mặc dù anh là tác giả hằng trăm bài trên trang nhà và khắp các diễn đàn:
Trần Hữu Phúc: Mến gửi các bạn hiền NQ của tôi
https://ngo-quyen.org/a442/men-gui-cac-ban-hien-nq-cua-toi-tran-huu-phuc
Date: Tue, 25 Jul 2006 13:59:07 -0700 (PDT)
From: Tran H Phuc
Subject: Men gui ban hien NQ
Mến gửi các bạn hiền NQ của tôi
Tại vì không được ... may mắn ở gần nơi tổ chức Hội Ngộ Trùng Phùng ( HNTP ) như các bạn , nên mãi đến chiều tối hôm qua tôi mới về tới xứ Đức .
Nhìn lại 8 ngày Hội Ngộ Trùng Phùng dường như thấy mình có ... " chút xíu " diểm phúc , bởi lẽ được tái ngộ khá nhiều với bạn bè năm xưa , mà lại quen thêm một số đông bạn bè mới . Tất cả có cùng mẩu số chung là ... đã đối xử tử tế & dể thương . Cho nên mặc dù còn " ngái ngủ " ( 9 tiếng đồng hồ sai biệt mà ! ) , tôi vội viết ... vài dòng thăm hỏi và cám ơn tất cả cảm tình ( rất cảm động khi được đải tiển đưa vào đêm thứ tư
- từ tất cả các bạn cùng " vác ngà voi " đã thực hiện kế hoạch Hội Ngộ Trùng Phùng NQ 2006 thành công ... " dể sợ " . Đến nổi Thày Vũ Khánh Thành phải viết trong eMail ngày
- từ các bạn " can đảm " dám đứng trong ban tổ chức đảm nhận trách nhiệm nặng nề như : Tô Anh Tuấn , Mai Trọng Ngãi , Lữ công Tâm , Ma Thị Ngọc Huệ , Nguyễn Thị Tất Ứng , Đinh Hoàng Vân , Võ Thị Ngọc Dung , Nguyễn Thị Nga , Nguyễn Thị Hiền .. "Trước sau như một" đã biết cư xử tế nhị trong tinh thần đồng đội " thắng cùng hưởng & bại cùng gánh chịu ! "
- từ các bạn có tâm hồn văn nghệ đã " cho nhau tiếng hát suốt đời ... khó quên " như : Võ Đình , Nguyễn Thị Mỹ , Trương Lê Minh Phương , Lữ Công Tâm , Phan Thị Ngọc Quỳnh , Võ Thị Ngọc Dung & Phạm Sinh , Võ Thị Tuyết Mai , Bùi Thị Kim Anh ..... . Thiệt tình , chỉ nội thưởng thức được 2 đêm văn nghệ đặc biệt " bỏ túi " vào tối thứ sáu 7/7 & tối thứ bảy
- từ các bạn đã ... " bất ngờ " tặng quà , tặng sách , tặng thơ & nhạc như : Nguyễn Hữu Dũng & Ngọc Quỳnh , Đinh Hoàng Vân & Ngọc Thưởng , Tô Anh Tuấn & Hiền , Hoàng Mai Đạt & Minh Thủy , Võ Đình , Trần Kim Vy & Minh Tâm ....
- từ các bạn đã cùng ngồi bên nhau ôn lại chuyện thời NQ những năm tháng ngà ngọc , nhắc đến kỷ niệm học trò chôn kín đáy lòng từ gần 40 năm qua đã khiến làm cho " suýt " ... rơi lệ như : Huỳnh Hữu Thọ & Thanh Mai , Võ Ngọc Nữ , Huỳnh Hữu Lộc & Út , Trần Thị Bạch Tuyết , Lê Thị Hai , Nguyễn Thị Dung , Võ Thị Ngọc Dung & Phạm Sinh , Bùi Thị Kim Châu , Nguyễn Hữu Hạnh , Phạm Quốc Bửu , Tiêu Hồng Phước , Trần Văn Khỏe , Nguyễn Thị Phương , Đặng Thị Bạch Tuyết , Nguyễn Văn Hòa , Nguyễn Xuân Dũng ....
Quả thực trong ký ức " nhỏ nhoi " này hiện nay đang ... chứa đầy ắp những kỷ niệm về 8 ngày HNTP . Ngồi làm việc mà trong trí óc dường như vẫn thấy lởn vởn đâu đó những hình ảnh " khó quên " . Nhứt là cảnh mở sòng bài " quyết ăn thua đủ " công khai trên sàn xe bus đi Grand Canyon với những mái đầu " đen tóc ... nhuộm " của lứa tuổi đã có cháu nội & ngoại rồi . Và có lẻ chỉ có dịp HNTP này chúng ta mới có thể sống lại được " thơ ngây " như thuở học trò . Bởi vậy lúc chia tay nhau thoáng nhìn thấy vài cảnh ... rơm rớm nước mắt :
Chân bước đi lòng còn ở lại
Muốn thì thầm hai chữ: đừng quên
(
Mong các bạn hiền NQ của tôi luôn được tâm hồn bình an ... " trẻ mãi không già " để còn có dịp ... đùa giởn vào lần tới nữa .
Thân ái
Trần Hữu Phúc
Trần Hữu Phúc: Một cái nhìn mới về sử Việt và vua Ngô Quyền
https://ngo-quyen.org/a569/tran-huu-phuc-mot-cai-nhin-moi-ve-su-viet-va-vua-ngo-quyen
Thuở nhỏ còn đi học dưới mái trường trung học Ngô Quyền / Biên Hòa, chúng tôi được Thầy Nguyễn Ngọc Ẩn dạy học môn sử địa liên tiếp trong 3 năm cuối (1967 - 1970). May là Thầy Ẩn thuộc thế hệ trẻ, có những ý tưởng lạ, giảng thêm ra ngoài sách giáo khoa, cho nên giờ Sử Địa không đến nổi bị buồn tẻ. Chẳng hạn khi giảng về tài quân sự của vua Quang Trung (1753 - 1792), Thầy Ẩn so sánh với vua Napoleon (1769 - 1821) cùng thời ở bên Âu Châu và cho rằng vua Quang Trung hơn hẳn vì suốt đời bách chiến bách thắng, còn vua Napoleon cuối cùng bị thất trận, rồi bị chết trong tù đày. Dĩ nhiên, đám học trò chúng tôi thích lắm, vì ý tưởng lạ đó không tìm thấy được trong Việt Nam Sử Lược của sử gia Trần Trọng Kim hay trong Việt Sử Toàn Thư của sử gia Phạm Văn Sơn. Ngoài ra Thầy Ẩn có quan điểm về sử học mà sau này chúng tôi qua Âu Châu du học có dịp so sánh thấy tân tiến không thua gì. Nhân dịp kỷ niệm 50 năm thành lập trường Ngô Quyền, chúng tôi mạo muội mang chút sở học để lạm bàn sơ lược về sử học có liên quan đến vua Ngô Quyền
I . Nhìn lại thực trạng về sử học Việt
1 . Nhận định của sử gia Trần Trọng Kim
Trước đây trên nửa thế kỷ, sử gia Trần Trọng Kim đã đưa ra nhận xét:
" Xưa nay ta vẫn chịu quyền chuyên chế. Cả nước chỉ cốt ở một họ làm vua. Cho nên nhà làm sử cứ theo cái chủ nghĩa ấy mà chép sử, thành ra sử đời nào cũng chỉ nói chuyện những vua đời ấy mà thôi. Bởi vậy xem sử ta thật là tẻ, mà thường không có ích lợi cho sự học vấn là mấy. Sử của mình đã không hay, mà người mình lại không mấy người biết sử. Là vì cái cách học tập của mình làm cho người mình không có thể biết được sử nước mình. Bất kỳ lớn nhỏ, hể ai cắp sách đi học thì chỉ học sử Tàu, chứ không học sử nước nhà. "
2 . Nguyên nhân sâu xa
Nhưng xét cho thực kỹ sẽ thấy còn thêm vài nguyên nhân sâu xa khác đóng vai trò chính yếu nữa.
