Sự cấu kết giữa Vatican và Maifia là điều chẳng đặng đừng
Đã thế, những người của Maifia đã đóng trọn vẹn hai vai trò băng đảng tội phạm và người công giáo thuần thành cùng một lúc. Giết ai cũng được, nhưng không được giết các linh mục. (Trên thực tế, điều này cũng không tránh khỏi). Giữa cộng sản tàn độc và maifia, giáo hội nghiêngvề phía sự tàn độc của Maifia là điều chẳng đặng đừng. Chọn điều ít xấu hơn phải chăng là thế gian thường tình?
Họ- băng đảng maifia- vừa là những người công giáo thuần thành, sáng tối nhà thờ, kinh hạt, tham dự đầy đủ các đám cưới, đám hỏi, đám ma, đám rước cho đến sinh hoạt họ đạo.
Họ đều có mặt và đóng góp tích cực hơn ai hết.
Trong cuốn Le Sicilien, Salvatore Guiliano vừa tàn độc, giết người không gớm tay, nhưng lại rất rộng rãi cống hiến tiền của mình cướp được của bọn giàu, bọn chủ đất và phân phát phần lớn của cải cướp được cho những người nghèo.- Một thứ Robin des Bois- mang nhãn hiệu Ý.
Ông trở thành một người đáng quý trọng nhất, can đảm nhất, một thứ Sicilien chính hiệu mà người ta có quyền hãnh diện.
Danh dự là trên hết và không để ai làm nhục mình.
Đó là con người của danh dự, biết quý trọng và bênh vực đồng loại, đứng về phía người cùng khốn chống lại sự bóc lột của bọn giàu có. Guiliano còn cho phép nạn nhân của y có thời giờ đọc kinh đền tội trước khi chết.
Những linh mục như cha xứ Benjamino không cảm thấy bối rối khi có những liên hệ chặt chẽ với giới tội phạm. Nhiều kẻ xấu miệng còn truyền tai nhau là linh mục còn tiết lộ những lời “ thú tội” trong Tòa giải tội cho bọn Maifia. Cũng như Thanh tra Velardi có thể có mặt, ngồi cùng bàn với những tay tội phạm để tìm cách làm cánh nào “gỡ rối” cho Salvatore Guiliano trốn được sang Mỹ Quốc mà không bị đem ra xét xử tại tòa án Ý.
Về phần vợ con của bọn người Maifia, họ đều là những người đàn bà đạo hạnh xưng tội, rước lễ như những người công giáo thuần thành. Họ đã biến tất cả các tội ác của họ trở thành những tội ác đã được tha thứ, được xóa trắng nhờ sự cúng dâng tiền bạc khi họ tham dự tích cực vào các sinh hoạt tôn giáo. Nói cho rốt ráo, họ nghĩ rằng có thể mua chuộc được thần thánh, nhà thờ, cha xứ nhờ những đồng tiền-máu mà họ kiếm ra được.
Vì thế, ngay cả khi chết họ được hưởng tất cả các nghi thức tôn giáo như lễ cầu hồn, làm phép xác, chôn cất tại nghĩa địa công giáo. Họ sống tốt đạo, đẹp đời!!!
Một tay, họ dùng súng giết người, tay kia là cuốn sách lễ.
Sự trộn lẫn thần quyền và tội ác không phải chỉ tạo ra một thế lực, mà phải nói một thứ văn hóa xã hội tôn giáo chỉ có thấy được ở nước Ý. Người ta có thể không thể hiểu hết được mối dây liên hệt thần quyền-thế quyền đã ăn sâu vào tâm thức người dân Ý nghèo nàn, ít học của các vùng phía Nam nước Ý..
Ở phạm vi cá nhân, nhiều tên Maifia có nhà nguyện riêng, để tượng Đức Mẹ tôn thờ ngay trong những nơi ẩn nấp kín đáo của họ như một sự phù trợ cho họ.
