Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 19: GIÁO SƯ DƯƠNG QUẢNG HÀM (1898-1946)

22 Tháng Ba 201112:00 SA(Xem: 19185)
MGTT 19: GIÁO SƯ DƯƠNG QUẢNG HÀM (1898-1946)

MGTT 19 - GIÁO SƯ DƯƠNG QUẢNG HÀM (1898-1946)

gs_duong_quang_ham-content

 

Thời còn là học trò Ngô Quyền trước năm 1975, mỗi cuối niên khóa, ở mỗi lớp, ba học sinh đứng hạng nhất, nhì và ba được lãnh phần thưởng ở thư viện trường, hoặc ở rạp Biên Hùng. Phần thưởng không nhiều nhưng là cả một sự khích lệ, cao khoảng 15 – 20 cm, thường là sách giáo khoa cho năm tới và những quyển sách đặc biệt như sách học làm người hoặc sách biên khảo. Một bộ sách thường xuyên có mặt trong phần thưởng mỗi cuối năm là bộ sách:”Việt Nam thi văn hợp tuyển” cuả giáo sư Dương Quảng Hàm gồm 2 quyển sách dày khoảng 500 trang, bìa màu vàng mạ bạc, chữ màu đen, in trên giấy tốt như giá trị cuả tác phẩm, như sự trân quý cuả nhà xuất bản, của Bộ Giáo dục VNCH cho công trình tim óc cuả một vị giáo sư tài hoa vắn số.

Thời đó, còn dại khờ, chúng tôi không biết giáo sư Dương Quảng Hàm là ai. Rất nhiều người trong chúng tôi còn tưởng ông là một nhà giáo đương thời như các giáo sư Nguyễn Văn Phú, và Nguyễn Tá cuả bộ sách Toán chương trình Trung học.

Dù mù mờ, không biết gì về một nhà giáo có tài, có tâm huyết, tất cả chúng tôi đều thấy bộ sách “Việt Nam Thi Văn Hợp Tuyển” là một công trình biên soạn quý hiếm cuả văn học Việt Nam từ thời dân tộc chúng ta bắt đầu có chữ viết, không bị cả quân xâm lược Tàu, lẫn giặc thực dân Pháp dùng chính sách ngu dân để đồng hóa người Việt Nam vào với dân Tàu hoặc dân Tây.

Một điều khó tin là sau bao nhiêu năm sống đời lưu lạc, nói và học bằng tiếng Mỹ giữa quê người, qua Google, tình cờ chúng tôi chợt khám phá ra tiểu sử tác giả bộ sách biên khảo rất có giá trị trong văn học Việt Nam là giáo sư Dương Quảng Hàm, một người thuộc thế hệ ông bà của chúng tôi.

MGTT số 18 xin dành riêng để vinh danh một nhà giáo tận tụy, dành cả một tấm lòng cho quê hương, cả một trái tim cho văn học nước nhà. Bài này, xin được xem như một nén hương lòng trân quý biết ơn cuả nhiều thế hệ Thày và trò Ngô Quyền dành cho cố giáo sư Dương Quảng Hàm, cựu giáo sư, cựu Hiệu trưởng trường Bưởi ở Hà Nội (sau cuộc di cư vĩ đại của đồng bào miền Bắc năm 1954 đã trở thành trường Trung học Chu Văn An ở Sàigòn.). Cụ Dương Quảng Hàm là một nhà giáo có công dựng nền tảng cho văn học Việt Nam, một người uyên bác, tài hoa đã bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nên đã lìa đời lúc chưa đến 48 tuổi với một nguyên nhân mù mờ trong một giai đoạn lịch sử phức tạp, đau thương của dân tộc.

Ban Biên Tập

 

Ðể khắc họa rõ nét hơn về nhân dáng và tư cách của Giáo Sư Dương Quảng Hàm, xin trích ra sau đây những nhận xét của chính học trò cụ là học giả Nguyễn Hiến Lê, hs trường Bưởi, niên khóa 1929-1930:

 

Mấy năm trước, những khi thấy cụ đi qua sân trường, tôi thường để ý: cụ đi bộ, lúc nào cũng rảo bước, cụ thấp bé mà bước những bước dài, nhón gót (người ta bảo là tướng yểu), như lúc nào cũng vội vàng - cụ có bao giờ biết thơ thẩn, mơ mộng không nhỉ? - mà ngồi xe đạp thì trái lại, cụ đạp rất chậm, tốc độ đều đều, chỉ độ mười cây số một giờ, tới cửa lớp, cụ thận trọng hãm lại, cho xe nghiêng qua một bên, khoan thai bước xuống, gác xe, gỡ cái kẹp ống quần ra, tháo chiếc cặp phồng những sách vở, rồi ôm cặp tiến vô lớp. Gặp bạn đồng sự cụ niềm nở bắt tay, nhưng ít khi đứng lại để trò chuyện; cụ tới lớp không khi nào trễ, nhưng cũng không khi nào quá sớm, chỉ dăm ba phút là cùng, như vậy thì đâu có thì giờ để trò chuyện. Tôi có cảm tưởng cụ là một chiếc đồng hồ mà thì giờ của cụ đã tính trước đâu vào đấy hết. Chúng tôi phục cụ ở điểm đó.

