Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

MGTT 14 - CÁC THẦY DẠY TRIẾT

08 Tháng Chín 201012:00 SA(Xem: 37635)
MGTT 14 - CÁC THẦY DẠY TRIẾT


Học trò Trung học ở miền Nam trước năm 1975 chỉ được học Triết khi lên lớp 12 (Đệ Nhất). Triết ở bậc Trung học có 4 môn: Tâm Lý Học (Psychology ), Luận Lý Học (Logicality), Đạo Đức Học (Morality), và Siêu Hình Học (Metaphysics). Chỉ có Ban C- chuyên về Triết văn chương ngoại ngữ - mới học môn “Siêu Hình Học”.

Trong suốt mười hai niên khóa (từ năm 1962 đến năm 1975, Trường Ngô Quyền Biên Hoà có lớp Đệ Nhất đầu tiên từ niên khóa 62-63), môn Triết được giảng dạy ở Ngô Quyền lần lượt bởi quý Thầy: Nguyễn Xuân Hoàng, Lưu Ngọc Bích, Nguyễn Văn Lan, Vũ Khánh Thành, Nguyễn Minh Lý, Trương Hữu Chí, và Nguyễn Văn Lục.

Các anh chị lớp Đệ Nhất (từ niên khóa 69-70 trở thành lớp 12) bắt đầu tiếp cận với những tên tuổi: Plato, Socrates, Aristotle, Sigmund Freud, Karl Jaspers, Jean-Paul Sartre, Martin Heidegger, Emmanuel Kant, Jean-Jacques Rousseau…, với những khái niệm mới về "cảm xúc", "đam mê", "hư vô"... bỗng dưng “thấm” hai câu thơ (trích từ bài thơ "Học Sinh" của thi sĩ Huy Cận):

"Vậy đó bỗng dưng mà họ lớn

Tuổi hai mươi đến có ai ngờ"

Tuổi hai mươi đến cùng với những khái niệm Triết học nhập môn thật âm thầm và ra đi cũng lặng lẽ mang theo nhiều thứ, nhưng để lại cho các học sinh năm cuối Trung học ngày nào nền tảng của suy nghĩ và nhận thức về cuộc đời dưới quan điểm mới.

Chừng đó thôi cũng đủ cho hành trang vào đời, giữ cho tâm an hơn, lòng bình lặng hơn trong mỗi chông gai của cuộc sống.

Và như thế đủ để hôm nay chúng ta ngồi lại bên nhau cùng cám ơn quý Thầy dạy Triết ở trường xưa, dù muộn màng nhưng "có còn hơn không" phải không các anh, chị và các bạn thân mến?

BBT




 

THẦY NGUYỄN XUÂN HOÀNG

VỊ GIÁO SƯ TRIẾT ĐẦU TIÊN Ở TRƯỜNG NGÔ QUYỀN

Thầy Nguyễn Xuân Hoàng là giáo sư dạy môn Triết đầu tiên Trường Ngô-Quyền niên học 1962-1963.

nxhlight_6_-content-nxhoang3-content

Gần nửa thế-kỷ đi qua, nhưng hình-ảnh Thầy Nguyễn Xuân Hoàng với chiếc áo pardessus đi từ phòng giáo-sư băng qua sân trường đến lớp của chúng tôi vào đầu giờ của buổi học chiều là hình ảnh không bao giờ quên.

Bao nhiêu bài Luận-lý học, Đạo-đức học ngày nay chúng tôi chỉ còn nhớ duy nhất âm vang của Thầy “Bộ-tộc Bororos không biết phân-biệt, họ nói những người bororos là những con araras” hay một thí dụ về luận-lý đa giá: “Một bộ lạc nọ có lệ là bất cứ người lạ nào vào địa phận của họ cũng đều phải bị chết. Nhưng họ có một ân huệ là cho nạn nhân được nói một câu trước khi chết, nếu câu nói đúng thì sẽ bị treo cổ, nếu nói sai sẽ bị chặt đầu. Ngày nọ có một người đi lạc vào, bị bắt và phải bị giết. Trước khi đem ra hành hình, tù trưỡng cho phép nói một câu trước khi chết. Anh ta nói “Tôi sẽ chết bằng cách bị chặt đầu”. Và khi đem đi chặt đầu thì anh ta nói “ Nếu chặt đầu tôi thì tôi nói đúng, vậy phải treo cổ”. Khi sắp treo cổ thì anh ta lại nói “Tôi đã nói là tôi bị chặt đầu kia mà, nghĩa là tôi nói sai, nói đúng mới bị treo cổ chứ”. Đem chặt đầu không được, treo cổ cũng không xong, cuối cùng anh ta được thoát. Thế nên vẫn có một lý-luận đa giá.

Vật đổi sao dời thế nào chăng nữa, trong tâm-tư chúng tôi Thầy Nguyễn Xuân Hoàng đứng ở vị-trí là vị Thầy dạy Triết một cách tôn kính hơn Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng của công chúng.

Đào Văn Công & Trần Kim Lan

 

triet2_-boy1-thumbnailtriet4-girl1-thumbnail

Nếu gặp được Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, tôi sẽ cúi đầu bắt tay Thầy, giữ tay Thầy trong tay tôi để nghe được cái cảm giác chắc là lạ lùng phát ra từ bàn tay của Nhà văn nổi tiếng. Tôi sẽ mang cái cảm giác “thiên thần” ấy trao lại cho bạn bè tôi, những người không được may mắn như tôi trong họp mặt của chs NQ toàn thế giới kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Ngô Quyền vào tháng 7 năm 2011. Chắc trong Đại hội, tôi không có thời giờ để nói với Thầy cảm xúc mình khi đã đọc các tác phẩm của Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng như: Bụi và Rác, Sinh Nhật, Căn Nhà Ngói Đỏ, Sương Mù và Ý Nghĩ Trên Cỏ… hay không đủ lời để nói lên lòng cảm phục Thầy qua những gì Thầy làm lúc còn ở Phụ Bản Tiếng Việt của tờ báo Mercury News ở San Jose! Tôi không học lớp nào của Thầy, nhưng tôi thấy gần gũi Thầy qua những dòng văn…

Trần Ngọc Danh

triet2_-boy1-thumbnail

 

Tôi không được học Triết ở bậc Trung học, và dĩ nhiên cũng không được học Triết với Giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng nhưng tôi may mắn nhận được nhiều lời khuyên rất có giá trị cho việc viết văn từ Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng. Chẳng hạn "một nhân vật trên trang sách đôi khi mang cá tính của hai hay ba nhân vật trong đời thường". Có ai ngờ con bé học trò đệ nhất cấp của NQ ngày nào được học một vài "kỹ thuật sáng tác" qua E mail từ ông Thầy trẻ dạy Triết năm xưa được hầu hết chs NQ khóa 1 (và rất nhiều thế hệ đàn em) ngưỡng mộ?