Đó cũng là trường hợp của Pietro Aglieri vào năm 1977 khi người ta khám xét nhà ông này. Ông vốn là một cựu chủng sinh nên khi khám xét nơi ông ở có một nhà nguyện nhỏ, có ghế quỳ đọc kinh, có sách thánh lễ và ngay cả có một vị linh mục thường đến nơi này cử hành thánh lễ cho ông trùm Maifia mỗi ngày.
Ông linh mục cũng bị bắt giam, nhưng sau được thả ra.
Cho nên, gia nhập vào đảng Maifia là cùng một lúc trộn nhập lẫn lộn cái thần quyền và thế quyền, giữa một liên minh mang tính sắt máu và mùi đạo, giữa khẩu kalachnikov và que vẩy nước thánh.
Vụ tai tiếng của Giám Mục Paul Casimir Marcinkus.
Trong một bài viết nhan đề: Sous le règne de Jean Paul II, la “ Sancta Mafia”, ra ngày 5-6-2012, tác giả André Lefebvre có đề cập đến vụ bê bối của Giám mục Paul Casimir Mar cinkus, chủ tịch nhà băng của Vatican FIOR.( Institut pour les oeuvres de religion). Ông giữ chức vụ này từ 1981-1984.
Giám mục này được coi như đứng hàng thứ ba quan trọng trong giáo triều Vatican, chỉ sau Giáo Hoàng và Quốc Vụ Khanh của tòa Thánh. Giám Mục Casimir Marcius có trách nhiệm chính trong vụ phá sản của nhà băng Bancio Ambrosiano De Roberto Calvi- một vụ tai tiếng vừa chính trị-tài chánh- liên quan đến một vài nhân vật khác như Michele Sindona và Licio Gelli cũng như những liên hệ của vị giám mục-giám đốc ngân hàng Bancio Ambrosiano ở ngoại quốc đặt cơ sở tại tại Nassau ở Bahamas. Nơi đây được coi như thiên đàng của chính sách trốn thuế khóa. Nhà băng của Vatican không thật sự là một nhà bằng đúng nghĩa của một nhà băng bình thường, vì một lẽ nó không có cổ đông.
Mục đích của nhà băng Vatican là nhằm các hoạt động tài trợ tôn giáo và làm từ thiện.
Cũng chính vì tránh được các thuế khóa nên đã nhiều lần nhà băng trở thành trung tâm của các vụ tai tiếng, trong đó có vụ phá sản nhà băng Ambrosiano mà thủ phạm là Michele Sindona, một trong những người cố vấn tài chánh của nhà băng. Ông này trách nhiệm về những tài khoản tiền bạc ra vào của nhà băng, trong đó có những vụ rửa tiền của các băng đảng ma túy. Cụ thể có vụ liên hệ trực tiếp với gia đình Gambino..
Năm 1978, khi vừa lên ngôi Giáo Hoàng. Giáo Hoàng Jean-Paul Đệ nhất đã chỉ thị cho Quốc Vụ Khanh Toà Thánh mở cuộc điều tra. Chỉ 33 ngày sau khi đắc cử Giáo Hoàng, dư luận cho rằng cái chết của ông có liên quan đến việc phát hiện ra vụ tai tiếng tiền bạc của nhà băng Vatican.
Cũng xin mở ngoặc để nói thêm về vụ này cho rõ.
Năm 1978 là năm có ba vị Giáo Hoàng kế tục nhau liên tiếp. Ngày 26 tháng 8-1978, Giáo Hoàng Jean-Paul I kế vị Giáo Hoàng Phao Lô VI. Nhưng chỉ 33 ngày sau, ông chết vào ban đêm. Chết tự nhiên? Dư luận đồn thổi có sự đầu độc. Giáo Hoàng chết trên giường? Ai là người phát hiện đầu tiên?
Thói quen thông thường của Vatican là che dấu tất cả- không có giải phẫu xác chết lại càng gây tò mò cho những kẻ đầu cơ dư luận.
