Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

Gương Thành Công: Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam

07 Tháng Tư 201112:00 SA(Xem: 37942)
Gương Thành Công: Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam

Bác Sĩ Nguyễn Xuân Nam

Nguồn : Đài VOA tiếng Việt

 bs_nam-content

 Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam chuyên khoa về giải phẫu trẻ em vừa được trường đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ.

 

 Sinh trưởng tại thôn Bá Hà nằm gần vịnh Hòn Khói thuộc tỉnh Khánh Hòa trong một gia đình làm nghề chài lưới, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam có một thời niên thiếu sống trong thiếu thốn, cực nhọc. Mẹ mất sớm khi ông vừa mới lên 4 tuổi, sống với cha và người mẹ kế, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam phải vừa đi bán bánh vừa đi học để giúp cha và mẹ kế nuôi dạy 8 anh chị em ruột và anh em cùng cha khác mẹ với mình.

 Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam nhớ lại thời niên thiếu của ông.

 “Tôi mới vừa lên 10 tuổi, lúc đó vừa đi học, sáng dậy sớm phải lo chăm sóc mấy em bé để cho bà kế mẫu tôi làm những món ăn để đi bán kiếm tiền về nuôi sống gia đình. Bà làm xong rồi tôi đi học, trước khi vào lớp độ một tiếng đồng hồ tôi đến trạm xe lam bán những thức ăn như xôi, bánh. Bán xong đến lúc đi học nhờ người láng giềng mang nồi niêu đem về nhà.”

 Dù rằng cho con đi học là mong muốn của cha mẹ nhưng vì hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn nên học đến hết bậc tiểu học ông phải bỏ học để đi biển đánh cá trợ giúp gia đình. Hơn nữa cha ông bị thương trong chiến tranh, sau đó lại bị tai nạn phải nằm bệnh viện trong nhiều tháng nên miếng cơm manh áo là mối ưu tư lớn nhất của gia đình ông. Bác sĩ Nam kể lại.

 “Đi làm nghề biển rất khó khăn, tương lai không có cho nên lúc nào bố tôi cũng cố gắng để cho con đi học. Vào lúc tôi học hết lớp 5 thì Bố tôi bị Việt Cộng bắn trọng thương nằm trong nhà thương một thời gian rất là lâu. Lúc đó tôi mới vừa lên 10 tuổi. Bố tôi mới vừa xuất viện lại bị tai nạn một lần thứ hai nữa phải nằm lại nhà thương hơi lâu.

 Lúc đó gia đình rất là khổ sở nên tôi nói với Bố tôi là ông muốn tôi đi học nhưng trường hợp này tôi không thể đi học được cho nên lúc đó tôi bỏ học đi làm nghề biển sinh sống và giúp gia đình. Không bao nhiêu lâu nữa thì Việt Nam mất nước. Bố tôi là thôn trưởng làng Bá Hạ nên về sau khi Cộng Sản về thì ông cũng bị bắt giam giữ và đi cải tạo gần cả năm trời nên vấn đề học hành của tôi xa vời quá. Tôi vẫn tiếp tục đi làm nghề biển để nuôi sống bản thân và gia đình.”


 Đến tháng 4 năm 1978, lúc 19 tuổi, bác sĩ Nam vượt biên sang đến trại tị nạn Palawan, Philippines, sau đó được chuyển sang trại tị nạn tại Manila và khai tuổi nhỏ lại để có thể tiếp tục học Trung học tại Mỹ sau này.

 Tháng 11 năm 1978, bác sĩ Nam được bảo trợ định cư tại thành phố Lincohn, bang Nebraska. Tại đây bác sĩ Nam theo học trung học tại trường Norris. Đối với một học sinh chỉ biết được chút ít tiếng Anh trong thời gian ở trại tị nạn Philippines thì học trung học tại Mỹ là một điều thật khó khăn nếu không có quyết tâm thì không thể nào vượt qua nổi. Bác sĩ Nam cho biết.

“Hai năm đầu tiên rất là khó, nhiều khi tôi muốn bỏ học đi làm để giúp gia đình nhưng nghĩ lại thấy mình nghỉ học sớm quá thì về sau thấy ân hận. Do đó tôi vừa đi học, vừa đi làm để kiếm tiền thêm nuôi sống gia đình. Sau đó thì bắt đầu thông thạo Anh ngữ và phần nào có thể nói cho họ hiểu được. Lúc đầu tiên cũng khó khăn nhưng sau rồi tiến bộ rất là đẹp bởi vì nó cũng gợi thêm tia hy vọng của mình.”

 Theo lời kể lại của Cha và những người láng giềng thân thuộc thì Mẹ và chị của bác sĩ Nam mất sớm vì những căn bệnh rất tầm thường nhưng lúc đó gia đình không có khả năng và phương tiện để chữa trị nên bác sĩ Nam có ước nguyện trở thành bác sĩ để giúp người. Do đó trong thời gian học trung học, ông đã tiếp xúc với các cố vấn của nhà trường để nhờ hướng dẫn làm thế nào để trở thành bác sĩ.

 “Tôi cũng lên nói với những counselor của trường trung học là hồi xưa nhà tôi có nhiều người chết bởi vì không được may mắn, không có y tế, không có thuốc men để cứu sống họ được. Bởi vậy tôi có ước nguyện là nếu có thể đi học ngành y ra bác sĩ để trong tương lai có thể về lại giúp những người trong xóm của tôi. Do đó tôi được hướng dẫn nên làm những việc gì đó. Sau đó tôi xin vào học trường đại học rồi từ đó xin đơn vào trường y khoa. Dần dần mình cũng cố gắng, nỗ lực trong học hành, không đam mê chuyện này chuyện kia. Cũng may mắn tôi mới được như ngày hôm nay.”

 Do đó sau khi tốt nghiệp trung học, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam, sau hai năm học chuyển tiếp tại trường đại học Nebraska thuộc thành phố Linconh đã ghi danh học môn toán và hóa trường đại học Creighton, thành phố Omaha, bang Nebraska.

