Phiếm Luận Túc Cầu… Cuối Năm 2013
Người Xứ
Bưởi
Khúc Quanh Lịch
Sử… Bất Ngờ & Kỳ Diệu
World Cup 2014: Hoa Kỳ lọt vào ''Bảng Tử Thần''
Kỳ diệu: Đúng 2 con giáp trước
đây: Bức Tường Bá Linh "sụp đổ" ôn hòa vào đêm 9/11/1989 . Hàng
ngàn người dân Đông Đức đã reo hò leo lên Bức Tường (xem thêm chi tiết phía dưới
)
Bất ngờ : Hậu quả
đưa tới
- Một người Đông
Đức thuộc gia đình đi "tập kết" lên làm Thủ Tướng của nước Đức Thống Nhứt: bà Merkel (hôm nay vừa đắc cử nhiệm kỳ 3!)
-
Bác sĩ Rösler (dân VN "rặc 100 %
" ) là Phó Thủ Tướng gốc ngoại quốc
đầu tiên trong dòng lịch sử nước Đức (xem thêm chi tiết phía dưới )Tin Tức Túc Cầu Nóng... Hổi
Rút thăm cho vòng bát kết giải Champions
League tại Âu Châu
Hôm qua, Tổng Cuộc Túc Cầu Âu Châu UEFA đã rút thăm cho vòng bát kết giải
Champions League như sau :
Manchester City (ENG) - FC Barcelona (ESP)
Olympiakos Piräus (GRE) - Manchester United (ENG)
AC Mailand (ITA) - Atlético Madrid (ESP)
Bayer Leverkusen (GER) - Paris St. Germain (FRA)
Galatasaray Istanbul (TUR) - FC Chelsea (ENG)
Schalke 04 (GER) - Real Madrid (ESP)
Zenit St. Petersburg (RUS) - Borussia Dortmund (GER)
FC Arsenal (ENG) - FC Bayern München
(GER)
Đúng như lời bình
"mao tôn cương" tiên đoán trước
đây trong trận chung kết vào mùa hè rồi
: cả 4 đội banh "câu lạc bộ" của xứ Đức kỳ này đều đá lọt được vào
vòng bát kết. Chuyện lạ này lần đầu tiên xảy ra trong lịch sử túc cầu Đức và
cho thấy đang đà chuyển dần quyền lực... đá banh về quốc gia này. Nhứt là đội
banh Bayern Munchen ( Munich ) vừa đạt kỷ lục trên 40 trận đấu… chỉ "biết thắng mà không hề biết bại"
và có lẽ sẽ tiến tới địa vị dẫn đầu Âu Châu. Có thể đoạt giải giải club vô địch thế giới
trong năm nay vì vừa thắng đội banh Quảng Đông 3: 0 để vào trận chung kết vào
thứ bảy này. Trận bát kết sắp tới giữa 2 đội banh ( Arsenal & Bayern
München ) đứng đầu bảng 2 cường quốc túc cầu Anh và Đức có lẽ sẽ sôi nổi và quyết
định phần nào cho giải Champions League mùa này.
Rút thăm phân bảng cho Giải Túc Cầu Thế Giới World Cup 2014 tại Brazil
Tham dự kỳ này gồm 32 Hội Tuyển sau :
- Japan, Australia , Iran, South Korea (Asia)
- USA, Costa Rica -Honduras, Mexico (North America)
- Argentina, Brazil ,Colombia,
Chile, Ecuador, Uruguay (South America)
- Algeria, Cost D'ivore, Cameroon, Ghana, Nigeria (Africa)
- Belgium, Switzerland, Germany, Netherlands, Russia, Spain, England, Bosnia,
Italy, France, Croatia, Portugal, Greece (Euro)
Nhìn kỹ thì phần các quốc gia lọt vào được đều có mẩu
số chung. Đó là nơi có Cộng Đồng VN đông đảo cư ngụ. Đúng vậy, chẳng hạn như: USA, Australia, France, Germany, England, Netherlands, Belgium, Switzerland, Italy, Japan và South
Korea .
Biết đâu nhờ có
Cộng Đồng VN ủng hộ mang lại may mắn trong lúc lâm trận" nên
các quốc gia đó mới được đi tham dự World Cup 2014.
Còn biết bao nhiêu nước khá giàu có hơn, đông dân hơn, hùng mạnh hơn, "lớn lối " hơn mà đành nuốt hận" nhìn
World Cup 2014 khai mạc mà không có mình tham dự đó.
