Phiếm Luận ... Túc Cầu
Trương Đức
Hoàng
VÒNG LOẠI WORLD
CUP 2014

KHU VỰC Á CHÂU
Thời gian thắm thoát thoi đưa, tuy đã sau 3 năm nhưng giới mộ điệu túc cầu vẫn không quên dư âm tiếng kèn khó chịu và buồn thiu trong giải World Cup 2010 ở Nam Phi. Khoảng tháng này năm sau, quần hùng lại có dịp hội ngộ ở Ba Tây để tranh tài cao thấp. Để chuẩn bị cho một suất đến "miền đất hứa" với vũ điệu samba vui nhộn, các đội banh trên khắp lục địa đang cạnh tranh sôi nổi ở các vòng loại (giống như các đại môn phái miệt mài...ấn chứng võ công chờ đến ngày "Hoa Sơn luận kiếm" vậy!)
Vòng loại WC ở
khu vực Á châu
Lần này gồm 2 bảng:
Bảng A:
Uzbekistan, Nam Hàn, Iran, Qatar và Lebanon. Trong đó
Uzbekistan, Nam Hàn tạm đứng đầu bảng.
Bảng B: Nhật, Úc, Oman, Iraq,
Jordan, Iraq. Trong đó Nhật, Úc đang đứng nhứt và nhì.
Sau kết quả cuối, hai đội nhứt và nhì bảng sẽ được vào vòng chung kết. Hai đội đứng hạng ba sẽ tranh chiếc vé "vớt" thứ năm. Càng gần tới mức ăn thua, các trận đấu càng gay cấn không thua gì những "độ banh cháy vé" giữa mấy đội sừng sỏ trong mùa World Cup. Trong mấy tuần qua, thần dân ở xứ "kangaroo" xa xôi ăn ngủ không yên và... lên ruột khi đội quân nhà "Socceroos" phải đụng độ với Nhật, Jordan và Iraq. Dưới đây là diễn tiến của từng trận đấu có tính cách "quyết tử" trong 3 tuần qua.
Trận banh
giữa Nhật và Úc

Nhật và Úc được tham dự WORLD CUP 2014
Khoảng 9 giờ tối thứ Ba,
4/06/13 (giờ Úc) trên sân "Saitama"
đã diễn ra trận banh giữa Nhật và Úc. Các cầu thủ xứ "down under" ra trận dưới màu áo vàng và sọc xanh lá cây, đoàn
quân của đất "phù tang"
trong trang phục màu xanh dương đậm với biệt danh "The blue samurai". Suốt hai hiệp các cầu thủ Nhật đều đá trên
chân, mỗi lần bên "địch"
dẫn banh xuống gần khung thành mấy thằng em "kangaroo" lo đỡ trối chết thấy mà... thương! Ai ngờ hay không
bằng hên, đến phút thứ 82 sau một đợt phản công (counter attack), tiền vệ Tommy
Oar của Úc dẫn banh xuống... xuống nữa và sút mạnh, banh chạm chân một hậu vệ
bạn rồi bay bổng vào góc thượng chữ A bên phải làm thủ môn hết đỡ!

... không ngờ Úc "suýt" thắng Nhật !
Lúc đó "fan" của đội Úc mừng "quá cỡ thợ mộc", la ó rùm trời còn
khán giả nhà thì ôm đầu... nín khe! Ai cũng hả hê vì trận này đá trên sân khách,
suốt trận đấu bà con bị con cháu "Thái
Dương thần nữ" đàn áp bằng tiếng trống, tiếng kèn chịu không thấu! Như
vậy chỉ còn vài phút nữa thì Úc sẽ được 3 điểm và hạng nhì sau Nhật. Úc còn đá
2 trận với Jordan và Iraq, nếu thành công và chỉ cần đứng nhì, đội tuyển nhà sẽ
cầm chắc một vé để bay qua Ba Tây.