 Tốt nghiệp cử nhân toán học và hóa học năm 1987, bác sĩ Nguyễn Xuân Quang là một trong 105 sinh viên được nhận vào ngành y trường Y khoa thuộc đại học Creighton, Nebraska trong hàng ngàn sinh viên nộp đơn.

 Sau khi tốt nghiệp y khoa bác sĩ vào năm 1991, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam học thêm về phẫu thuật tổng quát và phẫu thuật nội soi cũng tại trường đại học Creighton từ năm 1991 đến 1994.

 Trong thời gian từ 1994 đến 1997, bác sĩ Nguyễn Xuân Nam tiếp tục trau dồi về phẫu thuật tổng quát tại trường đại học New Mexico tại Albuquerque, bang New Mexico. Tiếp đến trong hai năm 1997-1999, bác sĩ Nam theo học chương trình chuyên ngành phẫu thuật nội soi trẻ em tại bệnh viện trẻ em thuộc trường đại học Pittsburgh, bang Pensylvania.

 Bác sĩ Nam giải thích về nguyên nhân khiến ông đi theo chuyên ngành giải phẫu trẻ em.
 “Hoàn cảnh của tôi chứng kiến chị và em qua đời. Tôi chỉ ao ước có được dịp nào giúp trẻ em lớn lên. Nghĩ lại tôi thích chữa bệnh những đứa trẻ tại vì những chứng bị của nó không phải là những bệnh tự nó gây nên mà là những bệnh bẩm sinh. Hơn nữa tôi rất ưa thích những đứa bé. Tôi muốn đi học thẩm mỹ viện để chữa cho những em bị sứt môi, bị sứt hàm ếch. Nhưng nghĩ cho cùng lại thì mình phải làm thẩm mỹ viện mới đi qua những khía cạnh đó được. Còn những đòi hỏi để điều trị tổng quát những đứa bé không phải qua những việc đó nên tôi mới đeo đuổi theo ngành này.”

 Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam đã giữ nhiều chức vụ quan trọng tại trung tâm y khoa trường đại học Irvine, California như là trưởng khoa giải phẫu trẻ em, đồng Chủ tịch Khoa Ung bứơu Nhi, Giám đốc Khoa phẫu hạn chế can thiệp… Hiện nay ông làm việc tại bệnh viện Nhi đồng Los Angeles và một số bệnh viện khác thuộc miền Nam California. Ông cũng có nhiều bài viết có giá trị được đang trên các tạp chí về y học Hoa Kỳ và được các chuyên viên y tế trường Y khoa thuộc Đại học Harvard bình chọn là một trong những bác sĩ giỏi nhất nước Mỹ.

 Được hỏi nguyên nhân nào khiến ông thành công, bác sĩ Nam cho biết:

 “Nguyên bản thân tôi tôi biết, tôi không giỏi, không thông minh nhưng có sự cố gắng rất nhiệt tình. Tôi có ngày hôm nay vì tôi rất chăm chú, rất cố gắng. Nếu ngày hôm nay tiếng nói tôi có thể giúp được, có thể kích động các trẻ em nên người. Tôi nghĩ là giới trẻ, một là phải nên cố gắng. Cho dù có lúc mình thấy bất lực và không có hy vọng, mình vẫn cố gắng để vượt qua. Tại vì mình không cố gắng thì về sau mình không biết khả năng của mình đến đâu. Điều quan trọng nhất là mình nên nghe lời khuyên nhủ của những người lớn, những người trải qua nhiều kinh nghiệm thì những lời dạy dỗ đó lúc nào cũng mang sự tốt đẹp.”
 
 Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam nói thêm là trong thời gian học y khoa ông phải làm việc bán thời gian mỗi tuần 20 tiếng đồng hồ để có tiền trang trải chi phí ăn học cũng như giúp đỡ gia đình ở Việt Nam. Tuy nhiên điều quan trọng giúp ông thành công là Cha ông không đòi hỏi ông phải gởi tiền về nhiều, mà chỉ khuyến khích ông cố gắng học hành để có một cuộc sống tốt đẹp hơn.


Đó là câu chuyện của Bác sĩ Nguyễn Xuân Nam,


Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Nhi Los Angeles (Mỹ).

 

Trước khi gặp anh, tôi chỉ được nghe dân ngoại khoa đồn rằng, đó là một người Mỹ gốc Việt có tiếng trong làng ngoại nhi thế giới. Điều đó khiến tôi tò mò và thật bất ngờ trong lần đầu gặp mặt anh xuất hiện với dáng vẻ rất ấn tượng: đầu húi cua, kính cận, da rám nắng, quần jean, áo pull, cùng một nụ cười hiền khô… 


Nổi tiếng cả ở sự giản dị

 

Lần đầu tiên, Bệnh viện Nhi trung ương đăng cai tổ chức Hội nghị khoa học ngoại nhi Đông Nam Á lần thứ 4 với đông đảo những anh tài của các nước ASEAN và thế giới. Tất nhiên, một người không thể thiếu đó là BS Nguyễn Xuân Nam. Sau màn chào hỏi với những đồng nghiệp Á, Âu… anh bảo tôi:
-“Bây giờ anh đi thăm bệnh nhân với tôi luôn nhé? Chiều nay tôi sẽ mổ trình diễn 2 ca bệnh cho các chuyên gia xem”.

