Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS. Nguyễn Văn Lục - Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6a - phần 1)

12 Tháng Năm 201612:51 CH(Xem: 16802)
GS. Nguyễn Văn Lục - Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6a - phần 1)

Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau (6a - phần 1)


Goscha_IndochineOuVietnam-362x500Tựa đề bài thứ sáu này của tôi trong chủ đề “Sử Việt nhìn lại” đặt ra một thách thức khá lớn cho người cầm bút: Có thể nào có được một tinh thần vô tư, khách quan khi viết về giai đoạn thời Pháp đô hộ Việt Nam?

Sử Việt nhìn lại | Thực dân và dân thuộc địa nhìn vào nhau

Viết mà vượt lên trên được những cái thường tình của lòng tự ái dân tộc, vấn đề tôn giáo như việc sát hại một số thừa sai cũng như sự sát hại giáo dân, tình tự lúc nào cũng cho là ta giỏi, ta nhất.

Nhưng riêng bài này tôi nghĩ người đọc cần trang bị một chút hiểu biết tối thiểu về tâm lý – tâm lý quần chúng, tâm lý xã hội, văn hóa, cá tính con người Việt Nam – phản ứng của con người ấy trước những biến động lịch sử.

Tôi cũng cạn nghĩ, người học sử muốn nắm vững bộ môn của mình thì cũng cần có kiến thức của nhiều ngành nghề khác và một quan điểm sử học nhờ thế sàng lọc và nắm được cái cốt lõi của sử?

Qua những kinh nghiệm của lịch sử dân tộc, cá nhân tôi chọn hướng đi đặt nhu cầu phát triển ưu tiên, trước cả độc lập, bởi vì đất nước có phát triển thì sẽ hùng mạnh và trước sau gì cũng dành được độc lập. Còn dành được độc lập mà đất nước nghèo đói thì chưa biết bao giờ mới được phát triển? Hơn nữa, lịch sử thế giới cho thấy “chiếm thuộc địa” và “dành độc lập” chỉ là những phong trào ngắn hạn trước thế chiến thứ II.

Nguyên tắc chỉ đạo này giúp giải quyết những chọn lựa xem ra khó khăn mà thật sự cần thiết phải chọn lựa như thế – như một giải pháp không có giải pháp nào khác.

Tôi liên tưởng đến chữ dùng của giáo sư sử học Nguyễn Phương – ông gọi lịch sử có cái Đà Lịch sử. Nghĩa là có một hướng đi, một dòng lịch sử mà muốn sống còn, ta phải trôi theo cái dòng ấy để đừng bị hất ra bên lề lịch sử.

Trôi theo đà lịch sử cũng chính là cơ hội để con người có thể làm được lịch sử hay không.

Vì thế, theo tôi, nếu chúng ta biết khiêm tốn, biết tự trọng, chịu học hỏi nhiều nguồn trông ra bên ngoài. Có một thứ không thể thiếu được – đó là tính chất flexibility – dịch ra đủ thứ kiểu như tính năng động, tính uyển chuyển, sự thích ứng, soft power hay smart power, và bỏ được tinh thần tự ái dân tộc, óc kỳ thị tôn giáo, chủ nghĩa sô vanh dân tộc, thì sử vẫn là người thầy tốt nhất cho mỗi chúng ta.

Trình độ dân chúng của dân tộc chúng ta nói chung còn thấp kém ngay cả hàng vua quan. Cái học từ chương rỗng ruột là một thứ xa hoa. Nhất là sự cứng đầu, tự cao không nhận biết ra đâu sự thật nên đã gặp rất nhiều thất bại. Đà lịch sử cũng cống hiến những cơ hội thuận tiện, nhiều cơ hội làm nên chuyện. Nhưng tiếc thay cơ may đã bị bỏ qua vì cố chấp chỉ vì thiếu cái flexibility.

Chúng ta thử chiêm nghiệm trong bài học sử này xem những nhận xét ở trên có đúng vậy không?