Chẳng hạn xứ Tàu Bắc Kinh (đại cường quốc số 2!). Ai ngờ lại "ngồi chầu rìa" nhìn xứ Úc "vờn banh" tại Brazil! Rõ ràng đâu có Cộng Đồng VN nào ở bên đó
đâu, nên không có may mắn!
Vào ngày 6 tháng 12, 2013 đã xảy ra cuộc rút thăm phân bảng cho giải vô địch túc cầu thế giới tại Brazil .
Hội tuyển Hoa Kỳ "xui xẻo" nằm trong “bảng
tử thần” G cùng với Ðức, Bồ Ðào Nha (Portugal) và Ghana. Liệu Hoa Kỳ có lọt được
vào vòng bát kết như hồi năm 2002 tại Nam Hàn hay không?. Hay là cả 3 hội tuyển
khác trong bảng tử thần G này thực sự đều "khó nuốt" nổi đối với
Hoa Kỳ ? .
Trong bài phỏng vấn mới nhứt hôm qua , Huấn Luyên Viên
Túc Cầu Hoa Kỳ - ông Klinsmann - tin chắc rằng sẽ vào được vòng bát kết . Ông
này là một nhân vật có khả năng xuất sắc với thành tích từng làm thủ quân của Hội
Tuyển Đức đoạt giải vô địch Âu Châu năm 1996, làm Huấn Luyện Viên Túc Cầu Đức
(2004 - 2006) tiến hành cải tổ toàn diện khiến Hội Tuyển nước này đá banh
"hết xảy" và từ năm 2011 nắm chức vụ Huấn Luyên Viên Túc Cầu Hoa Kỳ mang môn thể
thao này gần gủi quần chúng qua những cú thành công " ngoạn mục " .
nhờ vậy , ông đã được Tổng Cuộc Túc cầu Hoa Kỳ ký giao kèo thêm đến năm 2018 và
toàn quyền qua kiêm nhiệm luôn chức vụ Giám Đốc Kỹ Thuật .
Ngoài ra, lời bình "mao tôn cương" trong
phần phụ đính cuối bài có thể cho biết phần nào hy vọng cho Hội tuyển Hoa Kỳ.
Tuy nhiên, bản chất túc cầu vốn là .. "vô thường", rất là... bất
ngờ. Chờ đến tháng 6 sẽ rõ kết quả ra sao trên sân cỏ.
Bác sĩ Rösler vừa
giã từ ... chức vụ Phó Thủ Tướng
Nhìn tại hải ngoại thì Bác sĩ Rösler là người VN thành
công nhất trong lãnh vực chính trị với chức vụ Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng
Kinh Tế của Cộng Hòa Liên Bang Đức, nắm quyền lãnh đạo tại Đức chỉ sau Nữ Thủ
Tướng Merkel .
Vậy, Bác sĩ Rösler có lý lịch ra sao ?
Phó Thủ Tướng
Rösler sinh tại Khánh Hưng (Sóc Trăng - Việt Nam) năm 1973, không rõ cha mẹ,
không rõ họ tên gốc và được nuôi trong một viện mồ côi Công giáo. Khi được 9
tháng tuổi, ông được một cặp vợ chồng người Đức vốn đã có hai con gái nhận làm
con nuôi. Lớn lên, ông theo học ngành bác sĩ quân y và lấy văn bằng tiến sĩ y
khoa vào năm 2002. Bắt đầu từ trung học, ông đã dấn thân hoạt động chính trị
và đến năm 1992 gia nhập vào Đảng Dân chủ Tự do (Freie Demokratische
Partei-FDP) . Ông có năng khiếu xuất sắc về chính trị, nên chỉ một thơi gian rất ngắn đã lần lượt năm giữ chức vụ
lãnh đạo của đảng này từ cấp tỉnh, tiểu
bang và cuối cùng liên bang với kỷ lục... trẻ tuổi nhứt .
Thực vậy :
- mới 23 tuổi đã
nắm chức Chủ Tịch Đoàn Thanh Niên Tự Do của Đảng FDP
- 33 tuổi lên
làm Chủ Tịch của đảng này tại tiểu bang Niedersachsen
- 36 tuổi trở
thành Phó Thống Đốc kiêm Bộ Trưởng Kinh Tế của tiểu bang Niedersachsen
- 38 tuổi đắc cử
làm Chủ Tịch Đảng Đảng Dân chủ Tự do FDB, nắm chức vụ Phó Thủ Tướng kiêm Bộ Trưởng Kinh Tế của nước Đức để trở thành
nhân vật lãnh đạo số 2 của cường quốc đứng đầu Âu Châu này.
