NGÔ QUYỀN HỘI NGỘ TOÀN THẾ GIỚI kỳ 2
KỶ NIỆM 55 NĂM NGÀY THÀNH LẬP TRƯỜNG
và 10 NĂM THÀNH
LẬP HỘI ÁI HỮU chs NGÔ QUYỀN
(ngày 3 tháng 7, 2011)
Khi tôi đến Nhà Hàng SeaFood
Palace 2, Thành Phố Wessminster, California thì kim đồng hồ chỉ 9 giờ 40. Bên
ngoài vắng lặng mặc dù bảng chào đón đã được treo ngay ngắn qua dòng chữ đậm
nét “NGÔ QUYỀN HỘI NGỘ TOÀN THẾ GIỚI KỲ 2”. Tôi bỡ ngỡ tưởng mình đơn độc. Bước
vào trong thì ngạc nhiên vì có nhiều anh chị đang bận rộn sắp xếp. Các anh còn
áo bỏ ngoài quần, chân dép… các chị thì loay hoay mỗi việc mỗi vẻ riêng.
Trên góc trái sân khấu, anh Lữ Công Tâm đang bàn chuyện với nhân viên kỹ thuật nhà hàng về ánh sáng cho sân khấu chính và sàn nhảy. Cuối cùng, nhân viên đồng ý về chuyện thiết kế ánh sáng 22 màu cho khoảng riêng vừa nói, cứ mỗi 2 phút, màu sẽ chuyển đổi xoay vòng theo kiểu phối hợp tự động 3 màu thành một theo 7 màu chính là Đỏ -Xanh -Vàng -Lục- Cam- Chàm- Tím. Nhờ vậy, trên sân khấu, nếu chúng ta để ý sẽ thấy nhiều màu xoay vòng rất đẹp (hay xem lại trong Video, chắc sẽ nhận ra).
Giữa sân khấu, anh Hữu Hạnh
rà lại âm thanh vì phần nầy rất dễ sai sót. Gần đó, anh Mai Trọng Ngãi chạy đi
chạy lại vì còn quá nhiều việc phải làm cùng anh Tuấn. Sau đó chúng tôi cùng
nhau treo bảng đánh dấu ngày Hội Ngộ Ngô Quyền Thế Giới Kỳ 2 để làm nền cho
việc chụp hình kỷ niệm cho mỗi cá nhân về dự hội. Nhiều chị tất bật trong việc
tiếp tân, sắp xếp mà tôi xin lỗi đã không biết tên. Nhiều tà áo trắng đang tập
dượt để chuẩn bị trình diễn, tạo cảm giác tươi vui và thoải mái.
Rồi lần lượt Thầy Cô và học sinh đến, ghi danh, lấy bảng tên làm không khí ồn ào náo nhiệt hẳn lên. Ở góc bên phải nhà hàng, nhóm các chị phân phối Tuyển Tập Ngô Quyền 2011 vừa có mặt.
Tôi hòa trong không gian tưởng như mỗi giây phút thêm chật chội người và thấm đậm thêm tình Thầy Cô và bè bạn.
Mỗi người dừng lại chụp hình lưu niệm. Chị Hiền tích cực đánh số ghi tên để sau nầy phát hình cho dễ.
Theo chương trình, Đại Hội sẽ
khai mạc đúng 11 giờ 30 trưa, sau phần tiếp tân từ 10 giờ, nhưng vì số người
tham dự đông hơn dự tính và mọi người gặp nhau trò chuyện cho thỏa lòng nhớ
mong nên MC Nguyễn Hữu Hạnh đành phải tuyên bố khai mạc chậm mất hơn 20 phút. Cả hội trường đều dành đôi phút thinh lặng cùng hướng về
trường xưa qua phần phát thanh Bài Ca “Về Lại Trường Xưa Thân Ái” của Trần Kiêu
Bạc, nhịp ¾, điệu Valse dìu dặt gây ngạc nhiên và tạo nhiều cảm xúc đặc biệt.
