Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn thị Thêm - ÔNG NGOẠI CỦA MÌNH

20 Tháng Tư 202210:33 CH(Xem: 4822)
Nguyễn thị Thêm - ÔNG NGOẠI CỦA MÌNH
Tựa Ông Ngoại của Mình

 

                                               Ai cũng có một ông ngoại. Hổng có ông ngoại làm sao có mình.

 

Ông ngoại lấy bà ngoại mình
Ngoại mình đẻ má, má đẻ mình biết chưa?
Đi về phải biết chào thưa.
Ông ngoại mà giận tới trưa chẳng nhìn.
 

Ông ngoại người ta không biết sao chứ ông ngoại tôi chịu chơi hết biết.

Trước khi tui kể chuyện ông ngoại tôi, tôi kể chuyện ông ngoại thằng bạn chung trường. Năm đó má nó nói :

- Hè này má dẫn con về ngoại.

- Ngoại mình ở Việt Nam phải không má

- Ừa! Ở VN cho nên con phải tập nói tiếng Việt để về nói chuyện với ông bà ngoại

Thằng bạn tui dạ dạ nhưng nó không biết cần phải tập gì, bởi má nó nói tiếng Việt nó vẫn hiểu mà.

Nó nô nức được về thăm quê ngoại, Nó thiếu bóng hình cha từ nhỏ nên bao nhiêu tình thương nó chỉ hướng về mẹ. Mẹ nó hay nói: "Thắng về nội, thối về ngoại." Nó nghĩ bên ngoại, ông bà ngoại phải thương nó lắm.

Nó kể tôi nghe, xuống phi trường Tân Sơn Nhất bà con ra đón hai mẹ con nó như ca sĩ nổi tiếng về nước có fan hâm mộ đón rước. Nó đứng như trời trồng nhìn hết người này tới người kia. Này cậu, mợ, dì, dượng, em họ, chị họ....Gia đình thuê nguyên một chiếc xe van mười mấy chỗ ngồi. Nó giơ tay muốn nói "Hi guy" như ở Mỹ để chào một lượt, nhưng mẹ nó vội vàng hất tay nó xuống và giới thiệu. Nó phải nghiêm trang cúi đầu chào từng người. Có người má nó cũng không biết là ai, bà con như thế nào, họ hàng ra sao. Sau cái màn chào sân Tân Sơn Nhất, nó lên xe để được đưa về nhà ông bà ngoại.

 Nhưng chưa, lên xe thì lên, nhưng ai nấy cũng than đói bụng vì họ đi  từ sáng tinh mơ rồi ngồi chờ ở phi trường cho tới giờ. Mẹ nó nói

- Vậy nhà mình đi ăn rồi hãy về.  Thế là cả xe bàn ăn chỗ nào. Nó không thể nghe và hiểu gì ráo trọi. Mạnh ai nấy nói và cãi nhau om sòm. Cuối cùng mẹ nó nói:

- Thôi! Mình đi ăn buffet đi, ai muốn ăn gì thì tự lấy khỏi cãi nhau.

Thế là cả xe đồng ý, rồi lại cãi nhau về các nhà hàng, chọn chỗ nào ngon nhất vì có Việt Kiều bao. Nó cười, nụ cười rất đểu nó nói:

- Có đi ăn thôi mà cãi nhau hăng thế này. Mẹ tao mà trúng số chắc họ quánh nhau quá.

Rồi nó kể cách ăn của bà con bên ngoại ở nhà hàng buffet. Nó nói dường như họ đói từ đời thuở nào. Mạnh ai nấy lấy, dĩa nào cũng đầy ắp. Món nào ngon là kêu nhau tới lấy cho bằng kịp kẻo hết. Họ cũng không sắp hàng và cũng quên bẵng đi hai mẹ con nó ngồi ở đâu. Nó chặc lưỡi  "Dường như họ lên Sài Gòn để được đi ăn chứ không phải đi đón mẹ con tao". Nó bất bình khi thấy thức ăn còn thừa mứa trên bàn. Nó tính lên tiếng nhưng mẹ nó ngăn lại:

- Thôi con! Đừng làm mích lòng bà con.

