Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" ĐẦU TIÊN

Thursday, March 26, 202011:32 PM(View: 14031)
Nguyễn Trần Diệu Hương - NHẬT KÝ TUẦN LỄ "CẤM TÚC" ĐẦU TIÊN

Nhật Ký Tuần Lễ "Cấm Túc" Đầu Tiên 

stayhome

Thứ Hai 16 tháng 3

 

Trên đường đi họp về từ phía Nam San Jose, tiếng Thống Đốc tiểu bang California vang ra từ radio trong xe, kể từ lúc bước sang ngày 17 tháng 3, mọi công dân của CA phải chấp hành lệnh "Shelter in place", nói nôm na là phải ở nhà, ai ở đâu ở đó, không ra khỏi nhà. Chỉ được ra khỏi nhà vì các nhu cầu thiết yếu như: đi chợ, "đi thăm" Bác sĩ/ medical clinic/ bệnh viện... 

 

Dĩ nhiên, những người làm việc ở các "tuyến đầu": bệnh viện, cảnh sát, trạm chữa cháy, các nơi bán thực phẩm, chợ búa, bưu điện, và những nhân viên vệ sinh vẫn phải làm việc.

Chân thành cảm ơn, góp lời cầu nguyện cho "những người hùng vô danh" vững vàng, vô sự trước đại dịch Vũ Hán.

 

Thay về nhà "work from home" bắt đầu từ tuần lễ MAR 16 2020, tôi rẽ vào khu thương mại VN mua thêm một ít rau cải, và gừng. Chắc là đa số mọi người chưa biết tin "shelter in place", sinh hoạt của ngôi chợ VN ở gần exit Tully/ 101 vẫn bình thường, một ngày như mọi ngày. Cái mobile phone có tín hiệu liên tục, chắc chắn là ở nơi làm việc đang gởi hướng dẫn "virtual working", làm việc, liên lạc với nhau online, qua màn ảnh computer.

 

Do chính quyền CS Tàu bưng bít mọi chuyện, để đến Tết âm lịch Canh Tý, cả chục ngàn người Trung Hoa về China ăn Tết. Khi họ về lại nơi cư trú ở khắp nơi trên thế giới, vi khuẩn phát tán với cấp số nhân. Nơi nào có người Tàu, nơi đó bị nặng nhất. Điển hình là miền Bắc nước Ý, nơi mà đa số những nhà máy dệt, những hãng may quần áo với tên "hàng hiệu" do các “đại tư bản đỏ” Trung Cộng làm chủ (để hòng biến áo quần "made in China" thành "made in Italy" làm giàu một cách gian ác, tráo trở) đã bị ảnh hưởng nặng nề nhất. 

Những người có trách nhiệm ở China, và Italia phải "sám hối" với Phật, với Chúa nếu nếu ở họ, phần "người" vẫn còn lớn hơn phần "con".

 

Buổi tối, đi tập thể dục ở gym, đã thấy thay đổi đầu tiên ảnh hưởng trực tiếp đến một người đi gym mỗi ngày như chúng tôi, thông báo "gym tạm đóng cửa vì COVID 19 từ ngày 18 tháng 3 đến ngày 1 tháng 4" nằm chễm chệ ở Front Desk . Đây mới là "khúc dạo đầu" của "trường ca COVID-19". Cầu mong "trường ca" này sớm chấm dứt để nhân loại không còn phải chịu thêm đau khổ.

 

Cuộc sống của chúng tôi, cũng như của cả tỷ người trên thế giới sẽ tạm thời phải thay đổi vì đại dịch CoronaVirus. -như đã phải thay đổi từ ngày 9 tháng 11 năm 2001 do đường hàng không bị khủng bố.

 

***

 

Thứ ba 17 tháng 3

Mỗi ngày một lần, các nhà lãnh đạo Liên Bang, Tiểu Bang có họp báo ngắn được trực tiếp truyền hình trên TV để dân chúng được cập nhật với tình hình, để biết mỗi cá nhân nên làm gì với tình hình dịch bệnh. 