Cuối cùng, vào hôm nay
với 40 tuổi từ giã... chức vụ Phó Thủ Tướng và có lẽ cả chính trường luôn nữa
(sớm hơn 5 năm như thường " khẳng định")
Hình ảnh ... khó quên với Bác sĩ Rösler
Phía trên , Bác sĩ
Rösler (40 tuổi) chụp chung cùng với Tiến sĩ Von De Leyen (55 tuổi) trong nội các nhiệm kỳ qua . Bà này vừa lên làm
Bộ Trưởng Bộ Quốc Phòng ( ần đầu tiên trong lịch sử nước Đức và có lẽ cả thế
giới có một phụ nữ đảm nhận chức vụ này) và có thể từ đó - nếu không gì trở ngại
bất ngờ - sẽ " kế vị " chức vụ Thủ Tướng từ bà Merkel. Như vậy: Phụ
nữ bên Đức chuyên môn "nắm đầu" đàn ông thì đâu còn là phái yếu nữa!.
Bức
ảnh trên nhìn kỹ cho thấy mối cảm tình sâu đậm giữa 2 nhân vật "khả ái" này . Chuyện đó không gì lạ , bởi vì bà Von De Leyen là con gái "rượu" của Tiến sĩ Albrecht (cựu Thống Đốc tiểu bang Niedersachsen và từng ra ứng
cử Thủ Tướng) . Ông này là đại ân nhân của thuyền nhân tị nạn VN qua quyết định
tiên phong cho phép tất cả thuyền nhân VN do con tầu Tình Thương Cap Anamur (1979) vớt được vào tị nạn tại tiểu bang Niedersachsen. Từ đó đã khiến chính
phủ liên bang Đức "phải" chính thức cho phép họ được tị nạn trên
toàn nước Đức. Tính ra đến nay xấp xĩ khoảng 100.000 được hưởng quy chế định cư
và xum họp gia đình tại Đức. Tiến sĩ Albrecht có truyền thống đầu năm Tết
Nguyên Đán thăm viếng chùa Viên Giác tại Hannover để lễ Phật và đôi khi gặp lại
chuyện trò với những thuyền nhân được cứu vớt năm xưa. Bà Von De Leyen (Đảng CDU) nối nghiệp thân phụ bước vào
chính trường và trong quá khứ đã "liên hiệp" tốt đẹp với Bác sĩ
Rösler (Đảng FDP) để nắm giữ được chính quyền tiểu bang Niedersachsen .Bức hình trên chụp vào ngày 21/9/2013 tại Nam Đức,
nhân dịp Phó Thủ Tướng Rösler đến thuyết trình về vấn đề thời sự kinh tế (trong vai trò Bộ Trưởng Kinh Tế) . Hai anh em chúng tôi tò mò (dân NQ xứ Bưởi
mà!) đi nghe và xem một nhân vật gốc VN nổi tiếng ở xứ Đức ăn nói ra sao. Cả
hội trường đầy nghẹt, ngó đi ngó lại chỉ có chúng tôi 2 "đầu đen, mũi tẹt, da vàng, mít đặc" mà lại ngồi gần hàng đầu. Có lẽ vì vậy, diễn giả
thỉnh thoảng ngó "lướt nhẹ" về phía chúng tôi. Bác sĩ Rösler thuyết
trình khoảng gần 1 tiếng đồng hồ. Độc đáo là chỗ hoàn toàn ứng khẩu, không cầm
giấy, không có bài thuyết trình "chạy chữ" trước mặt (như kiểu Tổng
Thống Obama thường dùng) . Hiếm ai có khả năng như vậy, mà lại có "duyên" ăn nói, cao lớn tướng rất " xì po" đến nổi dân Đức
"thứ thiệt" còn chịu thua. Lúc đi nghỉ giải lao, trở lại hội trường
thì người viết rất ngạc nhiên thấy Bác sĩ Rösler đang trò chuyện cùng người em
ruột của mình, mà đứng chung quanh có đám cận vệ "canh chừng". Bức
hình này được chụp làm kỷ niệm . Bác sĩ Rösler rất vui khi được biết là có người
VN tới nghe thuyết trình của mình. Dĩ nhiên trong cương vị Phó Thủ Tướng cầm đầu
một chính đảng có chiều dày lịch sử , ông phải che dấu "kín" những
tình cảm nồng nàn đối với quê cha đất tổ VN để tránh khỏi bị đối thủ "xuyên tạc" là không phục vụ cho nước Đức. Sự thực rõ ràng là ông đã
"hồi hương VN" 2 lần. Lần đầu với tư cách du lịch và lần thứ nhì với
tư cách Phó Thủ Tướng Đức.