Kể về ông ngoại, nó nói ông ngoại tao giống như ông vua. Ông chưa già lắm mà ra dáng bệ vệ giống như ông cụ. Tao nghe lời má khoanh tay cúi đầu chào " Thưa ông ngoại con mới về" . Ông ngồi yên nhìn tao rồi "Ờ " một cái rất hách. Tao cứ tưởng tao về ổng mừng lắm, ôm tao hay thân mật hỏi thăm tao học hành ra sao. Mà không mày ơi! Ổng ngồi yên vị trên cái ghế dựa ở chỗ bàn dài  lớn để giữa nhà. Trong khi bà ngoại tao lăng xăng mừng cháu, ổng tỉnh bơ.

Cái bình nước để giữa bàn, ổng không thèm rót ra uống mà kêu cháu nội ra rót. Thằng nhỏ em họ tao đứng nhón gót mà không với tới cái bình. Má tao vội nói:

-Hùng! Rót nước cho ông ngoại đi con

Tao hỏi má tao:

- Bộ tay ông ngoại đau hả má? Sao ông ngoại không rót.

Ông ngoại nhìn tao như nhìn quái thú, ổng giật mình thiệt đó mày. Tao cứ nghĩ tay ổng đau hay ổng bệnh gì đó. Mà không phải, má tao đánh tao một cái khá đau nói tao đừng hỗn, rót nước mời ông ngoại uống đi con.

Tao rót nước ra ly, má tao bảo phải cầm hai tay mời ông ngoại. Ổng cầm cái ly uống một cái ực rồi trừng mắt nhìn má tao:

- Con với cái, cháu với chắt, hỏng hết rồi.

Ủa! Tao rót nước mời ổng đàng hoàng mà sao ổng không cám ơn mà còn trách cứ má tao.

Sau này má tao mới nói. Ở VN, trong nhà ông ngoại tao là lớn nhất, ổng là người trưởng thượng mọi người phải vâng lời ổng không được trái ý. Đi phải thưa về phải trình, ổng cho phép mới được đi đâu. Vô bữa ăn phải mời ông ngoại trước. Ông ngoại cầm đũa lên mọi người mới được cầm đũa kể cả bà ngoại. Mà ổng sai bà ngoại tao chạy có cờ. Lấy thêm nước mắm, lấy trái ớt, lấy cái muỗng. Ổng làm rớt đũa cũng bắt bà ngoại tao đi lấy cái khác. Thiệt là bất công.

Buổi sáng, bà ngoại nấu bánh canh cho cả nhà. Mời ổng ra ăn, ổng ngồi thừ một đống, bà ngoại tao bưng  tô bánh canh có kèm cái muỗng để trên một cái dĩa với chén nước mắm có trái ớt. Ổng ngồi ăn tỉnh bơ còn chê bà ngoại nấu lạt nhách, lần sau nhớ thêm nước mắm. Ủa bà ngoại đã để thêm một chén nước mắm riêng đó mà sao không bỏ thêm vô. Ăn xong ổng đi lên nhà trên, má tao phải rót nước mời tăm ổng dùng.

Bà ngoại tao rét ổng lắm. Mọi việc nhà bà ngoại làm hết còn ổng như một người vô dụng chỉ ăn rồi đi đánh cờ, uống trà, uống rượu với bạn. Lâu lâu ổng mời bạn tới nhậu, bà ngoại tao phải lo nấu nướng và phục dịch hết mấy ông. Nhậu nhẹt say sưa xong là họ về, ông ngoại vào ngủ, bà ngoại tao dọn dẹp như con sen. Tội nghiệp bà ngoại tao.
Má nói, hôm tao về đáng lý ra tao phải rót nước mời ổng uống như một lời chào lễ nghĩa. Tao đâu có biết, còn ổng thì nói lẫy sai thằng cháu nội nhỏ híu rót nước để nhắc nhở má tao.