 

Ước gì quê cha đất tổ ở bên kia bờ đại dương có được những nhà lãnh đạo như Thống Đốc Gavin Newsom của California, tóc bắt đầu "muối nhiều hơn tiêu mặc dù ông bước vào tuổi 50 hơn một năm trước, như Thủ Tướng Justin Trudeau của Canada trông hốc hác hẳn với râu tóc tua tủa đều pha màu sương khói ở tuổi 48.  Những vết hằn năm tháng trên mặt của Thống Đốc Andrew Cuomo của New York sâu hơn và nhiều hơn mỗi ngày..... Trên môi tất cả mọi người, từ "quan" đến "dân", đều tắt hẳn nụ cười. Và sẽ còn như vậy cho đến khi nào tìm được thuốc chữa trị hoặc ngăn ngừa CoronaVirus.

 

Ngày đầu tiên làm việc ở nhà dù bận rộn, nhưng vẫn thong thả hơn làm việc trong văn phòng. Trong tiếng nói đều đều tường trình công việc qua skype, lâu lâu có tiếng con nít khóc la ở background khi người đang nói có con nhỏ.  Baby khóc la nghe dễ thương, không ai phàn nàn. Nghe người lớn khóc la mới là vấn đề lớn.

 

Buổi tối, qua màn ảnh TV, thấy những đường phố hoang vắng, phố xá đìu hiu, đường không có bóng người (chứng tỏ trình độ dân trí và lòng tự trọng của người Mỹ khá cao) bỗng dưng tôi chợt nhớ "ngày xưa còn bé", đã thấy cảnh "đường không người, nhà vắng chủ" qua TV vào những ngày cũng tháng cuối tháng 3 như bây giờ ở miền Trung , và cao nguyên VN. Nỗi buồn chợt nhân đôi. Đúng là niềm vui khi nhớ lại thì không còn vui, nhưng nỗi buồn khi nhớ lại thì vẫn là nỗi buồn với cường độ như xưa.

 

***

 

Thứ tư 18 tháng 3

 

Ngày thứ hai "ở yên trong nhà" dễ chịu hơn, có lẽ "lâu dần đời cũng quen". Cà phê sữa tự pha lấy ở nhà với ground coffee Starbucks ngon hơn cà phê từ staff room hay từ kitchen ở Sở nhiều. 

 

Buổi sáng bắt đầu với họp báo Liên bang của Tổng Thống và các Bộ Trưởng có liên quan trực tiếp đến bệnh dịch: Phó Tổng Thống, lãnh đạo CDC (Centers for Disease Control and prevention), Bộ Trưởng Y Tế, Bộ Trưởng Ngoại giao, Bộ trưởng Nội An, Bộ Trưởng Tài Chính, Giám Đốc FEMA (Federal Emergency Management)...

Khuôn mặt của những nhà lãnh đạo ngành Hành pháp Hoa Kỳ đầy nét ưu tư, không có một chút gì từ mùa Xuân của đất trời đang về lại với Mỹ trong vài ngày tới.

 

Chính phủ đã bắt đầu thảo luận chuyện mở ngân sách dự trữ, khẩn cấp cứu nguy cho gần 158 triệu người đang đi làm ở các hãng xưởng, hoặc đang có cơ sở thương mại nhỏ bỗng dưng bị tạm thời ngưng làm việc không có lương, không có thu nhập vì bệnh dịch COVID-19. Ở một nước tự do dân chủ, các nhà lãnh đạo do dân bầu lên, biết cách lo cho dân khi "sơn hà nguy biến". Không một người Mỹ nào bị bỏ rơi, kể cả những người homeless phải sống ở ngoài đường. Bởi vậy, chúng tôi không bao giờ than vãn khi đóng thuế lợi tức, được trừ thẳng từ mỗi paycheck.