Xưa ta có câu ca dao:

“Lênh đênh qua cửa Thần Phù
Khéo tu thì nổi, vụng tu thì chìm.”

Khéo và vụng ở đây – theo văn mạch – là nói về phương diện đạo đức cá nhân. Còn về mặt chính trị thì lại khác. Vua quan – giới lãnh đạo của người dân – khéo đã chẳng có mà vụng thì lại nhiều, tất nhiên phải chìm thôi.

Tôi xin đưa ra hai tỉ dụ dẫn chứng mà tôi đã từng dẫn chứng và nếu cần sẽ còn dẫn chứng để chúng ta cùng suy nghĩ, chiêm nghiệm xem sao:

Nguồn: Paulus Huình Tịnh Của

Nguồn: Huình-Tịnh Paulus Của, 1895

Việc thứ nhất là việc cố đạo Alexandre De Rhodes là người đầu tiên xuất bản bằng Việt Ngữ các sách như Tự điển Việt-Bồ-La; Ngữ Pháp tiếng Việt, Phép giảng 8 ngày đặt nền tảng cho việc định hình và phát triển chữ quốc ngữ cho đến ngày nay. Nếu nói về mặt ngôn ngữ – cho dù chúng ta đã dành được độc lập mà vẫn là dân ‘vô học’. Mù chữ là có chữ mà không học. Còn vô học là chữ không có thì học ở chỗ nào? Muốn ký một văn kiện, một hiệp ước, muốn sáng tác văn chương, người Việt Nam vẫn vay mượn chữ Hán. Chữ Nôm do ta sáng chế ra chỉ thêm rách việc – khó hơn chữ Hán, và phải hiểu chữ Hán mới học được chữ Nôm.

Vì thế, ngày nay dù văn học Hán Nôm có phong phú cách mấy đi nữa, 99.99% người dân không đọc được. Dân không đọc được thì giữ làm gì? Ngày nay, người ta ghi nhận được một cách chính xác hơn là có một số giáo sĩ phương Tây như Francisco de Pina, Gaspar de Amaral, Antonio Barbosa đến truyền giáo ở Quy Nhơn, tại khu nước mặn – một vùng địa lý hẻo lánh – lại là nơi xuất phát một công trình tập thể vô giá cho ra đời chữ Quốc ngữ. Thật ra, các giáo sĩ này chỉ lặp lại một công trình ghi âm hóa mẫu tự La Tinh đã được toàn thể các nước Âu Châu áp dụng đồng loạt trong mấy thế kỷ trước đây. Tất cả các nước Âu Châu đều xử dụng mẫu tự La Tinh. Các nhà truyền giáo cũng đã toan tính làm điều này khi đến truyền giáo tại lục địa Trung Hoa. Nhưng công viêc đã không thành. Vì tiếng Hán vẫn nắm ưu thế.

Cái thất bại của giới truyền đạo ở Trung Hoa lại là cái may của họ khi đến Việt Nam. Một công trình mà lúc ban đầu chỉ nhằm để truyền đạo đi nữa thì nó vẫn là một di sản có một không hai. Ngay chính những thừa sai kể trên làm sao nhìn thấy hết được cái lợi ích của nó đối với đời sau? Nhưng cái chính yếu là tài sản ấy đã được A. De Rhodes hệ thống hóa bằng văn bản, bằng tự điển – hẳn ông là người đại diện chính đáng nhất? Sự mẫu tự hóa (Romanisation/Latinization) chữ viết bằng mẫu tự tiếng La Tinh, nói thì thật đơn giản và dễ dàng, nhưng nghĩ ra được như thế cho tiếng Việt thì quả là công trình duy nhất trên toàn vùng Viễn Đông này. Nhìn xem các nước lân bang thông minh và tài giỏi như Nhật Bản, Triều Tiên, vẫn bằng lòng với thứ ngôn ngữ ký hiệu (Idéogramme). Hoặc là các chữ ngoằn ngoèo của thế giới Ả Rập hoặc ngôn ngữ Thái, v.v. Các công trình của ông sau đó đã lần lượt được in ra băng tiếng Ý, tiếng Pháp và tiếng La Tinh. Cả những người sáng lập ra lúc ban đầu và người làm ra tự điển – họ đều không hề nghĩ đến chuyện dành công? Tại sao người đời sau lại muốn làm chuyện ấy? Tại sao còn có loại người ‘ngu dần’ không muốn nhìn nhận công trình ấy? Sáng lập là câu chuyện của thiên tài, còn hoàn chỉnh là công việc của chúng ta. Alexandre De Rhodes, nào chỉ có làm tự điển. Có thể nói ông là người đầu tiên giới thiệu Đông Dương cho thế giới bên ngoài với các tác phẩm: L’Histoire du Royaume du Tonkin (1651), les Relations des progrès de la foi au Royaume de la Cochinchine (1652) và nhất là Voyages et Missions (1653).

