CỰU HỌC SINH NGÔ QUYỀN VĨNH BIỆT THẦY PHAN THANH HOÀI
Diệu Hương & Ngọc Dung tổng hợp
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
Đoàn Vị Thượng
Hẳn là thầy cũng già thôi
Hóa thân vào mỗi cuộc đời các em
Thì dù phấn trắng bảng đen
Hành trang ấy đủ thầy đem theo mình
Đoàn Vị Thượng
Sau tháng 4 năm 1975, không còn được đứng trên bục giảng theo chuyên môn Thầy đã được đào tạo ở VN và ở Mỹ, nhưng Thầy Phan Thanh Hoài đã kịp để để lại "hành trang" mang theo suốt đời (kiến thức và đạo đức) trong lòng học trò.
Chỉ trong vòng 4 ngày, chs Ngô Quyền đã mất đi ba Thầy Cô đáng kính. Thầy Hà Tường Cát (Sử Địa), Cô Đào Thị Nga (Anh Văn) mất vào ngày 3 tháng 8 năm 2020, chỉ cách nhau chưa đến hai tiếng đồng hồ. Chúng tôi chưa kịp hết bàng hoàng về lẽ tử sinh, đã phải nghe tin Thầy Giám học Phan Thanh Hoài vĩnh viễn ra đi.
Còn nhớ hai câu hát trong bài "Kinh Khổ" của cố Nhạc sĩ Trầm Tử Thiêng:
Người về một ngày một lưa thưa
Người đi càng đêm càng đông dần
Với "sinh, lão, bệnh, tử", buồn thay không hề có người về (về với gia đình, với đồng nghiệp, với học trò), mà chỉ có người đi, đi mãi không bao giờ về.
Ngày xưa, thời mới thành lập trường (1956), Thầy Phan Thanh Hoài là một trong những giáo sư đầu tiên của Trung Học Ngô Quyền, dạy các anh chị cả khóa một, Thầy cũng là Giám học đầu tiên.
Hai mươi năm vừa qua, bên đời lưu lạc của Thầy trò Ngô Quyền, một lần nữa Thầy là cột trụ chính của Hội cựu học sinh Ngô Quyền. Từ hai thập niên qua, cái dáng cao gầy của Thầy trở thành trung tâm trong các cuộc họp mặt truyền thồng hàng năm, hay ba lần hội ngộ Ngô Quyền toàn thế giới các năm 2006, 2011 và 2016.
Thầy là người soạn thảo danh sách Ban Giám đốc, và Ban Giảng huấn của trường Trung học Ngô Quyền, với sự giúp đỡ, hiệu đính của các Thầy Cô ở miền Nam Caliornia
Tiếng nói của Thầy chậm rãi, rõ ràng đi vào lòng học trò mới lớn ngày xưa, và học trò già bây giờ.
Niềm kính trọng của chúng tôi với Thầy Phan Thanh Hoài tăng cao mỗi lần chúng tôi được nghe các niên trưởng khóa 1 kể về kỷ niệm với Thầy thời gian các anh chị còn ngồi trên ghế học trò Ngô Quyền.
Tôi chỉ được hân hạnh thưa chuyện một vài lần qua điện thoại, hay chào Thầy ở các cuộc họp mặt Ngô Quyền nhưng chắc chắn tôi sẽ không quên một trong những đầu tàu của đoàn xe lửa thả những đoàn học trò xuống các ga nhỏ của cuộc đời.
Nếu bạn đã có dịp đọc những tuyện tập, đặc san Ngô Quyền được thực hiên các năm 2004, 2006, 2011, và gần đây nhất là 2018, bạn sẽ thấy thấp thoáng sau từng trang báo có sự hướng dẫn của Thầy Giám học, Giáo sư Anh Văn Phan Thanh Hoài.
"Hoa nở rồi tàn, mặt trời mọc rồi sẽ lặn". Con người sinh ra, rồi sẽ phải đi khỏi cuộc đời.
Nhưng có những người dù đã vĩnh viễn không còn, nhưng ảnh hưởng của họ còn lại trong lòng những người ở lại lâu dài.
Thầy Phan Thanh Hoài của chúng ta là một người như thế.
Học trò ở khắp nơi trên thế giới (ở Trung học Ngô Quyền, ở trường Kiểu mẫu Thủ Đức, và trường Đại học Sư phạm Saigon) kính cẩn thắp nén tâm hương cầu mong Thầy sớm về nơi tịnh độ.