 

Các xướng ngôn viên của Đài Truyền hình khi đọc tin, ngồi xa nhau hơn, giữ đúng khoảng cách "social distance" 6 feet (1 mét 83) như được khuyên.  Hai xướng ngôn viên dự báo thời tiết, phụ trách thể thao  bắt đầu "work from home". Mục tin tức lưu thông được cắt bỏ vì những ngày như hôm nay thì đường lớn, đường nhỏ, đường trong, đường ngoài đều vắng vẽ, đìu hiu. 

 

Tìm được một nụ cười rạng rỡ trong thời điểm này, buồn thay, khó như "mò kim đáy biển".

 

***

 

Thứ năm 19 tháng 3

 

Chuyện chống dịch bệnh COVID 19 đã trở thành tâm điểm, một tâm điểm quá lớn át hẳn mọi chuyện khác. Người ta quên hẳn mùa bầu cử, quên đi mọi chuyện trên đời, chỉ còn nhớ sống chết, và... túi tiền (vì không có thu nhập - không biết kéo dài đến bao lâu? - mà vẫn phải có những nhu cầu tối thiểu của đời sống thường nhật)

 

Thị trường chứng khoán cũng tuột dốc không phanh, thê thảm hơn các cuộc suy thoái kinh tế năm 2001 và 2008.

 

Khi một người nào đó nhiễm "cúm Tàu",  tất cả những người thân quen, bạn bè đều cố nhớ lại lần cuối cùng mình gặp nạn nhân là ngày nào để tự cách ly.

 

Tất cả mọi thứ đều bị hoãn lại từ các sự kiện quốc tế như Olympics, giải Vô địch bóng tròn Châu Âu, các hội nghị Khoa học, các buổi trình diễn..., đến các đám cưới đều hoãn lại. Các tang lễ không thể hoãn, nhưng lặng lẽ, không đầy đủ người thân, bạn bè. 

 

Quốc Hội Mỹ phải làm việc cả ngày lẫn đêm để đem đến giải pháp kinh tế cứu nguy cho hơn 158 triệu người Mỹ bỗng dưng mất việc vì một loại virus nhỏ xíu xuất phát từ thành phố Vũ Hán, vì thái độ cố tình che giấu sự thật của nước Tàu Cộng Sản.

 

Tưởng cũng nên nhắc lại 3 người đầu tiên bị bệnh COVID-19 ở Mỹ vào cuối tháng giêng năm 2020 đều là những người gốc Tàu về từ Vũ Hán. Những người bệnh COVID-19 đầu tiên từ cả khắp các nước trên thế giới đều đến từ Vũ Hạn. Vậy thì "nickname" của Coronavirus là Wuhan Virus hay "cúm Tàu" đâu phải là chuyện tự nhiên mà có!

 

***

 

Thứ sáu 20 tháng 3.

Nhật ký hôm nay xin dành cho:

 

"Có một chút riêng còn sót lại

Thì xin dành sẵn để phần ta

Một mai khi hết đời lưu lạc

Nước mắt anh em sẽ vỡ òa"

 

Hôm nay là tang lễ của người VN đầu tiên ở Mỹ thiệt mạng vì Virus Vũ Hán. Xin gởi một nén hương lòng đến linh hồn em gái của Nhà Thơ Trần Mộng Tú.

 

Xong công việc "work from home", chúng tôi liên lạc với nhau qua text message để gởi vòng hoa đến viếng tang lễ thân mẫu của 9 cựu học sinh trường Ngô Quyền. Một trong số các anh chị này đã đóng góp rất nhiều cho sinh hoạt của chsNQ ở miền Bắc California. Không thể đến viếng tang lễ trong tình hình "cấm túc tại gia", chúng tôi đã gởi một vòng tím (màu Chị thích) đến để mong chia sẻ "tai nạn lớn nhất đời người" của Chị. 

