NHỮNG CHIỀU MƯA NGÀY ẤY
Từ rất nhiều năm nay cứ hễ trời mưa là tôi nhớ. Nhớ quay quắt, nhớ khôn cùng ngôi trường nơi vùng rừng núi ấy. Ngôi trường bằng tranh tre vách lá chông chênh giữa nương rẫy, núi non trùng điệp. Không xa thành phố là mấy nhưng các thầy, cô giáo bị điều lên đây dạy là coi như thành “Rô Bin Sơn”. Tôi nhớ hoài cái năm lũ lụt ấy. Lũ lụt hoành hành sáu xã miền đồng bằng, còn duy nhất cái xã đầu nguồn đèo heo hút gió trên vùng kinh tế mới là không bị lụt nhưng chúng tôi bị cô lập tại đó, không có đường về nhà để xin tiền, xin gạo ba mẹ. Mưa rùng rùng hết cơn nầy đến cơn khác. Thác đổ ầm ầm xuống dòng sông thành lũ cuồn cuộn đổ xuống đồng bằng phá hoại mùa màng cây cối. Mưa phong tỏa chúng tôi trong căn nhà tập thể bé như tổ chim. Mỗi đứa ngồi một kiểu trên những chiếc giường cá nhân bằng tre.
Hải Hà che miệng ngáp và lè nhè bằng cái giọng cảm cúm:
- Chiều nay mình ăn cái gì hả tụi bây?
- Thì cũng bắp với muối vừng chứ có gì hơn nữa đâu
Tôi nhìn cái dáng gầy như mèo ốm của Hải Hà và nói với Quyên:
- Chiều
nay tới phiên mầy nấu cơm phải không. Còn ít gạo nấu cháo cho Hải Hà,
còn tụi mình thì nhậu bắp chiên. Tụi bây ăn bắp chiên lần nào chưa?
Tôi là giáo viên dạy văn nên nói khá lưu loát và diễn cảm. Tôi dạy Quyên làm món bắp chiên bằng một trình tự thật chặt chẽ khiến con bé cứ há hốc mồm ra nghe. Nó phát biểu:
- Mày nói hay dễ sợ, hèn gì làm hiệu phó chuyên môn. Nghe thì hay quá mà chắc tao làm không làm được đâu vì từ bé đến giờ tao chưa ăn món đó.
- Chứ mầy chưa ăn cơm chiên à?
- Ăn rồi
- Thế
thì như vậy đó, làm đi.
Ái Khanh hất mái tóc ra đàng sau. Mái tóc chảy dài xuống lưng tuyệt đẹp. Giọng Huế của Aí Khanh lúc nào cũng quyến rũ:
- Thôi chiều ni để tau làm món bắp chiên cho. Ngày mai tới phiên tau thì mi làm Quyên hí?...
Quyên le lưỡi:
- Ngà̀y mai lại chiên bắp chứ gì̀?
Tôi an ủ̉i:
- Không đâu ngày mai trời thôi mưa, anh Tuyên sẽ cho tụ̣i mình măng và̀ cá.
- Liệu ngà̀y mai trời hế́t mưa chưa Thụ̣y hỉ́?
Tôi nhìn ra ngoài trời mị̣t mùng mưa gió́ chẳng biết phải trả̉ lời thế nà̀o?
- Có́ khi nào mì̀nh bị̣ kẹ̣t ở đây suốt thá́ng không hở Thụ̣y?
- Là̀m gì̀ có,́ lụ̣t cao lắ́m là̀ mộ̣t tuầ̀n. Mưa mãi rồ̀i cũng phả̉i tạ̣nh chứ.
Cả mấy đứa cùng giật mình khi mộ̣t cá́i đầu trù̀m kín á́o mưa thò̀ và̀o.
- Các cô ơi ,cho tôi vào với .
Tôi mở cửa cho cá́i đống lù̀ lù̀ ấy và̀o nhà̀. Vừa cởi áo mưa, ba lô anh chà̀ng vừa nó́i một cá́ch hó́m hỉ̉nh:
- Xin ra mắt tấ́t cả̉ cá́c bạ̣n. Tôi là̀ Quân vừa được chuyể̉n ngành. Tôi xin trì̀nh quyết định.
Hả̉i Hà̀ tung chăn ngồ̀i dậy. Áí Khanh lò̀ dò̀ từ sau bế́p đi lên, trên gương mặ̣t tuyệt đẹp củ̉a cô nàng có́ mộ̣t vệ̣t nhọ̣ nồ̀i đen thui trông thật ngộ nghĩnh. Quân nhìn Áí Khanh rồi cúi gậ̣p người chào:
- Chà̀o cô Tá́o ạ̣.
Mắt Ái Khanh đã to cà̀ng thêm to vì̀ chứa đầ̀y những dấu hỏi. Chú́ng tôi cố nín cười mà̀ không được. Tôi ké́o ghế ra.
- Mời anh ngồi. Lụt to thế́ anh đi bằ̀ng gì̀ lên đây vậ̣y?