Trên đường về, tôi có "chọc" rằng: "sướng nhá được chụp hình chung cùng với Phó Thủ Tướng Đức". Câu trả lời đáp
lại rất "ngon lành": chính quyền là "đầy tớ" của dân
đen mà !
Khúc Quanh Lịch Sử
: Biến Cố Bức Tường Bá Linh “sụp đỗ''
Năm 2013, cũng là một năm với nhiều kỷ niệm ... khó
quên. Chẳng hạn: 2 con giáp trước đây vào năm Con Rắn 1989, biến cố Bức Tường
Bá Linh bất ngờ xảy ra khiến làm đão lộn bàn cờ thế giới. Phần lớn dư luận báo
chí đều cho rằng: sự Sụp Đỗ Bức Tường
Bá Linh là một trong biến cố lịch sử quan trọng nhứt của thế kỷ 20. Sau biến cố
này, hàng loạt các quốc gia độc tài tại Đông Âu lần lượt được dân chủ hóa , kéo theo sự tan vỡ Liên Bang Xô Viết. Từ
đó, nhân loại không còn phải hồi hộp sợ "bị tận thế" như trước đây, khi có thể xảy ra chiến tranh
nguyên tử bất cứ lúc nào. Nhất là cũng nhờ đó từ năm 1989 tình hình biến đổi mạnh
mẽ khiến hàng triệu người (trong đó có Đại Gia Đình NQ) từng bị bắt buộc xa
cách nhau tưởng chừng như vĩnh viễn thì lại có cơ hội "hội ngộ trùng
phùng" đẹp ... tựa như trong giấc mộng đêm hè .
Tuy nhiên còn khá nhiều chi tiết đặc biệt có tính cách
"nội bộ" chưa được phổ biến rộng rải và xin được đúc kết gọn sau
đây .
1) Bức Tường Bá Linh sụp đỗ
vào ngày 9.11.1989?
Thực sự, tin tức ngày hôm đó không hề nói là "bức
tường sụp đổ" (dịch ra tiếng Đức là Mauerfall ) mà dùng chữ "mở cửa
biên giới" (dịch ra tiếng Đức là Grenzoeffnung) . Bởi vì thực sự Bức Tường
Bá Linh trong ngày đó không bị bị bạo lực phá sụp. Lực lượng biên phòng Đông Đức
được lịnh cho mở cửa bức tường để dân chúng từ Đông Bá Linh tràn túa qua Tây Bá
Linh đi chơi cho thỏa lòng tò mò và sau đó đều trở về lại. Đây là một đặc diểm
kỳ diệu của cuộc cách mạnh hi hữu này mà trong lịch sử nhân loại chưa hề xảy
ra: rất ôn hòa (không đỗ một giọt máu nào). Lúc đó phía Tây Đức đã kêu gọi
dân chúng Đông Đức tuyệt đối không nên khiêu khích, để tránh chính quyền Đông
Đức muợn cớ đàn áp, như tương tự đã xảy ra vào năm 1953 tại Đông Bá Linh, năm
1956 tại Hung Gia Lợi và năm 1968 tại Tiệp Khắc. Thực ra mãi sau này, Đông Đức
có một chính phủ dân chủ qua cuộc bầu cử vào ngày 18.3.1990, Bức Tường Bá Linh
mới thực sự bị phá sụp đỗ.
2) Nước Đức được tái thống
nhứt ngay sau đó?
Một số bình luận gia VN không rành về diễn tiến đã lầm
lẩn cho rằng Bức Tường Bá Linh sụp đỗ có nghĩa là nước Đức được thống nhứt ngay
sau đó . Thực ra mãi gần một năm sau , nước Đức qua nhiều lần đàm phán gay go
giửa Tứ Cường ( bao gồm Anh, Pháp, Mỹ, Liên Xô ) và Tây & Đông Đức mới đạt
được thỏa thuận tái thống nhứt . Hai bên Tây Đức và Đông Đức nghĩ ra một giải
pháp tuyệt vời tránh mọi khó khăn khi phải thành lập một quốc gia mới . Đó là tất
cả các tiểu bang ở Đông Đức xin gia nhập vào Công Hòa Liên Bang Đức ( Tây Đức )
. Ngày tái thống nhứt là ngày 3.10.1990 . Như vậy sang năm vào ngày đó , nước Đức
mới kỹ niệm 25 năm tái thống nhứt .