 

3 người trong số chúng tôi liên lạc trong vòng 20 phút để hoàn thành phân ưu post trên web nhà, và gởi hoa phúng điếu. đến nhà quàn. Thầy dạy Toán ngày xưa đã ngoài 80 cũng góp phần cố vấn chúng tôi qua email. Tình nghĩa Thầy trò, tình đồng môn mà chúng tôi đã học được từ nền giáo dục nhân bản của Việt Nam Cộng Hòa đã giúp chúng tôi dịu lòng hơn trong hoàn cảnh khó khăn cả thế giới, và cả nước Mỹ đang gánh chịu.

 

Liên lạc với một đàn anh Ngô Quyền qua texting, qua phone mới biết anh đang tạm trú một khách sạn ở địa phương hai tuần để tự cách ly, giữ an toàn cho gia đình sau một chuyến công tác oversea. Hỏi anh ăn gì trong những ngày "nghỉ mát" ở Marriott hotel, anh từ tốn nhắc nhở đàn em "em quên là từ xưa, ông bà mình đã dạy "ăn để sống chứ đâu phải sống để ăn"

 

Như câu hát "bên em đang có ta", các đàn anh, đàn chị, và bạn bè đang hành nghề "thiên thần áo trắng" từ Canada, qua Texas đến California gởi email, text nhắc nhở tôi phải ăn uống thêm bất cứ thứ gì có vitamin C để tăng sức đề kháng cho cơ thể.

 

Để giúp các anh chị bớt căng thẳng, mệt mỏi trong những ngày các "thiên thần áo trắng" rất bận rộn chiến đấu với COVID 19, tôi đã gởi email "ước gì có một rỗ me dốt trước mặt như một thủa nào xa xưa mình còn ngồi trong khung cửa Ngô Quyền ở Biên Hòa thì em sẽ thặng dư vitamin C, đầy đủ "quân trang đạn dược" để chiến đấu với CoronaVirus".

 

Khởi đầu một ngày của một bác sĩ làm ở bệnh viện SF trong thời điểm này là phải đi qua một máy scanning thân nhiệt, để chắc chắn là hôm nay cơ thể của họ vẫn khỏe mạnh, vẫn chưa bị nhiễm bệnh. Anh kể là những ngày này, tốc độ làm việc chậm hẳn đi dù khối lượng công việc tăng lên, vì phải hết sức thận trọng trong từng cử chỉ nhỏ (mở, đóng cửa/ ngăn kéo, gõ keyboard, di động mouse...), để tránh bị lây bệnh.

 

Xin gởi lời chân thành cảm ơn và thành tâm cầu nguyện cho tất cả đàn anh, đàn chị, bạn bè đang đứng ở tuyến đầu chiến đấu với  COVID-19.

Cũng xin góp lời cầu nguyện cho các đấng sinh thành, quý Thầy Cô -mà kháng thể đã yếu đi nhiều theo năm tháng- được "bất khả xâm phạm" với cúm Tàu.

 

***

 

 

Thứ bảy 21 tháng 3

 

Theo chân California, Connecticut, Illinois, New Jersey, và New York đều ban hành lệnh "Shelter in place",  mọi người nên ở trong nhà, không ra khỏi nhà khi không có việc cần thiết. Như vậy là một phần tư dân số của nước Mỹ phải sống trong cảnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập" để tự bảo vệ mình trước CoronaVirus.

 

Đó là một trong những ngày thứ bảy buồn, vắng lặng ở tiểu bang vàng của chúng tôi. "Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ", thứ bảy trời mưa, mây đen kéo về phủ kín bầu trời, một màu xám ngắt rất bất thường vào ngày đầu mùa Xuân ở Mỹ. Hoa poppy vàng, biểu tượng của California chừng như không muốn nở. 