Nguyễn Trần Diệu Hương

 

 

THẦY LƯU NGỌC BÍCH

 

nen_nho-content


Chương trình môn Triết Học năm Đệ Nhất B thời chúng tôi, chs NQ khóa 7 (1962-1969), rất "dày" và "nặng", gồm có Tâm Lý Học (Psychology), Luận Lý Học (Logicality ) và Đạo Đức Học (Morality)... Ít có bạn nào thích "nhai" hoặc "nhai" hết trọn vẹn môn này, nhưng bạn nào thích thì trở thành "nghiện" môn Triết, thậm chí còn ra các tiệm sách để mua thêm sách Triết về đọc (dù là đang học ban B, môn Toán là chính), nhất là "nghiện" giờ học Triết của Thầy Lưu Ngọc Bích. Bởi vì đối với một môn học có phần trừu tượng và khó "nhai" như vậy, nhưng Thầy Bích giảng giải rất dễ hiểu, hấp dẫn, và còn chỉ cho học sinh cách tóm tắt (resume) rất dễ nhớ, để khi đi thi có thể làm bài chóng vánh và đủ ý... Mãi mãi nhớ ơn Thày Bích đã cho chúng tôi những khái niệm đầu tiên về Triết học, gây niềm đam mê và yêu mến đọc sách Triết về sau này...

Nguyễn Ngọc Xuân

triet5_-boyglasses-thumbnail


Xin được thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ và biết ơn cố GS Lưu Ngọc Bích đã góp phần đào tạo được một thế hệ chs NQ sống đạo đức, biết đem luận lý học vào đời sống để cuộc đời dịu dàng và đáng sống hơn.

BBT


 

THẦY VŨ KHÁNH THÀNH

thayvukhanhthanh-content

 

Ngoài công việc của một nhà giáo, Thầy Vũ Khánh Thành còn là một Nghị Viên Thành Phố Biên Hòa vào đầu thập niên 70 và là Nghị Viên Thành Phố Hackney (Anh quốc) vào đầu thế kỷ 21. Thầy chuyên dạy Đạo đức học, một môn học khô như ... sa mạc nhưng nhiệt tình của thầy Thành luôn tươi mát như hoa cỏ mùa Xuân. Thầy rất tích cực trong các sinh hoạt động cộng đồng từ nhiều thập niên qua, từ lúc còn ở quê nhà trước năm 1975 đến lúc lưu lạc ở quê hương sương mù Thầy là Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, một tổ chức thiện nguyện chuyên bảo tồn văn hóa Việt Nam và đăng tải các tài liệu về cội nguồn, lãnh thổ của đất nước Việt Nam, một đất nước được mang theo trong trái tim của cả triệu người Việt Nam phải sống đời lưu lạc.

Bận rộn với rất nhiều hoạt động thiện nguyện và những công trình biên khảo, Thầy Thành vẫn dành thì giờ đề gặp gỡ và thăm hỏi các chs NQ, đặc biệt là học trò cũ của Thầy khi các anh chị này có dịp ghé thăm Luân Đôn. Những lúc như vậy, trong mắt Thầy Trò hình ảnh trường xưa với những dãy hành lang quen thuộc vẫn còn nguyên như hơn ba thập niên trước

Thầy cũng đã qua Mỹ dự "Họp Mặt Truyền Thống" của thầy trò Ngô Quyền tại San Jose năm 2004 . Hy vọng tháng 7 sang năm 2011, chs NQ sẽ được đón tiếp Thầy trong dịp kỷ niệm 55 thành lập trường. Dù xa trường đã rất lâu, chs NQ vẫn nghĩ về Thầy như tấm lòng cùa Thầy với triết gia Kim Định.

Nguyễn Trần Diệu Hương


triet1_avatar_50-thumbnail


 

THẦY NGUYỄN VĂN LỤC

tluc1-contentngvanluc-_1-content

 

Thầy Nguyễn Văn Lục dạy chúng tôi môn Triết trong niên khóa 1972-1973. Vào khoảng thời gian ấy, nếu tôi không lầm, có lẽ thầy chỉ ngoài ba mươi, nghĩa là quá… lý tưởng để cho các nữ sinh lãng mạn dệt mơ ươm mộng. Thật vậy, ngoài ba mươi, đủ trẻ để các cô cảm thấy dễ gần gũi, và đủ chững chạc trưởng thành để trở nên một thần tượng cao vời trong tầm mắt ngước lên.

Cao, khỏe, trẻ, nhanh, thầy lại được “trời cho” một khuôn mặt cương nghị đầy nam tính và nụ cười thật tươi. Đã thế, môn Triết của thầy không phải là thứ triết Luận Lý khô khan hay triết Đạo Đức cứng ngắt, hoặc triết khó nuốt “Buồn Nôn” của triết gia J. P. Sartre hay triết hóc búa kiểu“Hố thẳm của tư tưởng” của nhà văn Phạm Công Thiện. Thầy tôi dạy triết, nhưng là triết Tâm Lý cơ, với những tựa bài nghe qua đã thấy… hấp dẫn rồi, nào là “Cảm xúc”, “Đam mê”,… hèn gì mà “huyền thoại” về thầy trong giới nữ sinh, từ đàn chị đến đàn bạn và xuống tới đàn em của tôi, cứ thế mà mỗi ngày một dài.

Thú thật, tôi thuộc loại học trò cù lần, “chỉ biết học thôi chả biết gì,” nên “lời quê góp nhặt dông dài” được có bao nhiêu đây thôi. Lẽ ra cô nàng Nguyễn Trần Diệu Hương,“mẹ đẻ” của mục “Một góc thầy trò” này nên rao bảng“Viết về huyền thoại thầy Lục” như kiểu nhật báo Việt Báo mở mục “Viết về nước Mỹ”, thì chắc hẳn trang web của chúng ta sẽ có nhiều bút ký độc đáo hơn nhiều, phải không ạ?