Xét về mặt văn hóa, gần 1500 cử nhân, tiến sĩ trong suốt triều Nguyễn, ngoài chuyện làm thơ phú, đã có ông nào sáng tạo được cái gì? Hay vẫn cứ ngồi ê a chữ Hán trong nỗi bất lực trước những biến động thời cuộc.

Đụng tới khó thì cáo quan lui về ở ẩn, giữ khí tiết, vui thú điền viên như cụ Tam Nguyên Yên Đổ. Nói theo trách nhiệm xã hội dân sự ngày nay thì đó là vô trách nhiệm tập thể!

Tranh mộc bản của Henri Oger . Nếu không có chữ dùng mẫu tự La ting tì ngày nay mấy người Việt Nam hiểu được?. NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN  Từ trái qua phải:  1. Vớt bèo ở ao / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Vớt bèo)  2. Hái sen / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Hái hoa sen)  3. Chặt buồng chuối / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Cắt chuối)  4. Hái vải / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Cặp bẻ vải)  5. Tìm trứng chim / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Bắt chim khách)  6. Hái ổi / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Trẩy quả ổi)

Tranh mộc bản của Henri Oger . Nếu không có chữ dùng mẫu tự La tinh thì ngày nay mấy người Việt Nam hiểu được? 
Từ trái qua phải:
1. Vớt bèo ở ao / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Vớt bèo)
2. Hái sen / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Hái hoa sen)
3. Chặt buồng chuối / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Cắt chuối)
4. Hái vải / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Cặp bẻ vải)
5. Tìm trứng chim / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Bắt chim khách)
6. Hái ổi / (Chú thích chữ Hán-Nôm: Trẩy quả ổi)

Trong khi đó, tôi không biết những nguời như ông Huỳnh Tịnh Của (Paulus Của), Trương Vĩnh Ký (Petrus Ký), Trương Minh Ký đỗ bằng cấp gì mà viết thông thạo chữ Hán, chữ La Tinh, chữ Pháp. Và còn nằm trong danh sách các tác giả viết bằng tiếng Tây của Pháp. Paulus Của viết loại Récits anecdotiques, viết về Pédagogie.

Trương Vĩnh Ký học ở Penang viết về sử, về ngôn ngữ học, v.v.

Trương Minh Ngôn, tự là Trương Minh Ký, cháu của Trương Minh Giảng, dạy học, viết báo, viết về ngôn ngữ học.

Họ đều xuất thân là dân Nam Kỳ.

Tôi xin trích dẵn nhận xét của giáo sư Jean-Pierre Duteil, tác gi cuốn La Première implantation Francaise en Inbdochine về hai nhân vật nổi bật nhất, một về mặt văn hóa, một về mặt chính trị của người Pháp ở Việt Nam như sau:

“D’Alexandre De Rhodes à Mgr Pigneau De Béhaine, nombreux furent les missionnaires francais à parcourir les royaumes d’Indochine: pourchassés ici, recus comme conseillers ailleurs, ces hommes d’exception ne se contentèrent pas de convertir et d’Évangélỉser les populations: soutenus par les Misions étrangères de Paris, ils jouèrent un important rôle diplomatique, notamment auprès des Nguyên.”(1)