Đúng là không ai biết chuyện
gì sẽ xảy ra khi banh còn lăn trên sân cỏ, sau khi bị dẫn trước 1-0 các cầu thủ
Nhật tấn công ráo riết và ở phút 89, họ được hưởng một trái phạt đền 11 mét (dù
banh không có gì nguy hiểm nhưng trung vệ Matt McKay trong lúc cản phá đã sơ ý
để tay chạm vào banh trong vòng "cấm
địa"). Trung vệ Honda của Nhật (người kiến tạo nhìều đường banh sắc
sảo trong suốt trận đấu) đá tung lưới gỡ huề 1-1 ở phút...90+1 (trong khi đá 3
phút thêm giờ). Trọng tài thổỉ còi sau 2 phút phù du và cả cầu trường bùng nổ
vì huề trận này, Nhật ngay lập tức "qualify"
(5 lần liên tiếp được vào đá giải World Cup). Còn Úc được 1 điểm vẫn đứng hạng
nhì nhưng rất mong manh, phải chờ xem 2 trận chót trên sân nhà làm ăn thế nào.
Không chừng mấy anh chàng để vuột vé thì chỉ có nước ngồi ở nhà và... nhóc mỏ
xem thiên hạ múa may ?!
Trận banh
giữa Úc và Jordan
Vào tối thứ Ba (11/06), Úc "chạm
trán" Jordan ở thành phố Melbourne. Trước 43785 khán giả nhà, đội "Socceroos"
đã trình diễn một vũ khúc ngoạn mục trên sân cỏ: thắng đậm Jordan 4-0! Tiền vệ Mark Bresciano đã
ghi bàn ở phút 15, hai tiền đạo Tim Cahill và Robbie Kruse nâng tỉ số ở phút 61 và 76,
cuối cùng trung vệ (thủ quân) Lucas Neil đóng thêm một... mủi đinh "chí tử" để tiễn đưa đội banh bạn
lúc gần tan trận!

... cầu thủ Neil "đóng đinh" với tỷ số 4-0 !
Trong khi đó, Iraq lại thua Nhật 1-0 và tạm thời điểm của bảng B như dưới đây:
Bảng B: Điểm Tỉ số bàn thắng/bại
Nhật: 17 11
Úc: 10 4
Oman: 9 -2
Jordan: 7 -10
Iraq: 5 -3
Như vậy dù thắng Úc trong trận đọ sức vào ngày thứ Ba (18/06) Iraq vẫn bị loại. Nếu họ thả lỏng vì nản lòng, Úc có thể thắng và sẽ theo chân Nhật vào vòng chung kết.
Oman sẽ quyết đấu với Jordan để tranh vé thứ hai. Nếu thắng Oman sẽ được 12 điểm, nếu Úc thua (vẫn 10 điểm) hay huề với Iraq (được 11 điểm) thì mấy thằng em đành...ngồi chơi xơi
nước! Nếu thắng Jordan được 10 điểm, dù thua (Iraq) Úc vẫn "qualify" vì hơn bàn thắng bại. Nếu Oman và Jordan huề nhau (Oman sẽ được 10 điểm), Úc huề với Iraq : được
11 điểm và
hạng nhì. Ngay cả thua Iraq với tỉ số nhẹ nhàng (1-0 hay 2-0), Úc vẫn hạng
nhì và có hy vọng tràn trề!
Bảng A: Điểm Tỉ số bàn thắng/bại
South Korea 14 7
Iran 13 5
Uzbekistan 11 1
Qatar 7 -4
Lebanon 5 -9
Theo điểm trong bảng A, Nam Hàn chắc chắn vào vòng chung kết, hai đội Iran và Uzbekistan sẽ tranh tấm vé thứ hai.
Bảng A: Điểm Tỉ số bàn thắng/bại
South Korea 14 7
Iran 13 5
Uzbekistan 11 1
Qatar 7 -4
Lebanon 5 -9
Theo điểm trong bảng A, Nam Hàn chắc chắn vào vòng chung kết, hai đội Iran và Uzbekistan sẽ tranh tấm vé thứ hai.
