ÔI… SÀI GÒN CŨ, AI CƯỜI ĐÓ??,
Phở Hoà, đường Pasteur. Khoảng năm 1965, ông bán Phở tên là Hoà đặt xe Phở trên vỉa hè đoạn đường này. Xe Phở không có tên, vì phở ngon nên đông khách, đuợc khách gọi theo tên ông chủ là Phở Hoà. Vì là Phở Vỉa Hè nên chỉ bán từ 5 giờ chiều đến 12 giờ đêm. Hoà Chủ Tiệm thường bận áo thun ba lỗ, quần đùi xanh, đứng bán phở. Sau 1975 ông Phở Hoà biến mất. Những tiệm Phở Hoà sau 1975 đều do người ta lấy tên Phở Hòa mà mở. Tên Phở Hoà theo người Việt tị nạn sang Kỳ Hoa.
Tôi ra Trung Tâm Eden gửi Quà Noel cho Văn Quang, Thuyền Trưởng Hai Tầu, hiện ở Sài Gòn. Những ngày trước Christmas năm nay ở Virginia trời lạnh hơn những năm trước một chút, nhưng hôm nay tôi thấy lạnh quá chời là lạnh. Tôi lạnh từ trong hồn, trong tim lạnh ra, lạnh từ mỗi khớp xương, mỗi tế bào, mỗi giọt máu.
“… Chú Năm ơi..! Hôm nay trời lạnh quá!” Bỗng dưng tôi thấy tôi thầm nói với Văn Quang câu ấy. Lâu rồi, tôi gọi Văn Quang là Thuyền Trưởng Hai Tầu - có thời - xưa lắm, những năm 1960 - anh là Thuyền Trưởng chạy hai tầu cùng một lúc - nhưng anh không chịu danh hiệu Thuyền Trưởng Hai Tầu, anh nói anh là Thuyền Trưởng Năm Tầu, nên tôi gọi anh là Chú Năm.
Cái lạnh giá của nước người tháng cuối năm Tây làm tôi nhớ cái lạnh dìu dịu Mùa Giáng Sinh ở Sài Gòn, cái lạnh man mát, cái lạnh lành lạnh đủ để cho những người Sài Gòn đi sớm về chiều - chiều thôi, không cần khuya - mặc thêm cái áo blouson, cái áo gió, cái lạnh mơn mơn làm ửng hồng đôi má những người phụ nữ Sài Gòn đẹp, duyên, đa tình, chung thủy, những người phụ nữ Sài Gòn mà trong những năm 1980/1985 Sài Gòn có câu phong dao ca tụng:
Bỗng dưng tôi thấy tôi thầm nói với Văn Quang:
– Chú Năm ơi..! Tôi nhớ đêm Giao Thưà, hay đêm mùng Một Tết năm 1977, Tết năm ấy chú ăn Tết ở Trại Tù Khổ Sai Hoàng Liên Sơn hay Nam Hà ngoài Bắc, tôi nằm rã rời như người chết rồi bên cái radio Sony cũng rệu rã như tôi trong căn gác lửng của vợ chồng tôi ở Cư Xá Tự Do, Ngã Ba Ông Tạ, Sài Gòn. Gác nhỏ tối om, vo ve tiếng muỗi, tôi nằm trong mùng nghe Đài BBC. Năm ấy quí anh biên tập Ban Việt ngữ Đài BBC có sáng kiến cho một số thính giả Việt tị nạn, đi khỏi nước trước Ngày 30 Tháng Tư 1975, sống tản mát trên thế giới, nói với người thân ở Sài Gòn qua làn sóng điện của Đài. Người muốn nói ghi tên trước, đến giờ Giao Thừa đuợc Đài gọi điện thoại đến nhà mời nói qua điện thoại, phát thanh về Sài Gòn. Mỗi người được nói một phút. Đêm xưa ấy tôi nghe một thiếu nữ, nhà ở Ngã Ba Ông Ta,ï khu tôi đang sống, nói về với ba má cô đang ở khu Ngã Ba Ông Tạ. Cô nói nghẹn ngào như khóc:
– Ba má ơi..! Con ở nơi đây trời lạnh lắm. Con đang rất thèm được hưởng cái nắng, cái nóng ba ngày Tết ở quê hương ta…!