Hai ca Bệnh viện Nhi dành cho BS Nam bị chứng phình đại tràng bẩm sinh dạng phức tạp. Chỉ định phẫu thuật là biện pháp duy nhất cứu sống bệnh nhân, nhưng phẫu thuật như thế nào để đạt kết quả tốt nhất mới là điều đáng bàn. Dù đang khóc ngằn ngặt trên tay mẹ, nhưng cậu bé 4 tháng tuổi trở nên ngoan ngoãn và nhoẻn miệng cười đáp lại BS Nam khi anh khéo léo dỗ dành để khám cho cháu bé.
 

bs_nxnam-content

Tại Hội trường J của Bệnh viện Nhi trung ương, ca phẫu thuật do BS Nam chủ trì được truyền hình trực tiếp từ phòng mổ. Các thao tác xử trí của anh như có ma thuật thu hút sự chăm chú của các chuyên gia, rất nhiều sắc thái biểu cảm khác nhau trên mỗi khuôn mặt: họ mở to mắt, cau mày… rồi quay sang nhìn nhau gật gù tâm đắc.

Sang ngày hôm sau, tôi không biết BS Nam tận hưởng sự rảnh rang của mình như thế nào, chỉ biết ngay khi ban tổ chức giới thiệu anh lên trình bày các nghiên cứu khoa học mới của mình về nội soi nhi khoa đã được cả hội trường Sông Hồng II – Khách sạn Sheraton nhiệt liệt tán thưởng. Khác với cách nói chuyện hồn nhiên, đôi khi rất ngẫu hứng, lúc trình bày nghiên cứu khoa học anh lại rất sắc sảo và logic, các chứng cứ sát thực, chặt chẽ, dễ hiểu, hình ảnh sinh động. Cả hội trường im phắc lắng nghe và rồi từng tràng pháo tay vỡ òa không dứt khi bài giảng kết thúc.


Tôi nói rằng khi viết bài sẽ gọi anh là “siêu bác sĩ”, anh bảo:

-“Anh nên dành nhiều lời khen cho các bác sĩ Việt Nam. Ở Mỹ, tôi có mọi điều kiện tốt nhất để làm việc, ở nhà mình còn nhiều thiếu thốn nhưng họ đã làm việc thật tuyệt vời. Sau vài năm trở lại Bệnh viện Nhi thấy trình độ của các bác sĩ tiến bộ rất nhiều. Nhất là GS Nguyễn Thanh Liêm, tôi quen từ những hội nghị khoa học quốc tế, nhiều nghiên cứu của ông đã làm tôi bất ngờ và cảm phục…”.

Con người tài năng ấy không chỉ có sự khiêm tốn mà còn có một lối sống vô cùng giản dị. Tôi hỏi: nghe nói anh vẫn đi làm bằng chiếc xe ô tô cũ kỹ ? Câu trả lời là: thì nó vẫn đi được mà, sao lại phải bỏ đi ?.


Tuổi thơ giông bão


Ít ai biết rằng BS Nguyễn Xuân Nam đã từng trải qua một “tuổi thơ dữ dội”. Gia đình anh vốn làm nghề đánh cá ở Hòn Khói – Nha Trang – Khánh Hòa. Lời ru của mẹ và tiếng sóng biển rì rào đã vỗ về anh lớn lên. Mỗi buổi sáng, cậu bé Nam lại tíu tít dậy sớm theo mẹ ra biển ngồi gác bình minh đón cha trở về. Nhưng điều ngọt ngào ấy đã tắt lịm khi anh lên 4 tuổi thì người mẹ qua đời. Thương cuộc sống côi cút của 3 cha con anh, một người phụ nữ tốt bụng đã chấp nhận làm mẹ của anh. Phải vật lộn nuôi gia đình với 8 đứa con thực sự quá sức với cha mẹ. Vì thế lên lớp 6, nhà nghèo khó, cậu học trò sáng dạ Nguyễn Xuân Nam đã phải nghỉ học để cùng cha lênh đênh trên biển đánh cá nuôi sống gia đình.

Nhưng rồi hạnh phúc giản dị của gia đình nghèo khó ấy cũng chẳng được bao lâu, bệnh tật lại lần lượt cướp đi của anh mẹ kế và hai đứa em. Trong trái tim đau khổ lúc bấy giờ của anh bỗng cháy lên ước mơ trở thành một bác sĩ chữa bệnh cho người nghèo.

 

Khát vọng bất tận


Tuổi thơ nghèo khó đong đầy nỗi đau, những năm tháng sống trên biển lúc yên bình, lúc gào thét của giông bão đã rèn cho anh nghị lực phi thường, thân hình vạm vỡ của người thủy thủ và một tâm hồn khoáng đạt. Anh bảo đến tận bây giờ những giấc mơ vẫn đưa anh trở về ngày xưa, có những khi choàng dậy giật mình vì được gặp mẹ, được để chân trần chạy theo mẹ trên cát như ngày nào, dù hình ảnh thật chập chờn, mơ hồ…


Chàng trai của Hòn Khói đặt chân lên đất Mỹ xa lạ khi anh 19 tuổi, trách nhiệm của Nam lúc này là lao động nuôi sống gia đình. Dù khó khăn, Nguyễn Xuân Nam vẫn quyết tâm xin theo học tiếp phổ thông tại thành phố Lincohn. Lúc đó anh chỉ mong rằng mình học làm sao nói được tiếng Anh, cố gắng tốt nghiệp trung học kiếm một việc làm ổn định để nuôi các em ăn học chứ không có mong ước gì hơn. Để có tiền ăn học, Nguyễn Xuân Nam đã phải rất nhiều công việc, làm ở hiệu bánh mỳ, làm gia sư, làm lao công trong trường với đủ thứ công việc cực nhọc trong cái lạnh giá của mùa đông Nebraska. Năm 1983, anh tốt nghiệp trung học tại trường Norris High School với số điểm xuất sắc.

Con đường học bắt đầu mở ra trước mắt Nam, anh quyết tâm thực hiện ước mơ trở thành bác sĩ nhưng đây lại chính là ngành học khó nhất ở Mỹ. Để có thể học y, bất kỳ ai cũng phải có bằng đại học. Với khả năng của mình, anh tốt nghiệp cử nhân Toán và Hóa ở Đại học Creighton, TP. Omaha, bang Nebraska một cách dễ dàng, rồi tiếp tục trải qua 4 năm bác sĩ y khoa tại trường y của đại học Creighton. Trong quá trình học y, ngoại khoa cuốn hút anh kỳ lạ và cảm thấy đây là thế giới anh có thể phát huy nhiều nhất khả năng của mình vì thế anh học tiếp 6 năm phẫu thuật tổng quát tại đây và Đại học New Mexico.


