang sách vào và để trên bàn giáo sư nhưng ít khi Thầy nhìn vào sách. Chưa thấy Thầy quở trách học sinh nào. Tôi mê lối giảng bài của Thầy lắm vì khi Thấy cầm viên phấn để vẽ vòng tròn thì hình vẽ liền tròn và đôi khi chưa tròn mà Thầy còn đang giảng dở dang thì Thầy vung tay trái để sửa lại cho tròn trong khi mắt Thầy vẫn đang nhìn xuống lớp. Những lúc Thầy dùng tay trái để vẽ hình tôi phục Thầy quá! Thầy vẽ tam giác đều, đường phân giác của góc, đường trung trực… cũng chỉ một nét vẽ mà thôi. Hình ảnh Thầy lên lớp rất nhẹ nhàng đã ghi đậm trong ký ức của tôi ngày ấy. Và tôi đã bắt chước Thầy trong những lúc học Hình Học, tôi vào trường trong những ngày nghỉ, tìm một phòng còn trống, vào trong đó đóng cửa lại để tránh mọi người nhìn thấy, rồi cũng lên bảng, đi đi lại lại, tập vẽ vòng tròn cho thật tròn mà không dùng compas, làm trước các bài tập trong sách, tập giải thích sao cho giống thầy để khi được thầy gọi lên bảng tôi sẽ giảng giống như thầy. Tôi đã sớm học được những tác phong Sư Phạm có hiệu quả của Thầy mỗi ngày một ít mà tôi không hay biết…

31_conhung-1-content

Hà Th Nhung (chs NQ K5, nguyên GS NQ)

 

…Một vị thầy dạy Toán tôi chưa từng theo học -Thầy Trần Phiên- cũng để lại trong tâm một sự tôn kính không hẳn riêng tôi, mà luôn cả những ai từng học Ngô Quyền. Thầy Phiên là người miền Trung nhưng được sự kính mến của học trò xứ bưởi là điều rất hiếm. Và còn lại càng quý hiếm hơn khi cùng sống trong điều kiện nghiệt ngã tù đày và đói khát. Thầy Trần Phiên có một thời gian dạy toán ở Ngô Quyền -sau nầy thầy Phiên thuyên chuyển lên dạy Toán ở trường Võ Bị Quốc gia VN -hiện đang định cư tại Texas.

Nhắc đến thầy Phiên bằng những kỷ niệm đẹp nhất trong đời, dù đang sống trong thời gian đày ải cùng cực, căn bệnh rét rừng của vùng Bà Rá Phước Long, không biết bao nhiêu lớp người lớn tuổi đã gởi lại thân xác ở vùng rừng núi hoang vu nầy. Trước những tháng ngày nắng vội đầy nghiệt ngã, vẫn còn có thầy có trò bên nhau bằng sự tôn kính tràn đầy nhân bản, dù rằng chúng tôi đã được trang bị kỹ “bài hc bình đng: không thy trò, cha con trong cuc đi mi !!!” Cám ơn thầy Phiên, cám ơn những người anh, người bạn đã cho tôi những hình ảnh đáng trân quý. Thầy Phiên đã có được những hạnh phúc miên viễn tình thầy trò, ngay những học sinh Ngô Quyền thầy chưa một lần dạy. Hãy cùng nhau chia sẻ email đầy tâm huyết của thầy Trần Phiên mới đây

Tôi mun tìm Đng Vũ Vĩnh, hs Ngô Quyn cùng thi vi Bùi Th Ho, Đ Th Kim Thoa. Vì Đng Vũ Vĩnh, Ngô Đình Dũng, Lê Hu Phước, là mt s hs Ngô Quyn cũ đã giúp đ tôi rt nhiu trong nhng ngày bi đát trong tri tù. Nhng người bn không bao gi có th quên được”…


97_anh_hanh2-content

Nguyn Hu Hnh

 

thay_tran_phien_-1-large

Thầy Hoài, Cô Lan, Thầy Phố, Thầy Võ, Thầy Phiên, Cô Trí sau ngày Họp mặt NQ 2011