 

Học sinh sau một tuần ở nhà, không được ra đường, đã thấy tù túng, nhớ bạn, nhớ thầy cô, nhớ trường, nổi hào hứng được nghỉ học, không phải làm bài tập đã tan nhanh như bong bóng trời mưa. Những em ở năm cuối Trung học còn có nỗi buồn lớn sẽ không có lễ ra trường cho class 2020. Sau này, lớn hơn, nhìn lại, các em sẽ hiểu là sự mất mát của mình rất nhỏ nhoi trong đại dịch cúm Covid- 19.

 

Các thầy cô giáo miệt mài soạn chương trình thích ứng với lối học online, không có trở ngại với sinh viên, nhưng với học sinh thì không phải em nào cũng có điều kiện với lối học qua computer.

 

Nhà hàng bán thức ăn chỉ được bán togo, take out mang về, không được ngồi ăn trong tiệm để tránh lây bệnh. Nhưng khi người ta không có thu nhập, lại thừa thì giờ để nấu ăn thì lại thấy màu xám hiện diện ở các nhà hàng cũng như khắp mọi nơi.

 

Một số điểm làm test miễn phí để xem cơ thể một người nào đó âm hay dương tính (bị nhiễm Coronavirus) với COVID-1 ở các nơi có mật độ dân số và tình hình nhiễm bệnh cao.

Cả hàng xe hơi xếp hàng rồng rắn trước mấy chiếc lều y tế màu trắng. Rất nhiều người đã bị từ chối vì vẫn khỏe như..., không sốt, không ho, không đau cổ.

 

OMG, xin vui lòng đọc kỹ thông báo trước khi lái xe xếp hàng, tiết kiệm thì giờ cho tất cả mọi người, và để dành các thiết bị y tế cho người sức khỏe đang thật sự bị tổn thương.

 

***

 

Chủ nhật 22 tháng 3

 

 Sáng nay là lần đầu tiên chúng tôi đi chợ và ra khỏi nhà kể từ MAR 17 (ngày order "Shelter in Place" có hiệu lực ở California)

 

Để giảm thiểu nguy cơ bị lây bệnh, chúng tôi tính toán để đến cửa chợ lúc chợ vừa mở cửa. Mùa dịch bệnh thì phải đi chợ kiểu người máy, nghĩa là có list sẵn trên tay, vào chợ, mua theo list, trả tiền ở chỗ self check out, và rời chợ ngay lập tức, nhanh như "bị ma đuổi". Trình độ dân trí khá cao ở một số thành phố phía Nam của vùng vịnh, nơi hơn 70% dân số có trình độ Đại học, và trên Đại học, hiểu rõ tình hình và tuân thủ pháp luật nên lúc chúng tôi rời nhà vào 8 giờ sáng, "đường thênh thang gió lộng một mình ta" (2)

 

Sinh hoạt ở các chợ Mỹ vẫn bình thường, phải tinh ý lắm mới thầy sự khác biệt giữa trước và sau lệnh "shelter in place". Chợ Safeway  bình thường, từ khối lượng hàng hóa đến số lượng khách hàng. Điều khác biệt duy nhất là quầy bán soup khách hàng tự vô hộp theo size và theo loại soup mình thích: đóng; quầy bán trái cây khô và các loại đậu, hạt ăn liền bán theo lbs: đóng. Nghĩa là mọi khả năng khách hàng ho hay sneezing vào thức ăn đều không có. 

 

Trong tình hình đại dịch, quầy customer service đóng cửa với một thông báo ở rõ ràng  “trong tình hình đại dịch COVID-19, sẽ không có chuyện đổi hay trả hàng như thường lệ, thành thật xin lỗi". Hand Sanitizer, và khăn giấy khử trùng Clorox đặt ở cửa chợ, và dọc theo các quầy hàng. Mùi thuốc khử trùng xông lên nồng nặc nhưng không ai lên tiếng phàn nàn. 

 

Người ta còn cẩn thận thuê thêm một bà Mễ chuyên lau những cái giỏ đen đi chợ có tay cầm bằng kim loại vì CoronaVirus có thể "sống" trên bề mặt kim loại đến 72 tiếng (3 ngày). Người đàn bà trung niên, được trang bị khẩu trang, và găng tay đầy đủ, chăm chỉ lau từng cái giỏ, có cái cần mẫn của một nhân viên trong ngày làm việc đầu tiên. 

