Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Phan Phú Hiệp - ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

Saturday, May 28, 202211:31 PM(View: 2988)
Phan Phú Hiệp - ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP

ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP


 

Thông thường, khi nhận xét và khen ngợi một ai đó làm việc hết mình, làm việc kỹ lưỡng tận tâm, và làm đến nơi đến chốn trong lĩnh vực chuyên môn của mình, nhiều người thường cho rằng người đó có đạo đức nghề nghiệp.

Như vậy đạo đức nghề nghiệp là gì? Có nhiều khái niệm khác nhau, nhưng  theo thiển ý của tôi thì đạo đức nghề nghiệp có thể được tóm gọn lại bằng một chữ duy nhất: Tâm.

Trong thực tế, chúng ta thường nghe nhiều người khi nhận xét về một ai đó làm việc tận tụy, chu đáo với tâm thiện, thì thường khen người đó làm việc có tâm, chẳng hạn như: vị bác sĩ X giỏi và có tâm lắm, anh thợ điện Y làm việc cẩn thận và có tâm lắm, cô y tá Z chăm sóc cho bệnh nhân có tâm lắm, anh tài xế Uber này lịch sự và có tâm lắm…

Thật vậy, tâm là tài sản vô hình quý giá tạo nên đạo đức nghề nghiệp cho mỗi cá nhân. Nó không phụ thuộc vào trình độ học vấn hay địa vị xã hội, mà từ thiện tâm luôn biết nghĩ cho người khác, không chỉ vụ lợi cho riêng mình.

Sau đây là hai câu chuyện minh họa về đạo đức nghề nghiệp, mà đôi lúc, chúng ta cũng có thể chợt bắt gặp ở đâu đó trong thực tế đời thường:

1-Ông lão sửa xe đạp:

Vào những năm đầu thập niên 1980s, đất nước còn nhiều khó khăn, xe đạp là phương tiện đi lại chủ yếu của nhiều người.

Tại một tiệm sửa xe đạp nhỏ tọa lạc gần một trường trung học lớn của tỉnh. Chủ tiệm là một ông lão đã ngoài 80, có thâm niên sửa xe đạp nhiều năm với việc làm kỹ lưỡng và được sự tín nhiệm của khách hàng. Do tuổi cao sức yếu, nên ông chỉ đảm nhiệm một vài công việc nhẹ là vá xe và ngồi rút căm chỉnh niềng xe cho khách, các phần việc khác, ông giao lại cho các con.

Đa số khách hàng của ông là các cô cậu học trò nhỏ .Mỗi khi hoàn tất công việc chính là vá xe, theo thói quen, ông thường để ý quan sát xem xe của các cháu có vấn đề gì có thể ảnh hưởng đến an toàn không? Ông thường tự nguyện chỉnh sửa các hư hỏng nhỏ như: thắng, guidon, yên xe, pedal, chỉnh lại dè, dây sên … cho các cháu hoàn toàn miễn phí, chỉ mong muốn các cháu đi xe an toàn và không phải tốn thêm tiền để sửa chữa.

Một lần, ông thấy vỏ xe của một cậu học trò bị mòn rách, phải lót thêm phần vỏ xe cắt ngắn đệm bên trong. Qua trò chuyện, ông biết được gia cảnh của cậu có nhiều khó khăn. Ông bảo “Cháu chạy xe với phần vỏ trước bị rách như vậy là không an toàn, dễ bị nổ và té. Để ông thay cho cháu cái vỏ khác.” Ông đứng dậy, lui cui vào trong nhà, lục lọi tìm ra một chiếc vỏ xe cũ, nhưng có thể tạm dùng được, thay cho cháu và căn dặn: “Vỏ xe cũ này có thể dùng tạm một vài tháng, sau này, nếu thấy vỏ xe mòn và rách, cháu đến đây, ông sẽ tìm đổi cho cháu một chiếc vỏ khác, đừng ngại, ông không tính tiền đâu, chứ nếu tiếp tục đi, thì nguy hiểm lắm…”

Đạo đức nghề nghiệp và lòng yêu thương, đôi khi thật giản dị và đi song hành với nhau, với đầy đủ ý nghĩa nhân văn như vậy đó.