a) Tài liệu sử học Việt bị Tàu huỷ bỏ hoặc bị thất lạc
Việt
Ngoài ra, các cuộc tranh chấp đẩm máu kéo dài từ thời Lê, Mạc, Trịnh, Nquyễn, Tây Sơn, Pháp thuộc, Quốc Cộng đã làm thất lạc nhiều tài liệu quý báu. Điển hình, một mất mát rất lớn cho nền sử học VN, vào năm 1946 bị đốt nhà nên sử gia Trần Trọng Kim mất hết tài liệu để xuất bản nối tiếp cho quyển Việt Nam Sử Lược. Dĩ nhiên trong hoàn cảnh như vậy khó tìm ra được điều kiện thuận lợi và nhân lực cho việc viết sử.
b) Lệ thuộc vào tài liệu và tư tưởng của Tàu
Mất hết tài liệu Việt, các sử gia ta phải trông cậy & lệ thuộc vào nguồn cung cấp tài liệu của Tàu và bị ảnh hưởng không ít khi đưa ra phán đoán liên hệ. Sử gia Tàu dĩ nhiên phải binh vực cho dân tộc họ và sẳn sàng bẻ cong ngòi bút chà đạp tinh thần ái quốc của các quốc gia láng giềng bị trị - trong đó có Việt
c) Tệ trạng giáo điều
Rút kinh nghiệm sụp đổ của các triều đại trước, nhà Tống (960 - 1279) bên Tàu đã xử dụng một số trí thức đưa tư tưởng Tống nho có tính cách giáo điều (dogma) với mục đích bảo vệ ngai vàng. Từ đó phát sinh ra chủ trương mù quáng mà lại được coi là khuôn vàng thước ngọc như: "Quân xử thần tử, thần bất tử bất trung ". Các triều đại Trung Hoa sau này (kể cả Mao Trạch Đông và Tưởng Giới Thạch) vẫn tiếp tục theo chính sách này để bảo vệ quyền lực. Các vua đầu tiên của nhà Hậu Lê thấy có lợi cho triều đại, nên đã bắt chước theo. Trong hoàn cảnh đó, bộ luật Hồng Đức (từng được Đại học Harvard chọn cho chuyển dịch vào năm 1984) được biên soạn với tính cách giáo điều và được áp dụng lâu nhất & có ảnh hưởng lớn nhứt đối với dân tộc Việt cho đến mãi ngày nay. Thực vậy, trước thời Hậu Lê thấy còn rất nhiều tình nghĩa giữa vua tôi và ngay trong hoàng tộc ít có những tranh chấp giết nhau tàn bạo . Chính nhờ vậy dân tộc Việt đã đoàn kết và xây dựng đất nước hùng mạnh với những chiến công lẩy lừng " phá Tống bình Chiêm, đại phá quân Mông Cổ, 10 năm kháng chiến đuổi quân Minh ". Nhưng bắt đầu từ thời Hậu Lê tới nay, rất thường xảy ra những tranh quyền đẩm máu và từ đó phát sinh ra nạn bè phái gây ra nội chiến liên tiếp làm chia rẻ dân tộc Việt đưa đến hận thù triền miên. Chính tinh thần giáo điều đưa tới chia rẻ & hận thù đã xô đẩy VN từng có trang sử oai hùng dần dần thoái hóa trở thành một trong những quốc gia lạc hậu nhứt thế giới. Trong hoàn cảnh được hun đúc giáo dục như thế, một số lớn các sử gia Việt đã viết thiên vị cho phe phái mà mình đang phục vụ.
3 . Một vài sai lầm tiêu biểu
Tất nhiên như thế đưa đến nhiều sai lầm trong sử Việt, mà trong khuôn khổ giới hạn của bài viết này, chúng tôi xin đơn cử tiêu biểu.
a) Thói quen phóng đại
Điển hình, nhằm mục đích đề cao chiến thắng của tiền nhân, các sử gia đã phóng đại quân số tham chiến. Chẳng hạn sử gia Lê Văn Hưu trong Đại Việt Sử Ký Toàn Thư viết rằng vua Ngô Quyền năm 938 phá được trăm vạn quân của Lưu Hoằng Tháo. Thực sự con số trăm vạn (1 triệu !) không thể nào có được , vì ngay toàn thể quân đội Nam Hán cũng chưa chắc tới 1 triệu. Tương tự đã phóng đại chuyện vua Quang Trung năm 1789 phá tan 20 vạn (2 trăm ngàn !) quân Thanh. Nên nhớ rằng dân số VN cứ 30 năm tăng gấp đôi theo toán học cấp số nhân. Năm 1945 với 20 triệu dân, năm 1975 với 40 triệu dân và năm 2005 với 80 triệu dân. Như vậy dân số VN trước đây 1000 năm hoặc 200 năm chắc chắn rất ít, cho nên làm sao có đủ quân số tương đương để đánh thắng địch quân đông đảo như vậy được.
b) Quan điểm phê bình lổi thời.
Phê bình về Hồ Quý Ly, sử gia Trần Trọng Kim chỉ trích vì có hành động bất trung tiếm đoạt ngôi vua trái với đạo lý, trong khi đó sử gia Phạm Văn Sơn lại ca ngợi vì ngưỡng mộ cải cách mới .
Xét trong lịch sử, mưu đoạt quyền lực là thực tế đương nhiên, nên không thể dựa vào quan điểm đạo lý để phê bình, bởi lẻ chính nhà Trần cũng đoạt ngôi vua của nhà Lý. Tương tự, cũng không thể ca ngợi Hồ Quý Ly được, vì trong vai trò chỉ huy Hồ Quý Ly phải hoàn toàn chịu trách nhiệm đã đưa ra chính sách lãnh đạo sai lầm cuối cùng dẩn đến chiến tranh làm mất nước. Cho nên một nhân vật lãnh đạo xứng đáng được vinh danh chỉ khi nào bản thân làm cho đất nước được hùng mạnh và trường tồn . Đó cũng là quan điểm của các sử gia Đức, khi họ kết án Hitler đã mù quáng phiêu lưu quân sự đưa đến hậu quả khiến dân chúng tổn thất nhân mạng nặng nề và đất nước bị xâu xé chia đôi, mặc dù Hitler cũng có nhiều điểm xuất sắc trong lúc nắm quyền. Trong chiều hướng đó, chúng ta thử nhìn lại kỹ càng về công nghiệp của vua Ngô Quyền.
II . Nhìn lại công nghiệp của vua Ngô Quyền.
1) Cuộc đời vua Ngô Quyền.
Sinh năm 897, là con trai của quan thứ sử Ngô Mân, Ngô Quyền tỏ ra có chí lớn và bản lãnh hơn người. Năm 920, Ngô Quyền vào Thanh Hóa ( Ái Châu ) đầu quân đi theo tướng Dương Diên Nghệ và đánh đuổi được giặc Nam Hán lần thứ nhứt vào năm 931. Dương Diên Nghệ lên nắm quyền tự xưng Tiết Độ Sứ, gả con gái và giao Ái Châu cho Ngô Quyền. Nắm quyền cai trị, Ngô Quyền tỏ ra là người lãnh đạo tài giỏi , được lòng dân và xây dựng được một lực lượng hùng mạnh. Năm 937 Dương Diên Nghệ bị thuộc tướng Kiều Công Tiển sát hại. Hay tin dữ, Ngô Quyền kéo quân từ Thanh Hóa vượt đèo Ba Dội tiến vào thành Đại La chém đầu kẻ nội thù Kiều Công Tiển. Vua Nam Hán nhân cơ hội nước ta nội loạn bèn phái con trai Lưu Hoằng Tháo mang thủy quân đi trước mưu lập lại nền đô hộ mới. Để phá quân địch, Ngô Quyền đã bố trí trận địa cọc (đầu cọc bịt sắt đóng ngầm dưới nước) ở cửa sông Bạch Đằng. Đoàn binh thuyền Nam Hán dựa vào lúc thủy triều lên từ biển vào cửa sông Bạch Đằng đã bị dẩn dụ vào thế trận bày sẳn. Chờ khi thủy triều xuống, Ngô Quyền cho phản công với sự hổ trợ của quân mai phục ở phía trong bãi cọc và ở bên bờ. Chiến thuyền Nam Hán bị mắc cọc chìm gần hết và Lưu Hoằng Tháo bị bắt giết tại trận. Trận chiến Bạch Đằng xảy ra quá nhanh khiến cho vua Nam Hán đang đóng quân ở sát biên giới trở tay không kịp để cứu con và đành thương khóc rút quân về bỏ lại tham vọng muốn chiếm nước ta.