Nguyễn Trần Diệu Hương
NQ K15
oOo
Vĩnh Biệt Thầy Phan Thanh Hoài!
Kỷ niệm của Thầy Hoài với Hội Ái Hữu Cựu Học Sinh Ngô Quyền không thể nào viết cho hết, kể từ ngày đầu thành lập cho đến khi sức khỏe của Thầy không cho phép Thầy đến tham dự họp mặt họp mặt hàng năm của thầy trò Ngô Quyền (năm 2019).
Thầy ơi, Thầy đã vĩnh viễn xa rời đời sống nhưng hình ảnh của Thầy luôn tồn tại trong tâm ức của tất cả cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa.
Cầu nguyện vong hồn Thầy sớm siêu thoát nơi miền cực lạc.
Vĩnh Biệt Thầy.
Mai Trọng Ngãi
NQ K8
oOo
Luôn nhớ đến Thầy...
Cá nhân tôi không có học với thầy Hoài, nhưng hình ảnh của Thầy Giám Học khi tôi bắt đầu vào năm Đệ Thất tôi luôn nhớ với dáng người cao ráo nghiêm trang.
Qua sinh hoạt chung trường Thầy Phan Thanh Hoài vẫn là người Thầy đáng kính, nhất là khi nhận được tình cảm của Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo lúc sinh thời đã dành cho Thầy: “Ông Phan Thanh Hoài một người bạn rất đôn hậu và đã dạy ở Ngô Quyền từ năm 1957. Năm 1964, Ông Hoài sang Mỹ du học và sau khi tốt nghiệp đã về dạy ở trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức. Tôi không bao giờ quên được ông Phan Thanh Hoài một người đồng nghiệp đã giúp đỡ rất nhiều khi tôi làm Hiệu Trưởng Ngô Quyền từ 1961-1964”
Thương biết mấy tình cảm của Thầy tôi không còn bụi phấn, thiên chức thiêng liêng đã mờ nhạt với đôi người, nhưng với chúng tôi Thầy vẫn là chùm sao Đại Hùng đã dẫn dắt chúng tôi, biết tìm hướng đi trong tăm tối…
Kính mong Thầy về nơi an nghỉ, gặp lại đồng nghiệp và người thân…
Nguyễn Hữu Hạnh
NQ K8
oOo
NQ K8
oOo
Luôn nhớ đến Thầy...
Cá nhân tôi không có học với thầy Hoài, nhưng hình ảnh của Thầy Giám Học khi tôi bắt đầu vào năm Đệ Thất tôi luôn nhớ với dáng người cao ráo nghiêm trang.
Qua sinh hoạt chung trường Thầy Phan Thanh Hoài vẫn là người Thầy đáng kính, nhất là khi nhận được tình cảm của Thầy Hiệu Trưởng Phạm Đức Bảo lúc sinh thời đã dành cho Thầy: “Ông Phan Thanh Hoài một người bạn rất đôn hậu và đã dạy ở Ngô Quyền từ năm 1957. Năm 1964, Ông Hoài sang Mỹ du học và sau khi tốt nghiệp đã về dạy ở trường Trung Học Kiểu Mẫu Thủ Đức. Tôi không bao giờ quên được ông Phan Thanh Hoài một người đồng nghiệp đã giúp đỡ rất nhiều khi tôi làm Hiệu Trưởng Ngô Quyền từ 1961-1964”
Thương biết mấy tình cảm của Thầy tôi không còn bụi phấn, thiên chức thiêng liêng đã mờ nhạt với đôi người, nhưng với chúng tôi Thầy vẫn là chùm sao Đại Hùng đã dẫn dắt chúng tôi, biết tìm hướng đi trong tăm tối…
Kính mong Thầy về nơi an nghỉ, gặp lại đồng nghiệp và người thân…
Nguyễn Hữu Hạnh
NQ K8
oOo
Hội ngộ Ngô Quyền toàn thế giới lần III (2016)
oOo
VIẾNG LINH THẦY
Từ ở nơi xa đảnh lễ Thầy
Không hương khói quyện mắt vẫn cay
Chân thành kính bái Thầy bốn lạy
Ở chốn Tây Phương cưỡi hạc bay.
Thầy ơi!