Trận banh giữa Úc và Iraq
Lúc 8 giờ tối thứ Ba (18/06),
Úc đá trận quyết định với Iraq trên sân "ANZ Stadium" ở Sydney (bán hết vé với 80523 khán giả). Lần này
đội Iraq ra trận thiếu 2 cầu thủ trụ cột từng góp mặt trong chiến thắng Asean
Cup 2007. Tuy nhiên đối với quân nhà, cái khó là các cầu thủ bạn không còn gì
để mất, họ sẵn sàng đá hết mình để hy vọng có thể thắng và về nước trong danh
dự.
Có lẽ vì phải đá thật thận trọng, đội Úc ra quân có vẻ không thoải mái lắm! Suốt hiệp một các cầu thủ Iraq giữ banh trong chân nhiều hơn (56-44%) và có nhiều pha gây khó dễ cho thủ thành Mark Schwarzer. Ngược lại ở phút 34, sau khi kết hợp ăn ý với đồng đội Matt Mckay, tiền vệ Tommy Oar tạt banh từ bên cánh trái vào khu trung lộ, thủ môn Noor Sabri của Iraq cản phá để rớt banh và tiền đạo Tim Cahill ngã người móc chân nhưng banh... ra ngoài trong gang tấc!
Có lẽ vì phải đá thật thận trọng, đội Úc ra quân có vẻ không thoải mái lắm! Suốt hiệp một các cầu thủ Iraq giữ banh trong chân nhiều hơn (56-44%) và có nhiều pha gây khó dễ cho thủ thành Mark Schwarzer. Ngược lại ở phút 34, sau khi kết hợp ăn ý với đồng đội Matt Mckay, tiền vệ Tommy Oar tạt banh từ bên cánh trái vào khu trung lộ, thủ môn Noor Sabri của Iraq cản phá để rớt banh và tiền đạo Tim Cahill ngã người móc chân nhưng banh... ra ngoài trong gang tấc!
Sang hiệp 2, các cầu thủ Úc
tăng nhanh nhịp độ tranh banh, chuyền banh. Họ khống chế khu trung tuyến nhiều
hơn nhưng lần nào dẫn banh gần đến vùng "cấm địa" cũng đá vào...chân đối phương! Đến phút thứ 63, cầu
thủ Tom Rogic vào thay Brett Holman và chỉ trong vài phút, với lối đi banh lắt
léo anh đã kéo dãn 2 hậu vệ và sút banh hướng về khung thành bạn 3 lần. Ở phút
thứ 65, tiền đạo Robbie Kruse sút tung lưới ở cự ly 35 mét nhưng trọng tài
không công nhận bàn thắng vì đã thổi phạt trung vệ Sasa Ognenovski. Sau đó giám
đốc huấn luyện (manager) Holger Osieck lần lượt cho thay người: Josh Kennedy,
Archie Thompson thế hai tiền đạo Tim Cahill và Kruse. Sự thay đổi này cho thấy
hiệu quả ngay lập tức, hai cầu thủ dày dạn kinh nghiệm đã khuấy động và tạo ra
nhiều lổ hổng trong hàng phòng ngự đối phương. Ở phút 83, tiền vệ Bresciano
châm trái banh như... để và Kennedy nhảy lên đội đầu, banh bay vào góc phải
khung thành trong khi thủ môn Sabri hơi chựng người vì bị tréo giò!

... cú "đội đầu" đáng giá bạc tỷ .. "đô la VN" của cầu thủ Kennedy !
Lúc đó bất kể bị ướt sủng vì
nước mưa, khán giả Úc đã reo hò và ôm chầm nhau sung sướng. Iraq cố gắng mở vài
đợt tấn công muộn màng nhưng đành thất vọng qua sự phòng thủ kín kẻ của đội
quân nhà. Cuối cùng tiếng còi tan trận đã mở đầu cho điệp khúc rộn ràng trong
tim của hơn 80 ngàn khán giả trong cầu trường!

... không phải chỉ socceroos, mà cả nước Úc cũng ăn mừng... thắng lớn!