Sau khi đuổi được quân Nam Hán ra khỏi bờ cỏi, Ngô Quyền xưng vương. Nhà vua tổ chức lại cơ cấu khởi đầu nền độc lập sau 1146 năm Bắc thuộc.
2) Công nghiệp đặc biệt của vua Ngô Quyền.
a) Một thiên tài quân sự.
Trong chiến dịch đánh đuổi quân Nam Hán, Ngô Quyền biểu lộ một thiên tài quân sự hiếm có:
- Ông đưa ra kế sách " trước trừ nội phản sau diệt ngoại xâm ", cho hành quân chớp nhoáng " tốc chiến tốc thắng " từ Thanh Hóa vượt đèo Ba Dội tiến vào Hà Nội khiến Kiều Công Tiển trở tay không kịp đành chịu bêu đầu. Quân Nam Hán mất đi nội ứng nên đã hoang mang mất tinh thần trước khi lâm trận.
Kế sách " trước trừ nội phản sau diệt ngoại xâm " sau này còn được dùng nhiều lần trong lịch sử Việt . Riêng vua Quang Trung học hỏi áp dụng chiến thuật hành quân chớp nhoáng đã bách chiến bách thắng ghi lại chiến công đại phá quân Xiêm (1782) và quân Thanh (1789).
- Sau đó ông đã đoán trúng con đường tiến quân của địch và chọn chiến trường để dẩn dụ địch lọt vào bẩy. Mặc dù Bạch Đằng Giang là trận thủy chiến đầu tiên trong lịch sử Việt, nhưng Ngô Quyền đã biết nghiên cứu khoa học nhìn thấy hiện tượng thủy triều lên xuống để phối hợp địa thế của sông Bạch Đằng và nảy sáng kiến ra được trận địa cọc rất đặc biệt trong lịch sử chiến tranh. Chỉ một trận duy nhứt này , toàn bộ thủy quân Nam Hán với lương thảo bị tiêu diệt khiến vua tôi nhà Nam Hán kinh sợ không còn dám tính chuyện xâm lăng nữa.
Sáng kiến với trận địa cọc sau này được Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn học hỏi bắt chước dùng để đại phá quân Nguyên cũng tại Bạch Đằng Giang (1288) và bắt trọn ổ tướng lảnh địch với Ô Mã Nhi, Phàn Tiếp..... Trận thủy chiến này đã khiến vua tôi nhà Nguyên - từng lẩy lừng bách chiến bách thắng nhiều nơi trên thế giới - phải đâm ra nể sợ biệt tài quân sự của dân tộc Việt nên không còn dám mang quân xâm lược lần nữa.
b) Một nhà lãnh đạo tài ba
Ngô Quyền được thiên phú có tài chỉ huy lãnh đạo. Nắm trong tay đất Ái Châu, ông đã thu phục nhân tâm xây dựng thành bàn đạp cho sự nghiệp đế vương sau này.
Sau khi đánh đuổi xong quân Nam Hán, ông đã đi nước cờ cao là không thèm xưng làm Tiết Độ Sứ như những nhà lãnh đạo VN trước đây, mà chính thức xưng Vương. Hành động đầy khôn ngoan này muốn biểu dương chấm dứt thời kỳ Bắc thuộc kéo dài 1146 năm. Vua Ngô Quyền chọn Cổ Loa làm kinh đô và xây dựng hệ thống cầm quyền mới.
Khác hẳn các anh hùng liệt nữ nổi dậy thời trước, vua Ngô Quyền và nhà Ngô đã biết chọn đường lối ngoại giao uyển chuyển bằng cách hòa hoản chịu thần phục để không khiêu khích gây chiến tranh vô ích với phương Bắc. Chính sách ngoại giao thực tế này là tấm gương sáng được các triều đại VN sau này noi theo để đất nước được trường tồn.
c) Luận về công nghiệp của vua Ngô Quyền
- Công nghiệp lẩy lừng nhứt của vua Ngô Quyền là dành lại độc lập cho dân tộc Việt sau 1146 năm bị Bắc thuộc. Nên nhớ rằng Hán tộc bắt đầu chỉ ở khu vực sông Hoàng Hà, có chủ trương xâm lược các nước láng giềng và đã đồng hóa được hàng trăm sắc tộc khác để trở thành quốc gia đông dân nhất thế giới. Chỉ có dân tộc Việt thoát được đại nạn đồng hóa khủng khiếp đó và phần lớn nhờ vua Ngô Quyền kịp thời dành được độc lập.
Tại sao vậy ?
Bởi lẻ lúc đó Trung Hoa bị yếu đi vì tranh chấp kịch liệt trong thời Ngũ Đại. Cơ hội ngàn năm một thuở hiếm có này đã được vua Ngô Quyền sáng suốt biết khai thác để tái lập được độc lập cho nước ta. Nếu như chậm trể chỉ cần 2 thập niên sau, khi Triệu Khuông Dẩn tái thống nhứt Trung Hoa thiết lập nhà Tống hùng mạnh thì chúng ta khó lòng thoát khỏi vòng đô hộ Tàu và bị đồng hóa như hàng trăm sắc tộc khác.
- Công nghiệp thứ nhì thực sự còn có tầm quan trọng hơn nữa của vua Ngô Quyền là để lại di sản quân sự & ngoại giao tuyệt vời (như phần trên đã đề cập đến) cho đời sau noi theo và nhờ đó đã giử cho nước Việt được trường tồn.
III . Kết luận
Như vậy, khách quan phải nhìn thấy rằng công nghiệp của vua Ngô Quyền xứng đáng đứng hàng đầu trong lịch sử. Nhưng có lẽ vì cầm quyền chỉ 6 năm quá ngắn, trên thực tế không có sử gia nào chịu ảnh hưởng trực tiếp, nên công nghiệp hiếm có đó của vua Ngô Quyền ít được đề cập & vinh danh trong sử sách một cách xứng đáng. Vã lại phần lớn các nhà cầm quyền chỉ chú ý ca ngợi những bậc anh hùng cầm quân đoạt được chiến công lớn. Điển hình, danh tiếng của vua Quang Trung và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn được biết tới nhiều hơn vua Ngô Quyền, mặc dù hai vị này chỉ đáng hàng đệ tử, vì đã từng học hỏi bắt chước những sáng kiến quân sự của vua Ngô Quyền.
So sánh trường hợp tương tự xảy ra với Thủ tướng Bismarck (1815 - 1898) cũng có công nghiệp tái lập quốc gia Đức vào năm 1871 được sử sách Đức vinh danh đứng hàng đầu, mà cụ thể nhứt hầu như thành phố nào ở Đức cũng có đường xá, trường học, công trường ... mang tên
_________________________________________________________________________________________
Biên khảo
Trần Hữu Phúc
Phân tích & Đề nghị biện pháp cụ thể
cho cây cầu Gành (Ghềnh) / Biên Hòa vừa bị gãy
https://ngo-quyen.org/a5245/tran-huu-phuc-phan-tich-de-nghi-bien-phap-cu-the-cho-cay-cau-ganh-ghenh-bien-hoa-vua-bi-gay-phan-1-2-
Lời Giới Thiệu:
Trang web Ngô Quyền hân hạnh giới thiệu một bài viết có tánh cách chuyên môn của tác giả Trần Hữu Phúc. Được biết tác giả là chs Ngô Quyền (khóa 8). Sau tú tài năm 1970, thi đậu vào trường Kỹ Sư Công Chánh / Phú Thọ / Sài Gòn và được học bổng quốc gia đi du học tại Đức. Tốt nghiệp bậc Cao học Kỹ sư Công chánh từ Đại Học Kỹ Thuật Stuttgart và làm việc trong lãnh vực tính toán & kiểm soát xây cất tại Âu Châu từ năm 1978.