 

Có những đường màu màu vàng hay xanh dương dán ở những nơi có các mặt hàng popular cách nhau 6 feet. Không ai nói với ai câu nào, mọi người đều tuân thủ "luật lệ thời COVID-19" để bảo vệ sức khỏe lẫn nhau.

 

Nước uống hay những cuộn giấy vệ sinh vẫn đầy đủ trên quầy, chỉ có điều là số lượng mua hạn chế. Đồ ăn thức uống vẫn đầy, không có gì phải lo lắng.

 

Chỉ cần mua sữa, gừng, chanh, và một ít trái cây nhưng chúng tôi đi một vài chợ trong vòng bán kính 4 miles để "thăm... supermarket cho biết sự tình". Đường đi và về đều vắng, không như bình thường, xin phép tiền nhân, cụ Cao Bá Quát, cho chúng tôi được nhại theo thơ của Cụ để mô tả đường xá ở Los Altos, Sunnyvale, miền Bắc California trong những ngày có yêu cầu "shelter in place"

 

"Đường vắng ba lanes"

Một Honda, một Tesla, một Lexus.

Residents dăm đứa

Nửa Mỹ, nửa Tây, nửa quê nhà"

 

Nguyễn Trần Diệu Hương

Đầu Xuân 2020 

Wednesday, November 27, 2024(View: 3189)
Nhân mùa lễ tạ ơn của nước Mỹ tôi xin cảm ơn tất cả. Xin chúc mọi người luôn vui khỏe trong tấm lòng chân thành biết nhớ ơn, tạ ơn và mở rộng lòng thi ân nếu có thể.
Wednesday, November 27, 2024(View: 415)
Hằng năm, con dân và thân hữu Biên Hòa quy tụ để cử hành Lễ Vía Đức Ông rất long trọng tại Biên Hòa (Việt Nam), San Jose (California) và Houston (Texas).
Tuesday, November 26, 2024(View: 604)
trong mùa lễ Tạ Ơn này tôi chúc người thân, bạn bè và các em học trò cũ của tôi ở xứ Cờ Hoa hưởng những ngày sum họp đầm ấm với gia đình.
Saturday, November 23, 2024(View: 340)
Hòa ngắm mảnh vườn sau nhà với một cõi lòng tràn đầy Tri Ân. Không phải đợi đến mùa Thanksgiving, mà gần hai năm nay, kể từ khi được thay tủy, là từng ngày Hòa dâng lên ngàn lời Tạ Ơn.
Saturday, November 16, 2024(View: 1548)
Một điều đáng mừng là sau nhiều biến động lịch sử, SVĐ BH một biểu tượng Văn Hoá-Thể Thao lâu đời của người dân BH xưa, vẫn còn tồn tại, hơn nữa còn có được dự án chỉnh trang tu sửa để hình thành một SVĐ đa chức năng của địa phương.
Saturday, November 16, 2024(View: 531)
Anh Đa Đề, qua bút pháp đa diện và phong cách gợi mở, đã không ngừng mở rộng cánh cửa cho cuộc đồng sáng tạo, nơi người đọc vừa là người tiếp nhận vừa là người đồng hành ...
Saturday, November 16, 2024(View: 707)
Tôi tên Chi, Trần Thị Chi. Nếu ai đọc “Chí Phèo” của Nam Cao ngày xưa, họ sẽ liếc vô tui, nói nhỏ với nhau: – Xấu hơn Thị Nở! Nhưng bây giờ trên đất Mỹ, hiếm người biết về “Thị Nở” nên tôi chỉ nghe xầm xì ở các chợ VN:
Friday, November 15, 2024(View: 904)
Tôi run run lái xe vào parking phía trước nhà băng và tìm chỗ đậu, xe truch cũng đậu cách tôi vài xe. Ở đời luôn có kẻ xấu, có ý đồ điên khùng, ghét người Châu Á.