Từ Alexandre De Rhodes đến giám mục Pigneau de Béhaine, họ nằm trong số những nhà truyền giáo Pháp mà hành trình truyền giáo của họ trải dài trên các vương quốc Đông Dương. Họ đã bị trục xuất khỏi nơi này, nhưng rồi lại được đón nhận ở nơi khác như những cố vấn. Những con người ngoại lệ này không chỉ bằng lòng với công việc rao truyền phúc âm và đưa người ta vào đạo. Được sự hỗ trợ của sứ bộ thừa sai Pháp ở Paris, họ đã đóng một vai trò ngoại giao quan trọng bên cạnh các vua triều Nguyễn.

Để chấm dứt phần tìm hiểu về Alexandre De Rhodes, chúng tôi xin đưa ra một nghi vấn lịch sử đã một thời gây tranh cãi không nhỏ, xuất phát từ những tinh thần đố kỵ tôn giáo, trong giới sử học. Đó là câu của A. De Rhodes viết trong Hành Trình và Truyền giáo như sau:

“J’ai cru que la France, étant le plus pieux royaume de monde, me fournirait plusieurs soldats qui aillent à la conquête de tout l’Orient, pour l’asujetter à Jessus Christ, et particulièrement que j’y trouverais moyen d’avoir des Évêques, qui fussent nos pères et nos Maitres en ces Esglises. Je suis sorti de Rome à ce dessein le 11e Septembre de l’année 1652 apres avois baisé les pieds du Pape.”(2)

Tôi tin rằng Pháp là nước ngoan đạo nhất thế giới, sẽ cung cấp cho tôi nhiều chiến sĩ để đi chinh phục toàn thể phương Đông, cũng như ở đó, tôi có thể có cách để có nhiều giám mục vốn là Cha và các Thầy của chúng ta ở trong các nhà thờ. Tôi rời La Mã ngày 11 tháng 9 năm 1652 với ý định đó.

Tất cả rắc rối nó nằm trong chữ “soldats”. Tác giả Hồng Nhuệ, dịch giả bộ sách của Đắc Lộ dịch là “chiến sĩ” để chỉ các nhà truyền giáo.(3)

Cao Huy Thuần, tác giả cuốn Đạo Thiên Chúa và Chủ nghĩa thực dân tại Việt Nam, vốn là Tổng thư ký tờ Lập Trường ở ngoài Huế năm 1964. Trong luận án tiến sĩ của ông, ông dịch là binh sĩ. Và chỉ với hai chữ này trở thành luận cứ thuyết phục cho luận án của ông. Theo đó, Vatican, các nhà truyền giáo và chính quyền Pháp âm mưu xâm lược Việt Nam.

Sau này, nhóm Giao Điểm đã cho xuất bản một cuốn sách nhan đề với âm mưu tố cáo: A. De Rhodes – Người đầu tiên vận động Pháp chiếm Việt Nam – Và chữ Quốc ngữ.

Dịch là “chiến sĩ” thì có thể hiểu đây là gửi các linh mục. Dịch là “binh sĩ” thì phải hiểu là gửi lính sang xâm chiếm Việt Nam.

Bây giờ, nếu ta xét về mặt lịch sử: thời điểm 1652 chỉ mới có sự giao thiệp buôn bán giữa Đông và Tây. Khái niệm thuộc địa chưa rõ, chưa hình thành. Vậy không có lý nào Đắc Lộ lại có thể xin gửi “binh sĩ” sang Việt Nam.

Hai giáo sĩ của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP): Mgr François Pallu (1626-84). Bên phải: GM Tổng đại diện Nam Kỳ Pierre Lambert de la Motte (1624-1679)

Hai giáo sĩ của Hội Thừa sai Hải ngoại Paris (MEP): Mgr François Pallu (1626-84). Bên phải: GM Tổng đại diện Nam Kỳ Pierre Lambert de la Motte (1624-1679)

Xét về mặt văn bản, ngữ nghĩa: Khi nói nước Pháp ngoan đạo nhất thế giới thì cung cấp “giáo sĩ” chứ ngoan đạo liên quan gì đến “binh sĩ”? Từ “chinh phục” chỉ thị chinh phục tâm hồn, nếu không dùng chữ đi “chinh phạt” sát nghĩa hơn. Dưới đó cho thấy có các linh mục rồi nên mới cần nhiều giám mục. Nếu gửi binh lính thì cần giám mục làm gi? Cần sĩ quan để cai quản chứ? Đọc toàn bộ văn bản cho thấy chữ “soldats” ở đây không thể hiểu là “binh lính” được. Nó không có nghĩa và trái với nội dung toàn văn bản.

Trước đoạn trích dẫn trên, Đắc Lộ còn bày tỏ nhiều câu ám chỉ về việc tuyển mộ các chiến sĩ này. Ông viết, “Tôi nhận được vô vàn thư của các cha Dòng chúng tôi, tự nguyện xung phong trong đoàn binh vinh quang. Tất cả năm tỉnh dòng ở Pháp đều có nhiều người quảng đại ghi tên […]

Những người tình nguyện ghi tên trong đoàn binh này đều là các thừa sai, có chỗ nào chỉ đoàn binh này là binh sĩ đâu?

Ông viết tiếp,

“Những dự định của chúng tôi đâu đã hoàn tất: có mấy nhân vật danh tiêng và đạo đức ở Paris đang vận động để cung cấp các giám mục cho chúng tôi. Chúng tôi mong Rôma sớm cho chúng tôi biết tin rất vui mừng này… Các Ngài giáo sĩ cao cấp đã tận tâm nhận tra xét hồ sơ của chúng tôi và đã đệ đơn lên Đức Giáo Hoàng đại khái nói: Các giám mục Pháp có đủ nhiệt tâm đem phúc âm tới cùng kiệt đại dương, để soi cho biết bao dân tộc còn sống trong tăm tối…(4)

Và chỉ 6 năm sau, 1658, nguyện vọng của Đắc Lộ gửi đoàn binh sĩ sang truyền giáo ở các nước đã hình thành. Sứ bộ truyền giáo Paris đã chính thức hoạt dộng.

Nghĩ lại chuyện này cho thấy sự xuyên tạc lịch sử thật nham hiểm. Ai đo được lòng dạ con người?

Và nếu “chiến sĩ” là để chỉ các “thừa sai” thì sự thuyết phục của luận án của Cao Huy Thuần là chỗ nào?

Vậy mà vẫn có những thành phần cố chấp, chủ nghĩa dân tộc ‘Sô Vanh’ như Nguyễn Đắc Xuân ngoài Huế lên tiếng phản biện.(5)

Theo Nguyễn Đắc Xuân,

“Alexandre De Rhodes đã và đang bị các nhà sử học trong và ngoài nước chứng minh rằng đấy là một trong những đầu mối thúc đẩy thực dân Pháp vào cướp nước ta.”

Gán việc sáng chế ra chữ Quốc Ngữ là khởi điểm cho việc Pháp xâm lăng nước ta là tột điểm của sự vu khống ngu xuẩn!

“Các nhà sử học trong và ngoài nước” là những ai? Tại sao không liệt kê danh tính họ ra? Nguyễn Đắc Xuân cứ khoác lác như chỗ không người như vậy!

Hãy cứ để những kẻ ngu xuẩn như thế tiếp tục nghĩ như thế và sống như thế. Tôi chỉ tự hỏi Nguyễn Đắc Xuân ngày hôm nay đang đọc và viết bằng thứ chữ gì?

Việc thứ hai là vai trò của Bá Đa Lộc và những người Pháp giúp Gia Long khởi nghiệp. Có hai quan diểm đánh giá.

Sách vở tài liệu của Pháp qua những thư từ của các thừa sai, nhất là tài liệu trong “Đô thành Hiếu cổ”, Bulletin des Amis du Vieux Huế (BAVH), của Cadière thì đều dành một vị trí vinh dự cho giám mục Bá Đa Lộc. Về phía các sử gia Việt Nam thì cũng hầu hết đồng quan điểm như vậy như Việt Nam Sử Lược của Trân Trọng Kim, Phan Khoang, Nguyễn Thế Anh, Nguyễn Khắc Ngữ, nhất là Tạ Chí Đại Trường.

Dĩ nhiên không phải chỉ vì hầu hết các sử gia đều đồng ý với nhau thì chúng ta cũng phải đồng ý. Không phải như vậy.

Mới đây tác giả Thụy Khuê trong một tài liệu nhan đề “Khảo sát công trạng của những người Pháp giúp vua Gia Long” trong đó bà hầu như phản bác tất cả các quan điểm trên bằng nhiều tài liệu dẫn chứng. Vì thế, tôi đón nhận tập biên khảo của bà Thụy Khuê một cách trân trọng.

Về phần này vì khá dài, chúng tôi xin hẹn ở một bài viết riêng trong kỳ sau.

Khi tìm hiểu về mối tương quan giữa kẻ đi chinh phục và kẻ bị trị thì có thể có hai khảo hướng để tìm hiểu về xã hội Việt Nam giai đoạn bị trị.

Tác giả Nguyễn Văn Phong, tác giả cuốn La société Vietnamienne de 1882 à 1902, d’apres les écrits des auteurs francais, Paris, Presses Universitaires de France, 1971, chia các tác giả Pháp, theo ngành nghề, ra làm 9 khảo hướng tìm hiểu tùy theo chuyên ngành. Chẳng hạn Charles Lemire viết về ngành hành chánh, luật pháp. Ellacine Luro về quân sự, Jules Boissière về văn chương, Eugène Louvet và Paul Puginier như những nhà truyền giáo, J. Milton Yersin như một bác sĩ, v.v. Sự chuyên biệt như thế giúp cho sự nghiên cứu về Việt Nam đầy đủ và phong phú hơn.

Phần người viết, tôi chỉ đơn giản phân ra hai loại người: thực dân Pháp và kẻ bị trị, người Việt Nam, để xem sự trao đổi giữa hai bên như thế nào. Và như đã giới thiệu ở đầu bài, tôi chú trọng đến những phần ứng dụng dựa trên khoa tâm sinh lý cũng như văn hóa của người Việt để đưa ra các nhận xét hay tìm hiểu.

(còn tiếp)