Phần 1
Biểu tượng đặc biệt cho xứ Bưởi / Biên Hòa
Tin tức Cầu Gành / Biên Hoà bất ngờ bị tai nạn sụp vào ngày 20/03/2016 khiến cho mọi người dân Biên Hoà bàng hoàng và buồn vô cùng. Bởi lẽ cặp đôi Cầu Gành & Cầu Rạch Cát cả trăm năm rồi được coi như một phần cơ thể của Biên Hoà và gắn liền với lịch sử thăng trầm của xứ Bưởi. Có thể coi đó như một biểu tượng về xây cất của thành phố. Nếu dân chúng thành phố San Francisco hãnh diện về công trình xây cất cây cầu Golden Gate, Paris với tháp Eiffel ... thì ắt Biên Hoà phải với cặp đôi Cầu Gành & Cầu Rạch Cát.
Ở đó mỗi người trong chúng ta ắt phải có ít nhiều kỷ niệm. Người viết còn nhớ mãi lúc xa xứ Bưởi đi học ở trường Kỹ sư Công Chánh / Phú Thọ / Sài Gòn đầy cảnh xô bồ chật hẹp, nên cứ mong chờ đến cuối tuần đi xe đò Liên Hiệp về. Tới trạm Cầu Gành là có cảm giác thở được không khí trong lành từ dòng sông Đồng Nai của thiên đàng ... Biên Hòa và nhứt là biết rõ sắp gặp những người thương yêu sau một tuần lễ xa cách.
Nỗi lo sợ rồi bị mất tất cả
Tình cảm của người dân xứ Bưởi Biên Hòa đối với 2 cây cầu Gành & Rạch Cát rất sâu đậm. Chỉ cần lướt qua thăm hỏi nói chuyện phỏng vấn thì cũng thấy họ có nỗi lo sợ rồi bị mất tất cả:
- Mất cây cầu Gành khi phá bỏ để xây cây cầu mới
- Mất cây cầu Rạch Cát cũng như bao nhiêu cây cầu khác băng qua sông, nếu không có biện pháp bảo vệ cụ thể.
Cầu Rạch Cát còn đứng vững
Người viết cũng thấy cử chỉ lo âu này qua những liên lạc có bất ngờ với các Thày Cô, bạn học của trường Ngô Quyền / Biên Hòa và nhứt là với các anh chị trong gia đình. Với tâm tình nồng nàn cho quê hương xứ Bưởi, người viết đã trình bày đưa ra phân tích & đề nghị biện pháp cụ thể xung quanh 2 điểm trên qua kiến thức nghề nghiệp kỹ sư ngành xây cất & công chánh làm việc lâu năm tại Đức. Khi nghe qua, các anh chị trong gia đình có khuyên nên viết ra trình bày rõ ràng để giúp phần thực hiện lại cây cầu và tránh được tai nạn trong tương lai cho cây cầu Rạch Cát cùng các cầu khác sau này. Tương tự một số bạn bè các Thầy Cô NQ - trong đó có Cô Đặng Thị Trí - cũng có cùng ý kiến như vậy. Từ xứ Bưởi / Biên Hòa còn có lời nhắn gửi rằng ông bà mình thường nói làm cầu xây đường là tạo phước lớn cho tha nhân, có tên là phước mà không biết làm thì uổng lắm.
Biết nói sao hơn dù rằng từ hồi nhỏ đã cẩn thận dè dặt vì biết nhà bác học Newton (1642 - 1726) - một thiên tài đa năng về khoa học đã tìm ra trọng lực sức hút địa cầu - từng phát biểu: " Cái gì ta biết chỉ là hạt cát trên sa mạc, cái ta chưa biết to lớn bằng cả đại dương bao la " . Nhưng nếu im lặng không làm thì quả thực đã phụ tấm lòng tin tưởng quý mến. Theo đúng như lời khuyên: " Miễn là viết có tình có lý thì may ra sẽ được nghe để giúp dân " xin đưa ra đề nghị cụ thể sau đây.
Đề nghị biện pháp cụ thể để tránh bị tai nạn sụp cầu tương tự
Cây cầu Gành bị gãy không phải vì bị già trên trăm tuổi, mà vì không có biện pháp thích hợp bảo vệ tránh được tai nạn thuyền bè đâm vào trụ cầu gây nên sụp cầu. Đáng lý ra một cây cầu xe lửa "độc đạo" quá quan trọng như vậy thì từ lâu phải thực hiện biện pháp chống tai nạn kiểu này xảy ra.
Vào ngày 25/03 vừa qua, ông Nguyễn Hồng Trường của Bộ Giao Thông Vận Tải cũng thừa nhận: " Dù cầu Ghềnh 100 tuổi nhưng nếu làm trụ chống đâm va, sự thể đã khác " và yêu cầu không được để xảy ra bất cứ vụ tai nạn nào tương tự; nếu xảy ra, lãnh đạo các cục vụ liên quan nên từ chức (xem Nguồn 1 dưới bài). Đây quả thực là lời nhận lỗi đúng đắn, chớ không hồ đồ đỗ lỗi hoàn toàn cho người lái xà lan đã gây tai nạn.
Cũng trong tinh thần này, các quốc gia khác - nhứt là các nước kỹ nghệ tiền tiến - đã ý thức sự nguy hiểm gây tai nạn nên luôn trang bị các biện pháp tránh thiệt hại nặng nề do lực va chạm, đâm thẳng diện dù vô tình hay cố ý khủng bố phá hoại. Thí dụ đáng chú ý ở nước Đức, các nhà máy nguyên tử đều phải tính toán lớp vỏ tường bên ngoài chịu lực của một máy bay loại trung bình đâm vào. Đến khi xảy ra vụ 911 / 2001 thấy khủng bố định dùng máy bay hành khách loại lớn đâm vào nhà máy nguyên tử Mỹ, thì giới thẩm quyền Đức đã cẩn thận trang bị thêm hệ thống tung ra sương mù trong vòng 40 giây nhằm bao phủ toàn bộ một vùng rộng lớn che dấu cơ sở nguyên tử chính yếu tránh bị máy bay loại lớn đâm trúng vào. Trong lãnh vực xây cất cầu, các kỹ sư kiều lộ bắt buộc phải tính toán thêm lực ngang đâm thẳng vào trụ cầu giửa (băng qua đường lộ khác). Hiện nay quy định là 1000 KN (200 tấn) ở độ cao 1,2 mét của trụ cầu do một xe vận tải hạng nặng 60 tấn, tông vào với tốc độ 60 cây số giờ. Mặc dù đã tính toán an toàn như vậy mà nhiều chổ trọng yếu vẫn có thêm biện pháp phụ để bảo vệ trụ cầu không bị xe tông thẳng trực diện vào.
So sánh với vụ xà lan đâm gãy cầu Gành / Biên Hòa vào ngày 20.03.2016 có trọng lượng chuyên chở 1000 tấn và vận tốc có thể lên tới 14,4 cây số giờ thì theo công thức vật lý tính ra lực va chạm lên tới 4000 KN (400 tấn). Như vậy cho thấy lớn ít nhất gấp 4 lần so đối với lực xe vận tải hạng nặng 60 tấn chạy tốc độ 60 cây số tông vào trụ cầu giửa trên xa lộ (xem Nguồn 2 về cách tính dưới bài). Đó chỉ là xà lan nhỏ chỉ nặng 1000 tấn mà thôi. Trên đường thủy VN còn có nhiều tàu bè nặng hơn rất nhiều, vì vậy cần có biện pháp thích hợp để bảo vệ 427 cây cầu đường thủy đang có ở VN.