Đặc biệt hơn là bài ca nầy được ban tổ chức dàn dựng nhịp nhàng, qua sự dẫn nhập
đầy xúc cảm tự đáy lòng với Mai Trọng
Ngãi , Lữ Công Tâm và Nguyễn Hữu Hạnh đã gây được sự nổi bật bất ngờ cho buổi
Lễ, cùng đưa mọi người hồi tưởng lại ngày thành lập trường cách đây 55 năm, nhắc
nhở và tri ân những vị thầy có công sáng lập trường là thầy Hồ văn Tam và Phan
văn Nga; và các thầy Đinh văn Sái, thầy Bùi Quang Huệ, thầy Phạm văn Tiếng là 3 vị thầy đầu tiên.
Các anh Hạnh, Tâm, Ngãi trên sân khấu bỗng dưng đẹp trai lạ lùng và tạo nhiều cảm tình. Giờ khai mạc là thời điểm nghiêm trang nhất. Mọi người đứng im, lắng nghe Quốc Ca Hoa Kỳ và Việt Nam Cộng Hòa với sự trình diễn đơn ca tuyệt vời của em Đan Vy trong chiếc áo dài màu hồng rất dễ thương. Trong giây phút mặc niệm để tưởng nhớ đến quý Thầy Cô và các Cựu học sinh NQ đã vĩnh viễn ra đi, Anh Lữ Công Tâm, qua giọng nói trầm buồn đã chỉ 3 chiếc ghế bỏ trống (hôm nay và mãi mãi…) để tưởng nhớ 3 người bạn là Cựu học Sinh Ngô Quyền đã vừa vĩnh viễn rời xa bạn bè ngay sau khi ghi danh về tham dự Đại Hội. Đó là hai chị Võ thị Đăng (ChsNQ khóa 1), chị Nguyễn Phi Hồng (ChsNQ khóa 4), anh Lê Khắc Nam (ChsNQ khóa 6). Đâu đó có những giọt nước mắt tiếc thương và những chiếc khăn che nỗi buồn khó tả.
Tiếp theo là màn Hợp Ca “Ngô Quyền, Bài ca Hội Ngộ” với sự đệm đàn guitare của tác giả là bác sĩ kiêm nhạc sĩ Huỳnh Quan Minh và rể NQ là anh Võ Đình cùng với giọng ngâm của Cô Minh Nguyệt và tiếng hát của các Cựu Học Sinh Nam Bắc Cali, gây thêm phấn khích và tạo nhiều cảm tình cho Đại Hội. Xin cảm ơn Ban Hợp Ca không những đã bỏ công tập luyện nhiều tuần mà còn mang đến cho Đại Hội những tà áo trắng dễ thương khó tìm được trong hoàn cảnh bây giờ.
Phần chào mừng tặng hoa và tri ân Thầy Cô là phần gây xúc động nhất! Quý Thầy Cô lần lượt tiến lên trước sân khấu, ngồi ngay ngắn, miệng cười tươi trong khi các học trò cũ dâng những bó hoa tươi thắm. 50 bó hoa tươi dâng Thầy Cô không chỉ nói lên lòng biết ơn mà còn nhắc nhở mọi người về Tình Sư Đệ trong phong tục Việt Nam còn giá trị đến muôn đời. Đó là những bó hoa tình nghĩa dâng lên Quý Thầy Cô có mặt, cả Thầy Cô vắng mặt hay đã đi xa mà không bao giờ quay lại. Các MC Thu Hương, Mỹ, Hữu Hạnh đã hoàn thành xuất sắc trong việc ghi ơn Thầy Cô nầy.
Tiếp theo, MC Nguyễn Thị Mỹ và Thu Hương xướng danh những cựu học sinh từ phương xa về dự Đại hội. Vì số lượng các anh chị đến từ các tiểu bang trong nước Mỹ rất đông đảo nên chỉ các vị khách đến từ các nước ngoài như: Việt Nam, Canada, Pháp, Australia, Japan…được giới thiệu lên sân khấu và chụp hình lưu niệm. Tất cả những vị khách phương xa đã được chào mừng với những tràng pháo tay tán thưởng nồng nhiệt.
