Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - NHÌN LẠI CUỘC DI CƯ 1954 - 1955 (Phần Kết)

Tuesday, October 29, 20241:48 AM(View: 291)
GS. Nguyễn Văn Lục - NHÌN LẠI CUỘC DI CƯ 1954 - 1955 (Phần Kết)


                    NHÌN LẠI CUỘC DI CƯ 1954 - 1955 (Phần Kết)

                                                          Nguyễn Văn Lục



Nhưng dù thế nào thì họ cũng đã đến.


Muốn chuyên chở được như thế, Hải quân Mỹ phải hủy bỏ tất cả các hải trình huấn luyện đã nằm trong kế hoạch với chính phủ Nam Hàn v.v…

Ngoài ra họ đã chuẩn bị 85 ngàn phao cứu sinh, life jackets, 85 ngàn chiếu, 700.000 đôi đũa, 17 ngàn sô đựng nước, 150 ngàn tấn gạo. Còn cần chuẩn bị đầy đủ xăng dầu, đồ khô, đồ đông lạnh, ly giấy cho mỗi chuyến hải trình.

Họ tổ chức bài bản lắm. Từng chi tiết một. Từng nhu cầu nhỏ cho người di cư theo cách sống của họ. Một cái kẹo cho trẻ nhỏ, nghe thì dễ, nào đã mấy người nghĩ ra được? Vì thế, trẻ con mới nhớ đời. Người lớn thì từ cái bàn chải đánh răng, kem đánh răng, chiếc khăn mặt mà rất nhiều người di cư xử dụng lần đầu tiên trong đời họ.

Phải nói là đâu ra đấy. Hơn Pháp nhiều. Không phải chỉ có tiền bạc mà còn là óc tổ chức, rất lô gích. Tỉ dụ, để cho tầu chiến của họ có bến đậu, Pháp chẳng giúp gì được cho họ. Họ làm đủ các thứ cần thiết để bảo đảm cho tầu của họ có thể cập bến an toàn suốt từ Hải Phòng ra đến Đồ Sơn. Trong vòng có mấy ngày phải xong.

Trên tầu, vấn đề vệ sinh cá nhân cho người di cư là tối cần thiết. Thủy thủ Mỹ đã “sáng chế ” những cầu tiêu dã chiến bằng các sô nhựa cắt đôi, rồi ghép ván lên trên để ngồi. Một chiếc tầu chở 2000 người cần có 50 chiếc cầu tiêu dã chiến như thế. Và còn phải chỉ dạy cách xử dụng cho đúng, vì có nhiều người tị nạn xử dụng các thùng cầu tiêu này để giặt giũ và tắm rửa cho trẻ con.

Ê, ráng mà quất banh qua thành tầu nha. Chú mày (ở truồng) thì không cách gì mà “chùi” được. Nguồn National Geographic, số tháng 6 1955

Họ đáng hãnh diện về những điều họ đã làm. Mà những việc làm này do những thủy thủ tầm thường trên tầu tự nghĩ ra. Không ai dạy họ. Cũng không ai ra lệnh cho họ phải làm. Không ai bắt họ phải dạy cho một đứa trẻ lên 5 cách cầm cây gậy khúc côn cầu. Không ai dặn dò một thủy thủ da đen cạo sơn trên thành tầu với một chú thợ phụ chưa quá 8 tuổi. Cả hai làm việc một cách tự nhiên và thoải mái.

Những cảnh như thế đẹp lắm. Rất là người.

image008

Họ lo cho bữa ăn người tị nạn một cách gọn và chu đáo, hợp khẩu vị được chừng nào hay chừng đó.

Họ tỏ ra rất nhân bản, đầy tình người. Còn người tị nạn tỏ ra một quyết tâm không gì lay chuyển được. Hai yếu tố tinh thần đó đã làm nên chuyện lớn: chuyện người di cư 54-55. Đó cũng là chuyện người đàn ông đang kéo một chiếc xe bò, mặc quần xà lỏn, đôi chân trần gò lưng kéo xe. Đằng sau chỉ thấy loáng thoáng một bóng dáng phụ nữ đẩy xe và ba bốn bàn chân khác nhìn được dưới gậm xe.

Tôi nhìn và thấy ở đấy sức mạnh của người di cư 54-55.

Như lời nhận xét của tác giả OPTF, trang 163:

The stories of the Vienamese provide insight into not only the obstacles they had to face from the Viet Minh but also the strenght of conviction that helped them go on this passage to freedom. Mr Tran Van Tru, a fifty-six-year-old catholic farmer from Hải Hậu district, Bui Chu province, told what the eight people in his family went through to arrive in Hai Phong: We abandoned our house, our garden, our rice field to flee South. We arrived November 2, 1954, without having been able to bring any thing with us”.

“Nội dung câu chuyện của những người dân Việt cho thấy không chỉ vì những chướng ngại mà họ phải đối diện với bọn Việt Minh, mà còn là niềm xác tín vững mạnh đã giúp cho họ tiếp tục trên con đường đi tìm tự do. Ông Trần Văn Trụ, một nông dân công giáo, 56 tuổi, đến từ huyện Hải Hậu, tỉnh Bùi Chu, kể lại những gì mà 8 người trong gia đình ông đã trải qua để tới Hải Phòng: Chúng tôi đã bỏ lại tất cả nhà cửa, vuờn tược, ruộng nương để chạy trốn vào trong Nam. Ngày 2 tháng 11, 1954, chúng tôi đến nơi mà không mang theo được một thứ gì’.”

Rất tiếc là ngày nay, ít khi chúng ta còn được nhìn thấy những đôi mắt quyết tâm như thế.

Dân quê VN có thể không sử dụng thuần thục cầu tiêu dã chiến nhưng làm quen rất nahnh với giường treo 4 tầng kiểu HQ Mỹ. Nguồn National Geographic, số tháng 6, 1955.

image010

Trên mỗi tầu, Hải quân Mỹ yêu cầu người Pháp cung cấp thông dịch viên, nhưng không có đủ. Một số người di cư có học và nhất là một số linh mục đã giúp một tay đắc lực trong truyện này. Vai trò của mấy vị linh mục trên mỗi chuyến tầu như trung gian để giải quyết những khó khăn cũng như khi cần giải thích hoặc quy luật nội bộ cần phải được tôn trọng và tuân theo trên tầu.

Người viết nghĩ rằng, người Mỹ đã tổ chức, kế hoạch tỉ mỉ, quy mô, dự liệu tất cả mọi nhu cầu cần thiết cho người tỵ nạn khi bước lên tầu cho đến lúc rời khỏi tầu. Những kỷ niệm đẹp, nhiều kỷ niệm khó quên trên các chuyến tầu Mỹ chở người di cư, nay nhiều người không thể không nhớ lại.

Có những thủy thủ đoàn đã quyên góp tiền lương và tặng lại cho người di cư đi trên các chuyến tầu của họ.

Nhiều người sẽ không quên được những giường nằm cá nhân treo lủng lẳng lên bằng những giây xích sắt gồm bốn tầng đu đưa trên không. Những gói quà nho nhỏ “welcome kits” do thủy thủ đoàn trao tặng mỗi người tị nạn trong đó có thuốc đánh răng, bánh xà bông, khăn mặt, kẹo và hộp sữa nhỏ có ghi: From the people of America to the people of Viet Nam – a gift. (Tóm lược bài báo của Gertrude Samuels, Passage to Freedom in Việt Nam, National Geographic, số tháng 6-1955, trang 15)

Khi đặt chân xuống cảng Sài Gòn, người ta nhận thấy hình ảnh những người di cư, phần đông người nào cũng đội một cái nón, áo vải nâu đậm khác với mầu đen của người Sài gòn. Người Bắc áo nâu, người Nam áo đen. Đàn bà chít khăn, rẽ ngôi giữa, răng nhuộm đen, đi chân đất, dáng mệt mỏi tay xách nách mang hoặc bồng con dại, nét mặt ngơ ngác, ngại ngùng bối rối, câm lặng khi bước chân đến một nơi xa lạ như đất Sài Gòn. Một Sài Gòn xa hoa, thanh lịch, xe cộ chạy như mắc cửi đến lóa mắt, nhất là những chiếc xe gắn máy lao đi như một mũi tên nhả khói mù mịt cộng với tiếng còi xe inh ỏi, tiếng nói lạ tai.