Hiện nay có nhiều biện pháp - từ rẻ đến mắc - bảo vệ trụ cầu tránh lực va chạm, trong đó đôi khi đòi hỏi trách nhiệm "tỉnh táo" liên tục của nhân viên kiểm soát và nhân sự lái tàu. Chỉ cần 1 trong 2 bên phạm lỗi hoặc sơ suất (ngủ gật / nhậu say) thì gây tai nạn khiến thiệt hại bạc tỷ hoặc mất đi cả một di tích lịch sử vô giá như trường hợp sụp cầu Gành. Bởi vậy biện pháp lý tưởng nhứt là không lệ thuộc vào nhân viên kiểm soát và nhân sự lái tàu. Chẳng hạn biện pháp thiết lập một vòng đai có dạng hình như dưới đây:
Với vòng đai này sẽ khiến mũi tầu thuyền đâm tới bị trợt giảm lực và khó va chạm làm gãy trụ cầu.
Ngoài ra phía chúng tôi đề nghị một biện pháp bảo vệ hữu hiệu vừa rẻ tiền vừa dễ dàng nhanh chóng thực hiện cho những trụ cầu không quá sâu. Đó là ở VN - nhứt là Biên Hòa - có nhiều đá tảng lớn có thể dùng sắp chồng từ đáy chân trụ cầu (hướng thượng lưu) lên cao đến mặt nước . Mô đá này (có mô hình nhô ra như vòng đai trên & ở giửa có thể cắm cờ báo hiệu cho tàu bè biết) ngăn chặn không cho tầu bè chạy đâm vào trụ cầu.
Cũng với sáng kiến này, quân lính của danh tướng Nguyễn Tri Phương đã thảy các đá tảng xuống sông Đồng Nai làm thành gành (nên mới có tên cầu Gành) nhằm ngăn chặn tàu Pháp đi lại.
Trụ cầu xa lộ ra phi trường mới (Chek Lap Kok Airport)
Tương tự, các kỹ sư kiều lộ của nước Anh đã áp dụng phương thức này để bảo vệ trụ cầu của xa lộ chạy từ Hong Kong ra phi trường mới (Chek Lap Kok Airport) chống lại các tàu đi biển cực lớn tông vào làm gãy cầu.
Phần 2
Phân tích lợi hại về chuyện nên xây cầu mới hay không
Một cây cầu dài quan trọng vì có tính cách "độc đạo" - như cầu Gành - bị sụp gãy mất vài nhịp thì khi muốn khôi phục lại giao thông có thể đưa ra 2 phương thức giải quyết:
- xây một cây cầu hoàn toàn mới
- sửa chữa hoặc làm lại các nhịp cầu đã gãy
a) Lập luận chính để ủng hộ việc xây một cây cầu mới là cho rằng cây cầu Gành đã quá già trên trăm tuổi nên không còn đủ sức nữa, nhứt là với kỹ thuật xây cầu quá xưa trước đây. Xét kỹ lại thì sẽ thấy lập luận này sai lầm trên 2 điểm căn bản:
- Mâu thuẩn là vì nếu vậy cũng phải thay thế cầu Rạch Cát nối tiếp gần đó cũng già trên trăm tuổi. Nhưng cho tới nay thì chưa hề có dự án đó, bởi vì mọi người đều biết cầu Rạch Cát còn tốt lắm.
- Không hiểu rõ về kỹ thuật xây cất thời xưa nên tưởng rằng già trăm tuổi là lung lay sắp sụp đỗ. Sự thực thì trái ngược lại. Nên nhớ rằng, cầu Gành & cầu Rạch Cát từ kiến trúc đến vật liệu xây cất đều giống hệt như cầu Trường Tiền ở Huế và cây cầu này được chính thức xem là một tác phẩm độc đáo của thiên tài xây cất Gustave Eiffel (1832 - 1923). Chính ông này cũng đã xây tháp Eiffel / Paris và hàng chục công trình nổi tiếng khác.
Tháp Eiffel được xây vào năm 1889
Đặc điểm của các công trình này dù già trên trăm tuổi nhưng vẫn còn đứng vững cho đến nay.
Tại sao vậy ?
Tại vì được xây cất rất kiên cố và đặc điểm này cũng được Bảo tàng tỉnh Đồng Nai xác nhận. Các kỹ sư thời xưa tính toán rất "rộng rải" và xử dụng vật liệu có phẩm chất rất tốt. Cho nên dù càng ngày phải chịu trọng lượng di chuyển nặng hơn nhiều so với thuở xưa, nhưng không hề vì thế bị sụp gãy. Chính vì vậy những công trình già trên trăm tuổi như Tháp Eifel, Cầu Tower (Bridge) ... cũng như cầu Gành (nếu không bị đâm gãy !) sẽ còn đứng vững mãi cả trăm năm tới nữa.
Tower Bridge được xây vào năm 1894
So sánh lại một số lớn cây cầu mới xây ở Trung Quốc, Ấn Độ ... có lỗi lầm hoặc bị sụp gãy ngay sau khi khánh thành, bởi lẽ thiếu yếu tố kiên cố đó (bị "rút ruột", tính toán sai, vật liệu xấu, xây cất ẩu ... )
b) Ngược lại tại các quốc gia kỹ nghệ tiền tiến hầu như đều chủ trương sửa chữa hoặc làm lại các nhịp cầu đã gãy. Chủ trương này dựa vào 3 lý do chính đáng:
- tránh tệ trạng lãng phí và tiết kiệm rất nhiều so với chuyện xây cầu mới
- duy trì di sản xây cất đầy giá trị đã gắn liền với lịch sử của địa phương
- thuận theo lòng dân vì dân chúng đâu ai muốn mất đi cây cầu cũ quen thuộc với nhiều kỹ niệm khó quên. Ông bà mình xưa thường nói: "ý dân là ý trời" .
Điển hình nhứt qua phát biểu thắm thiết của Cụ Lê Văn Ba (80 tuổi, ấp Nhị Hòa, xã Hiệp Hòa, TP Biên Hòa, Đồng Nai): “Khi tôi sinh ra đời thì đã thấy cầu Gành (Ghềnh) rồi. Ký ức tuổi thơ của tôi trưởng thành theo cây cầu này. Từ khi cầu sập, ngày nào cũng ra ngồi bên bờ sông Đồng Nai nhìn cây cầu bị sập ngang mà trong lòng buồn rười rượi và nuối tiếc cho một chứng nhân lịch sử trên dòng sông Đồng Nai. Giờ lại hay tin nhà nước bỏ tiền ra xây dựng cầu mới rồi không biết cây cầu cũ có còn không?”. (xem Nguồn 3 dưới bài)
Chính vì vậy, thượng sách nhứt vẫn là nên làm lại 2 nhịp cầu đã gãy. Giống như ngày xưa đã giải quyết cho các cây cầu đã gãy như Bình Lợi, Trường Tiền, Long Biên và đến nay vẫn hoạt động tốt đẹp.
Tránh lỗi lầm “chết người” khi vẫn phải xây cầu mới
Nếu vì lý do chủ quan nào đó phải xây cây cầu mới thì nên chú ý đừng phạm những lỗi lầm "chết người" làm hại dân hại nước. Cây cầu "độc đạo" nối liền xe lửa Xuyên Việt đóng vai trò quan trọng về chiến lược kinh tế cũng như quốc phòng. Cho nên phải xây cất sao cho thật kiên cố vững chắc tránh tình trạng dể dàng sụp đỗ gây ra gián đoạn giao thông một cách "chết người" kéo dài cả mấy tháng như hiện nay cả nước phải chịu khổ. Muốn vậy phải học hỏi từ các quốc gia kỹ nghệ tiền tiến về tiêu chuẩn chọn lựa công ty xây cất.
Muốn trúng thầu, công ty phải có uy tín trong quá trình hoạt động với những thành quả rỏ rệt. Chớ không phải trúng thầu vì đưa ra giá rẻ hơn hết để rồi sau đó một thời gian bị sụp đỗ để lại phải xây một cây cầu mới khác.
Qua kinh nghiệm đau thương trong quá khứ, tuyệt đối không giao xây cất các công trình chiến lược quan trọng cho các công ty Trung Quốc và Ấn Độ vì ngay trong nước họ đã xảy ra rất nhiều vụ bị sụp đỗ bất ngờ mà nguyên nhân chính là bị "rút ruột", tính toán sai, vật liệu xấu, xây cất ẩu ... Cho nên không nên giao tính mạng dân mình cho họ "thí nghiệm".