Cụ sống rất giản dị. Từ nhà ở giữa phố Hàng Bông lên trường, đường dài vào khoảng ba cây số, mà quanh năm, Hè cũng như Ðông, mưa cũng như nắng, ngày nào cụ cũng chầm chậm đạp một chiếc xe cũ; suốt hai năm học cụ, tôi nhớ chỉ một hai lần cụ đi xe kéo vì mưa gió lớn quá hoặc vì trong mình khó ở. Có lần chúng ‘thổi’ mất chiếc xe của cụ và bọn chúng tôi được một dịp cười: con người cẩn thận như vậy mà cũng để mất xe ư? Và chiếc xe ‘tàng’ như vậy mà chúng cũng ‘thổi’ ư?

Y phục của cụ hình như chỉ có vài bộ, một cổ lỗ, nhưng lúc nào cũng sạch và có nếp. Tóc thì chắc chắn một tháng cụ mới húi một lần và chỉ khi nào húi cụ mới cạo râu, vì vậy râu cụ đã thưa lại lởm chởm, trông y như limailles de fer (mặt sắt, mài giũa) và chúng tôi dùng danh từ Pháp đó để đặt biệt hiệu cho cụ.

Sau đây thêm một chi tiết mà cũng theo Nguyễn Hiến Lê, là đã học được từ cụ “một bài học lặng lẽ và cao thượng”:

“Theo lệ, cụ mở cuốn sổ tay ra chấm tên một học sinh vào hạng trung bình. Anh này chắc cũng chỉ thuộc lõm bõm, trả được một vài câu rồi ngừng, thú rằng không thuộc. Cụ gọi thêm một anh khác, cũng không thuộc nữa. Cụ ngạc nhiên, hỏi tại sao? Một anh bạo dạn đứng lên thưa rằng, chúng tôi không ai thuộc cả vì không ưa Jules Boissière, một tên thực dân không có cảm tình với dân tộc mình. Rồi chúng tôi trình với cụ tất cả những điều chúng tôi trách hắn. Cả lớp chờ sự phản ứng của cụ.

Cụ làm thinh một vài phút rồi bỗng nhiên tôi thấy hai giọt nước mắt lăn trên má cụ. Cụ vẫn ngồi yên nhìn xuống phía cuối lớp, cũng không lấy chiếc khăn tay nhỏ xíu bằng vải trắng để lau nước mắt nữa, mặc cho nó rơi xuống mặt bàn và tự khô trên má. Hôm đó cụ không cho điểm ai cả.”

Hình bóng ấy của Dương Quảng Hàm chỉ có học trò của cụ ghi nhớ được. Thế hệ sau ít ai còn biết rõ. Ngay cả cái chết của cụ cũng không sách vở nào nói đến. Chỉ là lời đồn. Chỉ là nghe nói. Có nguồn tin kể rằng cụ bị chết cháy, trong một căn nhà bốc lửa khi tiếng súng nổ chát chúa xa gần. Ngoài cửa ngôi nhà, có vài cán bộ nhưng không có ai can thiệp. Có người nói cụ bị chết trong can qua. Những cuốn sách in ở Hà Nội vừa qua, nói cụ “mất” ở Hà Nội. Một cuốn in ở Sài Gòn nói cụ “mất tích.”

Phải có một ngày sự thực hiện ra. Nhưng nó không tự nhiên hiện ra. Nếu các thế hệ sau không tìm hiểu, không tra vấn, không tìm lại những bài học lịch sử, lịch sử sẽ bị lãng quên hay bị biết đến trong sai lạc, cố ý hay vô tình.

