Diệp Hoàng Mai - TÊN RỪNG TRONG HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM - HỘI ĐỒNG RỪNG HƯỚNG ĐẠO BIÊN HÒA
TÊN RỪNG TRONG HƯỚNG ĐẠO VIỆT NAM
Ý nghĩa việc đặt tên rừng
Tên rừng là tên gọi đặt biệt, dành riêng cho huynh trưởng và tráng sinh của Hướng đạo Việt Nam. Sau khi trãi qua những thử thách của trò chơi đặt tên rừng, người tham gia sẽ được Hội đồng Rừng duyệt xét để chọn đặt tên rừng. Đây là một tập tục tốt đẹp, đã có từ năm 1930 của Hướng Đạo Việt Nam.
Tên rừng bao gồm tên một con vật sống trong rừng, có ngoại hình tương tự người được đặt tên rừng. Đi kèm theo sau là tính từ thể hiện đúng với đặc tính cá nhân, hoặc đôi khi trái ngược với đặc tính cá nhân của HĐS được đặt tên rừng.
Ý nghĩ có tên rừng có nghĩa là có Bằng Rừng, hay Huy Hiệu Rừng là sai. Bằng Rừng chỉ dành riêng cho huynh trưởng, nhưng phải trải qua một khóa huấn luyện đặc biệt khác.
Nguồn gốc và mục đích
Huân tước Robert Baden-Powell, người sáng lập ra phong trào Hướng Đạo thế giới, đã nhận thấy được những điều hay qua các tập tục của dân bản xứ châu Mỹ trong các nghi lễ đặt tên rừng. Ông liền áp dụng vào trong phong trào Hướng Đạo của mình, bằng một trò chơi sáng tạo chứ không sao chép hoàn toàn tập tục đó. Việc đặt tên rừng xa xưa của người bản xứ châu Mỹ ỡ mỗi nơi mỗi khác. Có những bộ lạc đưa ra những thử thách rất cam go, có khi người tham gia thử thách bị thiệt mạng. Cũng có những bộ lạc mang nặng tính chất dị đoan, tà giáo và đem con người làm vật tế thần.
Dựa theo tập tục của những bộ lạc đó, cũng có những đơn vị Hướng Đạo đưa các đoàn sinh của mình ra để thử lửa, phóng phi tiêu ... hoặc làm những việc quái dị và nguy hiểm. Điều này hoàn toàn sai lạc về ý nghĩa, mục đích của trò chơi đặt tên rừng trong Hướng Đạo Việt Nam. Bởi trò chơi Hướng đạo phải là trò chơi mang tính giáo dục, không thể nào là trò chơi nguy hiểm cho người chơi. Vì vậy, khi tổ chức đặt tên rừng cho thú mới, Hội đồng Rừng của các đơn vị Hướng Đạo luôn luôn có kế hoạch chu đáo, phân chia trách nhiệm thật rõ ràng. Tất cả nhằm bảo vệ an toàn sức khỏe và tính mạng cho người chơi.
Hội đồng Rừng và bí mật của việc đặt tên rừng
Hội đồng Rừng của một đơn vị phải có ít nhất là ba thú đã nhập rừng. Đứng đầu Hội đồng Rừng có Chúa Sơn Lâm, là người có thâm niên rừng cao nhất và có uy quyền nhất. Sau đó có các thú dẫn đường, là những thú có nhiều kinh nghiệm, thông thạo đường đi nước bước, giúp việc đắc lực cho Chúa Sơn Lâm.
Trò chơi được lên kế hoạch tỉ mỉ, nhiệm vụ được phân chia rõ ràng. Trò chơi được qui định nhiều thử thách, thường thì rất táo bạo và đầy lý thú. Hội đồng Rừng giữ bí mật địa điểm, nội dung lẫn chi tiết trò chơi, cốt để người tham gia trò chơi bị bất ngờ mà bộc lộ hết tính cách của họ.