Anh tiếp tục vượt qua hàng trăm bác sĩ đã tốt nghiệp ngoại tổng quát để trở thành một trong 27 học viên toàn Bắc Mỹ lúc bấy giờ đỗ vào chuyên ngành ngoại nhi tại Đại học Pittsburgh, bang Pennsylvania. Anh bảo, có một thứ anh không phải học, không phải thi chỉ cần rất chân thành mà có được đó là tình yêu của vợ anh, một bác sĩ gây mê, người cho anh một mái ấm gia đình thực sự và niềm an ủi lớn trong cuộc đời.


Từ khi bước chân vào đại học đến lúc tốt nghiệp thương trình ngoại nhi, BS Nam đã trải qua 16 năm học tập liên tục. Năm 1999, BS Nguyễn Xuân Nam được Đại học California, Irvine mời về làm Trưởng khoa Phẫu thuật Nhi, tham gia giảng dạy tại trường Đại học nổi tiếng ở miền Nam California này đồng thời là Trưởng khoa Ngoại – Bệnh viện Nhi Los Angeles.


Giờ đây cái tên Nguyễn Xuân Nam đã trở nên nổi tiếng trong giới ngoại nhi bởi nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài giảng, nhiều giải thưởng và cả cách thuyết giảng hấp dẫn của anh. BS Nam cũng là một trong những người đi đầu về nội soi ổ bụng, thành công mới nhất của anh là mổ nội soi chỉ qua một lỗ thay bằng ba lỗ như trước đây. Anh mong muốn chuyển giao sớm kỹ thuật này đến tất cả các đồng nghiệp trên thế giới, đặc biệt là ở Việt Nam.


Từ một cậu bé mồ côi trở thành một chuyên gia xuất sắc thế giới về ngoại khoa là một chặng đường gian khổ nhưng đáng khâm phục của BS Nguyễn Xuân Nam. Với chàng trai Hòn Khói phóng khoáng như biển ấy, những khát vọng về cuộc sống, về khoa học là bất tận./.

 