Photo1

2- Cô nhân viên Viện Dưỡng Lão

Tại một viện dưỡng lão (Nursing home) ở California. 

Ngày mới cho ca làm việc buổi sáng bắt đầu lúc 7am. Cô nhân viên V. vào khu vực Front desk, log in và nhận lịch phân công việc trong ngày. Hôm nay cô có trách nhiệm chăm sóc cho 10 bác cao niên.

V. bắt đầu công việc thường nhật của cô như giúp các bác vệ sinh cá nhân, thay quần áo, chuẩn bị cho họ ăn điểm tâm, lấy Vital signs, đưa họ đi tắm, đi tập Therapy... Công việc V. làm luôn tay không một phút ngơi nghỉ. Nhiều lần V. đã không lấy giờ breaktime để gắng hoàn tất cho xong công việc của mình. V xem các bác cao niên tại đây như người thân, nên cô chăm sóc họ cẩn thận, chu đáo, quần áo họ mặc, giường họ nằm phải thật tinh tươm sạch sẽ, nên lúc nào V. cũng tất bật với công việc.

Thế giới người già tại đây rất đơn điệu và buồn tẻ. Mỗi người già đều mang tâm sự, nỗi niềm riêng nặng hơn núi. Người thì ngủ gà ngủ gật trên wheelchair , người thì đăm chiêu nhìn ra ngoài cửa như hoài niệm về một quá khứ xa xăm nào đó, hay đang trông ngóng người thân... Nhưng khi chợt trông thấy V, nghe tiếng V. chào hỏi,  họ cảm thấy vui vẻ và phấn khích hẳn lên. Bởi vì, ngoài việc thực hiện chức trách chuyên môn của mình là chăm sóc chu đáo cho các bác cao niên, V. còn đem đến cho họ các món quà tinh thần:

Trước hết là sự quan tâm: V. giành hết thời gian cho việc quan tâm, chăm sóc chu đáo từng bác cao niên do cô phụ trách, xem những vấn đề của họ như là của chính cô. V. luôn lắng nghe họ không chỉ bằng tai mà bằng cả tấm lòng, đôi khi đó là những lời kể lể, phàn nàn, than trách... để cô chia sẻ, thấu hiểu, động viên, an ủi và giúp đỡ họ.

Kế đến là V. gửi lời khen tặng đến cho các bác bằng những câu nói đơn giản nhưng rất chân thành để động viên, tạo niềm vui và phấn khích cho họ.

Sau cùng, một món quà đặc biệt, rất giá trị mà cô trao tặng cho họ là nụ cười. Dù tất bật với công việc, nhưng V. luôn nở nụ cười tươi tắn trên môi .Nụ cười của cô tuy là ngôn ngữ không lời nhưng có khả năng lan tỏa niềm vui cho các bác cao niên, làm vơi đi nỗi buồn của họ. Nụ cười thân thiện, cởi mở của V. đã chinh phục tình cảm của mọi người và phần nào xua đi không khí trầm lặng vốn có của Viện dưỡng lão.

Có người hỏi V. “Sao lúc nào cô cũng có thể vui vẻ, tươi cười trong môi trường buồn tẻ ở nơi được xem là trạm cuối cuộc đời của người già như vậy?”

V. vui vẻ trả lời: "Các bác cao niên ở đây thường rất trầm cảm, bi quan, đầy tâm trạng nên ít có hoặc không có nụ cười, nên tôi đã dùng nụ cười của mình để lan tỏa niềm lạc quan vui sống cho các bác"

Như vậy ,V. đã dùng nụ cười thân thiện tỏa nắng của cô để có thể thay đổi không khí ảm đạm của Viện dưỡng lão, mà không để cho không khí buồn tẻ tại đây có thể làm ảnh hưởng đến niềm vui được yêu người và yêu nghề của cô .

Mùa Xuân năm 2020 cho đến giữa năm 2021, đại dịch Covid-19 hoành hành dữ dội, gây kinh hoàng cho mọi người và nơi bị ảnh hưởng dịch nhiều nhất là tại các nhà dưỡng lão.