Nguyễn Thị Minh Thủy

girl_avatar-thumbnail

 

Năm 2006, lần đầu khi liên lạc được với Thầy Nguyễn Văn Lục để mời Thầy viết bài cho Tuyển Tập NQ, tôi đã nhắc về một “món nợ” mà tôi xem như vẫn thiếu Thầy khi còn là học trò lớp 10 ở trường NQ, Thầy đã viết trả lời tôi: “Lại kể những món nợ cũ ra, vậy thì lo mà trả nợ cũ trước khi nói truyện sắp tới nhé!”. Thầy làm tôi giật mình, nếu tính từ năm 1970 đến nay thì món nợ cũ chắc phải sinh lời đến… chóng mặt. Nhưng may là Thầy chỉ nói đùa thôi vì sau đó Thầy đã gửi bài cho Tuyển Tập NQ 2006, giữ liên lạc thường xuyên với sinh hoạt của Hội và website NQ cho đến bây giờ.

Tôi có cơ duyên được biết Thầy Nguyễn Văn Lục từ năm học lớp 10, lúc đó thầy mới về trường năm đầu tiên và phụ trách dạy môn Triết lớp 12, do một tình cờ khi than thở với người chị kết nghĩa, chị Duyên, đang là học trò của Thầy, về việc làm tập thơ của tôi và một người bạn cùng lớp chắc không thực hiện được vì không nhà in nào chịu nhận in ronéo một số lượng quá ít mà nếu in đúng theo tiêu chuẩn tối thiểu của nhà in ấn định thì sẽ lâm vào cảnh “thơ thừa” mà “tiền thiếu”… thảm thiết! Nghe vậy, chị Duyên đã bày cho tôi đến gặp Thầy Lục để xin Thầy giúp vì Thầy có tiệm in ronéo ở SàiGòn, và có hứa với học trò nếu cần in ronéo, copy bài vở gì thì Thầy sẽ sẵn sàng giúp. Thế là, Thầy đã hiện ra như một vị “mạnh thường quân” từ trên… trời rơi xuống để biến ước mơ đầu đời, to tát của hai “thi sĩ mầm non” là tôi và Ngọc Yến, trở thành hiện thực. Thầy vui vẻ nhận mang về nhà in dùm và thản nhiên bảo tôi khi tôi hỏi đến tiền ấn phí: “In chỉ 50 quyển mà lại còn đem đi để biếu không nữa thì tiền đâu mà có. Thôi tôi in dùm cho đấy.”. Ngạc nhiên, mừng rỡ, cám ơn Thầy rối rít… nhưng tôi cứ xem như mình đã mắc Thầy một món nợ rồi.

Sau đó không lâu, tên tuổi Thầy Nguyễn Văn Lục bỗng trở thành một… hiện tượng trong trường, được nhắc nhở thường xuyên với những huyền thoại đầy đủ các sắc màu rực rỡ trong các lớp nữ sinh. Theo lời “đồn đãi” thì ngoài việc có tiếng là dạy hay, giảng bài hấp dẫn với giọng miền Bắc thật ấm áp, truyền cảm, Thầy lại được các ưu điểm về sự trẻ trung, linh hoạt, đầy nam tính, và là một trong những vị Thầy của trường lái xe hơi đi dạy học (ngoài thầy Lâm Tấn Văn, thầy Nguyễn Thành Dũng và thầy Lê Quý Thể), cho nên hình ảnh Thầy Lục bấy giờ là “thần tượng” của khá nhiều nữ sinh đệ nhị cấp. Đoàn Chuẩn có bài hát “Tà áo xanh” để làm ngất ngây, thương nhớ thì các chị trường mình lại có “màu áo xanh” của Thầy Lục để ngắm những khi… mộng ngoài cửa lớp.

Có lẽ, một phần do muốn dễ “thẩm thấu” môn Triết học trừu tượng, khó nuốt, phần thì háo hức muốn biết lời “đồn đãi” của các bận đàn chị có đúng không? nên lớp 12A1 niên khóa 72-73 của chúng tôi khi thấy tên Thầy Nguyễn Văn Lục phụ trách môn Tâm Lý học trên thời khóa biểu của lớp, cả đám mặt mày hớn hở hẳn ra.

Triết là môn học chính thay cho Quốc Văn ở cấp lớp 12. Gồm Tâm Lý 2 giờ, Đạo Đức 1 giờ và Luận Lý 1 giờ cho mỗi tuần. Môn Tâm Lý khá hấp dẫn nên các giờ của Thầy Lục rất sinh động, lôi cuốn, so với giờ Luận Lý và Đạo Đức - có lẽ do các lý thuyết và nội dung chứa đựng quá lề luật, khô khan - dù Thầy Vũ Khánh Thành đã rất nhiệt tình giảng dạy. Đối với chúng tôi lúc đó, môn Triết là cả một thế giới vô cùng mới mẻ, một thế giới… siêu phàm của những “phạm trù”, “khái niệm”, “cảm nghiệm” đầy huyền bí, cao xa, nhưng qua cách giảng bài lưu loát, khoáng đạt với những cours tài liệu bổ túc bài giảng đã được Thầy biên soạn và phổ biến trong lớp, các lý thuyết về “bản chất, hiện tượng tâm lý và các mối quan hệ tâm lý v.v… và v.v…” lúc đầu như một cuộn chỉ rối mù, một cánh rừng hoang dã, mênh mông, một “đường đi không đến” đã được Thầy “khai sáng”, mở cửa và dần đưa những ý niệm về ngôn từ, tác giả, tác phẩm Triết học cao vời của Emmanuel Kant, Sigmund Freud, Jean Paul Sartre... đến với chúng tôi một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Chúng tôi tập quen dần với những ngôn ngữ mới lạ nào là: vong thân, bản ngã, tha nhân, tha hóa, hiện hữu, nội tại, ngoại cảm... Đặc biệt bài học về các đề tài “Khuynh Hướng, Ý Thức, Vô Thức, Cảm Xúc, Đam Mê…” là những khám phá mới mẻ, đầy hấp lực đối với chúng tôi đang ở lứa tuổi thành niên, chuẩn bị hành trang để bước vào đời.