Dẫu biết rằng đời là cõi tạm
Sinh ly tử biệt chẳng thể vượt qua
Mọi chúng sinh tái hợp cõi ta bà
Nhưng ly biệt làm sao không thương tiếc.
Nhớ xưa kia.
Năm 1956 trường Ngô Quyền thành lập
Người đầu tiên về nhận dạy là Thầy
Vị Giám Học đầu tiên uyên bác đẹp trai
Đã tận tụy hết lòng chăm lo cho đàn trẻ
Sau 75
Thầy trò ta tan đàn xẻ nghé
Từ ở nơi xa đảnh lễ Thầy
Không hương khói quyện mắt vẫn cay
Chân thành kính bái Thầy bốn lạy
Ở chốn Tây Phương cưỡi hạc bay.
Thầy ơi!
Dẫu biết rằng đời là cõi tạm
Sinh ly tử biệt chẳng thể vượt qua
Mọi chúng sinh tái hợp cõi ta bà
Nhưng ly biệt làm sao không thương tiếc.
Nhớ xưa kia.
Năm 1956 trường Ngô Quyền thành lập
Người đầu tiên về nhận dạy là Thầy
Vị Giám Học đầu tiên uyên bác đẹp trai
Đã tận tụy hết lòng chăm lo cho đàn trẻ
Sau 75
Thầy trò ta tan đàn xẻ nghé
Phiêu bạt khắp nơi mong tìm bến tự do.
California nơi gặp gỡ bất ngờ
Làm sống lại Ngô Quyền trên đất khách.
Hội cựu học sinh Ngô Quyền thành lập.
Vị Giám Học ngày xưa lại dẫn dắt học trò.
Nhắc nhở đồng hành tận tụy chăm lo
Ngày Đại hội thường niên luôn có Thầy tham dự
Thầy là cuốn từ điển sống chúng con tra cứu
Giúp chúng con tìm về cội về nguồn
Đặc san, Kỷ Yếu và Toàn Tập Ngô Quyền
Những tài liệu công phu đều có Thầy cung cấp.
Nhưng than ôi!
Đã đến lúc chiếc gậy chống không thể nào dẫn dắt
Chiếc xe lăn đưa Thầy đến dự mỗi lần
Tuổi càng cao sức khỏe yếu dần.
Ngày 7 tháng 8 Thầy rời xa dương thế.
Rời bỏ nhục thân 89 năm trần gian dâu bể
Phật Tử Nhật Quang đã rời cõi ta bà
Phấn trắng trường xưa lan tỏa bay xa.
Tô trắng mái đầu đám học trò ngày đó
Kính thưa Thầy
Chúng con hôm nay cúi đầu đảnh lễ.
Tạ ơn Thầy công dạy dỗ bảo ban
Thầy phiêu diêu nơi cỏ nội mây ngàn.
Xin chứng giám học trò xưa kính điếu.
Nguyễn Thị Thêm
NQ K6
California nơi gặp gỡ bất ngờ
Làm sống lại Ngô Quyền trên đất khách.
Hội cựu học sinh Ngô Quyền thành lập.
Vị Giám Học ngày xưa lại dẫn dắt học trò.
Nhắc nhở đồng hành tận tụy chăm lo
Ngày Đại hội thường niên luôn có Thầy tham dự
Thầy là cuốn từ điển sống chúng con tra cứu
Giúp chúng con tìm về cội về nguồn
Đặc san, Kỷ Yếu và Toàn Tập Ngô Quyền
Những tài liệu công phu đều có Thầy cung cấp.
Nhưng than ôi!
Đã đến lúc chiếc gậy chống không thể nào dẫn dắt
Chiếc xe lăn đưa Thầy đến dự mỗi lần
Tuổi càng cao sức khỏe yếu dần.
Ngày 7 tháng 8 Thầy rời xa dương thế.
Rời bỏ nhục thân 89 năm trần gian dâu bể
Phật Tử Nhật Quang đã rời cõi ta bà
Phấn trắng trường xưa lan tỏa bay xa.
Tô trắng mái đầu đám học trò ngày đó
Kính thưa Thầy
Chúng con hôm nay cúi đầu đảnh lễ.
Tạ ơn Thầy công dạy dỗ bảo ban
Thầy phiêu diêu nơi cỏ nội mây ngàn.
Xin chứng giám học trò xưa kính điếu.
Nguyễn Thị Thêm
NQ K6