Nơi cô làm việc cũng không ngoại lệ. Nhiều bệnh nhân cao niên và cả nhân viên y tế cũng bị nhiễm bệnh. Nhiều bệnh nhân đã phải đưa đi cấp cứu tại bệnh viện, và không ít người trong số họ đã không qua khỏi!

Trong những ngày tang thương ấy, V. nỗ lực chăm sóc các bác cao niên thật chu đáo để giúp cho họ an toàn và ngăn ngừa dịch bệnh lây lan.

Nhưng từ đây, nụ cười khả ái của V. lại bị che khuất bởi Mask N-95 và Face shield. Mọi người đã không còn thấy nụ cười tươi tắn của cô nữa, nhưng bù lại, V. đã dùng lời nói dịu dàng, từ ái, đôi lúc dí dỏm để an ủi, động viên, khuyến khích tinh thần để các bác cao niên cảm thấy vui vẻ, lạc quan hơn, hầu giúp họ quên đi những tháng ngày u ám, khi viện dưỡng lão đã phải đóng cửa để cách ly với thế giới bên ngoài.

V. là một người luôn biết nghĩ cho người khác và hết mực yêu nghề nghiệp của mình. Cô giúp đỡ các bác cao niên trong chức năng chuyên môn của cô hết lòng, đồng thời đem đến cho họ sự quan tâm đầy yêu thương và niềm lạc quan vui sống. Bởi với cô, sống tử tế, thương yêu và chăm sóc tốt người cao niên như người nhà, chia sẽ nỗi buồn của họ khi không được sống gần người thân, là điều hiển nhiên cần phải làm.  

Cái tâm trong sáng, thiện lành ấy của cô, chính là tiêu biểu cho đạo đức nghề nghiệp.

Photo2

Trong cuộc sống đời thường, tôi thực sự bị cuốn hút và có ấn tượng tốt với những người làm việc trong bất kỳ lĩnh vực nào, khi họ hoàn toàn tập trung tinh thần vào nghề nghiệp của mình, họ không làm việc một cách cẩu thả, không ứng phó, không qua loa đại khái, mà làm với tất cả lòng tự trọng cùng với lòng thiết tha yêu nghề, để phục vụ cho lợi ích của mọi người, và tạo ra nhiều giá trị tốt đẹp cho xã hội.

Một xã hội mà số đông người làm việc có đạo đức nghề nghiệp thì xã hội đó sẽ phát triển, tử tế, trung thực, văn minh và chắc chắn sẽ tạo nên nhiều kỳ tích.

Có được một xã hội tốt đẹp như vậy làm rường cột, quốc gia không giàu mạnh mới lạ!

 

(Ảnh sưu tầm chỉ để minh họa)

 