Nhận xét sau các trận đấu
Nhật - Úc:
Đây là cặp ''kỳ phùng địch thủ" (rivalry) có
nhiều duyên nợ với nhau nên mỗi lần ra trận đều quyết định sống mái (giống như
Hòa Lan - Đức, Hòa Lan - Á Căn Đình, Ba Tây - Á Căn Đình ở khu vực Nam
Mỹ). Úc từng hạ Nhật 3-1 trong vòng 1 World Cup 2006: sau khi bị dẫn trước 1-0,
đến phút 83 nhờ tiền vệ Tim Cahill san bằng tỉ số rồi ghi thêm 1 bàn ở phút 87,
cuối cùng tiền đạo John Aloisi ghi bàn thắng quyết định ở phút 90+1. Trong trận
tứ kết của giải Asean Cup 2007, Úc đã huề với Nhật 1-1 rồi thua 4-3 khi sút
phạt 5 trái luân lưu, và thua 1-0 (ở phút 109 khi đá thêm giờ) trong trận chung
kết năm 2011. Thành ra đôi bên đều biết điểm mạnh, yếu, chiến thuật và chiến
lược của đối phương.
So với 11 năm trước (khi
"co-host" với Nam Hàn tổ
chức giải World Cup 2002), Nhật đã có tiến bộ vượt bực. Trong giải WC
2010, họ từng đá ngang ngữa với Hòa Lan (chỉ thua 1-0), thắng Cameroon 1-0 và
Denmark 3-1 để lọt vào vòng 2. Hiện tại chiến thuật của Nhật (cả nam lẫn nữ) là
dựa vào kỹ thuật của dàn tiền vệ, đưa banh nhuyển để nắm vững khu vực giữa sân,
từ đó họ sẽ phát ra những đợt tấn công liên tục trước khung thành bạn. Chính
điểm mạnh này đã làm các cầu thủ Úc lóng ngóng, có khi tạo nên những lỗi lầm
ngớ ngẩn, đưa banh cho "địch" thay vì cho đồng đội như đang chơi một
"cung đàn lạc điệu"!
Úc – Jordan
Úc – Jordan
Trong trận này yếu tố đá trên
sân nhà rất quan trọng. Nước Úc từng chiếm giải quán quân trong các bộ môn như:
bơi lội, quần vợt, cricket, banh "cà
na" (có hình bầu dục)... và có tinh thần thể thao rất cao. Thành ra
trong một ngày đẹp trời và trước hơn 40 ngàn khán giả cổ võ nhiệt tình, đoàn
quân với màu áo vàng - xanh lá cây đã hạ gục đối thủ dễ dàng. Hơn nữa, có lẽ
yếu tố tinh thần (vì bị khớp cơ) đã khiến đấu pháp của đội banh bạn bị tan rã
và suy sụp nhanh chóng ?!
Úc - Iraq
Trong quá khứ, Iraq từng vô
địch giải Asean Cup 2007 và là đối thủ "nặng ký" khiến đội tuyển Úc đau đầu không ít mỗi lần đôi bên
đụng độ.
Đây là trận đấu quyết định
sống còn (đối với Úc) và gỡ danh dự (cho Iraq) nên các cầu thủ bạn quyết tâm mở
tỉ số. Trong hiệp đầu, một phần do dàn tiền vệ của Iraq đá khá gắn bó trong khi
quân nhà phải chơi dè dặt nên có khi "phe
ta" bị lấn sân. Tuy nhiên sau khi vô hiệu hóa các đợt tấn công của đối
thủ, Úc dần ổn định và lấy lại thế quân bình để gây sức ép trên sân đối phương.
Trong hiệp 2, quyết định thay
người của đôi bên đã ảnh hưởng đến kết quả chung cuộc. Từ lúc Iraq rút tiền vệ
số 11 Humam Tareq Faraj ra thì những đường chuyền banh ở khu trung tuyến có vẻ
rời rạc hơn. Ngược lại, nhận thấy hai tiền đạo Tim Cahill, Robbie Kruse và tiền
vệ Brett Holman không thể làm gì hơn (ngoài việc dẫn banh gần xâm nhập vùng cấm
địa rồi mất banh), giám đốc huấn luyện Osieck đã lần lượt tung ra các "con bài chủ" Rogic, Kennedy và
Thompson để khuấy động và tìm sơ hở của đối phương. Đây là quyết định rất sáng
suốt của người cầm quân có bản lĩnh, biết tùy cơ ứng biến và can đảm vì Tim
Cahill là tay săn bàn nổi tiếng (dù anh này có vẻ không hài lòng và vùng vằng
khi bị rút ra khỏi sân).