Từ Ngã Ba Ông Tạ, ngày 30 Tháng Tư ghê khiếp ngàn năm mới có một ngày, người thiếu nữ Ngã Ba Ông Tạ chạy được ra nước ngoài, cô đến sống ở Pháp. Đêm Giao Thừa xưa ấy nghe cô nói nơi cô ở trời lạnh quá, cô thèm được hưởng cái nắng, cái nóng ba ngày Tết ở quê hương, tôi thương cô quá là thương. Tôi có ngờ đâu cuộc đời dâu biển, cuộc tình tan tác như khói mây, bốn mươi năm sau hôm nay lưu lạc quê người, tôi cũng ngậm ngùi thầm nói qua biển rộng, nói qua trời xanh, nói về Sài Gòn với chú rằng…:
– Ôi… Chú Năm ơi.. Tôi ở nơi đây trời lạnh quá, tôi đang rất thèm được hưởng cái mát dìu dịu của những buổi sáng hồng, những đêm xanh muà Giáng Sinh ở Sài Gòn Xưa của chúng ta..!
Rồi tâm viên, ý mã, tôi nghĩ vẩn, tôi nhớ vương sang những chuyện khác. Tôi nhớ mấy câu Thơ của Thi sĩ Nguyễn Bính, Thi sĩ làm bài thơ này ở Sài Gòn những ngày Tết Nguyên Đán năm 1942 hay 1943:
Tôi sửa vài tiếng trong bài thơ để tả tâm sự tôi:
Ôi… Sài Gòn cũ, ai cười đó?? Ôi.. Sài Gòn ngày xưa của tôi, Sài Gòn trong hai mươi năm tôi trẻ, tôi sống, tôi viết truyện, tôi làm báo, tôi yêu, tôi vui, Sài Gòn yêu dấu của tôi trong hai mươi năm vui ấy có biết bao nhiêu tiếng ai cười!
Ôi… Sài Gòn cũ, ai cười đó??? Hỏi vậy thôi, tôi làm sao quên được những người cười, những người khóc trong đời tôi ở Sài Gòn yêu dấu ngày xưa! Dư âm những tiếng cười, tiếng khóc xưa ấy chiều nay, ở xứ người, làm tim tôi vỡ!
Nhưng thôi, tôi viết sang chuyện khác. Đang sầu buồn mà thả lòng theo nỗi sầu buồn, mà viết vung tí mẹt về sầu buồn, lời văn sẽ thành cải lương, chua như bún thiu, sìu như cơm vữa. Tôi thả hồn tôi trở về những đường phố Sài Gòn mùa cưới ngày xưa. Những thiếu nữ Sài Gòn thơm như múi mít chín, đậm như thịt sầu riêng, ngọt như sa-bô-chê, chua ứa nước miếng như trái cóc chín, những người thường lên xe bông vào những tháng cuối năm, đông nhất, rộn rịp nhất, tưng bừng nhất là những ngày trước, sau Lễ Noel đến những ngày gần Tết Nguyên Đán. Ba tháng cuối năm là mùa cưới của thiếu nữ Sài Gòn.
Bọn ăn cướp Bắc Cộng vào Sài Gòn, chúng bóc hết, chúng lột hết, chúng ăn hết, chúng mút hết, chúng liếm hết, chúng móc hết, chúng nhổ hết, chúng chùi hết, chúng làm cho Sài Gòn trong một sớm, một chiều, trở thành nhẵn thín, rách rưới, trần truồng, một nửa sợi lông còi không còn. Những tưởng người Sài Gòn sẽ đói, sẽ đoi, sẽ rách mãi mãi, tôi cứ tưởng muôn năm, hay ít nhất trong đời tôi, tôi sẽ không bao giờ còn thấy những chiếc xe hoa đám cưới chạy trên những đường phố Sài Gòn.