Sunday, November 3, 2024(View: 1024)
Có thể nói không ngoa, rằng bầu cử Tổng Thống Mỹ được cả thế giới quan tâm, huống chi Canada là hàng xóm kế bên, hỏi sao không “hot”?
Saturday, November 2, 2024(View: 1040)
Tuy nhiên chúng ta cũng hãy tin người dân Mỹ yêu nước sẽ dùng lá phiếu để chọn người đại diện đúng nhất cho mình. Cả thế giới đang hướng về nước Mỹ chờ đợi kết quả ai sẽ là vị Tổng Thống thứ 47 của Hoa Kỳ.
Saturday, November 2, 2024(View: 1000)
Sau vài câu thăm hỏi, chúng tôi nhắc vài mẫu chuyện xưa khi còn đi học và Hải đã kể cho tôi nghe câu chuyện trên và lúc nào Hải cũng bắt đầu câu nói bẳng “Mày biết không?
Saturday, November 2, 2024(View: 923)
và nghe mấy đứa con bà bàn tán về một “điểm hẹn” tụi nhỏ không bao giờ bỏ qua trong ngày lễ Ma, đó là ngôi nhà màu hồng to lớn và thật đẹp ở góc đường của bà “Phù Thủy.”
Saturday, November 2, 2024(View: 1131)
Thì ra đàn bà nào cũng sợ bị chê già, chê xấu. Đêm nay em là ma và là một con ma dễ thương như những ma quỷ trẻ con dễ thương đã đến nhà mình trong đêm nay đấy.
Friday, October 18, 2024(View: 1061)
Nếu xứ Mỹ mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Năm của tuần lễ thứ tư của tháng 11, thì Canada lại mừng Thanksgiving vào ngày Thứ Hai của tuần lễ thứ hai của tháng 10.
Friday, October 18, 2024(View: 1600)
Hiện giờ thì trẻ lạc đã sung sướng tung cánh gà tìm về tổ ấm, nơi sống bao ngày giờ đầm ấm. Còn con gái thì mừng rỡ cảm ơn mẹ rối rít! Thôi thì đầu năm mất của mà tìm lại được cũng là điềm tốt,
Wednesday, October 16, 2024(View: 1665)
“Ai cũng từng qua thời, hoặc làm người tan học về, hoặc làm người đi theo, tức là làm ‘Hoàng Thị Ngọ’ hay làm ‘anh theo Ngọ về’ của riêng mình” như lời bài thơ, ca từ của nhạc phẩm.
Saturday, October 5, 2024(View: 1920)
Đoạn viết ngắn này để nhớ đến nhà thơ mà tôi yêu thích cùng hai bài hát qua bàn tay phù phép của nhạc sĩ Phạm Duy – cũng đã đi vào thiên thu...
Saturday, October 5, 2024(View: 2420)
Và gần 50 năm sau sống trên nước Mỹ, qua những năm tháng sống vui vẻ và hạnh phúc của cuối đời, tôi thầm tự hỏi chính tôi, tôi có được những gì?.
Saturday, October 5, 2024(View: 2344)
Dù chỉ được sống trong chính quyền Việt Nam Cộng Hoà vỏn vẹn 9 năm, nhưng ký ức về khung trời tuổi thơ yên vui tươi đẹp, của Miền Nam yêu dấu vẫn sống mãi trong tâm tưởng của tôi.
Friday, October 4, 2024(View: 1675)
Tôi viết bài này để nhớ người “Du Đãng Hiền Lành”. Nếu còn sống và đọc được bài này thế nào người “Du Đãng Hiền Lành” của tôi cũng chỉ mỉm cười và tặng cho tôi mấy chữ “Tổ Cha Mày Châu”…nghe rất dễ thương…