Trong phần Chào Mừng kỷ niệm 10 năm Thành Lập Hội CHS Ngô Quyền, Thầy Nguyễn Văn Phố với nụ cười hiền hòa đã phát biểu về những đóng góp của các thành viên “vác ngà voi” của Hội, những công lao của các anh chị đã không ngại gian khó khăn, cả những lời ra tiếng vào trong khi phục vụ. Những nhân vật “vác ngà voi” trong 10 năm qua đã lần lượt được giới thiệu lên trình diện trước mọi người và chụp hình lưu niệm.
Sau đó, anh Đinh
Hoàng Vân, Trưởng Ban Giám sát giới thiệu các thành viên trong Ban Chấp Hành
Hội của nhiệm kỳ cũ gồm các anh chị: Mai Trọng Ngãi, Lữ Công Tâm, Nguyễn Thị
Tất Ứng, Võ thị Ngọc Dung và Ma thị Ngọc Huệ đã chấm dứt nhiệm kỳ 3 năm (2009
-2011) từ tháng 7 này và trong thời gian qua, dù đã có thông báo từ tháng 4, 2011 về việc đề cử, ứng cử cho BCH
mới nhiệm kỳ (2011- 2013) nhưng đến nay vẫn không có ai ra ứng cử hoặc đề cử
nên Ban Giám Sát đề nghị anh Mai Trọng Ngãi được lưu nhiệm thêm 1 nhiệm kỳ nữa và
xin được biểu quyết của Đại Hội. Sau khi anh Vân dứt lời, hầu như mọi người đều
tán đồng với những cánh tay giơ lên rợp đầy trong khoảng không gian đông đảo,
rộn ràng của buổi hội ngộ.
Anh Ngãi đã ngỏ lời cảm ơn toàn thể quý Thầy Cô và bạn hữu đã NQ tín nhiệm và hứa sẽ cố gắng hơn để sinh hoạt Hội ngày càng phát triễn mạnh mẽ trong tiếng vỗ tay dòn dã, hân hoan của mọi người.
Trước khi nhập tiệc, hai chiếc bánh sinh nhật, một do Thầy Phạm Gia Hưng tặng và một của Hội đã được hai thầy Phạm Gia Hưng và Phan Thanh Hoài cắt, đánh dấu ngày kỷ niệm 55 năm sinh nhật Trường Ngô Quyền và 10 năm thành lập Hội đã tạo được nhiều cảm nghĩ tốt về ngôi trường nổi tiếng từ xưa đến nay đã đào tạo nhiều người tài đức, phục vụ xã hội.
Trong khi nhà hàng bắt đầu đưa thức ăn đến từng bàn thì Cô Võ Thị Ngọc Dung thay mặt Ban Biên Tập “Tuyển Tập 2011, Ngô Quyền Một Thời Để Thương Để Nhớ”, giới thiệu qua hình thức, nội dung của quyển báo, sơ lược về tiến trình thực hiện, hoàn tất Tuyển Tập và gửi lời cảm tạ đến quý Thầy Cô, ChsNQ và Mạnh Thường Quân đã đóng góp và hổ trợ tinh thần cũng như vật chất để cho quyển báo thứ tư của Hội Ái Hữu CHSNQ được hoàn thành thật tốt đẹp và giá trị hơn bao giờ hết, cô mong rằng quyển báo sẽ được quý Thầy Cô đón nhận thật nồng nhiệt và ưu ái.
Chương trình văn nghệ được tiếp tục với nhiều tiết mục phong phú, khởi đầu là bài hợp ca “Phút Tương Phùng”, nhạc và lời Nguyễn Thy Ân, do tác giả Thy Ân và các bạn hữu trình bày. Sau đó là bài “Theo Dấu Thời Gian” một sáng tác của “rễ NQ”, anh Võ Đình, do chính anh song ca cùng với Nguyễn Thị Mỹ. Thấy vậy “dâu NQ”, chị Thu Thu (vợ của Bác sĩ Nguyễn Quý Đoàn) hát đáp lại với bài “Mây Lang Thang” thật trữ tình, lãng mạn.