3) Tại sao không chọn ngày 9
tháng 11 làm ngày Tái Thống Nhứt & Quốc Khánh?
Nếu bình thường thì chắc chắn ngày Bức Tường Bá Linh sụp đỗ mùng 9 tháng 11 phải chọn làm thời
điểm tái thống nhứt và trở nên ngày Quốc Khánh của nước Đức. Nhưng khổ nổi
đúng ngày này vào năm 1938 (9.11.1938) xảy ra một tội ác làm cho dân tộc Đức
phải xấu hổ. Đó là ngày mà chế độ Đức Quốc Xã của Hitler ban đêm đồng loạt ra
tay càn quét đập phá toàn thể các cơ sở Do Thái trên toàn quốc. Biến cố lịch sử
đó được gọi thi vị là "đêm thủy tinh" (ngụ ý là các cửa kính thủy
tinh bị đập vỡ, dịch ra tiếng Đức là Kristallnacht) . Nước Đức bị mặc cảm tội
lỗi, nên họ tránh không chọn ngày này tái thống nhứt và làm ngày quốc khánh.
Vì vậy ngày 9 tháng 11 không phải là ngày nghỉ lễ của nước Đức .
4) Ai đã làm sụp đỗ Bức Tường
Bá Linh?
Đây là vấn đề lịch sử tranh cải sôi nổi từ 2 thập niên
qua và có nhiều câu trả lời chủ quan khác nhau tùy theo hoàn cảnh trình độ hiểu
biết và lòng tự hào dân tộc. Chẳng hạn
:
a ) Phía Ba Lan
cho rằng 2 công dân của họ có công lớn. Đó là lãnh tụ tranh đấu Walesa và Đức
Giáo Hoàng John Paul II.
b ) Phía Hung
Gia Lợi cho rằng chính Cựu Thủ Tướng Nemeth (lãnh tụ đảng cộng sản Hung
Gia Lợi) đã can đảm chống mọi áp lực cho mở của biên giới đi lại tự do
c ) Phía Đông Đức cho rằng lực lượng cải cách trong
chính quyền Đông Đức dám ký sắc lệnh cho mở cửa biên giớị. Đồng thời hàng triệu
người dân Đông Đức trước đó bất chấp hiểm nguy biểu tình đòi chính phủ phải cho
tự do đi ra ngoại quốc. Chính áp lực kinh khủng đó khiến cho khuynh hướng cứng
rắn trong chính quyền Đông Đức phải đầu
hàng.
d ) Phía Tây Đức
vinh danh chính sách hòa dịu (tiếng Đức là Entspannungspolitik) của Cựu Thủ Tướng
Brandt (nhờ đó được lãnh giải Nobel Hòa Bình vào năm 1971)- nhằm xóa bỏ căng
thẳng giữa 2 miền thù nghịch - được Tây Đức trong 2 thập niên liên tiếp coi là quốc sách để làm nền tảng căn
bản làm một cuộc cách mạng ôn hòa hiếm có.
e ) Phía Liên
Xô, khuynh hướng cứng rắn trong chính quyền cho rằng chính sách cởi mở của
Tân Tổng Bí Thư Gorbachev đã khuyến khích dân chúng dám phản kháng và vì vậy họ
tìm cách đảo chánh hạ bệ ông này vào tháng 8 năm 1991 .
f ) Phía Hoa Kỳ
có lý luận cho rằng Cố Tổng Thống Reagen có công lớn, vì thực hiện chính sách
cứng rắn đối đầu với Liên Xô và vào ngày 12.6.1987 đã lên tiếng "khích tướng" kêu gọi Tân Tổng Bí Thư Gorbachev muốn chứng minh thực tâm cởi mở thì
nên mở cửa phá sụp bức tường này (nguyên văn : ''Come here to this gate! Mr.
Gorbachev, open this gate! Mr. Gorbachev, tear down this wall!'' ) .
g ) Phía Việt
Nam có Giáo Sư Nguyễn Ngọc Huy đã tiên đoán trong tác phẩm "Perestroika" rằng ông Gorbachev phải
thay đổi chính sách để đủ sức đối đầu với Hoa Kỳ đang leo thang võ trang, điển
hình là kế hoạch chống hỏa tiển SDI (Strategic Defense Initiative). Chỉ lúc
thuyết trình cho đồng bào VN, Giáo sư Huy mới đưa cái nhìn độc đáo rằng dân
Nga có truyền thống chơi cờ vua (Chess) nên có thói quen suy nghĩ đa nghi nhiều, còn dân Mỹ thích chơi bài phé (Poker) nên thường phải tháu cáy" với cây bài xấu nhưng vẫn có thể "tố" cho địch thủ bỏ chạy.