Nguyễn Hiến Lê  (1912 – 1984)


 

20 Tháng Mười Một 2014(Xem: 27020)
Xin cảm ơn đời sống và những tình cờ đã cho chúng ta biết, quý mến nhau dưới mái trường Ngô Quyền yêu dấu ngày xưa. Hạnh ngộ đó đã trải dài theo bước chân lưu lạc của Thầy trò NQ ở khắp thế giới ...
22 Tháng Năm 2014(Xem: 13323)
Xin được mượn lời giới thiệu của nhà xuất bản Tam Vĩnh ở Luân Đôn giới thiệu về tác phẩm "Bóng ngày vui" để mở đầu cho MGTT 39 về Thầy Kiều Vĩnh Phúc, nguyên giáo sư Anh văn của trường Ngô Quyền.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 25471)
Là cựu GS Vạn vật ở NQ xưa, ở tuổi ngoài 70, Thầy sáng tác nhiều bài thơ với tình bạn ấm áp và tình thầy trò ngọt ngào như những cái bánh kem Thầy vẫn tặng thầy trò NQ mỗi kỳ họp mặt.
06 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 14458)
Là một trong ba huynh trưởng lớn của Hướng Đạo Việt Nam ở Biên Hòa trong thập niên 60s, Thầy Phạm Ngọc Quýnh mang tinh thần "sắp sẵn" của một hướng đạo sinh vào nghề gõ đầu trẻ ở Ngô Quyền.
26 Tháng Mười Một 2013(Xem: 16326)
Ở một góc sâu nhất của tâm hồn là lòng biết ơn, vẫn được thắp sáng mỗi năm. Dù đã rời trường lâu lâu lắm rồi , xin về lại MGTT để cùng nhớ đến quý Thầy Cô đã uốn nắn chúng ta không chỉ về kiến thức mà còn về đạo làm người
22 Tháng Mười Một 2013(Xem: 13479)
Anh Huỳnh Văn Huê- K8 xin được thay mặt cho Hội chs Ngô Quyền nhắc lại vài kỷ niệm thủa sinh tiền của Cố Giáo sư Việt Văn, Nguyễn Hữu Tiến xem như một nén hương lòng thành kính thắp lên để tưởng nhớ Thầy
01 Tháng Mười Một 2013(Xem: 18216)
Không phải chỉ ở trong khung cửa lớp của NQ yêu dấu ngày xưa, mà ngay cả bây giờ, nhiều anh chị đã nên ông nên bà (theo đủ mọi nghĩa) vẫn học được rất nhiều điều từ Thầy Nguyễn Thất Hiệp.
04 Tháng Mười 2013(Xem: 15389)
Với các anh chị K5 đến K10, Cô Trí là một cô giáo Việt văn tận tâm với học trò. Với tôi, qua Cô Trí tôi thấy hình ảnh Mẹ tôi, người luôn biết tôi cần gì và cần được nâng đỡ lúc nào.
27 Tháng Bảy 2013(Xem: 30205)
Thầy Phan Thông Hảo về trường Ngô Quyền dạy chúng tôi, lứa học sinh đầu tiên của trường từ giữa năm lớp đệ ngủ, năm học 1958-1959 môn Toán và Lý Hóa thay Thầy Trương Phan Nam Minh chuyển đi trường khác.
18 Tháng Giêng 2013(Xem: 53554)
Các cô cậu bé trung học đệ nhất cấp trí óc còn tinh khôi, khắc ghi lời dạy của cụ Nguyễn Đình Chiểu và lời giảng của Cô, mang theo suốt đời người. Học trò con gái nhìn Cô như một cô Tiên bước ra từ huyền thoại.
22 Tháng Mười Hai 2012(Xem: 36346)
Thầy hiền và giảng bài rất nhỏ nhẹ nhưng lôi cuốn được sự tập trung chú ý của học trò từ xóm nhà lầu "chỉ biết học thôi, chẳng biết gì" ở hai bàn đầu đến xóm nhà lá hay thả hồn đi rong chơi tận cõi nào ở hai bàn cuối.
19 Tháng Mười Một 2012(Xem: 31991)
Trong cái lạnh cuối thu đầu đông của mùa lễ tạ ơn của Mỹ xin được sưởi ấm lòng nhau bằng hai chữ cảm ơn: ơn cha, ơn mẹ, ơn thầy… Xin tạ ơn dày sinh thành dưỡng dục, xin tạ ơn sâu dạy dỗ, bảo ban.
08 Tháng Mười Một 2012(Xem: 37956)
Có nhiều điều học được đã bị mai một theo năm tháng, nhưng tình nghĩa Thầy trò thì luôn luôn tồn tại không nhòa. Và mắt Thầy Trần Phiên của chúng tôi thỉnh thoảng vẫn long lanh vì niềm vui do "học trò già" mang đến...
18 Tháng Mười 2012(Xem: 30826)
Chừng như tất cả chs NQ (từ K1 đến K19) có sinh ngữ chính là Pháp Văn học vở lòng trong quyển "Le Francais Élementaire" đều là học trò của Thầy Đinh Văn Sái.
12 Tháng Mười 2012(Xem: 52575)
Khi thưởng thức một bài hát hay, có khi nào bạn nghĩ đến bảy nốt nhạc Do Re Mi Fa Sol La Si, căn bản của nhạc lý, nằm trên các dòng kẻ mà bạn đã được học từ thời mới vào Trung học?