Theo Đại đoàn kết



22 Tháng Mười Một 2016(Xem: 14544)
Nhân mùa lễ Tạ Ơn, cùng nhau ghi nhớ ơn đời, ơn người, trong đó, còn mãi công ơn Thầy Cô Giáo cũ
18 Tháng Mười Hai 2015(Xem: 22110)
Kính Chúc Quý Thầy Cô và Bạn Hữu một mùa Giáng Sinh An Lành, Hạnh Phúc
23 Tháng Mười Một 2015(Xem: 38286)
THANKGIVING 2015 Ngô Quyền Tri Ân Thầy Cô Thực hiện: Nguyễn Thị Thêm
22 Tháng Mười Một 2015(Xem: 23415)
Nhân mùa lễ Tạ Ơn cùng nhau ghi nhớ ơn đời, ơn người... trong đó còn mãi công ơn Thầy Cô Giáo cũ
30 Tháng Giêng 2015(Xem: 18157)
Đây là những câu hỏi và trả lời liên quan đến vấn đề danh tặc hay vấn đề "Ăn Cắp Dữ Kiện Cá Nhân"
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 25915)
Trần văn Châu - CHUYÊN BA NGƯỜI - Video Hài xem mà không cười không tính tiền Trích VIDEO CA NHAC Tour xe Bus: NGO QUYEN Hop Mat Truyen Thong 2014
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 18082)
Trần văn Châu - ĂN RAU - Video Hài xem mà không cười không tính tiền Trích VIDEO CA NHAC Tour xe Bus: NGO QUYEN Hop Mat Truyen Thong 2014
15 Tháng Bảy 2014(Xem: 17597)
Trần văn Châu - ĂN CHAY - Video Hài - Danh Hài NQ chiếm giải nhất do người quen bầu chọn
05 Tháng Năm 2014(Xem: 31655)
Cám ơn anh, TY ơi, vì dù đến với nhau muộn màng, em đã vô cùng hạnh phúc với tình yêu anh bóng ngời như hạt ngọc, mà anh đã mài dũa mấy mươi năm trong chén ngọc Trương Chi đó…
02 Tháng Năm 2014(Xem: 19979)
Em đã xa nhưng tình có mãi gần 40 năm yêu… chỉ gặp được một lần… Lần duy nhất để nói câu từ giã Rồi từ đây… mình cùng có mái nhà!
27 Tháng Tư 2014(Xem: 33662)
Tình lang thang, đuổi tìm theo chiếc bóng Ôm linh hồn, thầm lặng giữa bao la Vết hằn sâu, tê buốt có phôi pha? Ngàn hiu quạnh nhạt nhòa trong mưa bụi
27 Tháng Tư 2014(Xem: 23188)
Lão từng làm phó lý, tậu được một ít ruộng vườn và trong đợt cải cách ruộng đất, lão bị qui là phú nông cường hào. Lão là người trọng nho học và những lời dạy của thánh hiền...”
26 Tháng Tư 2014(Xem: 27206)
Tôi thấy trong lòng quặn thắt đau Vẫn tháp chuông xưa tiếng kinh chiều Nhưng buồn như những lời than oán Lạy chúa nhân từ chúa ở đâu?...
26 Tháng Tư 2014(Xem: 29620)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: XIN ĐỜI MỘT NỤ CƯỜI - Nhạc Nam Lộc - Trình bày Khánh Ly, Thái Sơn, Trần Thái Hòa
25 Tháng Tư 2014(Xem: 35025)
Đến bây giờ mà vẫn chưa có một bài hát nào sáng tác cho cái thành phố Hội An nhỏ bé và êm đềm của tôi. Em Hội An buổi chiều đông về cũng má đỏ môi hồng, mắt ướt long lanh.
18 Tháng Tư 2014(Xem: 27211)
Thôi quên đi bụi đất ở đế giày Hãy nhớ mưa mòn gót chân của Mẹ Ước chi được về những ngày thơ bé Có Mẹ bên mình, không những cơn mưa!
18 Tháng Tư 2014(Xem: 27776)
Quên bảng đen phấn trắng Quên bục giảng, bài làm Cô trò vui trong nắng Trao tay mía ngọt lành. Đồng mía xưa vẫn thế Mà người xưa xa rồi Một mình ôm thương nhớ Nắng tháng tư bồi hồi.
17 Tháng Tư 2014(Xem: 24646)
Em đông sang nắng còn thơm mùi tóc Mầm xanh ươm cây trút lá sầu chung Bên tổ ấm lạc loài cơn gió tuyết Đời ân cần tô sắc thắm Tưởng Dung
12 Tháng Tư 2014(Xem: 32006)
Cho tôi một chút xíu mơ màng Để thổi hồn thu trong mắt em Tôi đếm bao nhiêu là lá rụng Môi nào thơm mãi suốt ngày đêm
12 Tháng Tư 2014(Xem: 26281)
Sau 12 lần họp mặt truyền thống và 2 lần Hội ngộ Ngô Quyền toàn thế giới ở Little Saigon (Nam CA) hay thung lũng hoa vàng (Bắc CA), lần đầu tiên chúng tôi tổ chức họp mặt ở một khách sạn loại 4 sao ở Mỹ.
11 Tháng Tư 2014(Xem: 33448)
nhưng nhìn qua mái tóc của thầy Hà Tường Cát, tôi liên tưởng đến mái tóc bạc trắng của thầy Nguyễn Xuân Hoàng và của thầy Phan Thanh Hoài, và chợt nhận ra hoàng hôn đã ngã bóng…
10 Tháng Tư 2014(Xem: 28366)
Thật bình yên dáng bà ngồi hong tóc Trắng mây trời lãng đãng cuối trời xa Bóng mẹ liêu xiêu thân cò lặn lội Suốt một đời tựa nước chảy miên man.
05 Tháng Tư 2014(Xem: 28751)
Có những điều dù chưa bao giờ được nói ra thành lời, nhưng không có nghĩa là đã chìm vào quên lãng, đó là một trong những nỗi niềm mang theo mà chỉ có những người cùng cảnh ngộ mới đọc được từ "cửa sổ của tâm hồn".
05 Tháng Tư 2014(Xem: 30206)
Mai xa cách trở đại dương. Vẫn nghe máu nóng chung đường về tim. Mùa Xuân bè bạn đi tìm. Năm mươi năm đủ thấm mềm tuổi Xuân. Niềm vui hạnh phúc trào dâng...
03 Tháng Tư 2014(Xem: 28813)
''Đây là tác phẩm viết về Những Ngày Sài Gòn sau 30 tháng Tư 1975. Sách viết xong năm 1986 sau ngày tác giả đến Mỹ. Nhà xuất bản Thanh Văn, California, in năm 1992...
03 Tháng Tư 2014(Xem: 33032)
Chỉ hai năm thôi, hai năm trôi qua cho tôi thấy một lực hút cuốn mọi người xoay chóng mặt. Đứa cháu ngày nào mới biết lật giờ đã là một cậu bé dễ thương tinh nghịch, ngây thơ...Còn ông thì mòn hết mọi thứ để đi vào con số không của cuộc đời.
03 Tháng Tư 2014(Xem: 21287)