Ngoài ra, tiền vệ Mark Bresciano rất xuất sắc trong vai trò "người kiến tạo" (play maker), trong suốt trận đấu anh đã lên yểm trợ cho hàng công và về thủ nhịp nhàng. Trước đây, anh đã ghi bàn khi Úc tranh vòng loại lượt về ở Sydney, giúp đội tuyển thủ huề 1-1 rồi thắng Uruquay 4-2 sau khi đá phạt luân lưu để dự World Cup 2006. Trong trận Úc gặp Croatia ở giải WC, anh đã chuyền banh cho tiền đạo Harry Kewell ghi bàn gỡ huề 2-2 để đưa Úc vào vòng 2. Khi Úc gặp Jordan ngày 11/06, chính anh đã mở tỉ số trong trận thắng hủy diệt 4-0. Đêm nay ở Sydney một lần nữa, với đường banh nhẹ nhàng nhưng kiến hiệu, Bresciano đã giúp Kennedy đem vinh quang về cho toàn đội.
Ngoài ra, tiền vệ Mark Bresciano rất xuất sắc trong vai trò "người kiến tạo" (play maker), trong suốt trận đấu anh đã lên yểm trợ cho hàng công và về thủ nhịp nhàng. Trước đây, anh đã ghi bàn khi Úc tranh vòng loại lượt về ở Sydney, giúp đội tuyển thủ huề 1-1 rồi thắng Uruquay 4-2 sau khi đá phạt luân lưu để dự World Cup 2006. Trong trận Úc gặp Croatia ở giải WC, anh đã chuyền banh cho tiền đạo Harry Kewell ghi bàn gỡ huề 2-2 để đưa Úc vào vòng 2. Khi Úc gặp Jordan ngày 11/06, chính anh đã mở tỉ số trong trận thắng hủy diệt 4-0. Đêm nay ở Sydney một lần nữa, với đường banh nhẹ nhàng nhưng kiến hiệu, Bresciano đã giúp Kennedy đem vinh quang về cho toàn đội.
Chuyện bên lề
Sơ nét về đội cầu "Socceroos"
Qua mấy trận banh tranh vòng
loại vừa xảy ra, có lẽ mọi người thắc mắc không biết tại sao anh chàng Úc
"thòi lòi" lại có dính dáng
đến các đội banh ở khu vực Á châu ?! Theo lịch sử túc cầu (bóng tròn) của
Úc thì họ chỉ 3 lần được lọt vào vòng chung kết World Cup trong những năm:
1974, 2006 và 2010. Sở dĩ có đóng góp "khiêm
tốn" như vậy vì trước năm 2006, đội banh nhà đã trãi qua định mệnh
nghiệt ngã. Khoảng thời gian đó họ thuộc về khu vực "Đại dương châu" (Oceania) và hầu như một mình một chợ, thường
chiếm giải quán quân dù có người bạn láng giềng Tân Tây Lan (New Zealand) lợi
hại không kém. Trong các mùa tranh giải, có khi họ từng cho các cầu thủ
bạn...bưng rỗ đựng trứng gà với tỉ số quá đậm: American Samoa (33-0), Tonga
(22-0), Guam (9-0), Chinese Taipei (8-0)!