Miệng nói cò̀n tay thì tôi đẩ̉y Áí Khanh xuống bếp. Quân hạ̣ liếp cửa sổ xuống, giọng Quảng Trị̣ nằ̀ng nặ̣ng của anh giữa chiề̀u mưa lạnh lẽ̃o bỗng trở nên ấ́m á́p:
- Tôi về huyệ̣n mấy hôm rày. Chiều nay mới về tới nhiệm sở. Ban giám hiệu có ở đây không cô?
- Mấy hôm rà̀y mưa lũ họ̣c trò̀ nghỉ̉ họ̣c. Thầ̀y Hiệu trưởng đi họ̣p ở huyệ̣n chưa về̀ chắc là kẹt nước lụ̣t. Nghe nói dưới huyện nước dâng cao lắm hở anh?
- Đường lên đây có đoạ̣n bị̣ lụ̣t có́ đoạ̣n không. Tôi đi theo đoà̀n cứu trợ lên đây.
Quyên chỉ tôi:
- Nó là̀ hiệụ phó́ chuyên môn đó́ anh. Anh có thể̉ trì̀nh quyết đị̣nh cho nó.́
Anh lại hóm hỉnh:
- Chào nó.
Tôi lúng túng đứng dậy:
- Xin lỗi anh, tôi là Thụy. Nhỏ nầy là Hạ Quyên. Kia là Hải Hà. Nhỏ táo hồi nảy là Ái Khanh.
- Tôi là Quân. Tôi có thể trình quyết định ngay bây giờ chứ?
- Không anh ạ! Bây giờ tối rồi. Hôm nay anh nghỉ tạm ở phòng anh Tuyên. Anh Tuyên là hiệu phó lao động. Anh đi vào xóm chắc cũng sắp về rồi.
Tôi đưa tay nhấc ba lô. Anh giành lại:
- Thụy bê không nổi đâu. Đây là quà ra mắt của tôi. Mấy ngày ở dưới huyện phụ bà con chạy lụt được tặng ngần này thứ. Cho tôi góp vào bếp ăn.
Anh bày ra đủ thứ mì gói, sữa, đường, gạo và một chồng sách báo.
Một lát sau anh Tuyên về mang theo một miếng thịt nai to và nói phụ huynh tặng các thầy cô giáo.
Bốn đứa con gái bên này rộn ràng làm bếp. Bên kia vang vang giọng nói hóm hỉnh của Quân. Ái Khanh ghé tai tôi nói nhỏ:
- Anh chàng nói chuyện có duyên mi hí?
- Gọi mi bằng cô táo mà cũng khen à?
- Vẫn thấy có duyên khi bị gọi là cô táo.
- Yên chí, lát nữa tao sẽ nói với hắn là người đẹp khen hắn.
Bữa cơm tối trong không khí lạnh lẽo của đêm mưa bão bỗng ấm áp và vui vẻ hẳn lên nhờ giọng nói của anh. Cơm nước xong tôi và Quyên đang lúi húi rửa bát thì nghe tiếng guitar bập bùng và giọng hát tuyệt vời cất lên “Tháng sáu trời mưa, trời mưa không ngớt. Trời không mưa anh cũng lạy trời mưa. Anh lạy trời mưa phong tỏa đường về. Và đêm ơi xin cứ dài vô tận”. Đêm đã khuya lắm rồi, mưa thôi cuồng nộ mà thì thầm như tiếng ru. Anh vẫn ôm đàn và hát liên miên hết bài này sang bài khác. Rồi anh đàn cho tôi hát. Anh khen tôi có giọng hát lạ, ngày còn học Sư phạm bạn bè vẫn khen tôi hát hay, chưa ai nói hát lạ bao giờ. Hai giọng hát lạ hòa vào nhau giữa đêm mưa làm ngọn lửa nhỏ sưởi ấm căn nhà của các thầy cô giáo xa nhà “giòng sông quê anh, giòng sông quê em. Sóng xanh như mắt trẻ. Sao giống nhau đến thế. Tiếng mưa như tiếng tằm ăn …”
Những ngày sau đó anh dạy chúng tôi sửa sang, trồng trọt lại vườn trường, vườn nhà. Bày cho các tiểu thư chế biến các món ăn từ khoai sắn, măng rừng. Anh chỉ cho tôi biết cây Kơnia và bảo “Quả kơnia có hạt rất ngon bùi và béo như bơ. Hôm nào anh sẽ bày cho Thụy cách lấy hạt”. Nhờ anh tôi thấy cuộc sống xa nhà không còn đáng sợ nữa. Anh đi vào rừng và lấy về nhiều loại phong lan. Trước cửa sổ phòng chúng tôi lủng lẳng hai giò lan đang trổ hoa, những đóa hoa mang dáng cò trắng xinh xắn và tỏa hương ngọt ngào. Anh cho biết “Loại lan này hiếm lắm. Tên của nó là Thiên Hạc”. Tôi yêu thương và nâng niu một cành khô khẳng khiu, trên đó có một cái nấm nhỏ màu lam tím nằm đơn côi. Không biết hấp thu chất gì trên cái cành khô đét ấy mà tươi tắn và lấp lánh màu tím lam lam khó quên.