Xin dẫn một chứng từ về tâm trạng một người di cư khi đặt chân lên bến cảng Sài Gòn đã được đăng trên báo Tự Lập như sau:

Hải Phòng, tờ mờ sáng, trên các ngả đường, đông đảo đồng bào đã lũ lượt chen chúc để lên xe chở đến bến tầu thủy vào Nam. Tưng bừng và náo nhiệt… Tất cả nói lên sức sống rồi rào và tinh thần bất khuất của quần chúng dưới ách độc tài cộng sản… Hành lý cồng kềnh nặng nề của đồng bào đã có đoàn cán bộ đeo thẻ trắng ở ngực tận tâm khuân vác giúp xuống tầu. Chúng tôi đã nhanh nhẹn trèo lên boong tràn ngập niềm tin. Đối chiếu luận điệu tuyên truyền của VM với những điều tai nghe mắt thấy ở đây, người ta đều thông cảm nhau qua nụ cười mỉa mai có ý khinh bỉ. Trông kìa, một thủy thủ ngoại quốc già đang học gánh, ông ta gù cả lưng, rụt cả cổ, hai tay trước mặt cố đè cái đầu đòn gánh cho khỏi bị võng mà vẫn nặng quá, loạng choạng không sao bước được. Trên tầu, những tràng cười nổi lên.

Tầu nhổ neo và dần dần ra biển. Tầu Marine Serpent, một chiếc tầu Mỹ lớn có thể chở được 6.000 người… Chúng tôi tha hồ ngắm cảnh nước non, lòng tôi thư thái, tâm hồn tôi phơi phới. Phải chăng, tôi vừa thoát khỏi một chốn tù đầy mà sống lại ở giữa cõi đời? Gặp nhau đây là xóm làng họ hàng, là bà con thân thích cả. Dưới trời tự do, sức lực con người sẽ đem ra xây dựng cho đời mình cơm no áo ấm, khỏi phải “ký cóp cho cọp nó sơi”, kẻ làm, sống khổ, người ngồi ăn ngon. Sự tổ chức trong tầu chu đáo và khoa học lắm. Người ta được lĩnh cơm ngày hai bữa, rất đầy đủ, món ăn được săn sóc kỹ càng… Mấy vị bác sỹ người Mỹ thân hành đi buồng này đến buồng khác, dừng lại trước giường nằm của từng người đề phân phát thuốc chữa say sóng.

Tầu cập bến Sài Gòn một sớm mai trời đẹp. Bình minh lên như đời sống đang vươn lên.. ánh sáng rực rỡ của mặt trời phương Nam cũng là ánh sáng tự do của đồng bào di cư Bắc Việt hàng khao khát.. Đồng bào chen chúc lên đứng chật boong, lặng nhìn “cảnh ngựa xe như nước của hòn ngọc Viễn Đông”. Lòng người bâng khuâng, hồi hộp trước sự tiếp đón dản dị nhưng cảm động của chính phủ Quốc Gia…

Riêng gia đình ông Phạm Hùng Sơn, chủ gia đình thứ 100.000 người di cư do tầu thủy Mỹ chở vào… Hải quân Mỹ đã dành riêng chiến hạm G.C 12 để chở mình gia đình ông vào Nam. Và chính Thủy sư đô đốc Hải quân Mỹ cũng có mặt trên chiến hạm này để săn sóc gia đình ông Phạm Hùng Sơn” (trích Cuộc Di cư lịch sử, trang 122-123)

Và chỉ đến cuối năm 1954, nghĩa là sau 4 tháng hoạt động, các chiến hạm Mỹ đã chuyên chở được 175.227 thường dân và 14.089 binh sĩ từ Bắc vào Nam Cộng thêm 6388 xe cộ và 50.238 tấn trang thiết bị. Nghĩa là hơn một phần ba trên tổng số người di cư do Hải quân Mỹ đảm nhận. (Trích OPTF, trang 193)

Một vài chứng từ của những người đã di cư vào miền Nam

Kiều Chinh, tháng 8, 2004
image012

Kiều Chinh. Nguồn viettribune.com

Là con út trong ba anh chị em, tôi được bố thương nhất. Suốt thời niên thiếu, tôi chi biết có bố. Bố tôi quyết định vào Nam. Nhưng đêm trước ngày ra đi, anh tôi bỏ nhà trốn ra khu theo phong trào thanh niên cứu quốc. Anh Lân là con trai duy nhất của bố, năm đó mới 20 tuổi. Sáng hôm sau, chỉ còn hai bố con ra phi trường Bạch Mai, Hà Nội. Hàng ngàn người già trẻ lớn bé nằm ngồi la liệt dưới nắng cháy, chờ đợi đển được lên máy bay di cư vào Nam. Mãi tới cuối ngày mới tới lượt bố con tôi. Bố đẩy tôi lên máy bay rồi bất ngờ nói: con vào Nam trước, bố ở lại tìm anh Lân rồi sẽ vào sau. Tôi la khóc cố nhào ra với bố, nhưng bị đám đông xô lấn đẩy lui. Cửa máy bay đóng xập xuống. Đó là lần cuối, tôi được nhìn thấy bố. Lần đầu xa bố, lần đầu xa nhà, lần đầu đi máy bay. Tôi ngồi co rúm trên sàn máy bay vận tải nhà binh Pháp, suốt chuyến bay nôn oẹ khóc sướt mướt giữa đám người chen chúc ngột ngạt… Tôi chờ bố từng giờ. Hy vọng mỏng dần…Tôi đếm từng ngày cho tới buổi phát thanh cuối cùng của đài Pháp Á loan tin thời hạn 300 ngày đã hết…Tôi òa khóc. Bức màn tre đã xập xuống, chia đôi đất nước ngăn cách bố con tôi. Năm mươi năm sau cuộc di cư đã qua. Bố tôi đã chết. Anh tôi đã chết. Nhiều người di cư thời năm mươi năm trước đã ra đi vĩnh viễn.Thế hệ tôi cũng sắp ra đi. Xin thắp một nén nhang cho những người quá cố. (Trích 50 năm Bắc Kỳ di cư 1954-2004, trang 82-83)

Nguyễn Duy Chính

image014

Nguyễn Duy Chính. Nguồn imageshack.us

Cho đến giờ phút này tôi vẫn không sao hiểu được tại sao gia đình tôi lại di cư vào miền Nam. Mà nào có phải ra đi một cách thoải mái, dễ dàng gì, trải qua chín chết, một sống, ba bốn đợt mới dắt díu nhau xuống Hải Phòng… hôm đó, cha tôi chở hai anh em trên xe đạp từ làng lên Thạch Thất nói dối là đưa chúng tôi sang làng Nủa ăn giỗ. Mẹ tôi và đứa em út phải ở lại để cho người ta tin rằng chúng tôi không có âm mưu trốn đi. Lên Sơn Tây, chúng tôi lên xe về Hà Nội, có chú tôi chờ sẵn, đợi những đợt sau ra được để thu xếp cho gia đình xuống Hải Dương. Đầu năm 1955, một ít ngày trước khi thời hạn di cư chấm dứt thì mẹ tôi ôm đứa em trai đi thoát. Gia đình tôi phải đi làm nhiều đợt nên mới lâu như thế.