Như trường hợp tác giả David Yallop. Ông đã thu lượm tất cả mọi chi tiết khả thể là có đầu độc để dựng lên một vụ âm mưu được xuất bản 5 năm sau đó. Cuốn sách trở thành bán chạy nhất. Việc đầu cơ cái chết của Giáo Hoàng trở thành một vụ đầu cơ dư luận với giá rẻ nhất với nhiều giả thuyết và vu khống, trong đó có cả việc vu khống hồng y Jean Villot, Quốc Vụ Khanh tòa thánh là người chủ mưu vụ đầu độc. Thực tế, Hồng y Jean Villot có sự không đồng thuận với vị tân Giáo Hoàng. Nhưng từ đó suy đoán ông chủ mưu sát hại Giáo Hoàng lại là một chuyện khác.
Phải đợi 20 năm sau, nhân dịp kỷ niệm 20 năm cái chết của Giáng Hoàng. Sự thật mới được tiết lộ công khai mà một nhân vật chính, kẻ tự nhận là đã chứng giám cái chết đã thú nhận là có sự gian dối đồn thổi trong những lời công bố cách đây 20 năm.
Trong một cuộc phỏng vấn trên đài RAL truyền hình Ý vào tháng 9 năm 1998, thư ký riêng của Giáo Hoàng lúc bấy giờ là Đức Ông John Magee, một người Ái Nhĩ Lan, sau này trở thành Giám Mục khi trở về Ái Nhĩ Lan đã tuyên bố: “Sự thật, không phải tôi là người khám phá ra cái chết của Giáo Hoàng, nhưng chính là sơ Vincenza, một sơ giúp việc dọn dẹp riêng cho Giáo Hoàng.”(En fait, ce n’est pas moi qui est trouvé le Pape mort, mais soeur Vincenza, la religieuse chargée du ménage.”( Trích Crista theo chú thích ở dưới) Nói cách khác, thông tin mà tòa thánh tiết lộ cách đây 20 năm là không đúng sự thật. Lý do rất giản dị là Vatican không muốn tiết lộ thú nhận có một người đàn bà lại có thể tiếp cận phòng ngủ riêng của Giáo Hoàng.
Câu chuyện đơn giản chỉ là thế.
Vatican rơi vào tình trạng hốt hoảng và không có một chuẩn bị cho trường hợp một cái chết đột ngột như thế nên để cho dư luận tự do đồn thổi. Sau này, gia đình của cố Giáo Hoàng đã phàn nàn là đáng nhẽ cần có một cuộc giải phẫu xác chết để tìm ra nguyên nhân cái chết trong trường hợp này thì Vatican đã không làm. Sau này có sự tìm hiểu đích xác tình trạng sức khỏe của Giáo hoàng trước khi chết, trái lại với mọi tin đồn, thì đây chỉ là một cái chết tự nhiên của một người lớn tuổi có thể xảy ra cho bất cứ ai. ( Xem thêm Crista Kramer Von Reisswitz. Faiseurs de Papes, trang 11-12)
Phần Giám mục Casimir Marcius bị coi là đồng lõa trong vụ phá sản của nhà Băng Vatican được định giá là thiệt hại khoảng 3 tỉ rưỡi đô la. Tuy nhiên, cả Gelli và giám mục Marcius đã không bị đưa ra tòa án ở Ý.
Phần chủ tịch nhà băng Ambrasino Roberto Calvi thì kém may mắn hơn.
Người ta tìm thấy xác của ông này bị treo cổ ngày18-6-1982 tại dưới chân cầu Black Frias tại Luân Đôn. Bá cáo về cái chết được coi là một vụ tự tử. Nhưng ngày nay thì câu chuyện đã được minh bạch hơn về cái chết của Calvi là do sự chỉ đạo của nhóm Cupola, Maifia ở Sicile.