Một lần, Cô Hà Thị Nhung đang tìm sách cần mượn trong một kệ sách của một thư viện ở Orange County, Cô thấy… một đôi dép rất lạ giữa mùa Đông California. Một góc ký ức Ngô Quyền sáng lên, Cô chợt nhớ đến Thầy Lê Quý Thể, một đồng nghiệp dạy cùng môn với Cô vào cuối thập niên 70 ở trường Ngô Quyền, một người vẫn thường xuyên mang dép, (đã được Thầy Nguyễn Văn Lục kể lại trong tuyển tập NQ 2006).
Cô chạy vòng qua phía bên kia của kệ sách để xem đó có phải là một đồng nghiệp ngày xưa? Không may, Thầy Thể, một người mê thể thao, nhanh chân hơn Cô, nên Cô Nhung chưa có dịp gặp lại Thầy.
Chưa có “cơ duyên hạnh ngộ” với Thầy Lê Quý Thể ở quê
người, nhưng các CHS NQ, nhất là các anh chị đã từng là vận động viên của
trường Ngô Quyền luôn nhớ đến ông Thầy trẻ vừa có nhiệt tâm của một nhà giáo,
vừa có tinh thần quyết thắng của một người mê thể thao cuối thập niên 60, đầu
thập niên 70 của trường xưa.
Thế hệ chs NQ nhỏ hơn, không được biết mặt Thầy, nhưng rất quý Thầy, một người dành đủ bảy ngày trong tuần cho học trò. Không phụ ơn Thầy, hoc trò cố gắng chăm học, vận động viên cố gắng thi đấu, cho nên gần bốn mươi năm sau, “ký ức vàng son” một thời đã được các anh Trần Hữu Phúc và Đinh Quang Bình kể lại với niềm tự hào của tất cả chsNQ.
Thầy Lê Quý Thể
Vì chơi bóng chuyền, tôi trở thành học sinh Ngô Quyền, và được dịp biết thầy Lê Quý Thể là giáo sư phụ trách thể thao của trường Ngô Quyền (69-74). Sau chiến thắng tuyệt đối của Ngô Quyền trước trường Kiểu mẫu Thủ Đức, chiều về, ngồi uống nước ở quán chè trong trường. Thầy Thể tâm sự với tôi là Thầy rất vui vì đã phát hiện được tài năng của tôi thật đúng lúc. Thầy hy vọng và tin tưởng tôi cùng đội bóng chuyền sẽ mang lại nhiều thành tích cho trường. Lần đi thi đấu hữu nghị giữa ba trường kết nghĩa Chu Văn An ở Sài gòn, Ngô Quyền ở Biên Hòa và Trịnh Hoài Đức ở Bình Dương, ở sân trường Trịnh Hoài Đức, các cầu thủ và cổ động viên đi trên một chiếc xe bus, riêng tôi được Thầy Thể chở bằng xe Jeep của chính Thầy. Trên đường đi, Thầy cho tôi biết về lối chơi của hai trường bạn và Thầy động viên cho tôi có thêm niềm tự tin. Lần đó, Trịnh Hoài Đức bị loại, Ngô Quyền và Chu Văn An được vào chung kết, trận đấu rất căng thẳng và gay go. Trên sân thi đấu, thỉnh thoảng tôi nhìn ra ngoài, Thầy Thể đang đứng ngồi không yên. Thầy góp ý chỉ đạo chúng tôi cần nhắm vào điểm yếu, kẻ hở của đối phương để phát huy điều thuận lợi cho đội nhà. Tuy không phải là cầu thủ nhưng phụ trách môn thể thao, đã từng dẫn đội bóng đi thi đấu nhiều lần nên Thầy cũng tích lũy được nhiều kinh nghiệm. Sau một ngày thi đấu căng thẳng và mệt mỏi, Thầy đưa chúng tôi ra chợ Búng (Bình Dương) bồi dưỡng một bửa no nê rồi về lại Biên Hòa. Sau trận đấu đó, Thầy Thể có ý muốn chuyển tôi từ Khiết Tâm vào Ngô Quyền (nk 72-73) cùng lúc với nhiều học sinh từ các trường Trung học công lập ở Bình Long và Quảng Trị di tản về Biên Hòa trong cuộc chiến mùa hè đỏ lửa 1972…..