Chúng tôi lại bồng bế nhau xuống tầu há mồm đưa ra tầu lớn đậu xa xa ngoài khơi. Chiếc tầu đó là của nhà binh Pháp đi từ bến Hải Phòng đến bến Sài Gòn mất cả thảy 3 ngày, hai đêm, sau đó có xe cam nhông chở vào trại di cư Phú Thọ cạnh trường đua, xế trường Bách Khoa ngày nay…

Quả thực những người như gia đình tôi không đủ trí tuệ và kiến thức để bảo rằng ra đi nhằm mục đích tìm tư do, hay chọn lựa một chính nghĩa theo lằn ranh Quốc Cộng. Chúng tôi quyết định hoàn toàn do bản năng, theo linh tính như những con thú đánh hơi thấy hiểm nguy, đằng trước là sự sống, đằng sau là sự chết. Hình ảnh đó tôi lại thấy trên khuôn mặt những người dân hoảng hốt di tản năm 1975. (Trích 50 năm Bắc Kỳ di cư, trang 69-70)

Đời tỵ nạn của N.N.T

Cha tôi bị Việt Minh giết. Vâng, bị Việt Minh giết. Anh tôi, vì là người phòng vệ Giám mục Phạm Ngọc Chi nên tính mạng luôn bị đe dọa. Thời gian đình chiến, Việt Minh công khai hoạt động. Chúng lùng bắt người quốc gia gán cho tội theo Tây theo Pháp hay theo Ki tô giáo. Chúng gọi những thành phần này là phản động. Có những lần chúng đem theo giáo mác, súng ống, gậy gộc, xiên nhọn, đi từng nhà lùng bắt, chúng lục lạo từ nhà trên nhà dưới, bụi tre, đống rơm để tìm kiếm. Vào một buổi chiều, đại gia đình tôi gồm 9 người chuẩn bị rời nhà. Từ nhà đến địa điểm của thuyền chờ đợi cách xa chừng bốn cây số. Không ai nói với ai, cứ đi theo người đi trước mình… Thuyền được rời bến ngay sau đó. Chừng hơn 30 thuyền lênh đênh trên sông Hồng. Người thuyền trưởng cho biết đọan đường nguy hiểm đã qua. Nghe thế, mọi nguời trên thuyền đều mừng rỡ. Xa xa, có nhiều ánh sáng như thiên đàng chờ đón ngươòi tỵ nạn chúng tôi. Càng chạy tới thì ánh sáng càng tỏ hiện. Nhiều tầu chiến, nhiều tầu há mồm, ánh sáng tỏa ra như một thành phố trước mặt. Đối với tôi, đó là một thiên đường… (Trích Đời Tỵ nạn, trong 50 năm Bắc Kỳ di cư, trang 64)

Ghi lại một vài chứng từ đối với những người còn ở lại miền Bắc

Phải xin thú thực với lòng mình rằng khi viết về cuộc di cư 1954-1955, tôi chỉ nghĩ đến những kẻ ra đi, đến những người di cư đã rời bỏ miền Bắc vào miền Nam. Nghĩ đến tâm trạng của họ, đến nỗi lo âu khốn khổ cũng như gương can đảm và lòng quyết tâm của họ.

Có nghĩa là coi vấn đề di cư chỉ trực tiếp liên hệ đến kẻ ra đi mà không liên quan gì đến kẻ ở lại.

Sách vở viết về cuộc di cư cũng chỉ viết về kẻ đã ra đi. Không một ai nghĩ đến kẻ ở lại nghĩ gì, sống ra sao, có hệ lụy gì?

Đấy là một thiếu sót cần được bổ khuyết. Nhưng mặt khác, người di cư bỏ miền Bắc ra đi không thể nghĩ hay viết thay cho người ở lại. Vì thế, người viết xin ghi lại một vài tâm tình của một vài người bạn đã ở lại miền Bắc sau 1954.

  • Chứng từ thứ nhất

“Sau thời hạn 300 ngày, gia đình tôi đã quyết định ở lại Hà Nội. Đúng ra là gia đình tôi có người ở lại, có người ra đi. Phần không nhỏ đã di cư. Chẳng hạn, ông anh tôi là thiếu uý, sĩ quan, cùng khoá 4, Thủ Đức với ông Thiệu nên đã theo quân đội đi vào miền Nam. Sau này lên Trung tá và hiện nay đang sinh sống ở Hoa Kỳ. Trong gia đình có kẻ đi người ở nên đưa đến cảnh chia lìa Nam Bắc trong mấy chục năm trời.

Đó cũng là bất hạnh của nhiều gia đình.

Mẹ tôi hồi đó 54 tuổi, Bố tôi 56, thấy mình đã già. Vì thế quyết định ở lại. Quyết định ở lại của gia đình tôi không phải vì lý do chính trị gì cả, chỉ là lý do gia đình.

Ông bố tôi thì nghĩ rằng, gia đình mình là dân lao động, chắc ở lại cũng không sao, họ để yên, không làm gì nên ở lại.

Phần cá nhân tôi thì tôi cũng muốn đi vào miền Nam một chuyến, muốn đi để thay đổi vì tò mò muốn biết miền Nam như thế nào. Tôi có người bạn là anh Nguyễn Ngọc Bội, anh và gia đình quyết định đi vào Nam và có rủ tôi đi theo. Nhưng tôi đã quyết định ở lại theo gia đình. Mặc dầu tôi có đủ điều kiện để đi. Lúc đó tôi 15 tuổi rưỡi.

Mặc dầu không đi vào Nam, nhưng như mọi người lúc bấy giờ, chúng tôi rất hoang mang. Trăn trở gữa đi hay ở. Mỗi gia đình lại mỗi trường hợp. Người quyết định ra đi thì lo bán tống, bán táng thứ gì có thể bán được. Chợ trời mọc ra ở nhiều nơi, kẻ buôn, người bán.

Riêng trường hợp tôi còn mê mấy ông Bộ đội thấy họ lý tưởng quá, mời về nhà đãi đằng cơm nước, làm tội bà cụ phải hầu hạ cơm nước. Nhưng đần đần thì bộ mặt cộng sản của họ cũng đã lộ ra.

image016

Cải cách ruộng đất, đấu tố. Nguồn interet

Các ông bắt đầu đặt loa phóng thanh ở mỗi góc phố. Đó là nỗi phiền và nỗi bực mình cho chúng tôi. Mỗi sáng các loa phóng thanh đó cứ rót vào tai, bắt phải nghe. Đó là lối tuyên truyền của họ, không nghe cũng phải nghe.

Bắt đầu mệt rồi, công an nay có thể xông vào nhà khám xét bất cứ lúc nào. Nhất là sau giai đọạn Tập Trung cải tạo và Hợp tác hóa với chế độ tem phiếu. Họ bắt đầu siết chặt rồi. Người dân cảm thấy mình bị kẹt, bị sa vào cái lưới thiên la địa võng. Nhưng trễ quá rồi. Muốn trốn đi, nhưng không được nữa rồi.

Nghĩ tới thân phận mình và số phận của những người di cư, tôi thấy người di cư là những người may mắn quá. Và chúng tôi thì không được cái may mắn như họ. Tôi ước gì được rơi vào số phận như họ. Tự nhiên là có sự so sánh giữa họ và tôi. So sánh để thấy họ có cơ may mà mình không có được. Từ đó, không khỏi rơi vào tâm trạng tiếc nuối. Cũng chẳng phải chỉ có mình tôi có tâm trạng đó, nhất là ông bà cụ tôi. Ông cụ tôi đau khổ, vò đầu bứt tai vì đã không chịu di cư vào miền Nam.Trong bữa cơm, không ai được nói xa gần đến quyết định sai lầm đã ở lại, đến truyện xưa. Một quyết định làm ông ân hận cả đời, nhất là giết hại cả cuộc đời tuổi trẻ của tôi.

Chẳng phải chỉ có gia đình tôi hoặc ông cụ tôi nuối tiếc.Tôi nghĩ bạn bè tôi hoặc người dân Hà Nội nói chung, họ cũng có tâm trạng như chúng tôi, nhưng không tiện nói ra. Mọi người đều vô cùng đau khổ, nhưng biết trách ai bây giờ. Người ta so sánh và tiếc cái thời tây như một thiên đường. Nghĩ tới đời sống thoải mái, no đủ, mặc dù có làm bồi cho Tây cũng sướng hơn.