Xe hoa đám cưới, xe ô-tô rước dâu, gọi tắt là xe bông, trước ngày 30 Tháng Tư 1975, quanh năm lúc nào cũng có năm, bẩy chiếc nằm đợi khách ở đầu đường Nguyễn Huệ, Sài Gòn, ở đường Tổng Đốc Phương gần Bưu Điện Chợ Lớn. Toàn là xe Huê Kỳ to nồng nỗng, dài đuồng đuỗng, lớn như cái suồng, ngốn xăng như trâu đực khát uống như nước suối mơ, những chiếc xe hiệu Chrysler, Chevrolet, Dodge, Rambler, Mercury… như được các hãng Mỹ chế tạo dành riêng để chở những Cô Dâu Sài Gòn đến nhà thờ, đến chùa, đến cao lâu. Bọn Bắc Cộng giép râu, nón cối lểnh mểnh kéo vào Sài Gòn, những chiếc xe cưới ấy biến mất trên những đường phố Sài Gòn…
Những tưởng Sài Gòn sẽ không bao giờ còn có xe bông, những tưởng những cô dâu Sài Gòn sẽ về nhà chồng trên xe ba bánh. Nhưng không lâu, chỉ bốn, năm năm thôi, chỉ năm năm ngắn ngủi, Sài Gòn ngã và Sài Gòn gượng dậy. Như bọn Mãn Thanh khi vào làm chủ trung thổ Trung Hoa bị văn hoá Trung Hoa chế ngự, phải bắt chước những phong tục của người Trung Hoa, bọn Bắc Cộng vào Sài Gòn cũng rất sớm bị bắt buộc phải bắt chước lối sống đẹp của dân Sài Gòn. Mùa cưới những năm 1982, 1983… người ta lại thấy trong những chiều thứ bẩy nắng vàng, những sáng chủ nhật trời trong, những chiếc xe bông hai mầu trắng đỏ chạy lên, chạy xuống, chạy ngang, chạy dọc trong thành phố Sài Gòn.
Năm 1981, 1982 ở Sài Gòn, tôi làm vài bài thơ tức cảnh Sài Gòn Xe Bông Áo Hồng Khăn Cưới. Xin mời quí vị đọc:
Tại Ngục Vĩnh Kiều. Thơ làm trong Nhà Tù Chí Hoà năm 1988, Lời Bình Loạn viết ở Kỳ Hoa năm 1995. Trích:
"Khi nào bạn thấy nếu bạn không làm thơ bạn chết bạn hãy làm thơ. Còn nếu bạn thấy không làm thơ bạn cũng chẳng sao cả, thì bạn đừng làm thơ…"
Đấy là lời của thi sĩ Rilke viết cho một thi sĩ trẻ. Tôi đọc được lời trên của Rilke từ những năm 1960, thời gian tôi không làm thơ và không bao giờ tưởng tượng có ngày tôi sẽ làm thơ. Nhưng ngay lúc đó tôi đã thấy Rilke khuyên thật chí lý. Lời khuyên ấy cho tôi biết tại sao trên cõi đời này lại có nhiều bài thơ dzở đến như thế và cũng cho tôi biết tại sao trên cõi đời này lại có nhiều người làm thơ dzở ẹt đến như thế mà vẫn cứ làm thơ. Một trong những nguyên nhân chính làm cho Trường phái Thơ Con Cóc phồn thịnh khắp cõi đời này chính là vì nhiều nhà thơ không làm thơ mà vẫn sống nhăn nhưng đã làm thơ vung xích chó.
Tôi là một trong những nhà thơ Con Cóc ấy. Tuy đã biết lời khuyên của Rilke từ lâu và tuy tôi thấy lời khuyên ấy đúng, nhưng rất nhiều lần trong đời tôi, nếu tôi không làm thơ tôi không chết song tôi vẫn cứ làm thơ. Tôi làm thơ trong những ngày, những đêm u ám tôi sống mỏi mòn trong thành phố đầy cờ đỏ. Tôi xin tự biện hộ tôi không biết nếu những lần ấy không làm thơ tôi có chết hay không, song điều rõ ràng là trong những lần làm thơ đó trái tim tôi có niềm xúc động bắt tôi phải làm thơ.
Trước cảnh những cô gái Sài Gòn lên xe bông với áo dài cô dâu, khăn voan, xuyến vàng, pháo hồng… v.v… tuy không làm thơ tôi vẫn sống nhăn, các nàng vẫn cứ thơ thới hân hoan lên xe bông về nhà chồng, tôi đã mần thơ: