Cúp Vàng Trở Về Sau 16 Năm
Từ sáng sớm ngày 5 tháng 7, ngày đội nữ soccer của Mỹ vào trận chung kết với nhiệm vụ đem cúp vàng trở về Mỹ, Google Doodle đã cho lên trang nhà hình bên trên, celebrate early chiến thắng của đội Mỹ.
Các cô gái Mỹ ra quân với vẻ tự tin. Bên trên khán đài, hàng ngàn “cầu thủ số 12”, đa số đến Canada từ các tiểu bang ven biển miền Tây -chỉ để ủng hộ tinh thần của các cầu thủ Mỹ-, trang bị cờ Mỹ từ tóc, mặt, đến y phục. Nên người dẫn chương trình đã bình luận "đội Nhật phải thắng sớm để lấy tinh thần suốt trận đấu ". Người phóng viên vừa dứt lời, phút thứ ba, tiền vệ Carli Lloyd , nhận một đường chuyền từ Megan Rapinoe, đã mang bàn thắng đầu tiên về cho Mỹ. Các cầu thủ áo xanh của Nhật chưa kịp hoàn hồn, hai phút sau, với sự giúp sức của Lauren Holiday, Carli lại cho thủ môn Nhật vào lưới lượm banh một lần nữa. Một mình Carli đã viết nên lịch sử ghi được 2 bàn thắng nhanh nhất ở Women’s World Cup Final.
Đội Nhật dù thua bất ngờ và quá nhanh nhưng vẫn còn rất bình tỉnh vì " đường.. thi đấu còn dài đến 85 phút".
Không để cho Nhật kịp phản công, phút thứ 14, trung phong Lauren Holiday tung một cú sút chính xác, và thủ môn lại lủi thủi vào lưới lượm banh.
Thấy “con cháu thái dương thần nữ” chưa kịp hoàn hồn, đã thủng lưới 3 lần, huấn luyện viên của Nhật cho thay cầu thủ để Nhật có giờ lấy lại tinh thần.
Nhưng trời không chiều lòng người... Nhật, nên chi hai phút sau, phút thứ 16, khi Carli từ 54 yards (khoảng nửa chiều dài của sân vận động,) tung một cú đá rất đẹp, banh bay cao qua nửa sân, qua đầu hai hậu vệ của Nhật, thủ môn Nhật ngã người phá banh nhưng "món nợ trận chung kểt 2011" với Nhật đã được Carli đòi lại đầy đủ, banh đỉnh đạc nằm trong lưới của Nhật nâng tỉ số lên 4-0, đưa cúp vô địch về rất gần Mỹ. Cả chục ngàn ủng hộ viên của Mỹ hò reo, giương cao biểu ngữ "we bring the cup home".
Đến lúc đó, ở một trận final world cup, mới chỉ 16 phút, các cầu thủ áo trắng tung hoành ngang dọc trên phần đất của Nhật, thủ môn phải vào lưới lượm banh đến 4 lần, tinh thần đội banh cua con cháu thái dương thần nữ tan nát.
Món nợ 4 năm trước đã được đòi lại rất sớm, cả vốn lẫn lời, chưa cần dùng đến sự hổ trợ của cầu thủ thứ 12 trên khán đài chứng tỏ đội Mỹ hoàn toàn khống chế, chơi hay hơn đội Nhật, hoàn toàn xứng đáng với danh hiệu vô địch thế giới lần thứ 3.
Kinh nghiệm dày dạn của một đội bóng quốc tế giúp đội Nhật chấn chỉnh tinh thần thi đấu, không dám nghĩ đến chuyện "lội ngược dòng", chỉ hy vọng "vớt vát mặt mũi” của đương kim vô địch, nên phút thứ 27, tiền đạo Yuki Ogimi của Nhật tung lưới của thủ môn Hope Solo, rút ngắn được khoảng cách biệt 4-1.
Từ đó đến lúc nghỉ giữa trận, không đội nào mở thêm được tì số. Đội Nhật vào phòng nghỉ giải lao với khuôn mặt của người bại trận. 11 cầu thủ áo trắng của Mỹ rạng rỡ chào trả các ủng hộ viên ngồi rải rác trong số 53,341 khán giả ở BC Place Stadium Vancouver chiều ngày 5 tháng 7 năm 2015.
Vào hiệp hai, các cầu thủ áo xanh cố hết sức để rút ngắn khoảng cách nhưng nhưng thủ môn Hope Solo của đội Mỹ rất tài ba, bắt banh chính xác, không cho Nhật cơ hội "có tin vui giữa giờ tuyệt vọng".
Sau khi giải lao, trong một pha hỗn loạn trước khung thành Nhật, hậu vệ Julie Johnston của Mỹ trong lúc phá banh tấn công của Kaihori (Nhật), đã tự đá banh vào lưới nhà , "cho không, biếu không" đội Nhật một bàn thắng.
Chỉ hai phút sau, ở phút thứ 54, Tobin Heath với đường chuyền rất đẹp từ Morgan Brian đã ghi bản thắng thứ 5 cho đội Mỹ, giữ vững khoảng cách tuyệt đối an toàn 3 bàn cho đội Mỹ.
Tỉ số 5-2 nghiêng về các cầu thủ áo trắng giữ nguyên đến hết trận đấu, đưa cúp vàng của WWC về với Mỹ lần thứ ba, sau 16 năm chờ đợi.
Chỉ vài phút trước khi kết thúc trận đấu, rất đặc biệt, đội Mỹ xin thay cầu thù, đưa hai “chiến binh kỳ cựu” của đội Mỹ, đã là trụ cột cho các lớp cầu thủ đàn em nương tựa, học hỏi để vươn lên. Hai "cầu thù trọng tuổi" Abby Wambach (35 tuổi), và Christie Rampone (40 tuổi) được huấn luyện viên Jill Ellis đưa ra sân vào những phút cuối cùng trận đấu như là sự vinh danh những đóng góp của cả hai với đội tuyển Mỹ.
Những tràng pháo bông mừng lễ độc lập của Mỹ tối qua chừng như cháy bùng lại chiều ngày 5 tháng 7 ở Vancouver Canada trong mắt của các cô cầu thủ áo trắng đã góp phần đưa cup vô địch WWC về lại Mỹ.
Ở Vancouver, BC, Canada cờ Mỹ bay phất phới, ở New York, Chicago, Miami, Los Angeles, San Francisco, Seattle, St. Louis... cờ Mỹ cũng tung bay trong gió hè, thổi "giấc mơ Bồn Lừa" vào lòng hàng ngàn cô bé Mỹ.
Nguyễn Trần Diệu Hương