Màn hợp ca “Tình
Đầu Một Thời Áo Trắng” với nhóm “ca sĩ nghiệp dư” từ 5 miền đất nước: Ngọc Dung
(Los Angeles), Tuyết Mai (Utah), Phạm Hạnh (Autralia), Huỳnh Q. Minh (San Jose),
Thy Ân (Utah) và Quang Bình (Texas), dù không có thời gian tập dượt và âm thanh
không rõ ràng nhưng cũng đã gợi lại hình ảnh đẹp của một thời áo trắng đã qua. Riêng Tuyết Mai cô em bé nhỏ của Ngô Quyền
ngày nào đáng được trân trọng và quý mến, Tuyết Mai đã trải qua một cơn bạo bệnh
thập tử nhất sinh, và bệnh tật đang chạy đua với thời gian nhưng vẫn nặng lòng
với trường xưa nên đã cố gắng về đây từ Utah cùng cất lên tiếng hát với các anh
chị trong những bước đi nhẹ nhàng để ghi nhớ một thời áo trắng có cả niềm hạnh
phúc hòa lẫn nỗi đau...
MC Nguyễn Hữu Hạnh đã
khéo léo dẫn dắt lời thơ cũ “Nắng bờ sông
như màu trang vở cũ. Thuở học trò em làm khổ ai chưa” để nhắc nhở đến thi sĩ
tài ba Nguyễn Tất Nhiên cũng là cựu học sinh của trường trung học Ngô Quyền
Nguyễn Hoàng Hải, để giới thiệu
Chị Minh Nguyệt, dì của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên đã hát tặng bài “Trúc Đào”
phổ từ thơ của thi sĩ rất truyền cảm. Và chính chị Minh Nguyệt trong niềm xúc động đã
giới thiệu nhạc cảnh “Ngày
Xưa Hoàng Thị” một tiết mục đặc sắc do Hồ Minh Nguyệt, Phạm Quyến và nhóm ChsNQ
khóa 14 trình diễn đã gây sự ngạc nhiên, hào hứng cho toàn thể mọi người từ đầu
cho đến phút cuối.
Tiếp theo là màn trình diễn của Đan Vy với bài hát “Ngôi
Đình Làng Biển” theo điệu Quan họ thật tuyệt vời không thua gì những điệu hát “ả
đào” ngày xa xưa ở miền Bắc! Thay đổi không khí còn có những màn kể chuyện vui như
“Thứ 3 học trò” của Sĩ Cư và “Câu Chuyện Ba Người” do anh Châu (CHS khóa 3) hát
đã tạo nên những nụ cười thoãi mái. Thầy Nguyễn Đình Phương đại diện quý Thầy Cô đã hát
tặng các bạn đồng nghiệp, cựu học sinh Ngô Quyền một bài hát của cố nhạc sĩ
Trần Thiện Thanh, cho Ngô Quyền một thời để nhớ... Tiếp tục là màn đơn ca Niệm Khúc Cuối của
Ngô Thụy Miên do Thiên Trang đến từ Australia trình bày.
Sân khấu bỗng trở nên sôi động và sàn nhảy không còn chỗ trống khi Quốc Mỹ (chsNQ khóa 16 Võ Thanh Vân) và ban nhạc trình diễn bài “Let’s Twist Again”. Giọng ca cổ nhạc quen thuộc của NQ không thua gì Út Trà Ôn là anh Nguyễn Hữu Hạnh tiếp tục chương trình với 3 phút trình bày Lý Con Sáo và 2 câu Vọng Cổ “Về Lại Trường Xưa” của CHS Trần Ngọc Danh thật mùi mẫn.
Quốc Mỹ được mời trở lại sân khấu với bài “Mal”, Phạm Hạnh với “Sao Không Thấy Anh Lại” và song ca “Lời Trái Tim Muốn Nói” do Thu Thu và Nguyễn Thị Mỹ trình bày đã đưa lớp Chs NQ trẻ trở lại với sàn nhảy thật vui nhộn và sống động.
Xen kẽ phần Văn Nghệ là phần Xổ Số Đặc Biệt với những phần thưởng giá trị do hội ái hữu Biên Hòa và các cựu học sinh Ngô Quyền kính tặng.