Theo quy định của FIFA, vô
địch của khu vực Đại dương châu chỉ có nửa vé, nếu muốn vào vòng chung kết WC
họ phải tranh vé "vớt" (cả
hai lượt đi và về) với một nước đứng hạng 5 ở các khu vực khác. Sau đây là
những lần đụng độ "nảy lửa"
và... thua của Úc với các đội banh bạn: Bắc Hàn (North Korea) năm 1966, Do Thái
(Israel) 1970, Tô Cách Lan (Scotland) 1986, Á Căn Đình (Argentina) 1994, Iran
năm 1988, Điểu Hà (Uruguay) 2002, trong đó có 2 kỷ niệm khó quên dưới đây:
Năm 1988: đá với Iran - lượt
đi đá ở sân khách huề 1-1. Lượt về ở sân nhà trong hiệp 1 đã dẫn trước 2-0, vậy
mà vì khinh địch (hay sơ hở) nên trong hiệp 2 để một tiền vệ của đội bạn ghi
liên tiếp 2 bàn gỡ huề trong vòng 5 phút, kết quả chung cuộc dù tính cả lượt đi
và về đôi bên huề nhau 3-3 nhưng Iran thắng nhờ "away goal"! Lần đó bà con Úc muốn...trào máu vì thua tức tưởi
và đến bây giờ vẫn còn nhớ hoài nỗi đau này!
Năm 2002: đá với Điểu Hà
(Uruguay) - nói đến xứ sở có làng banh nổi tiếng này (2 lần vô địch World Cup
1930, 1950 dù dân số chỉ có khoảng hơn 3 triệu), người ta không quên những
"mánh lới" có vẻ hơi... phi thể thao của họ. Tới lượt đá bên sân khách
thì ngay lúc vừa ra phi trường để lên xe bus, các cầu thủ Úc đã được dàn
chào...khủng khiếp bởi dân bản xứ. Họ đã phun nước miếng lên kiếng xe, đưa tay
làm dấu chửi bới tục tằn với những lời nguyền rũa, trù ẻo Úc sẽ thua không còn
manh giáp. Khi ở khách sạn thì mấy thằng em phải trãi qua vài đêm...không ngủ
vì người ta đập bồn đập bát, kèn trống inh ỏi...để cầu thủ đối phương suy sụp
tinh thần. Kết quả lượt đi đá ở sân nhà, Úc thắng 1-0 và lượt về thua Uruguay
0-3 ở sân khách.
Ngoài ra, để "qualify" cho giải World Cup 2006, Úc lại đụng "cựu thù" Điểu Hà năm 2005 - lượt đi thua 1-0. Lượt về đá ở Sydney (vào tháng 11) Úc thắng 1-0 nhờ công của tiền vệ Mark Bresciano, sau khi đá thêm giờ đôi bên vẫn huề nhau 1-1 (tính cả lượt đi và về) nên phải sút 5 trái phạt luân lưu. Kết quả Úc thắng 4-2 và vào vòng chung kết WC 2006 ở Germany sau 32 năm chờ đợi khao khát! (Trong giải WC này, Úc được đánh giá có hạng thấp thứ nhì trong các đội, tuy trước đó thứ hạng của họ tăng đáng kể sau các trận banh giao hữu: thắng Lichtenstein 3-1, huề Hòa Lan 1-1, hạ "Đương kiêm vô địch Euro 2004" Hy Lạp 1-0)
Từ đầu năm 2005, Liên bang bóng đá Úc xin gia nhập vào khối Á châu để nâng cao trình độ túc cầu bản xứ (có dịp "cọ sát" thường xuyên với các đội banh khó chơi như Nhật, Nam Hàn...) và giúp đội tuyển quốc gia có cơ hội công bằng hơn để "qualify" cho các giải World Cup. Ngoài ra, các đội banh nội địa Úc (A-League) cũng có điều kiện để tham dự AFC Champions League (cúp các đội banh vô địch Á châu). Úc chính thức được FIFA chấp thuận thuộc về khu vực Á châu từ ngày 1/06/2006, nhưng vẫn phải tranh vé vớt với Uruguay để vào vòng chung kết WC 2006.