Theo Giáo sư Huy thì Tổng Thống Hoa Kỳ Reagan dùng kế hoạch SDI để "hù" Tổng Bí Thư Liên Xô Gorbachev vì
đa nghi bắt phải cải tổ để có đủ thực lực đương đầu lại. Quả nhiên ông
Gorbachev xúc tiến cải tổ, trước hết về kinh tế (Perestroika), sau đó về
chính trị (Glasnost). Nhưng chính vì cải tổ chính trị khiến làn sóng đòi hỏi
tự do dân chủ dâng cao kiểm soát không nổi và vuột ra khỏi tầm tay. Bức Tường
Bá Linh sụp đỗ, Đông Âu thoát khỏi sự chi phối của Mạc Tư Khoa và Liên Xô tan
rã vào ngày 21.12.1991 là hậu quả tất nhiên đó. Cái nhìn độc đáo của Giáo sư
Huy được chứng thực là kế hoạch SDI của
Mỹ sau đó được âm thầm hủy bỏ khi mục tiêu đã gạt được Liên Xô.
Riêng chúng tôi - "tốt nghiệp" ra từ lò
Ngô Quyền Xứ Bưởi - thấy đó chỉ là nguyên nhân phụ bên ngoài. Còn nguyên nhân
chính bên trong thì có 1 nhận vật đứng trong "bóng tối", nhưng ảnh
hưởng then chốt cho biến cố lịch sử này. Đó là bà vợ của ông Gorbachev. Thực
vậy, Bà Raisa Gorbachev là một Đệ Nhất Phu Nhân đặc biệt của Liên Xô, bởi vì
khác hẳn với những người tiền nhiệm. Bà là một người đầu tiên tốt nghiệp cấp đại
học, có nhân sinh quan phóng khoáng và thường theo chồng đi khắp nơi, vì vậy
chắc chắn có ảnh hưởng đến quyết định chính trị của ông Gorbache. Vào năm
1983, vợ chồng ông Gorbachev qua Canada và năm sau qua London. Nữ Thủ Tướng
Thatcher là lãnh tụ Tây Phương đầu tiên đã nhận thấy sự phóng khoáng khác thường
của ông Gorbachev và đã khuyên Tổng Thống Reagan đừng quá thành kiến nghi ngờ
ông này (nguyên văn: ''I like Mr. Gorbachev. We can do business together'').
Riêng bà Gorbachev qua những chuyến du hành ở các xứ Âu Mỹ thấy đời sống dân
chúng ở đó quá sung túc so với quê nhà nên đã tích cực thúc đẩy chồng cải cách
Liên Xô để được như vậy. Ông bà mình xưa
nay há chẳng từng đưa ra chân lý ngàn đời : "Nhứt Vợ , Nhì Trời" và "Thuận Vợ Thuận Chồng Tát
Biển Đông Cũng Cạn" mà .
Tóm lại, trong dòng lịch sử đã cho thấy yếu tố nội bộ
trong gia đình rất ảnh hưởng đến quyết định của các lãnh tụ. Rất nhiều khúc
quanh lịch sử nhân loại xảy ra do bóng dáng của giai nhân. Thì biến cố Bức Tường
Bá Linh sụp đỗ dẩn tới tan vỡ Liên Bang Xô Viết chắc chắn bà Raisa Gorbachev đã
đóng vai trò then chốt. Có lẽ cũng vì vậy tờ báo nổi tiếng Time đã trang trọng
đưa hình ảnh Bà này lên trang bìa.
Người Xứ Bưởi
17/12/2013
Merry Christmas and Happy New Year !
Phụ đính
World Cup 2014: Hoa
Kỳ xui xẻo lọt vào ''Bảng Tử Thần''
BRAZIL - Cuộc rút thăm phân bảng của 32 đội tuyển tham dự vòng chung kết World Cup 2014 diễn ra tại Brazil vào sáng Thứ Sáu, 6 tháng 12, 2013, với kết quả Hoa Kỳ gặp xui xẻo nhất khi rơi vào một trong hai bảng tử thần cùng với đội tuyển Ðức, Bồ Ðào Nha và Ghana.
Thầy trò
huấn luyện viên Jurgen Klinsmann, theo lịch trình thi đấu cũng sẽ phải di
chuyển vất vả nhất so với bất cứ đội nào tại giải bóng tròn lớn nhất hành tinh
này, buộc phải di chuyển hơn 9,000 dặm xuyên qua lãnh thổ Brazil vào mùa Hè tới
đây.