Trong khi đó, miền Nam thì xa vời như một thế giới chỉ có trong trí tưởng ttượng. Báo chí Hà Nội hay đài chỉ đưa tin nói cầu Thị Nghè bị xập, chết người vô số. Giáo phái đánh nhau với quân chính phủ của ông Ngô Đình Diệm. Tình hình trong đó rối loạn. Người di cư bị phỉnh gạt, vào đó phải sống khốn khổ. Thanh niên thì bị đưa đi đến các đồn điền cao su lao động, bị bóc lột.

Nhưng trước tình hình mỗi ngày mỗi bị bóp nghẹt, đời sống khó khăn. Nhiều người bàn tính đến chuyện chốn vào miền Nam? Nhưng không dễ gì trốn được. Nói hở ra một tý là bị bắt liền.

Chẳng may, năm 1961, tôi bị đi tù. Trong nhà tù, tôi thấy người ta bị bắt đông lắm, không tưởng tượng nổi là có cả ngàn người, nhất là giới thanh niên bị bắt vì muốn trốn vào miền Nam. Chỉ cần bàn bạc cũng đủ để vào tù và bị ghép vào tội: trốn theo địch.

Nhẹ nhất cũng bị 5 năm tù. Nặng có thể tử hình.

Như trường hợp ông Trần Văn Tửu, ông cướp thuyền để trốn vào miền Nam, nên ông bị lôi ra xử bắn. Và đó là trường hợp mê vào Sài Gòn nên có câu: Sài Gòn ơi, ta chết vì người.

Nhiều lúc ngồi trong tù, tôi nghĩ thà có bị chặt một tay, bị tàn tật mà đi được cũng đi. Chán quá rồi. Cho nên, dù có bị tàn tật vẫn còn là một may mắn hơn là phải ở lại với cộng sản.

Viết ra những điều này, tôi mong mỏi đồng bào mình hiểu rằng, dù may mắn di cư vào được miền Nam hay dù phải ở lại miền Bắc thì tâm trạng của cả hai miền cũng không khác gì nhau. Ai cũng chán ghét cộng sản. Ai đi được thì mừng cho họ. Ai không đi được thì buồn cho họ. Hơn phân nửa cuộc đời tôi đã phải sống dưới chế độ ấy, nay còn lại phần cuối đời, tôi mong mỏi Việt Nam mình thoát khỏi cảnh bạo tàn cộng sản để cho dân chúng hai miền hưởng được tư do, dân chủ. Đời mình đã không đạt được. Hy vọng thế hệ sau, thế hệ con cháu mình có cơ hội hưởng cuộc đời tự do hạnh phúc.

  • Chứng từ thứ hai


Cuộc Di Cư 54-55 đã ghi dấu ấn trong lịch sử VN không thể phai nhoà. Nó khẳng định ranh giới giữa cộng sản VN với những người Việt quốc gia, để hình thành một nền đệ nhất cộng hoà non trẻ dân chủ, tự do, nhân ái, nhưng cũng còn đầy rẫy nhưng gian lao, hệ lụy ở phiá Nam.

Còn ở miền Bắc tôi ở, nhà cầm quyền cộng sản đã tự xé bức màn chiêu bài dân tộc, lột trần bản chất độc tài, khát máu, chuyên chính vô sản theo cộng sản Tàu. Họ phát huy tối đa cao trào cải cách ruộng đất đẫm máu, tàn ác, bất nhân. Đã phá vỡ kiến trúc xã hội ngàn năm từ văn hoá, tôn giáo, tôn ti trật tự khắp nông thôn đến thị thành.

Cuộc di cư vào Nam hồi 54-55 của những người miến Bắc là một sự lưạ chon đúng đắn và dũng cảm. Họ đã đứt ruột rời bỏ quê hương, nơi tổ tiên họ đã bao đời sinh sống. Nơi từng nắm đất, ngọn cỏ, bụi cây cũng chứa đầy máu, nước mắt, mồ hôi của những thế hệ ông cha. Họ ra đi như một khẳng định dứt khoát và quyết liệt. Không thể sống chung với cộng sản. Dẫu trước mắt, có thể còn đầy rẫy khó khăn, chập chững bước đầu nơi đất khách, lập quê hương mới. Nhưng nơi đó, họ được có tự do, hạnh phúc và nhất là nhân thân họ được tôn trọng.

Người đi đã thế. Những thân nhân còn ở lại chịu khổ ải bội phần. Họ bỗng dưng thành những công dân loại hai. Rất nhiều người bị nhà cầm quyền kéo ra đấu tố, tù đày chẳng kém gì những thành phần cường hào đìạ chủ. Tuy họ không giàu, cũng không có chức tước gì trong thôn xã. Nhưng họ bị tội là có thân nhân ruột thịt di cư vào Nam theo giặc.

Những gia đình có thân nhân di cư vào Nam thường không được vào đảng… Không được nâng đỡ, thăng tiến trong công tác. Nhất là sau khi có tin tức về những vụ bắt gián điệp, biệt kích từ trong Nam gửi ra. Thì những gia đình có thân ruột thịt di cư như ngồi trên đống lửa. Vì lúc nào họ cũng bị theo dõi nghi ngờ với những tin đồn có cánh.

Họ sống trong nơm nớp sợ hãi, bất an và nghi kỵ… không kém chi những thành phần địa chủ, cường hào.

Tôi thấy người đi đã vậy mà người ở lại cũng lãnh bao nhiêu hệ lụy. Những hệ lụy dai dẳng suốt mấy chục năm kéo theo bao những cảnh đời cùng khổ. Mà chẳng giấy bút nào viết hết.

Không biết những người ra đi có hiểu cho người ở lại không?

Phần Kết luận

Bài viết này đã đi được một đoạn đường dài, rảo qua tất cả những đoạn đầy cam go và thử thách của cuộc di cư năm 1954-1955. Chắc chắn còn rất nhiều điều chưa nói hết và chưa nói đủ. Kinh nghiệm khổ đau của hàng trăm ngàn người, bút nào tả cho cùng?

Bỏ ra ngoài những uẩn khúc, những tỵ hiềm, những chuyện cá nhân giữa người với người, ngay cả những mánh mung vặt vãnh hay có tổ chức cũng không tài nào tránh được trong các tổ chức trại tỵ nạn. Rồi khi có nhiều va chạm giữa những kẻ mới tới và dân chúng địa phương. So sánh có, tỵ hiềm có, đố kỵ có, khinh khi có, tránh né nhau cũng có, thù hằn nhau cũng có. Tất cả những điều đó đều có thể.

image018Cuộc di cư 1954-1955 là cơ hội để con người có cơ may làm người – Rạch Bắp.
Nguồn National Geographic Số tháng 6, 1955

Cũng bỏ ra ngoài chuyện ăn chặn tiền cứu trợ, hoặc có những người di cư khai báo đến hai ba lần để nhận tiền cứu trợ. Những điều như thế chắc không cần viết ra đây làm gì.

Không kể biết bao trở ngại, khó khăn để người tỵ nạn có thể an cư lạc nghiệp. Chẳng hạn, như ở Cái Sắn, người di cư không phải chỉ trông vào ba mẫu tây đất là có thể ngồi đó rung đùi hút thuốc lào. Phải xoay sở, phải chật vật làm thêm đủ thứ để có thêm thu nhập gia đình như trồng rau, hoa mầu, lưới cá, nuôi gà vịt, heo và trăm thứ khác.

Và đó mới là cuộc sống thực, sống đích đáng và đúng nghĩa.

Tôi cũng đã nghĩ tới những thành công về mặt chính trị trong thế đối đầu với cộng sản mà cuộc di cư này như cái tát trái vào mặt người cộng sản. Số lượng người di cư khổng lồ như thế làm thế giới kinh ngạc và nể phục đồng thời tác động mạnh mẽ đến thất bại tinh thần của chủ nghĩa cộng Sản.