Nguyễn Văn Lục

Nguồn: DCVOnline

31 Tháng Ba 2024(Xem: 1079)
Mỗi khi nghĩ về quê hương xứ sở, tôi lại luôn có nhiều cảm xúc và hoài niệm đẹp về những bữa cơm gia đình thơm ngon và đậm vị yêu thương như vậy.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 773)
Hoàn cảnh của Ukraine hiện nay gần giống như VNCH ngày xưa khi mối bận tâm của Mỹ đặt vào cuộc chiến ở Trung Đông. Nhưng may mắn thay tên đao phủ thủ
31 Tháng Ba 2024(Xem: 712)
Bây giờ, tuổi đã nhiều, cuộc sống đã ổn định, tôi có thể tìm cho mình những bộ áo quần vừa ý, hợp thời, may cắt khéo léo. Tôi có điều kiện tìm hiểu trang phục thích hợp.
31 Tháng Ba 2024(Xem: 707)
Năm nào cũng vậy, người Việt Nam ở trong nước và ở nước ngoài, dù đang ở trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng đều nhớ đến ngày tết âm lịch thường được gọi là tết Ta để phân biệt với tết Tây.
20 Tháng Ba 2024(Xem: 1326)
Cuộc vui kéo dài mãi cho đến bốn giờ chiều mọi người mới lưu luyến chia tay ra về mang theo hình ảnh của buổi họp mặt ấm cúng trong tình đồng hương Biên Hòa, đồng môn Ngô Quyền
19 Tháng Ba 2024(Xem: 962)
Cuộc vui nào cũng tàn, điều thú vị là đã ghi lại kỷ niệm để tạo mong ước cho người tham dự sẽ có cuộc hội ngộ vui vẻ như vừa qua.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1098)
Với nền giáo dục nhân bản và khai phóng, trong gần 20 năm tồn tại cùng Đệ Nhất và Đệ Nhị Cộng Hòa, Trường NQ sản sinh biết bao nhân tài cho đất nước.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 1097)
Như vậy, ngay tại khuôn viên của trường, Đạo làm Thầy, Đạo làm trò và Tinh thần Tôn Sự Trong Đạo đã được đề cao và xem trọng, như là một tiêu chí căn bản mang đậm ý nghĩa giáo dục của trường THCT.
18 Tháng Ba 2024(Xem: 874)
Từng đám mây xanh lợn lờ trôi dưới cánh của chiếc westjet, cuộc sống vốn dĩ phải ganh đua; rồi… tiền bạc, danh tiếng, hạnh phúc có mãi mãi theo ta xuống mồ chăng?
16 Tháng Ba 2024(Xem: 984)
Trong những đêm cuối tháng 4 năm 1975, tôi thường trực đêm trong trung tâm giáo dục Hồng Bàng với các ban đồng nghiệp. Chúng tôi uống bia và đánh xập xám chướng để quên đi những lo âu
09 Tháng Ba 2024(Xem: 1304)
Năm nay xuân Giáp Thìn cây anh đào tật nguyền lại nở rộ từ những ngày chớm tết cho đến giờ này. Ông dự định sẽ mời vài người bạn thân ghé nhà để uống trà thưởng hoa như dạo nào…
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1064)
Anh hùng chỉ là người của một thời, một giai đoạn. Nhưng người tử tế đòi hỏi sự hy sinh thiệt thòi cả một đời! Miền Nam Việt Nam có thể không có nhiều anh hùng, nhưng những người có một tấm lòng và người tử tế thì không thiếu.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1171)
Cũng đã khá lâu tôi có nghe vài người bạn kể rằng họ có xem một bộ phim Đại Hàn có tựa đề là “Bản Tình Ca Mùa Đông”. Tôi nghe rồi cũng bỏ qua chứ không quan tâm gì
01 Tháng Ba 2024(Xem: 762)
Tôi cám ơn bác sĩ rồi theo con ra khỏi phòng mạch. Mọi sự vật trong toà nhà như sáng hẳn lên và rõ ràng, khi ra ngoài, tôi nắm lấy tay con gái, reo lên -Mẹ đã thấy được chiếc lá cây rung rinh trong gió… từng chiếc lá, không phải một khối xanh lay động như trước nữa.
01 Tháng Ba 2024(Xem: 991)
Trong tiếng Việt giàu đi với sang. Nhưng thời nay, giàu tiền thì nhiều nhưng mà sang thì không có mấy, đốt đuốc cũng khó tìm ra.Bởi sang nằm trong cốt cách, trong cách ứng xử, trong ngôn ngữ thể hiện,
01 Tháng Ba 2024(Xem: 1083)
Cây ngọc lan nhân chứng cuối cùng của nhà xứ Tâng đã chứng kiến bao nhiêu cảnh vật đổi sao rời không còn nữa. Cảnh vật và con người trăm năm cũ nay chỉ còn là chuyện kể khúc còn, khúc mất mà thôi.
24 Tháng Hai 2024(Xem: 1287)
Người già tức là người lớn tuổi, còn gọi là người nhiều tuổi hay người cao niên… Thế thì bao nhiêu tuổi mới được gọi là người già, người lớn tuổi hoặc người cao niên?
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1231)
Tình yêu thật sự đã hiếm; tình bạn thật sự còn hiếm hơn”. Tình bạn giữa tôi và Cát Đằng quả là hiếm có. Cát Đằng, tên một loài hoa leo có màu xanh pha tím, mỏng mảnh. Bạn tôi cũng dịu dàng, mềm mại, quý phái như hoa.
23 Tháng Hai 2024(Xem: 1667)
Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được.