Sau năm học này, tôi rời trường đi học Văn Khoa ở SàiGòn, nhưng mỗi bận về nhà cứ nghe cô em kế của tôi đang học lớp 12A3 hí hửng khoe: “Thầy Lục không dạy Triết lớp em, nhưng tới giờ Tâm Lý của Thầy, em với mấy đứa bạn xin qua lớp Thầy để học “dự thính”, lớp thật đông, có lúc không đủ bài, vậy mà Thầy vẫn dành cours cho em đem về đọc thêm đó”.

Tôi quên không hỏi làm cách nào mà cô em tôi có thể bỏ giờ học của lớp mình để sang học lớp khác mà Giáo Sư không biết? Nhưng như vậy cho thấy là Thầy Lục của chúng tôi vẫn còn là “thần tượng” của các nữ sinh trong những năm sau này chứ không phải là đã hết.

Hiện nay, ngoài danh vị một nhà giáo đã nghĩ hưu, Thầy Nguyễn Văn Lục còn là một nhà văn, nhà biên khảo đã có tiếng ở hải ngoại với số lượng bài viết thật đáng kể. Viết bây giờ có thể nói là niềm “đam mê” mãnh liệt nhất của Thầy. Chúng ta hãnh diện được là học trò của các vị giáo sư, và cũng là những nhà văn học đã cống hiến phần tri thức của mình trong các công trình sáng tác, nghiên cứu để lưu lại cho hậu thế những món quà tinh thần vô cùng giá trị. Buổi ra mắt sách “Hai mươi năm miền nam VN 1955-1975” của Thầy trong đầu tháng Tám vừa qua tại miền Nam Cali đã thành công tốt đẹp và tạo được nhiều tiếng vang trong giới truyền thông, văn học hải ngoại, xem như là một phần thưởng quí báu dành cho "người cầm bút muộn" -theo lời Thầy- nhưng nhiều tâm huyết và lòng đam mê viết lách như Thầy. Hơn nữa, sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình, đông đảo của Quý Thầy Cô và ChsNQ trong thời gian này đã thể hiện phần nào những tình cảm thân thương và lòng quý mến của ĐạiGiaĐìnhNQ dành cho Thầy Nguyễn Văn Lục vẫn nguyên vẹn như những ngày Thầy còn dạy môn Triết ở trường Ngô Quyền của chúng ta vậy.

Võ Thị Ngọc Dung

triet4-girl1-thumbnail



 

THẦY TRƯƠNG HỮU CHÍ


thay_chi_2-content

Niên khóa 73-74, chúng tôi học Cổ văn với Thầy Trương Hữu Chí. Thầy chuyên dạy Triết ở Đệ nhị cấp, nhưng có lẽ vì thiếu giáo sư, thầy dạy lớp chúng tôi. Vì vậy, dù đang ở đệ nhất cấp, chưa đủ trình độ để học Triết, lâu lâu chúng tôi vẫn được nghe những danh từ lạ tai như: thân phận hữu hạn, thách thức siêu hình, ý niệm ngoại cảm … Nhiều lúc nghe... ù cả tai cứ như là “vịt nghe sấm”! Giờ ra chơi, thỉnh thoảng chúng tôi còn lập lại những danh từ triết học đó mà tự bản thân cũng chẳng hiểu mình đang nói gì!!!

Từng chút một, Thầy đã đưa vào tâm hồn chúng tôi những triết lý cao siêu của Phật Giáo, những “chánh kiến, chánh ngữ, chánh nghiệp…” mỗi cuối giờ Cổ Văn. Dĩ nhiên ở lớp bảy, chúng tôi… không hiểu gì hết! Lời Thầy nói vào lỗ tai bên này, bay qua lỗ tai bên kia, bay vào hư không. Ấy vậy mà những danh từ triết lý đó vẫn nằm ở một ngõ ngách nào đó trong tiềm thức chúng tôi. Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt Thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái. Chúng tôi mới hiểu ra những tư tưởng tốt đẹp Thầy muốn gieo vào tâm hồn trong trắng của chúng tôi năm xưa.

Nguyễn Trần Diệu Hương

triet1_avatar_50-thumbnail


 

phu_hieu_nq-content

Khi bài này lên... web, BBT vẫn chưa nhận được bài nào về quý Thầy Nguyễn Văn Lan và Nguyễn Minh Lý nhưng chúng tôi tin chắc chắn các anh, chị đã được "hò hẹn với tuyệt đối", đã ý thức được "thân phận hữu hạn" của con người qua các giờ Triết với quý Thầy Lan và Lý, luôn nhớ đến những ông lái đò xưa đã đưa mình qua nấc thang cuối của bến bờ Trung học.

BBT rất vui khi nhận được những bài viết về kỷ niệm của các chs NQ là học trò cũ của quý Thầy Lan, Lý; và sẽ cập nhật trên MGTT số 14 về các cựu GS Triết của NQ xưa.

Cho đến nay Hội Cựu Học sinh Ngô Quyền vẫn chưa nhận được tin tức nào về hai Thầy Nguyễn Văn Lan và Nguyễn Minh Lý.

Cầu mong dù đang ở bất cứ một phương trời nào, quý Thầy vẫn luôn bình an, hạnh phúc.

triet5_-boyglasses-thumbnail triet-_boy2-1-thumbnail triet2_-boy1-thumbnailtriet4-girl1-thumbnailgirl_avatar-thumbnailtriet1_avatar_50-thumbnail

BBT

 



 

THẦY LƯU NGỌC BÍCH

Chương trình môn Triết Học năm Đệ Nhất B thời chúng tôi, chs NQ khóa 7 (1962-1969), rất "dày" và "nặng", gồm có Tâm Lý Học (Psychology),

Luận Lý Học (Logicality ) và Đạo Đức Học (Morality)... Ít có bạn nào thích "nhai" hoặc "nhai" hết trọn vẹn môn này, nhưng bạn nào thích thì trở thành "nghiện" môn Triết, thậm chí còn ra các tiệm sách để mua thêm sách Triết về đọc (dù là đang học ban B, môn Toán là chính), nhất là "nghiện"
giờ học Triết của Thầy Lưu Ngọc Bích. Bởi vì đối với một môn học có phần trừu tượng và khó "nhai" như vậy, nhưng Thầy Bích giảng giải rất dễ hiểu, hấp dẫn, và còn chỉ cho học sinh cách tóm tắt (resume) rất dễ nhớ, để khi đi thi có thể làm bài chóng vánh và đủ ý... Mãi mãi nhớ ơn Thày Bích đã cho chúng tôi những khái niệm đầu tiên về Triết học, gây niềm đam mê và yêu mến đọc sách Triết về sau này...