Niên khóa 1974-1975, niên khóa cuối cùng chúng tôi còn được măc áo dài trong suốt quãng đời học trò Trung học, chúng tôi học Hình học với Cô Hà Thị Nhung, và Đại số với Cô Liêng Tuấn Tài . Hai Cô đều giảng bài rõ ràng dễ hiểu, riêng Cô Tài có tiếng nói nhỏ nhẹ, Cô dung dị, hiền lành trong khi Cô Nhung đơn giản nhưng sinh động, đặc biệt là với những hình vẽ Hình học trên bảng đen.

Lúc đó chúng tôi không biết cả hai Cô đều là chs NQ khóa 5, lại là bạn học cùng lớp, và cùng là học trò của Thầy Trần Phiên.

Mãi đến mùa hè năm 2011, nhân họp mặt Ngô Quyền toàn thế giới lần 2, tôi mới biết lối dạy của hai Cô chịu ảnh hưởng từ lối dạy của Thầy Trần Phiên. Hai Cô giáo dạy Toán của tôi đã đưa lối dạy của Thầy Phiên vào việc truyền đạt kiến thức môn Toán cho chúng tôi, học trò và là đàn em NQ của hai Cô.

Không biết có một người bạn nào của tôi ngày xưa về dạy Toán lại ở NQ tiếp tục với lối dạy nhỏ nhẹ nhưng rõ ràng và dễ hiểu đã được truyền qua hai "đời" Thầy trò?

Cũng mùa hè năm 2011, lần đầu tiên Thầy Phiên về "đoàn tụ" với đồng nghiệp và học trò ở miền Nam California. Ở đó, tình cảm Ngô Quyền, nhất là từ học trò xưa làm Thầy Phiên cảm động vô ngần. Những cô cậu học trò của lớp Đệ Nhất B2 (nk 66-67) mắt sáng môi tươi năm xưa thay phiên nhau đưa Thầy đi thăm Little Saigon của người Việt ở California.

Dù tóc Thầy trò đều ít nhiều ngã màu sương khói nhưng lễ nghĩa và tình cảm Thầy trò vẫn còn nguyên như không có gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhanh như 50 ngày.

Phòng học năm xưa không còn, gần 30 học sinh của lớp Đệ Nhất B2 lưu lạc khắp nơi nhưng đã có anh Nguyễn Ngọc Ẩn E (một trong các "học trò ruột" của Thầy Phiên) làm tài xế đưa Thầy dạy Toán năm xưa dong ruỗi nơi những xa lộ của xứ người trong suốt thời gian Thầy về Nam CA dự họp mặt NQ. Một đôi lần, còn có cô Hà Thị Nhung (một trong 3 nữ sinh của Đệ Nhất B2) theo chân Thầy và bạn trong suốt hành trình.

Những ngày du học ở Nhật, mỗi lần về thăm nhà anh Ẩn E đều đến thăm Thầy Phiên dù lúc đó Thầy đã rời NQ về dạy ở trường Võ Bị Dalat.

Thời gian Thầy Phiên mới chân ướt chân ráo ở quê người hơn 30 năm trước, anh Nguyễn Thanh Vân - một học sinh giỏi khác của Đệ Nhất B2- tìm đến San Diego thăm Thầy, vẫn cung kính, vẫn quý mến Thầy như lúc anh cón ngồi ở ghế Ngô Quyền.

Mới đây, hè 2012, tình cờ được nghe chị Bùi Thị Hảo, rồi anh Nguyễn Ngọc Ẩn E thưa chuyện với Thầy Phiên qua đường dây điện thoại California- Texas, tôi rất tự hào về tình nghĩa Thầy trò mà chúng tôi đã được học, thực hành và mang theo từ mái trường Ngô Quyền ở quê nhà đến nhiều nơi trên quê người.