Tôi đã lướt qua những tiết mục văn nghệ của Trường mà lòng thấy vẫn chưa thỏa mãn nên phải nói thêm về những điều mắt thấy tai nghe. Tôi đã nghe những lời khen tặng về những giọng ca không chuyên nghiệp mà rất tuyệt vời. Tất cả (100%) được đánh giá là từ trung bình cộng đến hay. Nhưng đáng chú ý để nói đến là những tiết mục sau:
- Nhạc cảnh “Ngày Xưa Hoàng Thị” thật sự làm mọi người ngẩn ngơ như đi trong một cõi xa lạ khó tìm của thời áo trắng những năm tháng cũ. Thấy áo trắng bay bay với phù hiệu Ngô Quyền trên ngực, dù không nghe tiếng guốc cũng vang lên âm thanh quen thuộc đến nao lòng. Xin cảm ơn những người bạn thân thiết đã làm nên hoạt cảnh nhớ đời nầy qua lời thơ Phạm Thiên Thư và nhạc Phạm Duy mượt mà sâu lắng.
- Nguyễn Tất Nhiên, nhà thơ tài hoa của Ngô Quyền đã trở về đúng lúc như đã gặp lại trường xưa qua giọng hát hay đến độ không thể hay hơn của Người trong gia đình của Nguyễn Tất Nhiên là Chị Minh Nguyệt với bài hát “Trúc Đào”.
- Giọng ca của Thiên Trang qua ca khúc Niệm Khúc Cuối như làm không gian lắng đọng qua cách trình diễn như chuyên nghiệp. Hệ thống âm thanh không tốt của nhà hàng không thể làm xấu đi giọng ca nầy vì tôi nghe và đã thấy nhiều người buông đũa lắng nghe. Bằng vốn liếng âm nhạc khiêm nhường của mình, tôi xin cảm phục giọng ca Thiên Trang và hy vọng cô sẽ tiến triển xa trong lĩnh vực ca hát.
- 3 phút Vọng Cổ của anh Hữu Hạnh sẽ được thăng hoa hơn nếu như anh không vì cảm xúc mà bắt giọng thấp hơn dây đàn một bát độ và nếu như người điều chỉnh âm thanh trong máy không nhấn chữ HÒ quá sớm làm Hạnh chới với rượt theo cũng không kịp nên phải đành sai nhịp ở câu 1. May mà cứu vớt trọn ven câu 2.
Những nhận xét trên ở những tiết mục đáng nhớ chỉ là nhận xét có tính cách cấp thời mà tôi biết được nên viết ra với sự dè dặt thường lệ thôi! Xin miễn chấp nếu như có người không đồng ý!
“Chậm thế nào rồi cũng đến lúc chia tay”, ai đó đã nói lên một ý niệm thời gian trong tình người thật chí lý!
Thời gian không chờ đợi nữa! Đã đến lúc từ biệt nhau! Toàn Hội Trường đã hát chung bài Việt Nam, Việt Nam để đánh dấu những giây phút cuối chia tay trong ngậm ngùi và tiếc nuối.
Những cái bắt tay từ biệt, những cái ôm nhau thân thiết thâm tình, những bàn tay vẫy luyến lưu như nói lời tạm biệt và hẹn gặp nhau mỗi năm hay trong 5 năm tới!
Ôi tình Thầy Cô, nghĩa bạn bè nói sao cho hết? Chúng tôi giã từ nhau, chúc nhau một cuộc sống còn lại đầy hạnh phúc và an vui! Kính chúc Quý Thầy Cô luôn khang an và may mắn trong những ngày thanh thản của tuổi vàng!
Sức chứa của nhà hàng chỉ tối đa là 434 người mà số bàn đã lên 47 vào giờ chót tức là khoảng 470 người đủ cho biết tình thân ái đã lên cao như thế nào!
Khi viết những dòng nầy, tôi như còn chơi vơi trong bốn bề biển khơi bằng hữu.
Làm sao nói hết nỗi lòng cùng nhau trong lần hội ngộ nầy vì tình Thầy Cô và bạn bè bao la quá, mà nói như nhà văn Mai Thảo là “bát ngát trường giang, mênh mông châu thổ”!