Nguyễn Ngọc Xuân

blank

Xin được thành kính thắp nén hương lòng tưởng nhớ và biết ơn cố GS Lưu Ngọc Bích đã góp phần đào tạo được một thế hệ chs NQ sống đạo đức, biết đem luận lý học vào đời sống để cuộc đời dịu dàng và đáng sống hơn.

BBT

THẦY NGUYỄN XUÂN HOÀNG

Nếu gặp được Thầy Nguyễn Xuân Hoàng, tôi sẽ cúi đầu bắt tay Thầy, giữ tay Thầy trong tay tôi để nghe được cái cảm giác chắc là lạ lùng phát ra từ bàn tay của Nhà văn nổi tiếng. Tôi sẽ mang cái cảm giác “thiên thần” ấy trao lại cho bạn bè tôi, những người không được may mắn như tôi trong họp mặt của chs NQ toàn thế giới kỷ niệm 55 năm thành lập Trường Ngô Quyền vào tháng 7 năm 2011. Chắc trong Đại hội, tôi không có thời giờ để nói với Thầy cảm xúc mình khi đã đọc các tác phẩm của Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng như: Bụi và Rác, Sinh Nhật, Căn Nhà Ngói Đỏ, Sương Mù và Ý Nghĩ Trên Cỏ… hay không đủ lời để nói lên lòng cảm phục Thầy qua những gì Thầy làm lúc còn ở Phụ Bản Tiếng Việt của tờ báo Mercury News ở San Jose! Tôi không học lớp nào của Thầy, nhưng tôi thấy gần gũi Thầy qua những dòng văn…

Trần Ngọc Danh

blank

Tôi không được học Triết ở bậc Trung học, và dĩ nhiên cũng không được học Triết với Giáo sư Nguyễn Xuân Hoàng nhưng tôi may mắn nhận được nhiều lời khuyên rất có giá trị cho việc viết văn từ Nhà Văn Nguyễn Xuân Hoàng. Chẳng hạn "một nhân vật trên trang sách đôi khi mang cá tính của hai hay ba nhân vật trong đời thường". Có ai ngờ con bé học trò đệ nhất cấp của NQ ngày nào được học một vài "kỹ thuật sáng tác" qua E mail từ ông Thầy trẻ dạy Triết năm xưa được hầu hết chs NQ khóa 1 (và rất nhiều thế hệ đàn em) ngưỡng mộ?

Nguyễn Trần Diệu Hương

blank

VỊ GIÁO SƯ TRIẾT ĐẦU TIÊN Ở TRƯỜNG NGÔ QUYỀN

Thầy Nguyễn xuân Hoàng là giáo sư dạy môn Triết đầu tiên Trường Ngô-Quyền niên học 1962-1963.

Gần nửa thế-kỷ đi qua, nhưng hình-ảnh Thầy Nguyễn xuân Hoàng với chiếc áo pardessus đi từ phòng giáo-sư băng qua sân trường đến lớp của chúng tôi vào đầu giờ của buổi học chiều là hình ảnh không bao giờ quên.

Bao nhiêu bài Luận-lý học, Đạo-đức học ngày nay chúng tôi chỉ còn nhớ duy nhất âm vang của Thầy “Bộ-tộc Bororos không biết phân-biệt, họ nói những người bororos là những con araras” hay một thí dụ về luận-lý đa giá: “Một bộ lạc nọ có lệ là bất cứ người lạ nào vào địa phận của họ cũng đều phải bị chết. Nhưng họ có một ân huệ là cho nạn nhân được nói một câu trước khi chết, nếu câu nói đúng thì sẽ bị treo cổ, nếu nói sai sẽ bị chặt đầu. Ngày nọ có một người đi lạc vào, bị bắt và phải bị giết. Trước khi đem ra hành hình, tù trưỡng cho phép nói một câu trước khi chết. Anh ta nói “Tôi sẽ chết bằng cách bị chặt đầu”. Và khi đem đi chặt đầu thì anh ta nói “ Nếu chặt đầu tôi thì tôi nói đúng, vậy phải treo cổ”. Khi sắp treo cổ thì anh ta lại nói “Tôi đã nói là tôi bị chặt đầu kia mà, nghĩa là tôi nói sai, nói đúng mới bị treo cổ chứ”. Đem chặt đầu không được, treo cổ cũng không xong, cuối cùng anh ta được thoát. Thế nên vẫn có một lý-luận đa giá.

Vật đổi sao dời thế nào chăng nữa, trong tâm-tư chúng tôi Thầy Nguyễn xuân Hoàng đứng ở vị-trí là vị Thầy dạy Triết một cách tôn kính hơn Nhà văn Nguyễn Xuân Hoàng của công chúng.

Đào Văn Công & Trần Kim Lan

THẦY VŨ KHÁNH THÀNH

Ngoài công việc của một nhà giáo, Thầy Vũ Khánh Thành còn là một Nghị Viên Thành Phố Biên Hòa vào đầu thập niên 70 và là Nghị Viên Thành Phố Hackney (Anh quốc) vào đầu thế kỷ 21. Thầy chuyên dạy Đạo đức học, một môn học khô như ... sa mạc nhưng nhiệt tình của thầy Thành luôn tươi mát như hoa cỏ mùa Xuân. Thầy rất tích cực trong các sinh hoạt động cộng đồng từ nhiều thập niên qua, từ lúc còn ở quê nhà trước năm 1975 đến lúc lưu lạc ở quê hương sương mù Thầy là Giám Đốc Sáng Lập và Điều Hành Hội An Việt, một tổ chức thiện nguyện chuyên bảo tồn văn hóa Việt Nam và đăng tải các tài liệu về cội nguồn, lãnh thổ của đất nước Việt Nam, một đất nước được mang theo trong trái tim của cả triệu người Việt Nam phải sống đời lưu lạc.