Nằm trong
bảng G, đội tuyển Hoa Kỳ sẽ có trận ra quân đầu tiên đối đầu với Ghana - đội
từng thắng Hoa Kỳ hai lần ở vòng loại World Cup 2006 Ðức và vòng 16 World Cup
2010 Nam Phi - vào ngày 16 Tháng Sáu, 2014 tại Natal. Sáu ngày sau đó - 22
tháng 6, 2014 - Hoa Kỳ ra sân trận thứ nhì so tài với đội tuyển Bồ Ðào Nha với
thủ quân siêu sao thế giới Cristiano Ronaldo tại thành phố Manaus của vùng rừng
rậm Amazon trước khi đối đầu với tuyển Ðức - một trong những đội mạnh nhất của
giải - ở trận cuối cùng của vòng bảng ở Recife, ngày 26 Tháng Sáu.
Ðội tuyển
Ðức tại World Cup2006, do huấn luyện viên Klinsmann dẫn dắt tiến vào đến bán
kết và hiện vẫn do phụ tá của ông trước đây là Joachim Loew trông coi.
Với đội mạnh
như Ðức, Bồ Ðào Nha, Ghana, đội tuyển Hoa Kỳ dù đứng đầu vòng loại World Cup
khu vực CONCACAF trước cả Mexico, nhưng vẫn được giới chuyên môn đánh giá là
đội kèo dưới, chỉ có 39% khả năng lọt qua khỏi vòng loại để tiếp tục cuộc chơi
trong khi Ðức nhiều hy vọng nhất kế đến là Bồ Ðào Nha. Còn Ghana, đội đến từ
Châu Phi, cùng chung số phận với Hoa Kỳ.
“Bảng Tử Thần”
khác là Bảng B bao gồm đương kim vô địch thế giới Tây Ban Nha, á quân Hòa Lan
cùng với Chile, một trong những đội mạnh của Nam Mỹ và đội lót đường Australia,
đại diện cho khu vực Châu Á.
Theo điều lệ
các đội trong mỗi bảng sẽ luân phiên lần lượt gặp nhau với thắng 3 điểm, hòa 1
điểm và thua 0 điểm. Hai đội đứng đầu bảng sẽ có mặt trong cuộc so tài vòng 16
đấu loại trực tiếp. Sau đây là tình hình của tám bảng:
Bảng A: Gồm đội
chủ nhà Brazil được đánh giá là một trong những đội nhiều hy vọng giơ cao chiếc
cúp vô địch lần này sẽ lần lượt gặp Croatia với tiền đạo chói sáng Luka Modric;
kế đến Mexico, may mắn có mặt cuộc rút thăm lần này ở “giờ thứ 25” nhờ sự giúp
sức của Hoa Kỳ đá bại Panama ở những phút đá bù thêm hiệp hai trong trận cuối
cùng của vòng loại World Cup CONCACAF và cuối cùng là Cameroon, đứng thứ hạng
thấp nhất của các quốc gia Châu Phi có mặt vòng chung kết World Cup cho nên
được đánh giá chỉ là đội yếu nhất trong bảng và rất nhiều khả năng xách vali về
nước sớm.
Như vậy
trong bảng A này, Brazil có tỷ lệ 99% vào vòng 16, trong khi chiếc vé thứ hai
là cuộc chạy đua giữa Mexico và Croatia. Còn Cameroon biết đâu là cuộc lật đổ
ngoạn mục thú vị?
Bảng B:
Spain - Ðương kim vô địch thế giới nhưng từng thua Thụy Sĩ ở trận đầu tiên của vòng bảng World Cup 2010.
Spain - Ðương kim vô địch thế giới nhưng từng thua Thụy Sĩ ở trận đầu tiên của vòng bảng World Cup 2010.
Hòa Lan:
Chiếm ngôi á quân 2010 chỉ thua Tây Ban Nha ở trận chung kết. Ðây là đội mà
không đội tuyển nào muốn đối đầu.
Chile: Dù
gặp khó khăn từ khởi đầu của vòng loại World Cup khu vực Nam Mỹ nhưng sau đó
chơi rất hay và là mối đe dọa cho bất cứ đội nào.
Australia:
Một trong bốn đại diện Châu Á nhưng tài nghệ vẫn còn được xem là đội đến để rồi
trở thành khán giả ở vòng đầu tiên.