Điều đặc biệt là năm nay với sự hiện diện của khá nhiều lớp trẻ, các Chs NQ khóa đàn em đã tạo luồng sinh khí mới và góp phần không nhỏ trong sự thành công, trọn vẹn của ngày Đại Gia Đình Ngô Quyền Hội Ngộ Toàn Thế Giới kỳ II này.
Xin cám ơn đời, cám ơn người đã cho chúng ta còn có những ngày vui, những ngày sống để thương yêu và chắt chiu kỷ niệm.
Một tuần mới “hoàn hồn” sau Đại Hội,
Trần Ngọc Danh, Nguyễn Hữu Hạnh và Võ Thị Ngọc Dung
________________________________________________________________________________________________________________
NGÔ QUYỀN HỘI NGỘ TOÀN THẾ GIỚI kỳ 2
do anh Tô Anh Tuấn thực hiện.
Xin bấm vào các link dưới đây Để xem slide show xin bấm vào chữ play dưới cuối hình để bắt đầu hoặc di chuyển con trỏ về phía phải tấm hình và bấm NEXT để xem ngay hình kế tiếp
July 02, 2011:_ Tiệc TIỀN HỘI NGỘ _Nhà anhchị KiệtChung_July2, 2011
July 03, 2011: TIỆC CHÍNH: Seafood Place 2, thành phố Westminster, California USA
July 04, 2011: Tour DU LỊCH Little SaiGon
July 6,7,8,2011: Tour DU LỊCH Las Vegas
July 8, 2011: TIÊC TIỂN ĐƯA nhà Phương-Thảo
Phụ Lục:
DANH SÁCH QUÝ THẦY CÔ VÀ CHS NGÔ QUYỀN ĐẾN TỪ PHƯƠNG XA
Thầy Cô từ California:
1. Cô Đặng Thị Trí
2. Thầy Phan Thanh Hoài
3. Thầy Hoàng Phùng Võ
4. Cô Bùi thị Ngọc Lan
5. Thầy Nguyễn Văn Phố & Phu Nhân
6. Cô Hoàng thị Minh Nguyệt
7. Thầy Mai Kiến Phúc
8. Thầy Hà Tường Cát
9. Cô Nguyễn thị Kim Dung
10. Thầy Lê Tiến Đạt
11. Cô Nguyễn Thị Thu
12. Thầy Nguyễn Thất Hiệp
13. Thầy Nguyễn Đình Phương & Phu nhân
14. Cô Đinh Hồng Oanh
15. Cô Đặng Thị Tuyết
16. Cô Huỳnh Thanh Mai & Phu Quân
17. Cô Lê thị Thanh Thủy
18. Thầy Trương Hữu Chí & Phu Nhân
19. Thầy Tống Thành Đương & Phu nhân
20. Thầy Nguyễn Xuân Kính và Phu Nhân
Thầy Cô ở nước ngoài & Phương xa
1. Thầy Phạm Gia Hưng (VA)
2. Thầy Lê Văn Túy (OH)
3. Thầy Trần Phiên & Phu Nhân (TX)
4. Thầy Nguyễn Phi Hùng & Phu Nhân (TX)
5. Thầy Nguyễn Phi Long & Phu Nhân (TX)
6. Thầy Phạm Ngọc Quýnh (Canada)
7. Thầy Huỳnh Công Ân & Phu nhân (Canada)
8. Thầy Nguyễn Dũng Huệ (mới đến từ VN)
Thầy Cô đã từng là CHS Ngô Quyền
1. Cô Hà thị Nhung
2. Cô Ma thị Ngọc Huệ
3. Cô Nguyễn Ngọc Ẩn H & Phu Quân
4. Cô Hồ Minh Nguyệt và Phu Quân
Thầy Cô dạy các Trường khác
1. Thầy Huỳnh Bá Hạnh (trường Minh Tân)
2. Cô Nguyễn Thanh Quan (Trường Cao Đẳng sư phạm Saigon)
3. Thầy Nguyễn Đình Hải ( trường Khiết Tâm)