Người di cư, những 80% dân nghèo đã bỏ mà đi, và bài học đó cần phải nhớ.

Về ảnh hưởng của người di cư trên mảnh đất mới cho thấy ở thành thị, chỉ từ 10% đến 20% chất sám, chất sám miền Bắc đã làm nên chuyện lớn.

Nhưng 70% dân nghèo mà 60% là nông dân, 10% là dân thuyền chài đều là những dân làm ăn cần cù, chăm chỉ (hard-working persons) với một nếp sống giản dị thu vén, liệu cơm gắp mắm nên ăn ít mà làm nhiều.

Chả mấy lúc mà khá giả và góp phần vào sự thịnh vượng của mảnh đất này… Và về mặt xã hội, nó là hiện tượng kích cầu thúc đẩy những thành phần khác trong xã hội cố gắng vươn lên theo.

Nhưng tôi nghĩ đến, từ kinh nghiệm cá nhân những gì tôi đã trải qua để thấy báu vật vô vàn của đời dành cho người di cư:

 Đó là từ nay, họ có thể sống cuộc đời của họ, tự do tôn giáo của họ, kinh nguyện của họ, bài tụng của họ, nhà chùa của họ, nhà thờ của họ.

Một điều xem ra tầm thường mà những người còn ở lại bên kia bức màn tre không bao giờ có được. Họ có được những điều mà những người còn ở lại vô phúc không có được.

Điều tôi muốn được bày tỏ ở đây, tôi muốn nói cho rõ để thế hệ mai sau thấy rằng cha mẹ, tổ tiên của họ đã có cơ may ngàn vàng có được cơ hội “đổi đời” từ miền đất khô cằn phải lao lực, phải đổ mồ hôi nước mắt mới có hạt cơm vào mồm.

Đời sống dân cư miền Bắc, miền Trung là vô vàn khốn khổ. Thời của tôi, nhiều người chưa bao giờ có cơ hội ngồi trên chiếc xe hàng chạy bằng hơi nước, chưa bao giờ biết miếng bánh mì, chưa bao giờ biết ăn một cái kẹo tây, chưa bao giờ biết đánh răng bằng bàn chải, chưa bao giờ biết xỏ chân vào một đôi dép, chưa bao giờ biết cắt tóc, chưa bao giờ biết xà phòng, chưa bao giờ biết đến xe đạp. Có khi bánh xe đạp là bánh đặc. Chưa bao giờ thong thả, ngồi nghe vọng cổ, chưa bao giờ biết cờ bạc…

Nhiều cái chưa bao giờ lắm. Cả làng chỉ có một trường tiểu học trình độ biết đọc, biết viết. Cả tổng chưa có trường trung học, cả huyện cũng thế, may ra ở tỉnh thì có một trường. Các khu vực theo Thiên chúa giáo có thể khá hơn.

 Cả làng có thể mù chữ, trừ vài người. Có được vài sào ruộng đã lấy làm tự an ủi. Có dăm ba mẫu ruộng đã nên ông nên bà. Cơm trắng là điều xa xỉ. Ngủ giường là điều không thể xảy ra. Quần áo vá chằng vá đụp như một cái mền rách.

Tôi nghe kể rằng, ngay ở Sài Gòn sau này, có trường hợp sư bà Đàm Hướng ở đường Phan Đình Phùng chăm sóc trẻ mồ côi. Người Mỹ có phân phát cho mỗi em một tube thuốc đánh răng. Nhiều em tưởng ăn được, mút ăn ngon lành. Sinh đau bụng. Phải gọi cấp cứu bác sĩ Mỹ đến.

Hóa ra chỉ vì những tube kem đánh răng, mùi thơm, hơi ngọt nên trẻ con tưởng ăn được

Đời sống người dân quê có được hai ba sào ruộng đã là quý. Nhà ở là túp lều tranh vách đất, trống trước trống sau. Còn nếu không có nổi vài ba sào thì đi cấy rẽ, cấy thuê, hoặc làm thuê làm mướn. Tôi đã thấy những bữa ăn của thợ cấy, thợ cầy. Chỉ có vài quả cà. Khá lắm có chút rau muống luộc thì lấy nước rau muống chan để và vội bát cơm. Cả năm không biết có mấy lần ăn được một miếng thịt. Đi ăn cỗ thường 6 người/một cỗ. Họ bảo nhau ăn vài miếng, thường sau đó chia nhau ăn hết món nấu, rồi cả mâm chia phần còn lại làm sáu phần lấy lá chuối gói về cho vợ con.

Vào trong Nam, tại trại định cư Cái Sắn, mỗi người được chia đến ba mẫu ruộng. Nhà cửa khang trang. Cầy cấy thì có trâu thay cho người. Cấy lúa sạ làm chơi mà ăn thật khỏi phải chân lấm tay bùn, quần quật từ sáng tới tối.

Vào Cái Sắn người di cư phút chốc lên làm người. Kể từ nay, không còn vất vả quần quật nữa.

Tại nơi đây, một sức sống mới đang vươn dạy theo tinh thần Tự lực cánh sinh và dần dần được địa phương hóa.

Trên tờ Nữu Ước thời báo ra ngày 16/02/1956 đã viết như sau về trại định cư này:

“Trên địa hạt con người, đối với những người tỵ nạn, đây có nghĩa là một đời sống sung sướng và có nghĩa lý hơn, vì họ sẽ không cần những sự trợ giúp có tính cách làm phúc nữa. Trên địa hạt kinh tế, điều này có nghĩa là trong một ngày gần đây, Nam Việt sẽ có thể xuất cảng một triệu năm trăm ngàn tấn gạo, cũng như hồi tiền chiến”.

Chưa kể đủ thứ bệnh. Chết lúc nào không hay. Các bệnh như toét mắt, ghẻ lở, bệnh cứt trâu, bệnh tiêu chảy chỉ là bệnh ngoài da, bệnh thông thường. Bệnh nặng thì đành chịu.

Chưa kể lúc chết không có miếng đất để chôn, phải chôn nhờ.

Cho nên cuộc di cư 1954-1955 đối với nhiều người là một sinh lộ giải thoát con người ra khỏi tối tăm và cơ cực.

Cuộc di cư 1954-1955, phải chăng là cơ hội để con người có cơ may làm người?

Hết

 