Ngoài ra, để "qualify" cho giải World Cup 2006, Úc lại đụng "cựu thù" Điểu Hà năm 2005 - lượt đi thua 1-0. Lượt về đá ở Sydney (vào tháng 11) Úc thắng 1-0 nhờ công của tiền vệ Mark Bresciano, sau khi đá thêm giờ đôi bên vẫn huề nhau 1-1 (tính cả lượt đi và về) nên phải sút 5 trái phạt luân lưu. Kết quả Úc thắng 4-2 và vào vòng chung kết WC 2006 ở Germany sau 32 năm chờ đợi khao khát! (Trong giải WC này, Úc được đánh giá có hạng thấp thứ nhì trong các đội, tuy trước đó thứ hạng của họ tăng đáng kể sau các trận banh giao hữu: thắng Lichtenstein 3-1, huề Hòa Lan 1-1, hạ "Đương kiêm vô địch Euro 2004" Hy Lạp 1-0)
Từ đầu năm 2005, Liên bang bóng đá Úc xin gia nhập vào khối Á châu để nâng cao trình độ túc cầu bản xứ (có dịp "cọ sát" thường xuyên với các đội banh khó chơi như Nhật, Nam Hàn...) và giúp đội tuyển quốc gia có cơ hội công bằng hơn để "qualify" cho các giải World Cup. Ngoài ra, các đội banh nội địa Úc (A-League) cũng có điều kiện để tham dự AFC Champions League (cúp các đội banh vô địch Á châu). Úc chính thức được FIFA chấp thuận thuộc về khu vực Á châu từ ngày 1/06/2006, nhưng vẫn phải tranh vé vớt với Uruguay để vào vòng chung kết WC 2006.
Với hào quang lọt vào vòng 2
World Cup 2006 (từng hạ gục Nhật với tỉ số 3-1, huề với Croatia 2-2 và chỉ thua
Ba Tây 2-0 ở vòng loại), lúc đầu các cầu thủ Úc tưởng dễ ăn khi tranh
giải Asean Cup. Ai ngờ khi đụng độ các đội banh bạn họ mới biết...mùi
khói lửa! Dưới đây là thành tích của Úc:
Năm 2007: thua Nhật trong trận
tứ kết sau khi huề 1-1 và sút phạt 5 trái luân lưu.
Năm 2011: thua Nhật trong trận chung kết với tỉ số 1-0 sau khi đá thêm giờ.
Năm 2011: thua Nhật trong trận chung kết với tỉ số 1-0 sau khi đá thêm giờ.
Trang phục chính
Đội tuyển Úc thường ra quân
với quần áo có màu xanh lá cây và vàng đậm (green and gold). Đây là sắc phục
dùng chung cho các bộ môn thể thao của họ với ý nghĩa: green (tượng trưng cho
sinh lực, sức mạnh của tuổi trẻ) và gold (cho vinh quang, chiến thắng).
Tên đội tuyển quốc gia
"Socceroos" là tên được ghép từ hai chữ "soccer" và "kangaroo". Ngoài đội tuyển quốc
gia, Úc còn đội banh trẻ "Olyroos"
để tranh tài trong Olympic.
Hỡi Thần May Mắn, người có mặt hay không?
Khi theo dõi các trận banh,
người ta thấy các cầu thủ trước khi ra sân thường cúi xuống chạm tay lên sân cỏ
rồi làm dấu cầu nguyện để được may mắn. Thật vậy, qua biết bao nhiêu lần, ngoài
các yếu tố đá hay và thể lực tốt, có lúc (hình như) sự may mắn cũng quyết định
phần nào số phận của một số đội banh (chẳng hạn như sút banh đụng cột dọc hay
chạm xà ngang khung thành rồi... văng ra ngoài..!). Trong trận Úc gặp Nhật ngày
4/06/2013, 2 trái banh trong tỉ số 1-1 đều nhờ... ăn may! Chính những diễn biến
bất ngờ này đã làm cho các tay cá độ (ở quê nhà) "cháy túi" và có khi... chửi tục (theo kiểu nhân vật Vi Tiểu Bảo
trong tiểu thuyết kiếm hiệp "Lộc
Đỉnh Ký" của nhà văn Kim Dung): "Con
bà nó... mình bắt Nhựt ăn 1-0 ai dè trái banh của "thằng" Úc đá lại
trúng chân hậu vệ để lọt dzô lưới thiệt... lãng nhách!"
Sydney, 19/06/2013
Trương Đức
Hoàng