Rất nhiều cây cầu Trung Quốc bị sụp vì xây cất ẩu như cầu Gongguan / Fujian
Vừa rồi cây cầu tại Calcutta / Ấn Độ gãy gây hàng trăm thương vong
Phần cuối
Tận đáy lòng của một người xứ Bưởi / Biên Hòa, người viết vẫn hy vọng Cầu Gành được tái tạo giống như trước đây đã xảy cho các cây cầu sắt như Bình Lợi, Trường Tiền, Long Biên.
Nếu không được tái tạo như cũ thì phải xây cây cầu mới kiên cố chắc chắn để xử dụng cả trăm năm như Cầu Gành đã chứng tỏ. Muốn vậy cần phải có sự cộng tác trực tiếp hoặc gián tiếp của chuyên viên kiều lộ có khả năng của các quốc gia kỹ nghệ tiền tiến.
Trong tai nạn gãy cầu Gành vừa qua, rất may mắn là một người dân Cù Lao Phố - ông Huỳnh Ngọc Hoàng - lanh trí & đầy lương tâm đã ngăn chận kịp thời nguyên chuyến xe lửa với hàng ngàn hành khách sắp lao xuống sông Đồng Nai và nhờ đó tránh một tai nạn khủng khiếp gấp nhiều lần so với vụ tai nạn Bàu Cá năm 1982 (xem Nguồn 4 & 5 dưới bài).
Chính vì vậy phải thực hiện nhanh chóng các biện pháp bảo vệ trụ cầu tránh lực va chạm cho các cây cầu băng qua đường thủy. Qua kinh nghiệm lâu năm làm việc trong lãnh vực xây cất, trong phần 1 phía trên người viết có đề nghị một biện pháp bảo vệ trụ cầu hữu hiệu vừa rẻ tiền vừa dễ dàng nhanh chóng thực hiện.
Mong rằng góp ý này được phổ biến sâu rộng nhằm có thể cùng nhau xem xét & biến cải áp dụng thích hợp trong tương lai để giúp dân giúp nước. Mong thay !
Trần Hữu Phúc
30/03/2016
Nguồn 1:
“Nếu phòng ngừa, sự cố cầu Ghềnh đã khác”
http://www.tienphong.vn/xa-hoi/neu-phong-ngua-su-co-cau-ghenh-da-khac-985339.tpo
Nguồn 2:
Cách tính lực P va chạm đâm ngang
P = M x V / T
trong đó M là trọng lượng kg, V là vận tốc m/s và T là thời gian va chạm s
1) Trường hợp xe vận tải ngoài xa lộ đâm vào trụ cầu
với trọng lượng 60 tấn (60.000 kg), vận tốc 60 cây số giờ (60000 / 3600) m/s và thời gian va chạm 1 giây
P = (60000 x 60000 / 3600) / 1
= 1.000.000 N = 1.000 KN
2) Trường hợp xà lan đụng cầu Gành / Biên Hòa
với trọng lượng 1000 tấn (1000.000 kg) ), vận tốc 14,4 cây số giờ (14400 / 3600) m/s và thời gian va chạm 1 giây
P = (1000000 x 14400 / 3600) / 1
= 4.000.000 N = 4.000 KN
Nguồn 3:
Tình cảm người dân Biên Hòa trước số phận cầu Ghềnh
http://plo.vn/thoi-su/xa-hoi/tinh-cam-nguoi-dan-bien-hoa-truoc-so-phan-cau-ghenh-619148.html
Nguồn 4:
Sao nỡ tiếc một lời khen thưởng?
http://www.baomoi.com/sao-no-tiec-mot-loi-khen-thuong/c/18949226.epi
Nguồn 5:
Bí ẩn tai nạn thảm khốc nhất lịch sử đường sắt Việt Nam
___________________________________________________________________________________
Trần Hữu Phúc
(NQ khóa 8)
Nhớ về Thày Đinh Hữu Quyến (1941 - 2016)
Thầy dạy môn Pháp văn thiệt "lạ" của trường Ngô Quyền/BH
https://ngo-quyen.org/a5704/thay-quyen
Thầy Quyến đã đi rồi !
Gấu hăng Đinh Hữu Quyến đã lìa rừng !
Hai dòng chữ đơn giản nhưng cũng đầy ý nghĩa báo tin cho biết Thầy Đinh Hữu Quyến đã qua đời vào ngày 10/10/2016.
Nhìn lại thấy Thầy lúc đi dạy được học trò thương mến thiệt tình. Điển hình là sau tết Mậu Thân chưa thấy Thầy từ miền Trung trở lại thì học trò đều lo lắng sốt ruột. Đến khi thấy được Thầy bình an thì đa số "mừng rướm lệ". Hết còn dạy học mà tên tuổi và hình ảnh của Thầy vẫn còn được đám học trò cũ mang lên "trình diễn" nhiều lần trên trang web Đại Gia Đình Ngô Quyền.
Người viết bản thân may mắn được làm học trò của Thầy trong lớp 12 B1 / niên khóa 1969 - 1970 (NQ khóa 8). Thực ra thì đa số các Thầy Cô đều xứng đáng với thiên chức giáo dục, nhứt là lại được Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo "tuyển chọn" rất kỹ, nên học trò trường Ngô Quyền đạt được nhiều thành tích xuất sắc bất ngờ. Mỗi Thầy Cô đều có đặc điểm cá biệt. Riêng về phần Thầy Quyến - theo nhận xét chủ quan - có những việc làm thiệt "lạ" "không giống ai" trong nghề nghiệp cũng như ngoài xã hội.
Người viết còn là "chứng nhân" một chuyện làm thiệt "lạ" của Thầy Quyến khi viết phê trên tờ học bạ (chuyển dịch qua pháp ngữ: Bulletin de notes des compositions) rất "ngon lành & bất ngờ" là: Mérite de poursuivre ses études à l'étranger (xem Nguồn 1 phía dưới). Thiệt là cảm động thấy ông Thầy dạy Pháp văn có niềm tin như vậy đối với học trò .
Chính vì vậy từ lâu muốn viết đôi dòng để cho Thầy Quyến đọc và nhìn thấy chuyện làm thiệt "lạ" năm xưa đối với học trò Ngô Quyền. Nhưng cứ "hẹn hoài" mà không viết cho đến Thầy qua đời thì được ê kíp Hướng Đạo gửi cho Kỷ Yếu Hướng Đạo Biên Hòa - tới 2 quyển lận, chắc là "đền công" vụ có sân chơi HĐ trên trang web Ngô Quyền - với lời ước muốn của người bạn HĐ "tuổi trẻ mà tài cao" đề nghị viết kỷ niệm & nhận xét về Gấu hăng Đinh Hữu Quyến và đồng thời giới thiệu quyển kỷ yếu này.
Quyển Kỷ Yếu Hướng Đạo Biên Hòa với bìa cứng dày 214 trang được trình bày rất mỹ thuật "lộng lẫy" xứng đáng là một công trình "để đời" . Trong đó có bài viết rất "lạ" của Thầy Quyến với tựa đề "Virus siêu vi Hướng Đạo" (xem Phụ đính 1)
Sống trọn đời với lý tưởng Hướng Đạo
Đây là điểm thiệt "lạ" nổi bật nhứt của Thầy Quyến .
Vâng, phải nói là trọn đời Thầy Quyến đã "hiến dâng" cho lý tưởng Hướng Đạo. Thực vậy khi còn nhỏ đã được vinh dự có tên rừng Gấu hăng. Chữ "hăng" kèm theo đã nói đến cá tính thực sự của con người Thầy Quyến.
Thầy đã "hăng" lo lắng suốt đời cho Hướng Đạo, đến lúc qua đời mà vẫn mặc đồng phục HĐ cho đưa lên bàn thờ để cúng luôn.