Thursday, October 17, 2024(View: 438)
Số phận dân miền Nam nay tùy thuộc họ. Lúc đầu họ đến với những hào quang, lòng kính phục, lúc họ đi chỉ còn là cay đắng và miệt thị.
Friday, October 4, 2024(View: 548)
Đặc biệt, sau khi tiếp quản Quy Nhơn xong thì thủ tướng Ngô Đình Diệm có ra thăm ủy lạo dân chúng và sau đó, trong dân gian đã truyền tụng hai câu thơ như sau:
Sunday, September 22, 2024(View: 1279)
Riêng tôi khi mình lung túng không chắc chắn về những từ Hán Việt mà không hỏi ai được thì cứ ‘nôm na là cha mách qué” là hay nhất!
Saturday, September 21, 2024(View: 979)
Hãy thử so sánh cuộc đời của Trân Huỳnh Duy Thức, một nhà khoa học Việt Nam với Václav Havel, một nhà văn Tiệp Khắc,
Saturday, September 21, 2024(View: 613)
Sau này những khẩu hiệu có tính cách tuyên truyền này được nhóm Giao Điểm, ở hải ngoại rêu rao cùng khắp trên báo chí của họ.
Saturday, September 7, 2024(View: 554)
Nếu so với cuộc sống ngoài Bắc bữa no bữa đói, lo từng bữa thì đây phải nói là thiên đàng. Những điều gì khác với điều tôi viết thường là do cộng sản lúc bấy giờ tuyên truyền.
Sunday, August 25, 2024(View: 1255)
Quả thực, Francoise Sagan là một hiện tượng văn học phổ biến một cách rộng rãi ở miền Nam. Sagan có lối viết thật ngắn, gọn.
Friday, August 23, 2024(View: 1238)
Năm 1970, chiếu theo giấy phép số: 3343/GD/KHPC/HD/7 thiết lập Nữ Học Viện bậc Đại Học, áp dụng mô thức một Viện Đại Học Cộng Đồng
Tuesday, August 20, 2024(View: 733)
Cuộc chiến này đã bắt đầu như thế và đã chấm dứt như vậy ngoài mọi sự quyết định của người Việt Nam.
Wednesday, August 7, 2024(View: 1710)
Với tôn chỉ Dân Tộc, Nhân Bản và Khai Phóng, nền giáo dục Việt Nam Cộng Hoà trong 21 năm tồn tại đã đào tạo những công dân Việt Nam hoàn thiện
Wednesday, August 7, 2024(View: 1254)
Sự tuyên truyền khéo léo, che dấu đã cho thấy nhiều thanh thiếu niên đã tình nguyện xông pha vào "cõi chêt" vì bom Mỹ bỏ ngày đêm.
Tuesday, July 30, 2024(View: 1411)
Chiến tranh trước sau rồi cũng chấm dứt cách này cách khác như chúng ta đã thấy. Nhưng sau 1975, sự thật mới chính là sự thật được phơi bầy.
Saturday, July 13, 2024(View: 799)
Tóm lại, Quán Thân như lời Phật dạy thì có 6 đề mục để quán như đã nêu ở trên. Hành giả có thể thực hành thiền Quán bất cứ lúc nào trong ngày.
Tuesday, July 2, 2024(View: 1284)
Sau khi chiếm được miền Nam Việt Nam, mâu thuẫn giữa Việt Nam và Trung Cộng ngày càng tăng cao. Trung Cộng lên án Việt Nam đàn áp Hoa Kiều và muốn đem Hoa Kiều về nước.
Tuesday, June 25, 2024(View: 1023)
Thực hành Giới-Định-Tuệ, đời sống đạo đức của hành giả được thăng hoa, tâm định tĩnh, trí tuệ phát sáng. Kết quả sơ khởi của việc tu tập, giúp hành giả thoát khỏi một số ràng buộc
Monday, June 24, 2024(View: 1330)
Vậy thì có gì là lạ về hiện tượng khóc tập thể! Chúng ta đã từng chứng kiến hàng triệu người dân trong các nước cộng sản cùng vỗ tay, cùng hoan hô, cùng đả đảo thì nay nếu có hàng triệu cùng khóc có điều chi khác biệt?
Sunday, June 23, 2024(View: 1188)
Không biết con số chính xác Sách Báo của Văn Hóa Miền Nam bị hủy diệt bao nhiêu, và sau này lại thấy những bộ Tự Điển quý giá
Friday, June 14, 2024(View: 1164)
Tù vừa tròn 17 năm. Những ông tướng khác về trước ông chừng nửa giờ nên tướng Giai là người sau cùng, theo ý nghĩa tiêu biểu của lịch sử..
Sunday, June 9, 2024(View: 1126)
Đọc cả bài viết này, có lẽ người đọc chỉ cần đọc đoạn kết trên là đầy đủ ý nghĩa.
Saturday, June 8, 2024(View: 2359)
ĐÁNH TƯ SẢN cũng là một sự kiện chấn động lịch sử Việt Nam ngang hàng sự kiện THUYỀN NHÂN VIỆT NAM và chỉ xảy ra sau ngày 30 tháng Tư năm 1975.
Friday, June 7, 2024(View: 1418)
“Thiền Chỉ” hay “Thiền Định” là trạng thái tâm chuyên chú vào một cảnh, một đối tượng, khiến cho mọi vọng tưởng đều ngưng bặt, tạo sự an vui (sukkha) hỷ lạc cho hành giả.
Sunday, May 19, 2024(View: 1660)
Nhìn lại hơn 50 năm miền Bắc dưới chế độ cộng sản, người viết chỉ có thể thở dài và nghĩ mình còn may mắn – May mắn vì đã không phải sống dưới chế độ bạo tàn đó.
Sunday, May 19, 2024(View: 2471)
Lần đổi tiền này gây ra hậu quả kinh tế tai hại với nạn lạm phát lên hơn 700% năm 1986 và tiếp tục tăng cao trong 3 năm sau đó.
Saturday, May 11, 2024(View: 2965)
Người ta nói: làm thầy thuốc sai lầm thì giết chết một người, làm chính trị sai lầm thì giết một thế hệ nhưng làm văn hoá sai lầm thì giết cả muôn đời.
Monday, April 29, 2024(View: 1745)
Theo ông Hoàng Tùng xác nhận, vụ án Bà Nguyễn Thị Năm đã được bộ chính trị họp và quyết định. Riêng ông Nguyễn Minh Cần, Phó chủ tịch Hà Nội than:
Monday, April 22, 2024(View: 1680)
Tôi viết lại bài này như một hồi ức đau buồn đã qua. Nó cũng giống như ngày nào “ Miền Nam sau ngày giải phỏng”. Bởi vì Đảng vĩ đại ngay cả trong những sai lầm của họ.
Wednesday, April 10, 2024(View: 1670)
Tu tập theo đạo Phật không phải để sở hữu được điều gì, mà thực ra là để buông xả không bám víu với bất kỳ những gì ở trên đời... mà chỉ nhận biết rõ ràng những gì đến rồi đi,
Monday, April 1, 2024(View: 2244)
Di tản sang Hoa Kỳ năm 1975, tên tuổi ông một lần nữa bừng sáng của đỉnh cao văn học. Một lần nữa như thể được tái sinh. Sách của ông được bày bán khắp các tiệm sách.
Monday, March 18, 2024(View: 2199)
Hát Rong được gọi là Troubadour, tên của một nhà soạn nhạc và nghệ sĩ biểu diễn vào thời kỳ trung cổ ở Âu Châu. Người phụ nữ hát rong được gọi là Troubairitz.
Saturday, March 9, 2024(View: 1690)
Bài viết này dựa trên kinh Nikãya nhằm cung ứng một vài khía cạnh cần biết trên đường tu học của thiền sinh Phật tử muốn tìm hiểu lộ trình tu tập trong đạo Phật như thế nào.
Saturday, March 9, 2024(View: 1492)
Tuy nhiên, vẫn phải nhìn nhận những nhà văn trẻ vừa và thật trẻ vẫn là niềm hy vọng của sinh hoạt Văn Học Di Dân Việt Nam như những đóm lửa của hy vọng còn chờ đợi
Friday, March 1, 2024(View: 1462)
Nếu “nhận thức về vô thường” được tu tập như vậy ngay trên tự thân, được làm cho sung mãn như vậy ngay trên tự thân ngũ uẩn, thì “tất cả dục tham được chấm dứt, tất cả các sắc tham được chấm dứt
Friday, March 1, 2024(View: 2136)
Chỉ tồn tại có 21 năm, từ di sản của nền giáo dục thuộc địa của Pháp chế độ Việt Nam Cộng Hoà đã khai sinh một nền giáo dục Dân tộc, Nhân bản và Khai phóng mà giá trị đến ngày nay không ai có thể phủ nhận được.