Trước năm 1975, việc đặt tên rừng cho thú mới nhập rừng do Hội đồng Rừng của đơn vị quyết định. Những huynh trưởng hay tráng sinh được đặt tên rừng, không biết trước lúc nào mình được tham gia trò chơi đầy ý nghĩa này. Thông thường vào những kỳ trại lớn, Hội đồng Rừng sẽ tổ chức trò chơi vào lúc nửa đêm, sau khi bế mạc lửa trại, và các trại sinh đã say ngủ. Hiện nay muốn có tên rừng, người chơi phải gửi đơn cho thủ lĩnh của đơn vị, bày tỏ sự tự nguyện tham gia vào cuộc chơi đầy thử thách và ngoạn mục của rừng.
Để bảo đảm bí mật của rừng, chỉ có Hội đồng Rừng, các thú dẫn đường và thú mới nhập rừng mới được phép tham gia trò chơi. Những HĐS chưa có tên rừng, không một ai được đến dự. Sau cuộc thử thách, Hội đồng Rừng sẽ quyết định chọn tên rừng cho những thú mới. Thú rừng mới sẽ đặt tay trước đống lửa, hứa sẽ giữ kín tất cả "bí mật" của rừng trước Chúa Sơn Lâm và Hội đồng Rừng. Thế là tên rừng mới được công bố, danh sách thú rừng mới sẽ được gởi đến chủ tịch Hội đồng Rừng. Bí mật của rừng, là một kỹ niệm thiêng liêng theo suốt cuộc đời của mỗi HĐS.
Sử dụng tên rừng
Tên rừng được gọi một cách thân mật trong các cuộc gặp gỡ tại các kỳ trại họp bạn, sinh hoạt hội họp, trên các diễn đàn tư tưởng, báo chí, văn nghệ, và còn là một điều thú vị khi ký tên vào sổ lưu niệm, khăn quàng của các HĐS. Những nét vẽ cách điệu hình dáng con thú “linh vật “, mang theo tính từ chỉ tính cách của riêng mình khi ký tặng, đó là niềm hạnh phúc nhân đôi của người ký tên rừng.
( Trích tư liệu Hướng Đạo)
Sáo Lý Luận – Diệp Hoàng Mai
HỘI ĐỒNG RỪNG HƯỚNG ĐẠO BIÊN HÒA
STT |
HỌ |
TÊN |
TÊN RỪNG |
01 |
Nguyễn Văn |
Thuyết |
Gấu Hì |
02 |
Trần Văn |
Sỹ |
Bò Vô Tư |
03 |
Nguyễn Ngọc |
Sang |
Cò Kín Đáo |
04 |
Đoàn Chấn |
Hưng |
Đại Thử Thành Thật |
05 |
Trần Bá |
Khanh |
Gà Nóng Tính |
06 |
Trần Trọng |
Tính |
Gấu Đơn Độc |
07 |
Lê Cảnh |
Từ |
Gấu Tận Tâm |
08 |
Đỗ Quốc |
Tuyến |
Gấu Vui Tươi |
09 |
Lê Thị Kim |
Hương |
Hoàng Oanh Trầm Tư |
10 |
Phạm Thanh |
Quan |
Hươu Lưng Lửng |
11 |
Hồ Ngọc |
Khanh |
Mèo Rừng Bướng Bỉnh |
12 |
Trần Văn |
Thuận |
Mèo Vui Vẻ |
13 |
Hồ Văn |
Lưu |
Nai Đảm Đang |
14 |
Nguyễn Thị |
Thanh |
Nai Nhanh Nhẹn |
15 |
Đặng Vũ |
Giang |
Nhím Cần Cù |
16 |
Pham Thị |
Hạnh |
Sáo Hay Hót |
17 |
Diệp Hoàng |
Mai |
Sáo Lý Luận |
18 |
Lê Phong |
Quan |
Sóc Điềm Đạm |
19 |
Trần Quang |
Ngọc |
Sói Hùng Lang |
20 |
Nguyễn Văn |
Tất |
Thiên Mã Từ Tốn |
21 |
Phạm Thị |
Hoa |
Thiên Nga Hay Hờn |
22 |
Bùi Thị |
Lợi |
Thiên Nga Siêng Năng |
23 |
Lưu Trọng |
Việt |
Trâu Cần Cù |
24 |
Nguyễn Tường |
Linh |
Trâu Từ Ái |
25 |
Mai Quan |
Vinh |
Voi Trầm Tĩnh |