Ổng ngoại tao chưa già nhưng lễ nghĩa lắm. Hôm má tao về là để làm tiệc mừng thọ ổng. Trời ơi! Ông ngoại mày hơn 70  chưa mừng thọ, ông ngoại tao 65 tuổi tiệc tùng quà cáp tùm lum. Con cháu thiếu điều lạy ổng như người chết. Sao người Việt Nam lể mể quá. Tao bị ổng chiếu tướng hoài, tao sợ quá đòi về Mỹ. Má tao phải mua vé đi du lịch mấy ngày để tao đi chơi né mặt ổng. Nói tới ông ngoại tao là tao sợ. Chưa thấy ông ngoại nào khó như ổng.

Ông ngoại thằng bạn tôi là vậy đó, tôi may mắn có ông ngoại rất chịu chơi. Hồi nhỏ mỗi kỳ hè, má đi làm gửi tôi cho ông ngoại. Ông ngoại đã nghỉ hưu nhưng vẫn yêu công việc, ông chỉ làm những ngày không giữ tôi. Buổi sáng hai ông cháu ra park gần nhà đi bộ, chơi banh và nói bao nhiêu là chuyện trên trời dưới đất. Ông tôi như một quyển sách cái gì cũng biết, cũng hiểu và cũng trả lời thật tếu để tôi cười. Ông và tôi nằm lăn trên cỏ, ông chỉ tôi những đám mây trôi qua giữa bầu trời và nói hãy ước mơ đi con, thế giới bao la con được quyền theo đuổi sở thích của mình, miễn sở thích đó đem lại lợi lạc cho xã hội. Ông với tôi như hai người bạn. Tôi chạy nhảy, ông rượt theo. Ông nói nhờ tôi nên ông khỏe người ra, bụng xẹp đi dù đôi khi cũng rất mệt. Tôi làm gì cho ông, ông cũng "thank you" với nụ cười hóm hỉnh vui vui.

Khi tôi còn nhỏ đi học, mỗi tuần ông chọn một ngày để đưa tôi đến trường. Ông đậu xe bên lề rồi nắm tay tôi dẫn đi tới lớp. Những bước chân hai ông cháu như những nấc thang đưa tôi vào đời. Mỗi tuần như vậy, tôi chờ ông và chờ món quà nhỏ mà sau khi tan trường về mẹ cho tôi được ăn do chính tay bà ngoại tôi làm.

Ông tôi một thời tuổi trẻ ngang dọc. Thuở ấy nước VN chiến tranh, ông phải bỏ học giữa chừng vào lính. Ông nói các con bên này sung sướng hơn ông ngoại. Tuổi trẻ của ông lớn lên trong chết chóc và nghèo đói . Ông kể những trận giao tranh, những lần về phép và những người bạn đã nằm lại ở quê hương. Ông nói :" Đàn ông phải va chạm với đời. Những gian lao rèn cho mình ý chí và phải gượng đứng dậy. Đàn ông không hèn nhát và không vì cái đói, cái sợ mà bán rẻ bạn bè.

Không như ông ngoại thằng bạn coi bà ngoại nó như Osin. Ông ngoại tôi coi bà ngoại tôi là sự chọn lựa tốt nhất của ông. Mỗi sáng bà ngoại làm điểm tâm thì ông pha trà hoặc cà phê rồi hai ông bà ngồi ăn chung. Mỗi khi bà vào bếp nấu ăn thì ông dọn bàn hay lấy bát đũa. Bữa cơm thanh đạm nhưng ấm cúng với hai nụ cười hạnh phúc.

Ông kể khi ông đi tù Cộng Sản, bà ngoại cực lắm phải đi làm vất vả để nuôi con và tiếp tế cho ông. Ông nói người đàn ông thành công hay không một phần lớn do người vợ của mình. Người vợ là thủ quỹ giữ tiền, là ánh sáng của hạnh phúc gia đình, là sức khỏe của cả nhà. Cho nên muốn có hạnh phúc, con hãy chọn cho mình người vợ tốt, nhân hậu và biết yêu thương. Còn đẹp hay xấu thì đã có thẩm mỹ viện giúp đỡ.