Friday, March 1, 2024(View: 1507)
Tháng ba này, bác sĩ Quang lại lên đường sang Ukraine trong ba tháng.. Tháng bảy mới trở về. Tôi gợi ý anh nên viết hồi ký ghi lại những sụ việc, biến cố của từng ngày,
Saturday, February 24, 2024(View: 3805)
Kính chia sẻ đến quý anh chị CHƯƠNG TRÌNH CÙNG NHAU TU HỌC lớp Tìm Hiểu và Ứng Dung kinh NGUYÊN THỦY do Tuệ Huy- Tô Đăng Khoa phụ trách
Friday, February 23, 2024(View: 1679)
Chính qua sự chú ý, chúng ta không chỉ tương tác với thế giới mà còn duy trì, quyết định phẩm chất của sự tồn tại của mình một cách chân thực nhất.
Friday, February 16, 2024(View: 3759)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
Friday, February 16, 2024(View: 4152)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
Monday, February 5, 2024(View: 1835)
Đó là mùa Xuân không sinh không diệt. Chất Xuân vượt ra ngoài cảm xúc của con người, nó vượt ra khỏi thời gian, không gian. Nó không bị ảnh hưởng bởi quy luật vô thường
Sunday, January 28, 2024(View: 3249)
Trong phạm vi bài này xin chỉ nhắc đến một số trường trung học tiêu biểu ở các đô thị lớn như Sài Gòn, Huế , Cần Thơ...
Friday, January 26, 2024(View: 3871)
Thưa đó là những thành phần có ăn học, được các chính phủ thời Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa cho học bổng đi học tại Pháp, tại Mỹ,
Sunday, December 24, 2023(View: 2398)
Sách cũ đối với tôi là một ám ảnh mời gọi tìm về. Trong đó đặc biệt có chuyện sưu tập tài liệu triết cũ. Cũng từ những sách cũ đó mà trước đây tôi lớn lên, được nuôi dưỡng và phát triển về trí năng mỗi ngày.
Saturday, December 23, 2023(View: 2268)
Nghi ngờ là sợi dây trói buộc thứ năm khiến hành giả phân vân, giải đãi, buông lung, không biết đi hướng nào trên con đường tu tập tâm linh.
Friday, December 1, 2023(View: 4406)
Vai trò bảo tồn, duy trì ngôi nhà hữu thể là trách nhiệm chung của từng cá nhân, nó mang lại ý nghĩa cao đẹp cho sự hiện hữu có giới hạn của chúng
Friday, December 1, 2023(View: 2557)
Bài này, người viết đã tự ý bỏ phần văn hóa chữ viết, một sản phẩm đặc thù của các xã hội văn minh để chỉ nói đến vấn đề ẩm thực và hệ quả của nó.
Wednesday, November 22, 2023(View: 2763)
Chuyến đi gian nan của nguời di cư thế nào thì chữ nghĩa cũng vậy. Chữ ở lại, chữ ra đi, chữ nào còn, chữ nào mất? Hình như chẳng còn ai tâm trí đâu để lưu tâm tới điều đó. Chữ được di cư vào miền Nam,
Saturday, November 4, 2023(View: 2875)
Đứa con hoang có thể là cuối cùng của Sartre có lẽ là giáo sư tiến sĩ Trần Trọng Đăng Đàn. Đối với văn học miền Nam nói chung, ông giáo sư này là kẻ chém treo ngành.
Friday, November 3, 2023(View: 2752)
Trong hành trình tìm kiếm hạnh phúc, người tu “Hạnh buông xả” sẽ có cơ hội trải nghiệm được sự bình an nội tại. Buông xả ít thì giải thoát ít, buông xả nhiều thì giải thoát nhiều,
Saturday, September 23, 2023(View: 5874)
Có những nhà văn mà phong cách trí thức cũng như tình người để lại trong tôi những dấu ấn sâu sắc đến khó quên.
Monday, September 11, 2023(View: 3209)
Kể từ khi phi công Charles Lindbergh được chọn là Nhân vật của năm 1927 – Person of the year – đến nay đã 95 năm. Tuy nhiên Time không những chỉ chọn một cá nhân...
Thursday, August 24, 2023(View: 4419)
Phần tôi khiêm tốn nghĩ rằng: đôi khi chúng ta đòi hỏi những điều mà thật sự nó đã nằm sẵn trong túi chúng ta mà chúng ta không biết.
Saturday, August 5, 2023(View: 6439)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
Saturday, August 5, 2023(View: 3166)
Trong nhiều năm qua, chúng ta thường tụng “Bát Nhã Tâm Kinh”. Tụng hoài mà nhiều người vẫn còn than khổ! Đó là do mình học kinh mà không chịu ứng dụng kinh vào đời sống của mình.
Wednesday, June 28, 2023(View: 9093)
Trong chỗ riêng tư, tôi chia xẻ những tâm tình với Bùi Giáng, với Phạm Công Thiện trong sự ngậm ngùi về số phận không may dành cho họ.
Saturday, April 22, 2023(View: 3821)
Mỗi lần có dịp đọc các tài liệu có liên quan đến đạo và nhìn lại quá khứ là mỗi lần rút tỉa ra được một bài học về đời sống, về nếp sống đạo của một thòi
Saturday, April 8, 2023(View: 3629)
Mỗi một cuộc đời, như Phan Châu Trinh, đều để lại một bài học dù chưa trọn vẹn cũng đáng để cho những người đời sau suy nghĩ.
Friday, March 31, 2023(View: 3590)
Thật hiếm có nhà văn quân đội miền Nam nào viết với một thái độ thanh thản, không hận thù, biết quý trọng con người như Nguyễn Bửu Thoại.
Thursday, March 30, 2023(View: 2855)
Bên cạnh thứ tài sản không bền vững đó, đức Phật cũng dạy có một thứ tài sản không bao giờ mất, đó là Tín tài, Giới tài, Tàm tài, Quý tài, Văn tài, Thí tài và Trí tài.
Tuesday, March 21, 2023(View: 3574)
Tiếng Quê Hương hoạt động mạnh là nhờ vào hai người. Người đọc và edited lại là anh Uyên Thao. Và người thứ hai là anh Trần Phong Vũ,
Sunday, March 19, 2023(View: 3061)
Nếu chúng ta không quyết tâm giữ chặt khoang thuyền tức không giữ chặt Giới pháp, thì làm sao tránh được những trận bảo to, những cơn sóng lớn...
Monday, March 13, 2023(View: 6778)
Không dễ mấy ai có thể chối từ một số tiền lớn lao như vậy vào thời đó. Sự từ chối này làm nên nhân cách Uyên Thao và làm cho Sóng Thần có uy tín với độc giả, đông nhất là trong giới quân nhân.
Monday, March 13, 2023(View: 3355)
Việc chọn “ngày lành tháng tốt” để tiến hành những công việc hệ trọng trong đời sống của người Việt, được biết bắt nguồn từ thói quen do ảnh hưởng văn hóa, tập tục cổ xưa
Friday, March 3, 2023(View: 3840)
Uyên Thao là một con người đặc biệt, khác mọi người trong cách ứng xử, cách sống, nhất là thái độ chọn lựa hành động.
Wednesday, March 1, 2023(View: 3296)
Sống ở đời ai cũng mong cầu được hạnh phúc. Hạnh phúc là gì? Các nhà tâm lý học ngày nay mô tả hạnh phúc là một trạng thái tâm lý tích cực của con người ...
Monday, February 20, 2023(View: 7561)
Nói chung, văn nghiệp của ông tạo ra một dòng chảy văn học miền Nam rất cá tính; nó tiếp lửa truyền thừa từ những nhà văn tiền bối và ngọn đuốc soi đường cho những người đến sau ông.
Tuesday, February 14, 2023(View: 3966)
Tôi xin ghi lại như một lời tri ân như một niềm an ủi cho ông ở bên kia thế giới và một niềm an ủi của người còn lại, như kẻ viết bài này.
Friday, February 10, 2023(View: 4200)
Vì thế, việc giới thiệu tập san Trình Bầy, xin khép lại và chỉ xin giới thiệu phần mở đầu và phần giã biệt của chủ nhiệm Thế Nguyên.