Tôi vẫn thầm ví đời người như những dòng sông. Có những dòng sông chảy nước êm đềm, không sóng gió, không đổi thay. Còn có những dòng sông khác thì chảy mạnh bạo hơn với những khúc sông xoáy ngầm,
29 Tháng Ba 2014(Xem: 32317)
Đang tính đi đến quán cà phê Cội Nguồn để gặp hai cô em Mỹ Chơn và Sương Trầm thì có tin nhắn trong điện thoại báo là đã hết tiền tui bèn bảo ông xe ôm quen chở tui đi nạp thêm tiền.
28 Tháng Ba 2014(Xem: 24612)
Nhân kỷ niệm bốn mươi năm ngày cưới của anh chị Nguyễn Xuân Hoàng Trương Gia Vy, xin tặng anh chị những tấm hình như là “phóng sự ảnh“, ghi lại một ngày trong đời thường...
28 Tháng Ba 2014(Xem: 30384)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Ôi Giàn Thiên Lý Đã Xa"-Nhạc: Phạm Duy; Ái Vân Trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
28 Tháng Ba 2014(Xem: 28225)
Tao xin mượn lời lẽ của bài thơ này như một lời nhắn nhủ của mày cho những bạn bè còn lại trên cõi đời này Hạnh nhé. ''Còn gặp nhau thì hãy cứ vui Chuyện đời như nước chảy hoa trôi Lợi danh như bóng mây chìm nổi Chỉ có tình thương để lại đời''
27 Tháng Ba 2014(Xem: 29878)
Chúng tôi đã khóc cùng Thịnh khi nói về những kỷ niệm đã có với Hạnh nhưng cũng đồng ý là Hạnh đã thanh thản ra đi nên hãy để Hạnh vui nơi chin suối và hãy dành thời gian để săn sóc cho những người còn lại.
22 Tháng Ba 2014(Xem: 27429)
Mai anh về không còn áo trắng Thuở đến trường nhí nhảnh bước song đôi. Hờn giận bâng quơ má đỏ hồng môi. Thương, thương lắm! nên đường dài chưa đủ.
21 Tháng Ba 2014(Xem: 31609)
Ngoài những tình cảm quý mến dành cho nhau, chúng tôi cùng bảo ban nhau sống sao cho đáng sống, vì cuộc đời ngắn ngủi…
20 Tháng Ba 2014(Xem: 26713)
... nhắc tôi hãy sống với tình thương, lòng khoan dung, tha thứ, vì nào ai biết được mình có còn hơi thở trong giây phút sắp tới để sống như vậy với vạn vật ở chung quanh.
20 Tháng Ba 2014(Xem: 29289)
Ai mang hương bưởi về đây. Mùi thơm giữa phố đậm đầy hồn quê. Hương thơm gọi tháng ba về. Còng lưng mẹ gánh bộn bề khói sương.
18 Tháng Ba 2014(Xem: 28261)
nhìn hình ảnh các bạn hôm nay tôi nghĩ đến 1 cuộc chiến mới mà chúng-ta phải đối-diện Cuộc chiến này khốc-liệt hơn mà phần thua chắc-chắn về chúng-ta, đó trận chiến tuổi-già và bệnh-tật...
14 Tháng Ba 2014(Xem: 28212)
Một duyên may gặp gỡ đàn em, đàn anh, đàn chị Ngô Quyền, để cùng có một ước mơ “Mỗi năm chỉ có một ngày”
14 Tháng Ba 2014(Xem: 30002)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: BÀI THƠ HOA ĐÀO - Nhạc Hoàng Nguyên - Mỹ Thể trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
13 Tháng Ba 2014(Xem: 27484)
Chúa xuân lại giáng xuống trần Cây xanh nẩy lộc mừng xuân bên thềm Khắp nơi rực tỡ ánh đèn Tình xuân e ấp ngọt mềm yêu thương
13 Tháng Ba 2014(Xem: 29213)
Tôi như một phiến đá sầu Bơ vơ lạc lõng biết về đâu Ngàn trùng mong đợi trong uyệt vọng Đá đứng chông chênh tự thuở nào
13 Tháng Ba 2014(Xem: 29747)
Em trai tôi, đàn giỏi hát hay, cờ tướng cũng hàng cao thủ, đá banh cũng được được, văn thơ cũng tàm tạm gọi là, nói chung theo như tôi biết chú ta có máu văn nghệ từ thuở nằm nôi.
08 Tháng Ba 2014(Xem: 30432)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: EM CÒN NHỚ MÙA XUÂN - Sáng tác Ngô Thụy Miên; Sĩ Phú trình bày. Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
07 Tháng Ba 2014(Xem: 30094)
Ngồi trong quán cà phê nghe nhạc và những dáng người qua lại, ly cà phê đã cạn và trà đá vẫn được châm đều. Trời chiều đã bắt đầu âm u… Hạnh phúc thay cũng còn những nụ cười…
07 Tháng Ba 2014(Xem: 30475)
Một cơn sóng nhỏ, lướt qua trái tim tưởng chừng già nua cằn cỗi của An. Và cơn sóng khác nhỏ hơn, đang ngậm ngùi lăn trên khóe mắt – đã nhiều dấu vết chân chim – của cô bạn học ngày nào của Nguyễn
01 Tháng Ba 2014(Xem: 29960)
chuyện kể rằng, mùa xưa mưa nắng mong manh lỡ làm nhạt nhòa chia phôi mùi hương cũ, nên mỗi khi gió chở mùa về, người ta thường hay nhặt lại nỗi buồn xưa xa ngái thương ai... thương mình...
28 Tháng Hai 2014(Xem: 32923)
Cuộc sống của con người buồn nhiều hơn vui. Biết nhận ra để biết sống với tha nhân và đem niềm vui đến mọi người. Cái khổ cái đau không ai tránh khỏi…
28 Tháng Hai 2014(Xem: 66207)
xin được giới thiệu những bài viết của Thầy, Chs NQ và các Văn hữu về những kỷ niệm trong suốt thời gian Thầy đã gắn bó với nghiệp cầm bút và cầm phấn sẽ lần lượt đăng trên trang nhà...
27 Tháng Hai 2014(Xem: 39795)
Mới đây đọc báo Reader’s Digest thấy người ta nói đến những ích lợi của cái CƯỜI, trong đó có nói là cười nhiều có thể làm cho người ốm bớt đi. Lý do gì mà các nhà khảo cứu lại quả quyết như vậy?
27 Tháng Hai 2014(Xem: 28394)
Xin cám ơn bạn bè đã chẳng ngại thời gian, không gian để đến với ngày vui. Xin cám ơn mọi người đã cùng nhau chia sẻ những vui buồn còn sót lại. Mùa Xuân nắng ấm còn trãi đều....
22 Tháng Hai 2014(Xem: 29922)
. Cũng lần đầu tiên, tôi bắt đầu học được một bài học từ người mẹ quê mùa chơn chất của mình: âm thầm chăm sóc, ban phát thương yêu, hằng ngày, hằng ngày…