Bận rộn với nhiểu rất nhiều hoạt động thiện nguyện và những công trình biên khảo, Thầy Thành vẫn dành thì giờ đề gặp gỡ và thăm hỏi các chs NQ, đặc biệt là học trò cũ của Thầy khi các anh chị này có dịp ghé thăm Luân Đôn. Những lúc như vậy, trong mắt Thầy Trò hình ảnh trường xưa với những dãy hành lang quen thuộc vẫn còn nguyên như hơn ba thập niên trước

Thầy cũng đã qua Mỹ dự "Hội ngộ trùng phùng" của thầy trò Ngô Quyền toàn thế giới năm 2006 . Hy vọng tháng 7 sang năm 2011, chs NQ sẽ được đón tiếp Thầy trong dịp kỷ niệm 55 thành lập trường. Dù xa trường đã rất lâu, chs NQ vẫn nghĩ về Thầy như tấm lòng cùa Thầy với triết gia Kim Định.

Nguyễn Trần Diệu Hương

THẦY NGUYỄN VĂN LỤC

Thầy Nguyễn Văn Lục dạy chúng tôi môn Triết trong niên khóa 1972-1973. Vào khoảng thời gian ấy, nếu tôi không lầm, có lẽ thầy chỉ ngoài ba mươi, nghĩa là quá… lý tưởng để cho các nữ sinh lãng mạn dệt mơ ươm mộng. Thật vậy, ngoài ba mươi, đủ trẻ để các cô cảm thấy dễ gần gũi, và đủ chững chạc trưởng thành để trở nên một thần tượng cao vời trong tầm mắt ngước lên.

Cao, khỏe, trẻ, nhanh, thầy lại được “trời cho” một khuôn mặt cương nghị đầy nam tính và nụ cười thật tươi. Đã thế, môn Triết của thầy không phải là thứ triết Luận Lý khô khan hay triết Đạo Đức cứng ngắt, hoặc triết khó nuốt “Buồn Nôn” của triết gia J. P. Sartre hay triết hóc búa kiểu“Hố thẳm của tư tưởng” của nhà văn Phạm Công Thiện. Thầy tôi dạy triết, nhưng là triết Tâm Lý cơ, với những tựa bài nghe qua đã thấy… hấp dẫn rồi, nào là “Cảm xúc”, “Đam mê”,… hèn gì mà “huyền thoại” về thầy trong giới nữ sinh, từ đàn chị đến đàn bạn và xuống tới đàn em của tôi, cứ thế mà mỗi ngày một dài.

Thú thật, tôi thuộc loại học trò cù lần, “chỉ biết học thôi chả biết gì,” nên “lời quê góp nhặt dông dài” được có bao nhiêu đây thôi. Lẽ ra cô nàng Nguyễn Trần Diệu Hương,“mẹ đẻ” của mục “Một góc thầy trò” này nên rao bảng“Viết về huyền thoại thầy Lục” như kiểu nhật báo Việt Báo mở mục “Viết về nước Mỹ”, thì chắc hẳn trang web của chúng ta sẽ có nhiều bút ký độc đáo hơn nhiều, phải không ạ?

Nguyễn Thị Minh Thủy

blank

Năm 2006, lần đầu khi liên lạc được với Thầy Nguyễn Văn Lục để mời Thầy viết bài cho Tuyển Tập NQ, tôi đã nhắc về một “món nợ” mà tôi xem như vẫn thiếu Thầy khi còn là học trò lớp 10 ở trường NQ, Thầy đã viết trả lời tôi: “Lại kể những món nợ cũ ra, vậy thì lo mà trả nợ cũ trước khi nói truyện sắp tới nhé!”. Thầy làm tôi giật mình, nếu tính từ năm 1970 đến nay thì món nợ cũ chắc phải sinh lời đến… chóng mặt. Nhưng may là Thầy chỉ nói đùa thôi vì sau đó Thầy đã gửi bài cho Tuyển Tập NQ 2006, giữ liên lạc thường xuyên với sinh hoạt của Hội và website NQ cho đến bây giờ.

Tôi có cơ duyên được biết Thầy Nguyễn văn Lục từ năm học lớp 10, lúc đó thầy mới về trường năm đầu tiên và phụ trách dạy môn Triết lớp 12, do một tình cờ khi than thở với người chị kết nghĩa, tên Duyên, đang là học trò của Thầy, về việc làm tập thơ của tôi và một người bạn cùng lớp chắc không thực hiện được vì không nhà in nào chịu nhận in ronéo một số lượng quá ít mà nếu in đúng theo tiêu chuẩn tối thiểu của nhà in ấn định thì sẽ lâm vào cảnh “sách thừa” mà “tiền thiếu”… thảm thiết! Nghe vậy, chị Duyên đã bày cho tôi đến gặp Thầy Lục để xin Thầy giúp vì Thầy có tiệm in ronéo ở SàiGòn, và có hứa với học trò nếu cần in ronéo, copy bài vở gì thì Thầy sẽ sẵn sàng giúp. Thế là, Thầy đã hiện ra như một vị “mạnh thường quân” từ trên… trời rơi xuống để biến ước mơ đầu đời, to tát của hai “thi sĩ mầm non” là tôi và Ngọc Yến, trở thành hiện thực. Thầy vui vẻ nhận mang về nhà in dùm và thản nhiên bảo tôi khi tôi hỏi đến tiền ấn phí: “In chỉ 50 quyển mà lại còn đem đi để biếu không nữa thì tiền đâu mà có. Thôi tôi in dùm cho đấy.”. Ngạc nhiên, mừng rỡ, cám ơn Thầy rối rít… nhưng tôi cứ xem như mình đã mắc Thầy một món nợ rồi.

Sau đó không lâu, tên tuổi Thầy Nguyễn Văn Lục bỗng trở thành một… hiện tượng trong trường, được nhắc nhở thường xuyên với những huyền thoại đầy đủ các sắc màu rực rỡ trong các lớp nữ sinh. Theo lời “đồn đãi” thì ngoài việc có tiếng là dạy hay, giảng bài hấp dẫn với giọng miền Bắc thật ấm áp, truyền cảm, Thầy lại được các ưu điểm về sự trẻ trung, linh hoạt, đầy nam tính, và là một trong những vị Thầy của trường lái xe hơi đi dạy học (ngoài thầy Lâm Tấn Văn, thầy Nguyễn Thành Dũng và thầy Lê Quý Thể), cho nên hình ảnh Thầy Lục bấy giờ là “thần tượng” của khá nhiều nữ sinh đệ nhị cấp. Đoàn Chuẩn có bài hát “Tà áo xanh” để ngất ngây, thương nhớ thì các chị trường mình lại có “màu áo xanh” của Thầy Lục để ngắm những khi… mộng ngoài cửa lớp.