Hoạt động trong Hướng Đạo thì chia ra nhiều "loại". Đại khái gồm có:
a) "loại đam mê" thì chỉ ngắn hạn vài năm và khi không còn hứng thú thì "ngưng".
b) "loại ghiền" thì dài hạn có khi suốt đời, không được đi trại thì chịu không nổi, nhưng biểu hy sinh nhiều như nhận chức vụ lo phát triển tổ chức thì "ngần ngại".
c) "loại lý tưởng" thì thà chết chứ không bỏ HĐ và luôn luôn xung phong đảm nhận "nối vòng tay lớn" để phát triển HĐ khắp nơi. Lo soạn sách "tuyên truyền giáo dục" cho cứu cánh HĐ . Chẳng hạn như Thầy Quyến đã hy sinh công lao tiền bạc thì giờ để biên soạn tác phẩm " Giáo Dục Hướng Đạo " dưới đây:
Dạy học vừa thực tế vừa lý tưởng
a) Thầy Quyến có chương trình dạy học khá thực tế, dạy sao cho học trò đi thi tú tài làm bài được một cách "ngon lành" . Cho nên phần dạy nói chuyện đối thoại luyện giọng được hầu như bỏ qua một bên. Thầy còn nhìn xa một chút xíu chỉ dẫn thêm một số "kỹ thuật" chia động từ loại thiệt khó và tập dịch từ tiếng Việt qua tiếng Pháp. Bởi lẽ trong kỳ thi vào đại học có bài thi môn Pháp văn cần căn bản này. Còn nhớ trong kỳ thi tuyển Đại Học Dược năm 1970, thí sinh phải dịch ra tiếng Pháp đại khái như sau: “Đức Khổng Phu Tử dạy rằng trong ba người đồng hành ắt có một người đáng là bậc thầy của ta”. Cũng nhờ Thầy Quyến chỉ dẫn tập dịch từ tiếng Việt qua tiếng Pháp & chia động từ trong trường hợp "ắt có" nên làm bài được và nhờ thêm môn lý hóa do thầy Lê Quý Thể cẩn thận “bí truyền” nên đã thi đậu vào Dược - mặc dù học ban B / Toán -.
b) Bên cạnh đó Thầy không quên lý tưởng "chỉ đường" (hướng đạo) của mình, nên đã "công dân giáo dục" học trò qua bài thơ nổi tiếng "Si". Bài thơ này có nguyên bản tiếng Anh là If , được thi hào Rudyard Kipling sáng tác năm 1895 có mục tiêu rèn luyện nhân cách và ý chí con người. Nhà thơ T. S. Eliot (giải Nobel Văn học năm 1948) gọi bài thơ này là một “bài thơ vĩ đại”. Theo kết quả thăm dò dư luận của đài BBC năm 1995, bài thơ này được coi là bài thơ tiếng Anh hay nhất mọi thời đại. Chính vì vậy đã được chuyển dịch rất nhiều trên thế giới. Đặc biệt Nữ lãnh tụ tranh đấu Miến Điện Aung San Suu Kyi đã chuyển dịch qua tiếng Miến Điện với tựa đề "A Kae Ywaet" với quyết tâm làm hành trang cho bản thân và cho dân tộc để vượt thoát qua quá khứ đau thương. Nhà văn Tchya Đái Đức Tuấn thời tiền chiến trước năm 1945 đã chuyển dịch thành một bài thơ có giá trị văn chương (xem Phụ đính 2) với những đoạn:
Yêu thương tất cả bạn hiền,
Khác nào huynh đệ chẳng riêng một người;
Vẫn trơ gan, vẫn ngửng đầu,
Trong khi thiên hạ dễ hầu còn nguyên;
Biết trọng tài năng người trẻ tuổi hơn mình
a) Chuyện này hiếm thấy xảy ra. Với tinh thần tiêm nhiễm giáo điều, đa số VN mình khó chấp nhận ý kiến của người trẻ tuổi hơn mình, chớ đừng nói chi đến chuyện công khai "khâm phục" như Thầy Quyến đã bày tỏ trong quyển Kỷ Yếu Hướng Đạo Biên Hòa / trang 52 (xem Phụ đính 1):
"Nay tôi đã cận kề bát thập niên kỷ, nhưng ngưỡng mộ quá tinh thần hướng đạo của "nhị vị cô nương" cựu HĐS Biên Hoà xưa. Gấu hăng tôi không thể cầm lòng, bèn "múa bút" đôi dòng, chỉ để tỏ bày với nhị vị anh thư cựu HĐS Biên Hoà: "Tại hạ vô cùng khâm phục, khâm phục""
b) Trước đó vào tháng 5/2012, người viết có dịp chứng kiến trao đổi eMail giữa Thầy Quyến và ê kíp Hướng Đạo trẻ tuổi về quan điểm & chủ trương của "sân chơi HĐ" trên trang NQ. Cuối cùng Thầy Quyến thấy họ có lý hơn nên đã gửi eMail sau:
From: Dinh Huu Quyen <quyendinhhuu@gmail.com>
To: ***
Sent: Saturday, May 12, 2012 11:18 AM
Subject: Re: *** thân gửi Gấu anh,
*** thân mến
Thông cảm và nhất trí.
Chúc *** vui khỏe.
ĐHQ
c) Cũng như phần đầu đã trình bày, Thầy Quyến đã có lời phê trong học bạ rất "lạ" với ý muốn "chỉ đường" nhờ đó học trò của mình có thể được lãnh học bổng quốc gia đi du học - mà quả thực được đã xảy ra thiệt đúng như Thầy đề nghị !- (xem Nguồn 1).
Đó cũng là con người đích thực của Thầy Đinh Hữu Quyến với một nhân sinh quan tuyệt vời không còn có chỗ nào có thể chê được. Đúng như thi hào Rudyard Kipling đã mong ước:
Nhân từ, đức độ, khoan hoà,
Không hay chữ lỏng, hợm khoa, dạy đời;
Đại gia đình Ngô Quyền hãnh diện có một thành viên như Thầy Quyến và sắp đến ngày giỗ 49 ngày mong hương linh Thầy sớm siêu thoát.
------------
Nguồn 1:
Học bạ - được chuyển dịch ra tiếng Pháp năm 1970 để xử dụng tại Âu Châu (Bulletin de notes des compositions) - lớp 12 B1 niên khóa 1069-1970 Ngô Quyền / Giáo sư hướng dẫn Lê Quý Thể .
Thành phần giáo sư thiệt xuất sắc - do Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo sắp đặt - gồm : Thầy Lưu Ngọc Bích (Triết), Thầy Đinh Hữu Quyến (Pháp văn), Cô Phan Thị Tốt (Anh văn), Thầy Nguyễn Ngọc Ẩn (Sử địa), Thầy Lê Văn Túy (Toán), Thầy Lê Quý Thể (Lý hóa), Thầy Tôn Thất Phong (Vạn vật) .
Thầy Đinh Hữu Quyến đã phê trong học bạ rất "lạ","không giống ai" như sau:
Mérite de poursuivre ses études à l'étranger (Xứng đáng được đi du học)
------------
Phụ đính 1
Virus siêu vi Hướng Đạo
Ông bà của mình hay kể, xã hội xưa có 4 chứng bịnh không sao trị khỏi. Đó là :
Phong, lao, cổ, lại,
Tứ chứng nan y
Thầy thuốc bỏ đi
Trống kèn kéo tới
Là ... ò í e ....
Điều này có nghĩa, 4 chứng bịnh trên đều hết chữa. Thầy thuốc ngậm ngùi "botany.com", nhường đường cho "mata.com" thổi kèn dóng trống, tống tiễn người bệnh về miền đất ... hổng ai hứa trước.
Bốn chứng bịnh này, ngày nay đã có thuốc chữa. Đâu thể ngờ, cuộc đời này xuất hiện chứng bịnh thứ năm, bị lây nhiễm một phát là nan y vĩnh viễn: "Virus siêu vi Hướng Đạo". Tôi tạm viết tắt là VSH cho dễ gọi trong giao dịch quốc tế (?!) vậy.