21 Tháng Hai 2014(Xem: 30050)
Mai đây dâu bể còn thay đổi Dẫu gì cũng đọng chút mưa thơm Có những điều, cám ơn không nói Có những điều, nói chẳng cám ơn !
21 Tháng Hai 2014(Xem: 28280)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: NHỚ MỘT CHIỀU XUÂN - Nhạc Nguyễn Văn Đông - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
21 Tháng Hai 2014(Xem: 27550)
Xin mạn phép được chia sẽ với các bạn ông bà anh chị em những điều sau đâyđể sức khỏe quí vị được an toàn khi đi về Việt Nam du lịch hay thăm viếng bà con gia đình.
14 Tháng Hai 2014(Xem: 30201)
Từng tuổi này rồi tại sao mình vẫn còn bâng khuâng, ước vọng và tìm hoài những ý nghĩa thật sự của hai chữ "Quê Hương" Buồn thật!
13 Tháng Hai 2014(Xem: 29605)
Valentine lại gặp nhau. Đông-Tây hội ngộ trong màu lịch chung. Trái tim đôi lứa nhịp rung. Hòa theo hơi thở tận cùng nhân văn. Đêm rằm đầu tiên của năm...
11 Tháng Hai 2014(Xem: 32076)
Gửi về em một chút Huế thương trong muôn một, tình người lữ thứ như thoáng mây trời qua núi Ngự mai xa nhau biết mấy dặm trường
11 Tháng Hai 2014(Xem: 36037)
May mắn hơn hai nhân vật lừng danh của Shakespeare, hai người bạn "trai tài gái sắc" của chúng tôi không "mang xuống tuyền đài" chuyện tình thời mới lớn, mà họ được gặp lại nhau,..
08 Tháng Hai 2014(Xem: 43123)
Xin kính chào Cô lần cuối. Em sẽ cầu nguyện cho Cô mỗi ngày đến giỗ đầu của Cô. Xin gởi đến Cô một cành lan màu tím như màu áo tím Cô hay mặc thủa xưa khi Cô đứng trên bục giảng NQ.
08 Tháng Hai 2014(Xem: 40090)
Trang nhà Ngô Quyền Biên Hòa, sẵn sàng chia sẻ thông tin vui – buồn cùng thân hữu. Hãy đến với “Ngôi nhà chung” của chúng ta, vào bất cứ ngày giờ nào trong tháng của năm...
06 Tháng Hai 2014(Xem: 40055)
Hay ông muốn đất, trời cùng chia sẻ một nỗi niềm đau đáu về quê hương đất nước? Một đất nước tươi đẹp, một dân tộc hiền hòa mỗi năm mỗi mong đợi mùa Xuân.
06 Tháng Hai 2014(Xem: 38674)
Trường Xuân mở khúc, gió lưng trăng, Muôn dặm đào hoa dâng Phúc hồng, Chúc chén Quỳnh Tương mừng An Lạc, Mang mang xuân thắm tự ngàn năm ...
05 Tháng Hai 2014(Xem: 45065)
Hà đợi cho tàn hết một tuần nhang, mở cửa ra trước hiên nhà, cầm tách trà rót xuống mặt đất tân niên. Những cánh mai trong tách như theo nhau trôi vào lòng đất.
31 Tháng Giêng 2014(Xem: 36122)
Hãy tha thứ một chút cho nhau, cho người thân, cho con cái. Các bạn sẽ thấy nhẹ nhàng hơn. Trái tim sẽ mở rộng ra và niềm vui có chỗ len vào. Các bạn sẽ hạnh phúc.
30 Tháng Giêng 2014(Xem: 29011)
Lại một lần Xuân trên mái tóc. Bấm tay thêm nữa, tuổi sáu ba. Biết chúc gì đây khi biếc lộc. Xuân nầy, Xuân nữa, lại Xuân qua. Ừ thì câu, trẻ mãi không già...
30 Tháng Giêng 2014(Xem: 35637)
Như thế đó, mùa đông năm nay ở Mỹ, giao mùa Tết Nguyên Đán, các chs NQ quên nhiều thứ nhưng chưa bao giờ quên "công Cha, nghĩa Mẹ, ơn Thầy".
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 29327)
hôm đó tôi về, cuối năm trở gió vài mảng mưa xuân thấm ướt áo nhàu trời vẫn thế, mà sao người lạ lẫm hương xưa còn, mà người cũ giờ đâu
29 Tháng Giêng 2014(Xem: 33897)
Quán Huỳnh Của bán rất nhiều món ăn, món nào cũng ngon, nhưng món làm cho quán nầy nổi tiếng là món cháo lòng.
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 34432)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: "Hoa Xuân" Nhạc Phạm Duy - Hà Thanh trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
25 Tháng Giêng 2014(Xem: 30296)
người chắc không về nên lòng dửng dưng nên nghe Xuân đến chẳng bâng khuâng mùa đến - người đi còn đi mãi đò xưa - bến cũ ngóng chờ ai?
24 Tháng Giêng 2014(Xem: 36227)
Khi những tờ lịch trên tường mỏng dần đi, cảnh gia đình sum vầy tròn vẹn, cảnh những phiên chợ tết đông vui lại dày lên trong ký ức, cho tôi lại thèm trở về để được tận mắt nhìn những lề đường quê nhà trở thành chợ rộn rịp,
22 Tháng Giêng 2014(Xem: 35431)
Mùa xuân sẽ trở về với cỏ cây. Những gì giúp cho cây sung trước nhà nẩy lộc cũng sẽ mang đến niềm sống cho tôi. Tôi biết vậy, mà sao lòng vẫn bùi ngùi trong đêm Giao Thừa, thương cho một kiếp người phải nương tựa vào lời kinh,
21 Tháng Giêng 2014(Xem: 33253)
....nhất là với các bạn trẻ rằng mặc cho những sự bộn bề về các giá trị đạo đức trong nền giáo dục VN hiện tại, nơi đây vẫn còn tồn tại một tình cảm đẹp đẽ và cao quý trong mối quan hệ Cô và Trò...
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 38065)
Bài tạp ghi sau đây, ký dưới bút hiệu Hạnh Viên, đã được bạn Nguyễn Thị Minh Thủy viết và đăng làm ba kỳ trong thời gian tác giả phụ trách mục “Cảm Niệm” trên một nhật báo ở Nam California.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 29316)
Tết này! Chị lại không về? Khóa 7 nhắc Chị, lời "thề" năm xưa. Chị ơi! còn nhớ buổi trưa, Tàn vui tiệc đãi, Chị "thưa" vài lời.
16 Tháng Giêng 2014(Xem: 28606)