Có lẽ, một phần do muốn dễ “thẩm thấu” môn Triết học trừu tượng, khó nuốt, phần thì háo hức muốn biết lời “đồn đãi” của các bận đàn chị có đúng không? nên lớp 12A1 niên khóa 72-73 của chúng tôi khi thấy tên Thầy Lục phụ trách môn Tâm Lý học trên thời khóa biểu của lớp, cả đám mặt mày hớn hở hẳn ra.

Triết là môn học chính thay cho Quốc Văn ở cấp lớp 12. Gồm Tâm Lý 2 giờ, Đạo Đức 1 giờ và Luận Lý 1 giờ cho mỗi tuần. Môn Tâm Lý khá hấp dẫn hơn hai môn Đạo Đức và Luận Lý nên các giờ của Thầy Lục rất sinh động, lôi cuốn, so với giờ Luận Lý và Đạo Đức - có lẽ do các lý thuyết và nội dung chứa đựng quá lề luật, khô khan - dù Thầy Vũ Khánh Thành đã rất nhiệt tình giảng dạy. Đối với chúng tôi lúc đó, môn Triết là cả một thế giới vô cùng mới mẻ, một thế giới… siêu phàm của những “phạm trù”, “khái niệm”, “cảm nghiệm” đầy huyền bí, cao xa, nhưng qua cách giảng bài lưu loát, khoáng đạt với những cours tài liệu bổ túc bài giảng đã được Thầy biên soạn và phổ biến trong lớp, các lý thuyết về “bản chất, hiện tượng tâm lý và các mối quan hệ tâm lý v.v… và v.v…” lúc đầu như một cuộn chỉ rối mù, một cánh rừng hoang dã, mênh mông, một “đường đi không đến” đã được Thầy “khai sáng”, mở cửa và dần đưa những ý niệm về ngôn từ, tác giả, tác phẩm Triết học cao vời của Emmanuel Kant, Sigmund Freud, Jean Paul Sartre... đến với chúng tôi một cách nhẹ nhàng, tự nhiên hơn. Chúng tôi tập quen dần với những ngôn ngữ mới lạ nào là: vong thân, bản ngã, tha nhân, tha hóa, hiện hữu, nội tại, ngoại cảm... Đặc biệt bài học về các đề tài “Khuynh Hướng, Ý Thức, Vô Thức, Cảm Xúc, Đam Mê…” là những khám phá mới mẻ, đầy hấp lực đối với chúng tôi đang ở lứa tuổi thành niên, chuẩn bị hành trang để bước vào đời.

Sau năm học này, tôi rời trường đi học Văn Khoa ở SàiGòn, nhưng mỗi bận về nhà cứ nghe cô em kế của tôi đang học lớp 12A3 hí hửng khoe: “Thầy Lục không dạy Triết lớp em, nhưng tới giờ Tâm Lý của Thầy, em với mấy đứa bạn xin qua lớp Thầy để học “dự thính”, lớp thật đông, có lúc không đủ bài, vậy mà Thầy vẫn dành cours cho em đem về đọc thêm đó”.

Tôi quên không hỏi làm cách nào mà cô em tôi có thể bỏ giờ học của lớp mình để sang học lớp khác mà Giáo Sư không biết? Nhưng như vậy cho thấy là Thầy Lục của chúng tôi vẫn còn là “thần tượng” của các nữ sinh trong những năm sau này chứ không phải là đã hết.

Hiện nay, ngoài danh vị một nhà giáo đã nghĩ hưu, Thầy Nguyễn Văn Lục còn là một nhà văn, nhà biên khảo đã có tiếng ở hải ngoại với số lượng bài viết thật đáng kể. Viết bây giờ có thể nói là niềm “đam mê” mãnh liệt nhất của Thầy. Chúng ta hãnh diện được là học trò của các vị giáo sư, và cũng là những nhà văn học đã cống hiến phần tri thức của mình trong các công trình sáng tác, nghiên cứu để lưu lại cho hậu thế những món quà tinh thần vô cùng giá trị. Buổi ra mắt sách “Hai mươi năm miền nam VN 1955-1975” của Thầy trong đầu tháng Tám vừa qua tại miền Nam Cali đã thành công tốt đẹp và tạo được nhiều tiếng vang trong giới truyền thông, văn học hải ngoại, xem như là một phần thưởng quí báu dành cho người cầm bút với nhiều tâm huyết và lòng đam mê viết lách như Thầy. Hơn nữa, sự tham gia, ủng hộ nhiệt tình, đông đảo của Quý Thầy Cô và ChsNQ trong thời gian này đã thể hiện phần nào những tình cảm thân thương và lòng quý mến của ĐạiGiaĐìnhNQ dành cho Thầy Nguyễn Văn Lục vẫn nguyên vẹn như những ngày Thầy còn dạy môn Triết học ở trường Ngô Quyền của chúng ta vậy.

Võ Thị Ngọc Dung

THẦY TRƯƠNG HỮU CHÍ

Niên khóa 73-74, chúng tôi học Cổ văn với Thầy Trương Hữu Chí. Thầy chuyên dạy Triết ở Đệ nhị cấp, nhưng có lẽ vì thiếu giáo sư, thầy dạy lớp chúng tôi. Vì vậy, dù đang ở đệ nhất cấp, chưa đủ trình độ để học Triết, lâu lâu chúng tôi vẫn được nghe những danh từ lạ tai như: thân phận hữu hạn, thách thức siêu hình, ý niệm ngoại cảm … Nhiều lúc nghe... ù cả tai cứ như là “vịt nghe sấm”! Giờ ra chơi, thỉnh thoảng chúng tôi còn lập lại những danh từ triết học đó mà tự bản thân cũng chẳng hiểu mình đang nói gì!!!

Từng chút một, Thầy đã đưa vào tâm hồn chúng tôi những triết lý cao siêu của Phật Giáo, những “chánh kiến, chánh ngữ, chánh nghiệp…” mỗi cuối giờ Cổ Văn. Dĩ nhiên ở lớp bảy, chúng tôikhông hiểu gì hết! Lời Thầy nói vào lỗ tai bên này, bay qua lỗ tai bên kia, bay vào hư không. Ấy vậy mà những danh từ triết lý đó vẫn nằm ở một ngõ ngách nào đó trong tiềm thức chúng tôi. Rất nhiều năm sau này, tôi bắt đầu hiểu được những hạt giống tốt Thầy đã ra công gieo vào tâm hồn mới lớn của chúng tôi. Hạt giống năm đó, chưa đúng điều kiện, chưa thể nẩy mầm. Đến khi chúng tôi lớn lên, khôn ra, đúng thời điểm, hạt giống tốt ngày xưa nẩy mầm, đơm hoa, kết trái. Chúng tôi mới hiểu ra những tư tưởng tốt đẹp Thầy muốn gieo vào tâm hồn trong trắng của chúng tôi năm xưa.