Hiệp Phan---SJ _5/2022

Tuesday, September 12, 2023(View: 437)
Chúng ta “ăn để mà sống” hay “sống để mà ăn”? Tôi vẫn nghĩ rằng, mọi người đều phải trải qua cả hai giai đoạn kể trên, khi còn trẻ sung sức thì “sống để ăn”, và khi tuổi về xế chiều thì “ăn để sống”.
Tuesday, September 12, 2023(View: 434)
Xin ghi nhận như một lời chia sẻ về một nhà văn lớn đã khuất. Tôi nghĩ viết một nhà văn lớn không bao giờ là thừa, dù thời đã qua.
Sunday, September 10, 2023(View: 416)
Mất một chiếc vớ kể như mất cả đôi, chẳng thể mang một chiếc nhảy lò cò mọi nơi. Còn một thúng vớ lẻ bạn đang nằm thương nhớ kẻ bạc tình thì sao?
Sunday, September 10, 2023(View: 404)
Bây giờ chúng ta đã ở ngưỡng cửa của mùa thu. Ngày xưa, rất nhiều nhạc sĩ của ta đã cảm xúc cái mùa lành lạnh với lá vàng rơi rụng nhưng rất lãng mạn này và đã cho ra những tuyệt tác để đời.
Saturday, September 2, 2023(View: 495)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
Monday, August 28, 2023(View: 808)
Tọa lạc ở chợ BH ngay giữa ngã ba đường Lê văn Lễ và Cô Giang, vào những thập niên 1960-1970s, Tứ Lợi là tiệm tạp hóa lớn do người Hoa làm chủ, chuyên bán sỉ và lẻ đủ loại nhu yếu phẩm
Saturday, August 26, 2023(View: 478)
Có bao giờ chúng ta chân thành xin lỗi cha mẹ chưa? Một câu xin lỗi xuất phát từ trái tim sám hối. Một câu hỏi mà bây giờ đứng cận con đường sinh tử ta hỏi lại mình .
Tuesday, August 22, 2023(View: 532)
Trong mùa tựu trường năm nay, người giáo già như tôi không khỏi trăn trở khi nghĩ đến những cháu nhỏ ở Việt Nam ngày nay bao giờ sẽ hưởng được một nền giáo dục dân tộc
Thursday, August 17, 2023(View: 524)
Bài học của tôi là thế đó. Tôi đã tự nhủ với mình đừng làm gì khác hơn vui chơi mà vẫn bị sụp hầm. Từ nay tôi sẽ mắt sáng như sao, thật cảnh giác để không bao giờ lọt bẫy mấy tên hacker kia nữa.
Saturday, August 12, 2023(View: 514)
Tôi viết bài này như một lời chia tay, chưa biết ai là kẻ thắng cuộc, ai là kẻ thua cuộc. Hẹn kỳ World Cup bốn năm tới với nhiều hứa hẹn mới.
Friday, August 11, 2023(View: 1002)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
Friday, August 11, 2023(View: 698)
Vậy đó, tự bao giờ mà chúng ta, những bạn bè quen biết từ lâu, bỗng dưng nghi ngờ cảnh giác lẫn nhau? “Hiện đại là hại điện” đấy thôi, mọi sự phát triển luôn kèm theo những bất cập, những sơ hở hiểm nguy,
Friday, August 11, 2023(View: 944)
Một nén hương lòng để tưởng nhớ đến Dì Sáu - một bà tiên giữa đời thường trong lòng tôi. Nguyện cầu cho Dì được an nghỉ đời đời trong tình yêu của Chúa, nơi Dì suốt đời nương tựa và dâng lên niềm tin tuyệt đối.
Friday, August 11, 2023(View: 1065)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
Saturday, August 5, 2023(View: 806)
Tôi gấp sách lại vì đã đọc đến chữ cuối… và tôi nhớ lại tôi trong cái đêm cuối thăm thẳm, thinh lặng, tôi lên sân thượng nhà tôi và bật khóc một mình.
Saturday, July 29, 2023(View: 570)
Những năm sau này, ván đã đóng thuyền, tôi vẫn theo chồng về quê Biên Hoà, nhìn dòng sông chảy, nhìn lục bình trôi, tôi nói với chàng “dòng sông này vẫn là dòng sông Định Mệnh,
Friday, July 28, 2023(View: 488)
Chính nhờ những người dám đứng ra gánh vác ngà voi như vậy, mà những người như chúng ta mới có cơ hội được đến gặp lại những người thân quen,
Thursday, July 20, 2023(View: 1160)
Tham dự buổi Picnic hôm nay, gồm cựu học sinh NQ, thân quyến và một số thân hữu của Anh Phẩm, Chị Lynh khóa 6, vốn có cảm tình đặc biệt với NQ,
Wednesday, July 12, 2023(View: 4775)
chuyến đi Mũi Đôi - Cực Đông lần này rất ý nghĩa với tôi. Rằng thế giới này dù đảo điên hỗn loạn đến đâu, vẫn còn nhiều lắm những người trẻ tuổi có tri thức có ý thức, cư xử tử tế ...
Sunday, July 2, 2023(View: 850)
Ta về họp mặt trường Ngô Quyền Để nghe vừa nhớ lại vừa thương Website gửi đến người muôn ngã Nhớ lại một thời ta vấn vương