Bảng C: Ðây là một
trong những bảng nhẹ nhất, dễ thở nhất cho cả bốn đội gồm:
Colombia:
Trở thành một trong những đội mạnh nhất Nam Mỹ. Huấn luyện viên Radamel Falcao
có trong tay các cầu thủ chơi chói sáng ở vòng loại World Cup sau khi lỡ hẹn
với ba kỳ World Cup vừa qua.
Hy Lạp:
Không có những ngôi sao chói sáng, phòng thủ tốt nhưng thiếu chân sút hữu hiệu.
Ivory Coast:
Từng bị loại ở Bảng Tử Thần của World Cup 2010. Không biết lần này còn có sự
hiện diện của chân sút nổi tiếng thế giới Didier Drogba nữa hay không.
Nhật Bản:
Ðội tuyển số một Châu Á, cải thiện rất nhiều qua thời gian và từng hạ nhiều đại
gia Châu Âu trong những trận giao hữu vừa qua, có khả năng làm cho các “đại
gia” phải ôm hận.
Bảng D: Tuy không
phải là Bảng Tử Thần nhưng là bảng không dễ dàng gì cho cả bốn đội gồm Uruguay,
Costa Rica, Anh và Italy. Ngoại trừ Costa Rica, như là đội kèo dưới, nhiều cơ
may đứng chót bảng, còn lại là cuộc chay đua giữa ba đội sừng sỏ Uruguay của
Nam Mỹ, vào bán kết cách đây bốn năm tuy lần này có mặt nhờ đá playoff với đội
yếu Jordan của Châu Á nhưng vẫn là đội khó chịu đối với cả Anh và Italy. Nhiều
khả năng Italy và Anh sẽ tiếp tục cuộc chơi so với Uruguay và Costa Rica.
Bảng E: Ðây là một
trong những bảng dễ chịu nhất cho cả hai đội tuyển Pháp và Thụy Sĩ khi phải đối
đầu với hai đội còn lại yếu hơn là Ecuador của Nam Mỹ và Honduras, xếp thứ ba
trong bốn đội lọt vào vòng chung kết của khu vực CONCACAF, tuy hai lần liên
tiếp trước đây có mặt tại World Cup nhưng lại sớm về nước.
Bảng F: Gồm
bốn đội Argentina, Bosnia-Herzegovina, Iran và Nigeria. Cũng là một bảng dễ
dàng cho Argentina với siêu sao Lionel Messi, đứng đầu khu vực Nam Mỹ. 99.9%
Argentina sẽ tiếp tục ra sân ở vòng 16, chỗ còn lại của bảng này sẽ là
Bosnia-Herzegovina, tuy lần đầu tiên góp mặt ở VCK World Cup nhưng là một trong
những đội chính thức có mặt tại Brazil của khu vực Châu Âu. Nếu so sánh qua
thành tích, sức mạnh của Bosnia hơn hẳn Iran của Châu Á và Nigeria thuộc Châu
Phi.
Bảng G: Như đã đề
cập ở trên, đây là một trong hai Bảng Tử Thần và đội tuyển Hoa Kỳ xủi xẻo trong
cuộc bắt thăm rơi vào bảng này khi phải so tài với tuyển Ðức, Ghana và Bồ Ðào
Nha. Giới chuyên môn đánh giá Ðức chiếm 90% cơ hội đi tiếp trong khi Bồ 60% còn
Hoa Kỳ và Ghana nhiều tỷ lệ nắm tay nhau... trở thành khán giả.
Bảng H: Ngoại trừ
Algeria được đánh giá là đội tuyển yếu nhất trong bảng. Cuộc chạy đua giành hai
chỗ cho vòng trong giữa ba đội tuyển Bỉ, Nga và Nam Hàn chắc chắn sẽ tạo ra
nhiều hấp dẫn hồi họp khó lòng đoán trước. Tuy vậy tuyển Bỉ - một trong những
đội mạnh nhất Châu Âu với thành tích hoành tráng tám thắng hai hòa chưa hề nếm
mùi thất bại ở vòng loại World Cup - vẫn là đội chiếm nhiều ưu thế hơn hết để
chơi. Tiếp đến là Nga - cũng đứng đầu bảng có cả Bồ Ðào Nha ở vòng loại World
Cup UEFA - trong khi Nam Hàn, có mặt tại cuộc rút thăm lần này nhờ hơn
Uzebakistan ở hiệu số bàn thắng bại trong bảng A của khu vực AFC, muốn lọt vào
vòng trong chắc chắn khó khăn hơn nhiều.
Nguồn : báo Người Việt