Nếu Cô Nhung và Cô Tài đã học Toán và phương pháp Sư phạm từ Thầy Phiên, tôi cũng học được Toán và tình nghĩa Thầy trò từ các Cô và từ lớp đàn anh Đệ Nhất B2 khóa 5.

Có nhiều điều học được đã bị mai một theo năm tháng, nhưng tình nghĩa Thầy trò thì luôn luôn tồn tại không nhòa. Và mắt Thầy Trần Phiên của chúng tôi thỉnh thoảng vẫn long lanh vì niềm vui do "học trò già" mang đến...


dieu_huong-large-content

Nguyn Trn Diu Hương

 


Phụ Đính:


Thư chia sẻ cảm nghĩ của Thầy Trần Phiên về MGTT 28:




---------- Forwarded message ----------
From: Phien Tran <phien.tran@gmail.com>
Date: 2012/11/12
Subject: Re: Mời đọc MGTT 28 và Văn Thơ Nhạc cuối tuần.

To: HoiAiHuu chs NGOQUYEN BH <ngoquyenbh@gmail.com>


Ngọc Dung và các em trong ban biên tập website Ngô Quyền thân mến,
Tôi rất cảm động khi đọc "Một góc thầy trò 28". Những lời tử tế từ các học trò cũ là những phần thưởng rất quý giá đối với tôi. Xin cám ơn Diệu Hương, Nguyễn Hữu Hạnh, Hà Thị Nhung, Trần Ngọc Danh, Nguyễn Ngọc Ẩn E.
Trước đây cũng nhờ website Ngô Quyền mà tôi đã liên lạc được với các bạn tù đã tận tình giúp đở tôi trong thời gian cải tạo tại Hóc Môn, Phước Long. Những bạn tù nầy là các cựu học sinh Ngô Quyền: Đặng Vũ Vĩnh, Ngô Đình Dũng, Lê Hữu Phước. Xin cám ơn Đặng Vũ Vĩnh, Ngô Đình Dũng, Lê Hữu Phước.
Cũng nhờ website Ngô Quyền tôi đã liên lạc được với các đồng nghiệp cũ, các học sinh cũ.
Xin cám ơn các em điều hành website Ngô Quyền: Tô Anh Tuấn, Ngọc Dung và toàn ban biên tập website.
Cầu chúc quý đồng nghiệp, tất cả cựu học sinh Ngô Quyền mọi sự may mắn, sức khỏe. Hy vọng gặp lại trong kỳ họp mặt 2016.
Thân mến,

 

 

 

 