Anh tài ba và tháo vát. Anh bướng bỉnh và gàn dở. Lên lớp không bao giờ có giáo án. Mọi cái thi đua anh đều chịu thua đi. Tôi vẫn nghĩ anh như một bóng mây đến đây trong chốc lát rồi đi. Biết thế mà tôi vẫn yêu anh khôn cùng. Tình yêu của chúng tôi có bóng cây kơnia chứng giám. Thác ngàn hoang sơ và rừng núi chập chùng làm nền cho tình yêu của chúng tôi thêm thơ mộng. Bốn tháng sau ngày mưa lũ ấy chúng tôi cưới nhau. Đám cưới gọn nhẹ và thân tình giữa những bạn bè thân thuộc và gia đình tôi. Anh ôm đàn nhìn tôi đắm đuối. Anh hát và tôi ngập tràn vui trong tiếng hát ấy “Sông nước ấy có khi đầy khi cạn. Nhưng tình tôi chan chứa người ơi”…Bé An Thư ra đời kéo tôi về cuộc sống đời thường nhiều lo toan trắc trở. Cuộc sống tập thể chỉ thích hợp cho tuổi trẻ lãng mạn. Bé con không thể ăn bo bo, khoai sắn, không thể hát tình ca để quên cơn đói. Bé cần sữa cần thuốc và cần mọi nhu cầu tối thiểu. Tôi và Quân chỉ có căn phòng ngập tràn hoa phong lan và tiếng hát mềm lòng người trong khi con tôi cần sữa để sống. Ái Khanh, Hải Hà và Quyên nhín chút tiền lương còm cõi để mua sữa cho bé. Tôi đau ốm liên miên, gầy gò như cò đành phải xin chuyển về thành phố …
Quân không chịu ở nhờ nhà vợ nên anh vẫn dạy trên ấy và một người bạn thân của anh trong đoàn văn công rủ anh bỏ nghề đi làm ca sĩ. Những lần viếng thăm của anh thưa thớt dần. Mẹ con tôi nương náu ở nhà bà ngoại. Tôi nhớ anh và giọng hát tuyệt vời, nhớ tha thiết nương khoai trổ nhũng bông hoa tím ngát cả góc rừng. Anh trở thành ca sĩ nổi tiếng và quên mất vùng rừng núi cùng vợ con thân thiết. Ái Khanh đã xuất cảnh. Quyên và Hải Hà lập gia đình và trở về quê. An Thư vẫn thấy bố hát trên ti vi và thắc mắc “Sao bố không cho Thư lên ti vi”. Anh vẫn hát rất hay nhưng tôi nghe giờ chừng như có chút gì giả tạo trong ấy. Chiếc nấm anh tặng trên cành khô vẫn lam lam tím. Giò lan Thiên Hạc vẫn trổ một đàn chim trắng xoải cánh hướng về trời. Chốn xưa hoang dã của chúng tôi giờ đã hình thành một công trình thủy điện tầm cỡ, chắc chắn trường xưa phải được xây dựng lại cho phù hợp với thị trấn của thủy điện. Rừng xưa chắc cũng bớt dần bóng cây kơnia xinh đep. Tôi hay nhìn mây bay về xây thành ở một góc trời. Góc trời ấy có một vùng kỷ niệm của tôi. Một ngày nào đó tôi sẽ đưa An Thư về thăm nơi chôn nhau cắt rốn của nó. Giữa thị trấn đẹp giàu ngời ngời ánh điện, tôi sẽ chỉ cho con bé thấy bóng cây kơnia và kể cho nó nghe thưở tôi làm cô giáo ở chốn này với trường lớp thô sơ, học trò chân đất nghèo khổ đi học và các thầy cô giáo trẻ xa nhà nước mắt ngắn dài cố bám trường, bám lớp.
Ơi nhớ lắm những chiều mưa bạo liệt của rừng núi miền đông. Con lũ hằng năm bây giờ đã có lòng hồ mênh mông hứng đỡ cho đồng bằng. Tôi bây giờ thướt tha áo dài lên lớp giữa đám học trò áo trắng xinh đẹp, mà sao vẫn nhớ đến nao lòng trường xưa lớp cũ và những bữa cơm ngô khoai đượm nồng tình thân ái. Còn anh –giữa thành phố với rực rỡ ánh đèn anh có nhớ gì không khi hát lại những tình ca mà một thuở hàn vi anh đã gửi lại ở chốn này? Và phải chăng với riêng anh thì rừng xưa đã khép?.Tôi ngu ngơ mãi mãi tin người, yêu đời, mãi mãi nhớ những chiều mưa rừng núi cũ và mãi mãi đợi chờ dù tháng ngày vọng phu vò võ…
HÀ THU THỦY