4. Thầy Nguyễn Văn Minh (Trường Long Thanh)
Và đặc biệt có sự tham dự
1. Ông bà Phạm Xuân Loan là Bố Mẹ của ChsNQ Phạm Thị Phưọng & Phạm thị Thu đến từ Việt Nam
2. Ba Mẹ của cố thi sĩ Nguyễn Tất Nhiên
Cựu Học Sinh từ các Quốc Gia khác
1. Phạm thị Hạnh (Australia)
2. Đặng văn Hùng (Australia)
3. Thiên Trang & Lộc (Australia)
4. Bế văn Long & Võ thị Châu (Canada)
5. Lăng Muoi & Tăng Phú (Canada)
6. Tô thị Nết (France)
7. Nguyễn Ngọc Ẩn E (Japan)
8. Trần Thị Bé (Việt Nam)
9. Trần Thị Hiệp (Việt Nam)
10. Nguyễn Kim Huệ (Việt Nam)
11. Nguyễn Huy Sinh (Việt Nam)
12. Nguyễn Quý Hy & Phi (Việt Nam)
13. Phạm Thị Ngọc Oanh (Viet Nam)
14. Huỳnh Mộng Uyên (France)
Cựu Học Sinh từ phương xa trong nước Mỹ
1. Huỳnh thị Lãnh (AZ)
2. Nguyễn Văn Vân (AZ)
3. Nguyễn Thanh Nga (IA)
4. Bùi Thị Kim Anh (IL)
5. Nguyễn Thị Nga (IL)
6. Nguyễn Thị Dung (IL)
7. Trần Ngọc Thạch (MA)
8. Diệp Nữ
9. Thy Lệ Trang (MA)
10. Lê Phong Vũ (MN)
11. Huỳnh Thị Hồng (NE)
12. Đỗ Công Thành (NV)
13. Võ Hãi Dương (OH)
14. Nguyễn Thị Hồng (OH)
15. Tiêu Em Thành & Vũ Thị Hạnh (OK)
16. Cháu Nghĩa ( con chs Nguyễn văn Đạo) (VA)
17. Trần Thị Bạch Tuyết & Võ Đình (PA)
18. Nguyễn thị Của (TN)
19. Nguyễn Liễu (TX)
20. Lưu trọng An (VA)
21. Lưu Ngọc Anh (VA)
22. Lý Thành Phi & Mỹ Lệ (VA)
23. Đinh Cẫn Cấp (WA)
24. Nguyễn thị Tư,
25. Phạm thị Hữu Hạnh & Nguyễn Văn Hội
26. Đinh Văn Chính (WA)
27. Nguyễn thị Ngọc (Seattle-WA)
28. Trần trung Sơn (Seattle-WA)
29. Trần Phương Ivy (Seattle-WA)
30. Lê thị Hai (Seattle-WA)
31. Nguyễn thị Tố Hoa & Lê Phước Thiện (IL)
32. Huỳnh văn Thôi (GA)
33. Nguyễn Phú Quý ( MN)
34. Trần văn Ngọc (TX)
35. Đinh Quang Bình (TX)
36. Võ thị Tuyết Mai & Võ Minh Sơn (Utah)
37. Thy Ân (Utah)
*Ghi nhanh vài cảm nghĩ chs nhân ngày hội ngộ Ngô Quyền toàn thế giới lần 2.
Lý Thành Phi (Virginia): Anh muốn nói với các em trong BTC lần nầy về California họp mặt NQ rất xứng đáng với tiền vé máy bay, xin cám ơn các em. Anh tin rằng không ai có thể thay thế các em, với những khuôn mặt nầy trong ban điều hành, trong ban tổ chức cho những lần họp mặt tới…
Lê văn Tới (San Jose): Một thành công tuyệt vời ngoài sức tưởng tượng. Là kết quả của biết bao công khó, biết bao tấm lòng với trường Ngô Quyền mới thực hiện được. Một sự ngưỡng mộ đặc biệt từ tấm lòng tôi xin dành cho các anh trong ban tổ chức.