Ngày tháng vẫn đủ đầy trên lịch Nhưng lòng ta vẫn thấy thiếu một ngày Nhưng lòng ta vẫn thấy thiếu một đời Ngày 31 mười hai sao nhớ thế !
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 35051)
Ở trên đời có những mối tình như cơn lốc, khi qua rồi thì để lại những tàn phá đau thương. Cũng có những mối tình đơn phương, nhẹ nhàng, thâm trầm và sâu sắc...
15 Tháng Giêng 2014(Xem: 35471)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MÙA XUÂN HUẾ VÀ EM -Nhạc Đào Lê Văn- Ca sĩ Hiếu Thuận- Bùi Phương thực hiện Youtube
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 28718)
Nhật ký tháng nầy hai đứa lại chia đôi Em một nửa anh cho mình một nửa Tờ lịch Xuân muốn rơi mà không nỡ Để còn nhau hoài trong tháng Giêng xanh.
13 Tháng Giêng 2014(Xem: 28257)
Trăm năm Xuân vẫn đợi chờ Ðò tình lửng mái, sông hờ hững trôi! Hoang vu bỗng hiện núi đồi Xuân tàn hoa lạc cuối trời bơ vơ
10 Tháng Giêng 2014(Xem: 29209)
Biên Hòa vào đông mây chầm chậm Lãng đãng trôi thong thả xây thành Lá tựa vào nhau tìm hơi ấm Cỏ êm đềm hứng giọt long lanh.
10 Tháng Giêng 2014(Xem: 28385)
Mùa Xuân rồi sẽ qua mau. Cho em đứng đợi úa màu thời gian. Tình Xuân giây phút rộn ràng. Gửi em ngàn tiếng cười vang giao thừa. Xuân về, em sắp về chưa...
09 Tháng Giêng 2014(Xem: 39276)
Tựa đề: Gọi Nhau Mùa Đông. Nhạc & Lời: Phạm Chinh Đông. Trình bày: Tác giả và Quỳnh Dao.
04 Tháng Giêng 2014(Xem: 27911)
Giáng Sinh về không còn anh buồn lắm Vẫn mình em lặng lẽ ngắm sao rơi Lỗi giao thề anh vội bỏ cuộc đời Bao trăn trờ phận nổi trôi dâu bể
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 38232)
Là một người khách không mời trong đêm từ giã năm 2013, tôi đã cùng thầy Phạm Gia Hưng từ Virgina, và hai đàn anh Lữ Công Tâm, Ma Thành Tâm cùng count down đón mừng năm 2104 tại nhà thầy Mai Kiến Phúc.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 40814)
Tất cả anh chị em tôi đã sẵn sàng, một buổi sáng Chủ nhật tươi hồng đang mời gọi… Bên dòng sông Đồng Nai thơ mộng, anh chị em tôi sẽ hát vang vang “Nào về đây ta họp mặt cùng nhau.
03 Tháng Giêng 2014(Xem: 28927)
Ngày sau đất gọi xuôi tay cúi đầu. Hôm nay còn được gặp nhau. Chung ly đối ẩm đón chào nắng Xuân. Cầu mong Xuân đến trăm lần....
02 Tháng Giêng 2014(Xem: 34033)
*Xin bấm vào phần audio bên dưới để thưởng thức MỪNG NĂM MỚI - Nhạc và Lời: Ngô Càn Chiếu - Tác giả trình bày
28 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 29488)
*Xin bấm vào phần Youtube bên dưới để thưởng thức: MỘT CHIỀU ĐÔNG - Nhạc Tuấn Khanh - Sĩ Phú trình bày Kiều Oanh Trịnh thực hiện youtube
28 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 35703)
Em vô tư thơm nguyên hồng một cõi Và nhẹ nhàng tươi tắn với mộng xưa Mắt xoe tròn tim một chút đong đưa Tôi sẽ đến dệt khung trời mơ ước Em còn đây áo lụa vàng năm trước Thuở bến sông thuyền vẫn nhớ đợi người
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 35283)
Niềm vui mãi dâng trào hòa chung niềm vui của người tuổi thọ bác Ma Phiếu với người thầy kính mến Phạm Gia Hưng và từng người anh, người bạn, người em luôn hân hoan với mùa “Giáng Sinh Bên Đời”
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 41216)
Năm mươi lăm năm trên cuộc đời của anh không dài lắm nhưng anh đã để lại nhiều ảnh hưởng và đã gián tiếp đặt tên cho rất nhiều em thuộc thế hệ Việt Nam lưu vong thứ hai.
27 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 31025)
Vàng phai nhè nhẹ hoàng hôn Biển ''NGÀY”nhộn nhịp “HOÀNG HÔN” vàng dần Thuyền về bến cũ xa gần Trăng lên diễm tuyệt một vầng tròn xoe
21 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 27198)
*Xin bấm vào phần youtube bên dưới để thưởng thức: HỒN QUÊ BÊN TUYẾT TRẮNG - Thơ Trần Kiêu Bạc – Hồng Vân diễn ngâm Kiều Oanh thực hiện Youtube
21 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 27432)
Đời người là những giấc mơ Lợi danh vật chất bao giờ đủ đây? Thời gian qua tựa bóng mây Hư vô, còn mất, cỏ cây con người Có sinh có diệt cõi đời Đừng ôm cho lắm nụ cười héo hon
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 39739)
thiếu mặt Mai Trọng Ngãi nên ai cũng ngần ngại và từ chối xin dành lại năm sau. “Rượu ngon không có bạn hiền” cũng như sinh hoạt Ngô Quyền không có tiếng cười vui.
20 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 45051)
Mùa Xuân 2014 Giáp Ngọ lại sắp trở về cùng với nàng tiên áo trắng. Xin mời quí anh chị em cùng thân hữu hãy thưởng thức những mùa hoa cũ để đón chào ngày mới.
19 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 34087)
THơ Hoàng Ánh Nguyệt Nhạc sĩ Bằng Giang phổ nhạc Nhạc sĩ Cao Ngọc Dũng hòa âm Tiếng hát Ca sĩ Tâm Thư
14 Tháng Mười Hai 2013(Xem: 38261)
Này các bạn, quý vị vừa học được một bài học… Bất kể những gì tôi vừa làm với tờ giấy bạc này, quý vị vẫn muốn nó như thường, bởi vì giá trị của nó không thay đổi, nó vẫn là 20 đô la.