Qua tâm tình "Tôi đi hướng đạo" của Thiên nga siêng năng Bùi Thị Lợi; không cần kết quả thử máu, siêu âm, X quang, Mri ... tôi cũng chẩn đoán được ngay, rằng thì là mà Trưởng Lợi bị nhiễm VSH mất tiêu rồi. Bệnh của Trưởng có vẻ ổn một thời gian, rồi chợt bùng phát. Xem chừng lần tái phát này, Thiên nga siêng năng Bùi Thị Lợi bị nhiễm VSH nặng nề hơn, trầm trọng hơn. Tưởng chỉ vậy có thôi, ngỡ chỉ có bấy nhiêu thôi, tôi đã đủ hết hồn rồi.
Thình lình biết thêm Sáo lý luận Diệp Hoàng Mai cũng bị VSH , tôi càng .... siêu hồn lạc phách. Theo tôi được biết, con sáo này đã ngưng sinh hoạt hướng đạo gần 40 năm rồi. Vậy mà tôi hổng hiểu nổi, Sáo nhặt nhạnh cách nào, mời gọi ra sao ... đã xâu được 152 "cụ" hướng đạo sinh của 2 đơn vị Trấn Biên - Bửu Lòng , thuộc tỉnh Biên Hoà ngày xưa Sáo từng sinh hoạt.
Mở đầu gia phả, Sáo ghi danh được 152 anh chị em. Còn nhớ nhiêu đó người, sau gần 40 năm không gặp gỡ, đã đủ để tôi "nể" Sáo lắm rồi ! Nào hay tháng lại ngày qua, Sáo vẫn chăm chỉ kiếm tìm, để bây giờ gia phả cựu hđs Biên Hoà đếm được 463 cánh chim xưa tìm về tổ ấm. Không những vậy, Sáo còn "sưu" được 344 hình ảnh người của ngày xưa. Sáo còn tần mần tẩn mẩn, ghi đầy đủ họ tên người trên từng tấm ảnh chân dung, kể cả những anh chị em HĐS Biên Hoà đã hoá người thiên cổ.
Vẫn chưa hết đâu, cô sáo nhỏ xinh này còn "lùa" được 37 thú Hoang trở lại với rừng. Nào gấu, voi, trâu, thỏ, bò ..... Chỉ một tiếng "te ..." ngân vang hồi còi họp đoàn hướng đạo, là bầy thú lạc rừng Trấn Biên - Bửu Long xưa nhận ra tín hiệu tìm nhau.
Gấu hăng tôi cũng đồng bệnh tương lân, bởi tôi cũng nhiễm VSH từ lâu rồi. Nay tôi đã cận kề bát thập niên kỷ, nhưng ngưỡng mộ quá tinh thần hướng đạo của "nhị vị cô nương" cựu HĐS Biên Hoà xưa. Gấu hăng tôi không thể cầm lòng, bèn "múa bút" đôi dòng, chỉ để tỏ bày với nhị vị anh thư cựu HĐS Biên Hoà: "Tại hạ vô cùng khâm phục, khâm phục"
Gấu hăng Đinh Hữu Quyến
------------
Phụ đính 2
Nếu (tiếng Anh: If) là bài thơ nổi tiếng nhất của Rudyard Kipling sáng tác năm 1895 và in năm 1910 trong cuốn Phần thưởng và tiên (Rewards and Fairies), Bài thơ được coi là một sự thể hiện đặc biệt thành công về chủ nghĩa khắc kỷ, chủ nghĩa chấp nhận nghịch cảnh của thời đại Victoria (Victorian stoicism). Theo kết quả thăm dò dư luận của đài BBC năm 1995, bài thơ này được coi là bài thơ tiếng Anh hay nhất mọi thời đại.
Nếu
Nếu bỗng chốc tan tành sự nghiệp,
Mà nín thinh xây tiếp cuộc đời,
Hay trong một tiếng bạc thôi
Mất hàng trăm ván, không lời thở than;
Nếu yêu chẳng mê man xuẩn động,
Hùng dũng mà mềm mỏng chẳng quên,
Biết bị oán, chẳng oán nguyền,
Song mình, mình tự giữ gìn đấu tranh;
Nếu chịu được đồ ranh xuyên tạc
Pha lời mình khích bác đồ ngu,
Gièm mình, miệng thế điên rồ,
Riêng mình, một mực chẳng lừa dối ai,
Nếu chững chạc chẳng rời đại chúng,
Gần quân vương giữ đúng dân nguyên,
Yêu thương tất cả bạn hiền,
Khác nào huynh đệ chẳng riêng một người;
Nếu suy nghĩ, xét soi, hiểu biết,
Mà chẳng thành phá diệt, hoài nghi,
Mơ, không để mộng cuốn đi,
Trầm tư mà chẳng riêng gì trầm tư;
Nếu cứng, chẳng bao giờ cuồng nộ,
Can đảm không bạo hổ bằng hà,
Nhân từ, đức độ, khoan hoà,
Không hay chữ lỏng, hợm khoa, dạy đời;
Nếu chiến thắng sau hồi thất bại,
Nhận hai trò giả dối như nhau,
Vẫn trơ gan, vẫn ngửng đầu,
Trong khi thiên hạ dễ hầu còn nguyên;
Thì Đắc thắng, Thần tiên, Vương đế,
Và Duyên may nô lệ con hoài;
Mà hơn Vương thế vinh thời,
Con ơi, con mới là Người, đó con !
(Bản dịch của Tchya Đái Đức Tuấn)
Si
Si tu peux voir détruit l'ouvrage de ta vie
Et sans dire un seul mot te mettre à rebâtir,
Ou perdre en un seul coup le gain de cent parties
Sans un geste et sans un soupir ;
Si tu peux être amant sans être fou d'amour,
Si tu peux être fort sans cesser d'être tendre,
Et, te sentant haï, sans haïr à ton tour,
Pourtant lutter et te défendre ;
Si tu peux supporter d'entendre tes paroles
Travesties par des gueux pour exciter des sots,
Et d'entendre mentir sur toi leurs bouches folles
Sans mentir toi-même d'un mot ;
Si tu peux rester digne en étant populaire,
Si tu peux rester peuple en conseillant les rois,
Et si tu peux aimer tous tes amis en frère,
Sans qu'aucun d'eux soit tout pour toi ;
Si tu sais méditer, observer et connaître,
Sans jamais devenir sceptique ou destructeur,
Rêver, mais sans laisser ton rêve être ton maître,
Penser sans n'être qu'un penseur ;
Si tu peux être dur sans jamais être en rage,
Si tu peux être brave et jamais imprudent,
Si tu sais être bon, si tu sais être sage,
Sans être moral ni pédant ;
Si tu peux rencontrer Triomphe après Défaite
Et recevoir ces deux menteurs d'un même front,
Si tu peux conserver ton courage et ta tête
Quand tous les autres les perdront,
Alors les Rois, les Dieux, la Chance et la Victoire
Seront à tous jamais tes esclaves soumis,
Et, ce qui vaut mieux que les Rois et la Gloire
(Bản dịch của André Maurois / 1918)
Nguyên bản
If
If you can keep your head when all about you
Are losing theirs and blaming it on you,
If you can trust yourself when all men doubt you,
But make allowance for their doubting too;
If you can wait and not be tired by waiting,
Or being lied about, don't deal in lies,
Or being hated don't give way to hating,
And yet don't look too good, nor talk too wise:
If you can dream - and not make dreams your master;
If you can think - and not make thoughts your aim,
If you can meet with Triumph and Disaster
And treat those two impostors just the same;
If you can bear to hear the truth you've spoken
Twisted by knaves to make a trap for fools,
Or watch the things you gave your life to, broken,
And stoop and build 'em up with worn-out tools:
If you can make one heap of all your winnings
And risk it on one turn of pitch-and-toss,
And lose, and start again at your beginnings
And never breathe a word about your loss;
If you can force your heart and nerve and sinew
To serve your turn long after they are gone,
And so hold on when there is nothing in you
Except the Will which says to them: 'Hold on!'
If you can talk with crowds and keep your virtue,
Or walk with Kings - nor lose the common touch,
If neither foes nor loving friends can hurt you,
If all men count with you, but none too much;
If you can fill the unforgiving minute
With sixty seconds' worth of distance run,
Yours is the Earth and everything that's in it,
And--which is more - you'll be a Man, my son!
Rudyard Kipling (1865 – 1936)