Ông ngoại tôi rất chịu chơi. Ông hay chọc cho bà ngoại nguýt xéo rồi cười hạnh phúc. Ông nói tếu một cây, chỗ nào có ông là rậm đám, cười hết ga, cười mỏi miệng quên thôi. Bởi ông có duyên nên bạn bè thật đông và ai cũng mến. Mỗi lần có tổ chức họp mặt Reunion, đi xa là ông hát, ông kể chuyện tiếu lâm, đàn bà đỏ mặt, đàn ông vỗ tay cười khoái chí. Lần nào bà ngoại cũng mắng yêu ông là "Đồ già dịch"  rồi bà cười vì ông yêu đời nên ông trẻ ra ít bệnh vặt.

Ông thích khiêu vũ, bước chân của ông cũng lả lướt điêu luyện lắm. Nhưng từ ngày hai đầu gối bà ngoại đau ông chỉ ngồi với vợ để xem chứ không chịu ra nhảy với người khác.

Nhậu thì ông một cây, nhưng thưởng thức rượu nhiều hơn uống say. Có một lần ông uống say không biết trời trăng mây nước. Đó là lần người bạn chiến đấu của ông mất tại VN. Ông nói, người bạn đó đã cứu ông, đẩy ông nằm xuống để nhận một tràng đạn gãy cả hai chân. Mỗi năm ông đều gửi tiền về tiếp tế. Giờ bạn mất ông nợ bạn món nợ tình nghĩa huynh đệ chi binh.

Ông ngoại tôi đối xử mấy đứa bạn tôi giống như tôi, gần gũi và chân tình. Ông không  làm ra vẻ một ông già cần được chăm sóc. Ông hoạt bát, trẻ trung và hòa đồng. Đời sống ông phong phú, tuổi già ông hạnh phúc. Tôi hưởng lây cái tính hào phóng và tự tin của ông để sống thoải mái, nhẹ nhàng vượt qua những khó khăn trong việc học hay đi làm.

 

Năm nay ông ngoại tôi đã tám mươi. Tuổi già không đợi một ai. Ông cũng bắt đầu yếu rồi. Mỗi sáng ông đi bộ quanh park mấy vòng. Chỉ tiêu của ông là 4.000 bước mỗi ngày. Ông không thường đi chơi hay tụ tập bạn bè nhiều nữa. Ông chăm lo vườn sau với những cây cảnh và vài cây ăn trái. Năm nay ông trồng thêm 4 cây mãng cầu loại đặc biệt thật ngon mà tôi rất thích ăn. Ông mua dù về che cho từng cây, ông thụ phấn cho hoa như một người làm vườn chuyên nghiệp.
Bà ngoại tôi cũng yếu, hai người già như hai cái bóng quấn quít lấy nhau, che chở và nương tựa vào nhau để tiếp nối chuyện tình từ hơn 50 năm qua.

Chiều nay tôi về thăm ngoại. Bà ngoại vào bếp làm cho tôi món gỏi cuốn mà tôi yêu thích. Ông ngồi nghe tôi kể chuyện mình. Đôi mắt ông nhìn tôi yêu thương như soi rọi bóng hình ông ngày còn trẻ. Ông nắm tay tôi xoa nhẹ lên mu bàn tay và nói: "Cố gắng lên con, ngoại tin con sẽ thành công!"

Tôi nhìn ông tôi yêu thương và không muốn mất mát. Xin ơn trên đừng cướp đi ông bà ngoại yêu quý của tôi. Hãy để tôi còn có thời gian trả chút nghĩa tình ông bà trao cho tôi từ lúc tôi mới lọt lòng.

Ông bà ngoại đẻ má mình
Nâng niu bồng ẵm nghĩa tình bao la
Đến khi má đẻ mình ra
Đây là cháu ngoại ruột rà chắt chiu
Nâng niu, chăm sóc sớm chiều
"Thương dại thương dột" ngoại yêu nhất nhà
Bây giờ ngoại đến tuổi già
Con không có mặt vô ra hai người
Bóng già nương tựa làm vui
Cháu còn ăn học, say vùi công danh
Hắt hiu mỗi bữa cơm canh
Căn nhà vắng lặng nhìn quanh buồn lòng.
Ngoại già tuổi đã chất chồng
Làm sao kéo được hai vòng tử sinh.
Chiều nay bên ngoại của mình.
Rưng rưng tôi khóc. Ngoại mình, mình thương.
 