Đinh Quang Bình
(Texas – US ) Trưởng Khối Thể Thao BĐHHS NQ (72-73) chsNQ khóa 11 Đội bóng trường Ngô Quyền Năm 1972 Anh Đinh Quang Bình và Thầy Lê Quý Thể
|
Năm Đệ Nhất (nk 69-70) chúng tôi được Thầy Lê Quý Thể dạy môn Lý Hóa và là GS hướng dẫn của lớp. Môn Lý Hóa thường khó khăn và khó….nuốt. Nhưng Thầy Thể - có lẽ là con cháu hậu duệ của thần đồng Lê Quý Đôn (1726-1784)-nên giảng dạy rất dễ hiểu , mà lại còn “tâm lý”, lâu lâu lại dí dỏm khiến cả lớp phải “bụm miệng” cười. Có lần thấy cả lớp có vẽ lơ là chuyện học, Thầy bất ngờ "triết lý" ràng nghề nào cũng quý, nhưng không muốn sau này phải thất vọng gặp lại học trò cũ .... đạp xích lô Thế là cả lớp cười tỉnh ngủ và chịu chăm học lại vì trong lòng không ai dám nỡ để sau này Thầy phải thất vọng. Thầy tận tụy và tốt bụng đến nổi nhiều lần "xách đầu", bắt đám học trò vào lớp để dạy thêm trong dịp cuối tuần Do vậy, năm 1970, cả 3 học sinh cùng lớp Đệ Nhất B1 của Ngô Quyền cùng thi đậu vào khóa 13 Kỹ sư Công Chánh của Trường Đại học Phú Thọ mà chưa cò một lớp Đệ Nhất nào kể cả càc trường Petrus Ký, Chu Văn An đạt được thành tích vẽ vang như vây Đặc biệt là Thầy rất mê thể thao, nhất là môn đá banh. Có lẽ Thầy... tiến bộ, nghĩ là “Một đầu óc minh mẫn chỉ có được trong một thân thể... sport). Năm đó, Thầy dẫn đội banh Ngô Quyền đi tranh hùng với đội banh trường Khiết Tâm, lúc đầu chúng tôi bị dẫn trước 0-1, mãi đến cuối hiệp một, chúng tôi mới gỡ huề được. Trong lúc nghỉ giải lao, Thầy đã “tiếp nước”, nâng cao tinh thần cho đội nhà. Loáng thoáng, chúng tôi nghe Thầy khen ngợi những câu làm “nức lòng chiến sĩ”, đại khái như: - Đội đầu banh không thua gì cầu thủ thứ thiệt. - Học đã giỏi mà đá banh còn giỏi hơn. Thành ra. vào hiệp hai, cả đám như được “dopping”, hăng máu chạy bạt mạng, và cuối cùng nhờ cú “ngã bàn đèn” chọc thủng lưới, thắng 2-1. Cả tuần sau, vẫn còn thấy mặt Thầy tươi rói, mà chỉ có dân đá banh chúng tôi mới hiểu tại sao. Với tính tình phóng khoáng, xuề xòa như vậy, nên dân Đệ Nhất B (12B) “chịu” Thầy lắm… Trần Hữu Phúc (Germany) chsNQ khóa 8 - Đệ Nhất B1 (nk 69-70) (trích từ kỷ Yếu 2004)
Thầy Thể và nam sinh ngồi phía sau cổng trường Thầy Lê Quý Thể và nam sinh khóa 8, tất niên năm 1970 |