Nguyễn Trần Diệu Hương

Vài lời nhắn nhủ:

Khi bài này lên... web, BBT chưa nhận được bài nào về quý Thầy Nguyễn Văn Lan và Nguyễn Minh Lý nhưng chúng tôi tin chắc chắn các anh, chị đã được "hò hẹn với tuyệt đối", đã ý thức được "thân phận hữu hạn" của con người qua các giờ Triết với quý Thầy Lan và Lý, luôn nhớ đến những ông lái đò xưa đã đưa mình qua nấc thang cuối của bến bờ Trung học.

BBT rất vui khi nhận được các kỷ niệm của các chs NQ là học trò cũ của quý Thầy Lan, Lý; và sẽ updated trên MGTT số 14 về các cựu GS Triết của NQ xưa.

Cho đến nay Hội Cựu Học sinh Ngô Quyền vẫn chưa nhận được tin tức nào về hai Thầy Nguyễn Văn Lan và Nguyễn Minh Lý.

Cầu mong dù đang ở một phương trời nào, quý Thầy vẫn luôn bình an, hạnh phúc.

BBT

30 Tháng Chín 2012(Xem: 20684)
Nhìn đám học trò cứ như từ cung trăng mới xuống, Thầy bảo “Thôi, cứ nhớ ít thôi, bốn chữ là đủ, Tu Tề Trị Bình, tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ. Eo ôi! Thầy dạy học trò đệ tứ nuôi mộng lớn “trị quốc, bình thiên hạ“.
07 Tháng Chín 2012(Xem: 17045)
Cả học trò anh (chị) lẫn học trò em đều nhớ đến quý Thầy cũng như tất cả Thầy Cô đã dạy bảo chúng tôi thời mới lớn. Ngày xưa, chúng tôi học Toán từ quý Thầy; bây giờ, chúng tôi học được những kinh nghiệm sống quý báu từ Thầy.
20 Tháng Tư 2012(Xem: 23064)
MGTT số 24 được thực hiện không những với tinh thần "Tôn Sư Trọng Đạo" mà còn bằng tất cả tấm lòng, tình thương yêu, sự quý mến, trân trọng của ChsNQ dành cho Thầy Hiệu Trưởng,
08 Tháng Ba 2012(Xem: 15724)
Chưa có dịp gặp lại Cô Hòa, học trò của Cô thuộc rất nhiều niên khóa xin mượn "Một góc Thầy trò" để cùng bạn bè xưa nhớ lại một thời êm đềm trong các giờ Pháp văn năm lớp 7.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 20795)
Xin tạ ơn các đấng sinh thành đã nuôi dạy chúng ta nên người. Xin tạ ơn Thầy Cô đã giảng dạy cho chúng ta những kiến thức đầu đời suốt một thời thơ dại.
22 Tháng Mười Một 2011(Xem: 53193)
KÍNH CHÚC QUÝ THẦY CÔ VÀ TOÀN THỂ CHS NGÔ QUYỀN, BIÊN HÒA MỘT NGÀY LỄ TẠ ƠN THẬT HẠNH PHÚC, ĐẦM ẤM BÊN GIA ĐÌNH VÀ NGƯỜI THÂN.
07 Tháng Mười Một 2011(Xem: 17666)
Những bài học sơ khai về thân phận con người, về thế giới quan và nhân sinh quan thầy dạy chúng tôi còn dang dở, thì cơn lốc dữ đã xô dạt thầy trò chúng tôi tan tác muôn nơi…
26 Tháng Chín 2011(Xem: 16731)
Cô yêu văn chương Việt Nam, đặc biệt là Cổ văn, nên dạy học trò không chỉ bằng sách giáo khoa mà còn bằng trái tim. Vì vậy, Cô đã góp phần lớn đào tạo được nhiều thi sĩ học trò.
22 Tháng Ba 2011(Xem: 19188)
Cụ Dương quảng Hàm là một nhà giáo có công dựng nền tảng cho văn học Việt Nam, một người uyên bác, tài hoa đã bị “Trời xanh quen thói má hồng đánh ghen” nên đã lìa đời lúc chưa đến 48 tuổi...
30 Tháng Mười Một 2010(Xem: 62431)
Cô Trần Thị Hương, nguyên giáo sư dạy môn Quốc văn ở Trung học Ngô Quyền từ năm 1966 đến năm 1973, đã đột ngột qua đời ngày 26 tháng 11 năm 2010 ở Santa Clara, California,
18 Tháng Mười Một 2010(Xem: 31181)
Mỗi năm vào dịp Lễ Tạ Ơn ờ Mỹ, chs NQ nhắc nhau cùng bày tỏ lòng biết ơn các đấng sinh thành, quý Thầy Cô đúng như tinh thần lễ giáo Đông phương...
04 Tháng Mười 2010(Xem: 39639)
Mời các chs NQ (nhất là các anh chị khóa 11, đã mang phù hiệu NQ từ năm 1966 đến năm 1973) cùng trở về Ngô Quyền xưa như chúng ta chưa từng có trên dưới bốn mươi năm ngăn cách mình với thời mới lớn
30 Tháng Chín 2010(Xem: 19146)
các cô bé học trò đệ nhất cấp nâm xưa vẫn nhớ rõ ràng trái tim và hệ thống tuần hoàn trong giờ Vạn vật của Cô Phạm Thị Khang như vừa mới xảy ra hôm qua.
24 Tháng Bảy 2010(Xem: 35330)
Chắc là có một lúc nào đó bình tâm, mỗi người chúng ta đều tự hỏi không biết mình đã nhận được bao nhiêu chữ từ các Thầy Cô trong suốt những năm dài cắp sách.
22 Tháng Năm 2010(Xem: 63481)
Trong biển mịt mùng quên lãng, không một vị thầy nào để thất lạc học trò mà chỉ có những người học trò phũ phàng thổi tắt trong lòng thầy ánh sáng hy vọng.