Nguyễn thị Thêm
 
09 Tháng Ba 2024(Xem: 564)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 567)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 654)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 442)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 601)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 568)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 703)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 706)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 950)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1067)
Lại một năm nữa sắp trôi qua, dù trí thông minh nhân tạo ngày nay đã có thể viết văn, sáng tác thơ, làm phim ảnh một cách dễ dàng, nhưng tôi vẫn thích theo lối cũ, ngồi mò mẫm để viết chút tản mạn chuẩn bị chào đón năm Giáp Thìn 2024.
17 Tháng Hai 2024(Xem: 1000)
Làm sao quên được cái thời hoang sơ của thành phố Đà Lạt. Phong cảnh hữu tình và người thì dễ thương…
16 Tháng Hai 2024(Xem: 850)
Ý Như Vạn Sự là sự bùng vỡ của Trí Tuệ và Từ Bi cùng lúc. Trí Tuệ vì nhận chân bản tánh Như của vạn sự. Từ Bi vì sự bùng vỡ của tình thương yêu bình đẳng đối với vạn sự, cho phép vạn sự là chính nó, tự vận hành theo chu kỳ tuần hoàn sinh-trụ-hoại-diệt của chính nó.
16 Tháng Hai 2024(Xem: 987)
Hà ô Lôi là ai nhỉ? Chỉ được biết Hà Ô Lôi là một tiếng hát tuyệt vời, ảo diệu có thể làm mê hoặc lòng người. Nhưng vì cách đây đã năm thế kỷ nên không có cách gì ghi lại được tiếng hát đó. Người đời sau muốn nghe lại được nó, chỉ còn mỗi một con đường : nghe câu truyện kể về Hà ô Lôi
16 Tháng Hai 2024(Xem: 804)
Bởi vậy, nếu có chàng nào ngơ ngác lạc vào xóm tui, hỏi nhà cô Loan, thì phần nhiều sẽ nhận được câu trả lời rất... chảnh, rất lạnh lùng rằng: - Xóm này hổng có ai tên Loan hết á! Ủa, đang yên đang lành, Tết đến mần chi, để tôi bỗng nhớ da diết xóm cũ thương yêu của tôi thế này! Thôi, tui đi khóc đây.
07 Tháng Hai 2024(Xem: 1680)
Trong cuộc sống của chúng ta đôi khi có những cuộc gặp gỡ thật tinh cờ … dù ngắn ngủi nhưng cũng để trong lòng nhau những tình cảm quý mến chân tinh và trân trọng
06 Tháng Hai 2024(Xem: 763)
Phải chăng Tiếu ngạo giang hồ thể hiện được tính lãng mạn cao độ, khát vọng tự do của con người? Phải chăng đó cũng là tâm thức và nỗi khát vọng của chính tác giả Kim Dung?
05 Tháng Hai 2024(Xem: 702)
Các cựu học sinh nổi tiếng của trường này là hoàng đế Bảo Đại, quốc vương Sihanouk, tổng trưởng dân vận chiêu hồi Hoàng Đức Nhã, chuẩn tướng Dương Mộng Bảo…
03 Tháng Hai 2024(Xem: 1698)
Có thể nói đọc báo Xuân trong những ngày Tết là thú tiêu khiển tao nhã, là món ăn tinh thần lành mạnh, là nét đẹp văn hóa của cha ông đã có từ xa xưa,
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 963)
Tết con rồng thứ ba của thế kỷ 21 sẽ bắt đầu từ ngày 10 tháng 2 – 2024. Mong rằng suốt năm con rồng đừng có thêm biến cố chết người để khỏi nghe các lời bàn của các nhà mê tiên tri