Tuesday, January 31, 2023(View: 4549)
Tôi tự hỏi mình, Mai Thảo cuối cùng chỉ là một nhà thơ xuất chúng. Hay trong văn của ông đã có thơ và trong thơ là cả trời đất.
Saturday, December 31, 2022(View: 7917)
Mỗi chuyện là một góc nhìn xoáy vào những nết ăn, nết ở tiêu biểu cho một con người và tiêu biểu cho một nét Văn Hóa một thời dần biến dạng.
Tuesday, December 13, 2022(View: 3944)
. Đó là hạng người thuận dòng, hạng người ngược dòng, hạng người tự đứng lại và vị thánh A-La-Hán đã giải thoát ra khỏi luân hồi sinh tử.
Friday, December 2, 2022(View: 9352)
Nói cho cùng, phải chăng số phận của bà Lê Vũ Anh đã được chính cha ruột của mình định đoạt vì ý hướng mong muốn con gái thành công.
Sunday, November 20, 2022(View: 4053)
Đương nhiên sống ở đời không ai là không lầm lỗi. Chúng ta phải học hạnh nhẫn nhịn và tha thứ của đất về những lỗi lẫm nho nhỏ của nhau thì tình bạn mới được bền lâu./.
Tuesday, November 8, 2022(View: 4155)
Đọc qua lịch sử của Tỳ-khưu-ni Khema, chúng ta biết rằng chết không phải là hết! Cho nên đời này may mắn gặp Phật pháp ...
Thursday, September 22, 2022(View: 4316)
Tóm lại con người có hai phần thân và tâm. Cả thân và tâm đều quan trọng như nhau. Tâm gá vào thân để hiện hữu. Thân nhờ tâm chủ trì hướng dẫn để xử sự và hành động.
Wednesday, August 17, 2022(View: 4074)
Tóm lại tu pháp mười hai nhân duyên, hành giả chỉ cần cắt đứt một mắt xích là phá vỡ được toàn bộ mười hai mắt xích. Hành giả thoát khỏi vòng sinh tử.
Tuesday, July 26, 2022(View: 8989)
Như vậy Vô Lậu Học là môn học giúp hành giả được tự do tự tại, đoạn tận mọi phiền não khổ đau, không còn rơi rớt trong luân hồi sanh tử.
Tuesday, July 12, 2022(View: 4488)
Trong bài viết này chúng ta cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa của phước hữu lậu và phước vô lậu hay là phước đức và công đức khác nhau như thế nào?
Monday, June 13, 2022(View: 8411)
Sự tử tế của miền Bắc hầu như không thể có theo như nhận xét của của nhà phê bình kỳ cựu Hoài Thanh. Hơn ai hết, ông HT đã hiểu rõ chân tướng của dân miền Bắc cũng như chính quyền ấy.
Friday, April 22, 2022(View: 4356)
chúng ta có thể hiểu A-Lại-Da thức chính là thức sanh ra “tâm sinh diệt” là Vọng tâm, và cũng chính A-Lại-Da thức này hiển lộ tâm thanh tịnh là Chân tâm.
Thursday, November 4, 2021(View: 10804)
Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
Tuesday, October 26, 2021(View: 10520)
.... Sau lưng họ là người phụ nữ được gọi là đệ nhất phu nhân. Vậy có những vị đệ nhất phu nhân nào trong lịch sử được người đời nói đến nhiều nhứt?
Saturday, September 4, 2021(View: 11706)
Ngày xưa ở Việt Nam, người đóng vai chọc cười khán giả được gọi là anh hề, ngày nay người ta gọi là diễn viên hài hay nghệ sĩ hài.
Saturday, September 4, 2021(View: 5364)
Phàm ở đời, những ai muốn xây dựng sự nghiệp lớn, đều phải có đức nhẫn nhục để vượt qua bao lần thất bại mới đạt được thành công.
Sunday, August 22, 2021(View: 5203)
Bài kinh “Phật thuyết Vu-Lan-Bồn” là một trong những bài kinh ngắn dễ hiểu, là một thông điệp giá trị nhắc nhở chúng ta đạo làm người, trong đó đạo hiếu với cha mẹ là nền tảng đạo đức quan trọng
Monday, June 7, 2021(View: 6352)
dù quý vị là người sẽ xuất gia theo dạng "Thân xuất gia, Tâm xuất gia" hay quý vị tự xếp mình vào dạng "Thân không xuất gia, mà Tâm xuất gia" thì bài pháp này sẽ giúp cho quý vị mạnh dạn chọn cho mình một con đường đi,
Monday, May 17, 2021(View: 5315)
Trong bài chia sẻ này chúng ta cùng nhau tìm hiểu khái quát về ảnh hưởng của nghiệp tác động vào cái chết của mỗi người,
Saturday, March 13, 2021(View: 8676)
“Ai thấy Pháp người ấy thấy Ta, ai thấy Ta người ấy thấy Pháp”. Đây là lời dạy của đức Phật dành cho tỷ-kheo Vakkali.
Friday, February 12, 2021(View: 6773)
Chủ đích của bài là ghi lại một số ca dao, tục ngữ Việt, Anh, Pháp ít nhiều liên hệ đến con trâu trong văn hóa “dĩ nông vi bản” mà Việt Nam là một trong những nước một thời được gọi là vựa lúa ở Đông Nam Á
Monday, January 25, 2021(View: 17906)
Tôi ra đời ở một làng nhỏ, làng Trình Phố thuộc tỉnh Thái Bình. Tôi sinh ra và lớn lên theo chiến tranh giữa Việt Minh và quân Pháp. Dù còn nhỏ nhưng tôi sợ cả hai.
Thursday, December 31, 2020(View: 17380)
Năm nay với những ngày ‘cấm cung’ vì dịch Covid-19, tôi mới nghĩ đến việc ngồi xuống viết về “Tỉa Thủy Tiên” để chia sẻ với bạn bè thân hữu ở xa những kinh nghiệm và hiểu biết (có thể chỉ là căn bản) về thủy tiên.
Sunday, November 29, 2020(View: 6312)
Trong giấc ngủ bình an, Đại đức không còn nhớ gì ngoại trừ câu nói ấm áp của Đức Phật: "Thời gian không chờ đợi ai, hãy tinh tấn lên thầy Ananda.".
Saturday, October 24, 2020(View: 6871)
Bài kinh “Thừa Tự Pháp” phác họa cho thấy hình ảnh của người xuất gia chân chánh phải là người “thừa tự Pháp” chứ “không thừa tự tài vật”.
Tuesday, September 29, 2020(View: 7117)
Tứ Nhiếp Pháp giúp con người quay về với đường ngay nẻo phải, hay chính xác hơn là trở về với Phật pháp. Phật pháp là con đường tu hành chân chính, hướng về tâm linh đi đến giác ngộ giải thoát.
Monday, September 14, 2020(View: 7213)
Tóm lại khi người Phật tử đặt trọn niềm tin vào Tam bảo và thực hiện những gì mình đã thọ nhận trong lúc quy y, giữ tròn năm giới luật thì người đó đang có được tám nguồn công đức,
Friday, August 21, 2020(View: 7163)
Niết-bàn là trí tuệ rốt ráo (bát nhã) được biểu lộ qua sự thoát khổ, giác ngộ, giải thoát của một bậc chứng đạo, ra khỏi vòng luân hồi sinh tử.
Sunday, August 2, 2020(View: 7204)
Ở bước căn bản, khi thực hành hạnh lắng nghe, chúng ta cần luôn tự nhắc nhở: “Im lặng để nghe. Lắng nghe để hiểu. Có hiểu mới có thương”. Hiểu là trí tuệ. Còn thương là lòng từ bi.
Sunday, July 19, 2020(View: 7846)
Tóm lại, “Pháp Tu Sám Hối” trong đạo Phật không phải là nghi thức rửa tội để được sạch tội, mà sám hối mang đủ hai yếu tố “nhận lỗi và sửa lỗi”. Nhờ có sửa lỗi nên tội trước được giải trừ, tội sau mới không sinh khởi.
Thursday, July 9, 2020(View: 7653)
thuốc Hydroxychloroquine có hiệu quả nhứt khi được xử dụng nhanh ngay sau khi nhập viện với liều lượng tiêu chuẩn,
Sunday, July 5, 2020(View: 6817)
Nếu lý thuyết giỏi, mà không có kinh nghiệm hành trì, thì kiến thức thu thập cũng không ích lợi gì, mà nhiều khi kiến thức đó chỉ tô bồi thêm cái Ngã ngày một lớn mà thôi!