Một chs từ Úc Châu: Đây là lần đầu tiên về họp mặt Ngô Quyền, tôi rất vui và xúc động không ngờ sau mấy chục năm còn có được hạnh phúc gặp lại đông đảo Thầy Cô cũ và bạn học ngày xưa.
Bùi Văn Nhỏ/K6: Tôi thật cảm động khi nhìn lại những hình ảnh gợi nhớ ngọt ngào mà Đại Hội NQ2 đã để lại cho bạn bè khắp 5 châu có dịp ôn lại những kỹ niệm thời... còn theo Hoàng Thị ở đường Trịnh Hoài Đức BH!!! Thật mắc cỡ khi chỉ nhìn ra Thầy Mai Kiến Phúc, thấy thương Thầy quá, nhìn Thầy mập hơn xưa cũng mừng và chúc Thầy và tất cả bạn bè các khóa được vạn an và nhiều sức khỏe. Cám ơn ban tổ chức đã thực hiện thành công xuất sắc đại hội kỳ nầy.
Nguyễn Hữu Hạnh (California):
“Ngô Quyền ơi! 55 năm mãi xanh màu kỷ niệm
Ngô Quyền ơi! 55 năm tình nghĩa vẫn đong đầy”
Những giòng thơ quyện trong tiếng nhạc rộn ràng chuyên chở tình cảm tự đáy lòng, trong tâm khảm của 1 cựu học sinh trưởng thành từ mái trường xưa đã mở màn chương trình ngày hội ngộ cựu học sinh Ngô Quyền toàn thế giới lần 2, nhân dịp kỷ niệm 55 năm thành lập Trường và 10 năm thành lập Hội Ái Hữu cựu học sinh Ngô Quyền Biên Hòa.
Gần 50 quý Thầy Cô và hơn 400 cựu học sinh Ngô Quyền toàn thế giới về tham dự, tay bắt mặt mừng nhưng cũng không ngăn được niềm cảm xúc, mặc dù trường xưa vẫn còn và cách xa một đại dương. “Về lại trường xưa” từ Pháp, Úc, Canada, Nhật và… Việt Nam. Không thể nào hình dung được hình ảnh quý Thầy Cô vẫn còn hiện diện trước bảng đen đầy bụi phấn, quý anh quý chị vẫn hồn nhiên qua chiếc áo dài con gái, những quần xanh áo trắng con trai, như đã tìm lại mình trong sân trường ngày trước dù kim đồng hồ không quay ngược. Lần họp mặt này thiếu vắng quý Thầy rất gần gũi với Ngô Quyền: Thầy Vũ Khánh Thành, thầy Nguyễn Xuân Hoàng, thầy Nguyễn văn Lục. Nhưng bù lại có Thầy Phạm Ngọc Quýnh đến từ Canada, dạy Việt văn qua tác phẩm “Kim Vân Kiều“ đã để lại bao lớp học sinh nhiểu suy nghĩ vẩn vơ, mơ mộng. Thầy Phạm Ngọc Quýnh thay đổi quá nhiều đến nỗi những bạn đồng nghiệp đều không nhận ra thầy huống hồ chi đám học trò thời thơ dại, mãi đến khi xướng danh bao người mới biết và tìm đến thầy. Thầy Trần Phiên cũng lần đầu đến từ Texas, cũng là dịp gặp lại đồng nghiệp, và những đứa học trò một thời là bạn tù với thầy, điều làm thầy Trần Phỉên sung sướng và hãnh diện là từ lâu vẫn ái mộ thơ Trần Kiêu Bạc qua trang Web, ngày về hôm nay thầy Trần Phiên mới biết chính là đứa học trò dở toán ngày nào tên Trần Ngọc Danh. Thầy Lê văn Túy đến từ Ohio. Những năm đệ nhất ban B vào thập niên 70 không cựu học sinh nào không biết đến thầy Lê văn Túy và thầy Lê Quí Thể. Gặp lại đồng nghiệp cũ, học trò xưa vui mừng khôn xiết, nhưng trong ánh mắt thầy vẫn thấy một chút buồn phảng phất, phải chăng vì thiếu thầy Lê Quí Thể?