22 Tháng Năm 2010(Xem: 63824)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.
27 Tháng Hai 2010(Xem: 32263)
Chưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê người, nhưng các CHS NQ luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo, vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao...
23 Tháng Mười Một 2009(Xem: 38862)
Nhân mùa Thanksgiving, Lễ Tạ Ơn ở Mỹ, xin được kết hợp hai truyền thống tốt đẹp nhất của Đông và Tây để viết lên những lời tạ ơn chân thành từ tâm hồn của những chsNQ năm xưa ở cả hai thế hệ "nghi bất hoặc" và "tri thiên mệnh" với các Thầy Cô sắp hoặc đã bước vào tuổi "cổ lai hy".
21 Tháng Mười 2009(Xem: 17026)
Ngay cả những lớp CHS NQ vào trường sau này, chỉ được gặp Thầy ở Mỹ những năm gần đây cũng có nhiều ấn tượng rất tốt đẹp về Thầy và “… cứ tưởng tượng cái dáng cao cao của Thầy đi bách bộ thong dong trong trưa hè nắng chói của đường Bolsa, giữa đời sống bon chen, tất bật ở Mỹ giống như cái dáng của các tiên ông hiền từ đi dạo ở cõi trần tục trong truyện cổ tích đã đọc thời còn nhỏ…”
12 Tháng Mười 2009(Xem: 34606)
Có những cá tính, những sở thích hôm nay bắt nguồn từ thời còn ngồi ở ghế Trung học được các Thầy Cô truyền dạy nhiều kiến thức. Như lớp Tứ 1 (9/1) nk 69-70 của chị Võ Thị Ngọc Dung...
09 Tháng Mười 2009(Xem: 15178)
Một Góc Thầy Trò - Thầy Mai Kiến Phúc. Một đ i ều đặc biệt về Thầy Mai Kiến Phúc là Thầy rất yêu nghề đi dạy, và dù chỉ được đứng trên bục giảng 14 năm (1965-1979) nhưng suốt thời gian đó, Thầy liên tục ..."gõ đầu trẻ" ở Trung học Ngô Quyền với môn Vật Lý.
20 Tháng Bảy 2009(Xem: 34445)
Trong số những "nhà thơ học trò" này, có hai anh Hồ Văn Tân và Hà Xuân Son mà sáng tác từ tâm tình của hai anh thời mới lớn đã bày tỏ được lòng biết ơn Thầy Hoàng Phùng Võ, thầy giáo Việt văn lớp Đệ Ngũ B2 (nk 1958-1959 )
02 Tháng Sáu 2009(Xem: 37535)
Ba mươi năm sau, bên đời lưu lạc, ở tuổi nửa đời người, các cô, các bé ngày xưa mới biết một số Thầy Cô cũ đã từng là học trò Ngô Quyền như mình. Dù muộn màng, “Một góc Thầy Trò” xin được giới thiệu “Những CHS NQ trên bục giảng” để vinh danh các CHS NQ cũng là các Thầy Huỳnh Quan Phận, Diệp Cẩm Thu; các Cô Hà Thị Nhung, Liêng Tuấn Tài, Phạm Thị Hạnh.
26 Tháng Năm 2009(Xem: 37393)
Dưới đây là lá thư của CHS NQ Võ Thị Tuyết Mai, và những bạn bè, đồng nghiệp đã gửi cho Cô Ma Thị Ngọc Huệ, khi được tin Thầy Nguyễn Phong Cảnh từ trần vào ngày 4 tháng 1 năm 2006 tại California.
16 Tháng Năm 2009(Xem: 58520)
“Một góc Thầy Trò” hôm nay mời bạn quay về quá khứ của Lớp Đệ Thất B1 (1956-1957), thế hệ học sinh đầu tiên của Trung học Ngô Quyền – với “chị cả ” Lương Thị Khá đ ang định cư ở Boston, Massachusetts.
07 Tháng Năm 2009(Xem: 81791)
Kính mời Thầy Cô, mời anh chị, mời bạn cùng đọc thư của anh Trương Đức Hoàng để thấy tình nghĩa Thầy Trò (chắc đã trở thành “đồ cổ” ở Việt Nam hiện nay), và để tìm lại hinh ảnh “con dốc Ngô Quyền trần ai khoai củ” mà hầu hết chúng ta đã gò lưng đạp xe mỗi ngày để đến ngôi trường Trung học Ngô Quyền thân yêu, bây giờ chỉ còn trong trí tưởng…
30 Tháng Tư 2009(Xem: 37071)
Được sự đồng ý của tác giả – CHS NQ Nguyễn Ngọc Xuân - một bức thư rất cảm động gởi cho Thầy giáo cũ (Thầy Nguyễn Văn Phố) , “ Một góc Thầy Trò ” xin mời bạn cùng đọc lời tâm tình của một học sinh rất giỏi với Thầy giáo dạy Toán thời anh Xuân còn ngồi ghế NQ.
26 Tháng Năm 2008(Xem: 18074)
Các em thân mến, Tôi xin mạn phép, gọi các cựu học sinh của tôi bằng danh từ thân ái " các em ". Các em hôm nay đã ở vào địa vị " ông nội ", hay " bà ngoại ", hay là bậc cha mẹ. Các em không còn học sinh nhỏ bé, đáng yêu, nghịch ngợm của tôi.