Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Huỳnh Công Ân - ĐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU, TÁC GIẢ BỨC TƯỢNG THƯƠNG TIẾC KHÔNG CÒN NỮA.

Sunday, May 11, 20251:42 AM(View: 1970)
GS Huỳnh Công Ân - ĐIÊU KHẮC GIA NGUYỄN THANH THU, TÁC GIẢ BỨC TƯỢNG THƯƠNG TIẾC KHÔNG CÒN NỮA.

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu,

tác giả bức tượng Thương Tiếc không còn nữa

image001

Ngày 6/5/2025, không lâu sau ngày tưởng niệm Quốc Hận 50 năm (1975-2025), một tin buồn đến với người dân và cựu quân nhân miền Nam: điêu khắc gia, đại uý Nguyễn Thanh Thu, tác giả pho tượng Thương Tiếc ở nghĩa trang quân đội từ trần.

 

Trong hai năm 1972-1973, tôi là đại đội phó đại đội 4/463 địa phương quân Biên Hoà trách nhiệm giữ cây cầu chiến lược Đồng Nai trên xa lộ Sài Gòn- Biên Hoà thường xuôi ngược ngang nghĩa trang quân đội. Dân chúng ở quanh nghĩa trang thường truyền nhau những câu chuyện linh thiêng về bức tượng Thương Tiếc như ban đêm tượng này rời bệ qua đường vào xóm xin nước…Câu chuyện này khiến những đêm tôi về Sài Gòn dạy lớp đêm ở các trường tư, mỗi lần chạy xe về ngang nghĩa trang tôi liếc về phía bức tượng xem còn ngồi trên bệ hay không.

 

Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu tên thật là Nguyễn Văn Thu, sinh ngày 29 tháng 01 năm 1934, tức ngày 15 tháng 12 âm lịch, năm Quý Dậu, tại Gia Định. Ông là sĩ quan Quân Nhu, Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (VNCH), cấp bậc Đại Úy (khi biệt phái năm 1969). Ông cũng là giáo sư Hội Họa trường trung học Võ Trường Toản, đồng thời là giáo sư Điêu Khắc trường Quốc Gia Cao Đẳng Mỹ Thuật Gia Định.

 

Năm 1953 ông đậu vào trường Mỹ Thuật Gia Định, học cùng lúc hai ngành Mỹ Thuật và Giáo Khoa Hội Họa trong 6 năm, mất gấp đôi thời gian. Họa sĩ Lê Văn Đệ, Giám đốc trường, hướng ông theo lĩnh vực điêu khắc. Ông nói, trong sự nghiệp sáng tác của mình có dấu ấn của thầy Đệ.

 

Suốt bảy năm trong quân ngũ, ông dành phần lớn thời gian để sáng tác đề tài người lính VNCH, tất cả là những tuyệt tác của nền điêu khắc quốc gia đang vào thời cực thịnh. Đó là tượng Ngày Về (giải thưởng Văn Học Nghệ Thuật Ngô Đình Điệm), tượng Quyết Thắng, tượng Chiến Sĩ Vô Danh (bùng binh Tổng Đốc Phương), tượng Trung Liệt (Nghĩa Trang Quân Đội Gò Vấp), tượng An Dương Vương (ngã sáu Chợ Lớn)… Trong đó bức tượng Thương Tiếc đặt tại Nghĩa Trang Quân Đội Biên Hòa là một kiệt tác nghệ thuật mà người đời sau vẫn còn nhắc mãi.

 

Được tổng thống Nguyễn Văn Thiệu yêu cầu đi Phi Luật Tân để tham khảo một nghĩa trang chiến binh mà người Phi rất tự hào, ông Thu quay về và đưa ra đề án xây Nghĩa trang Quân đội Biên Hòa, để thay thế cho nghĩa trang ở Hạnh Thông Tây, Gò Vấp, vào đầu những năm 60, thế kỷ 20, đã bắt đầu chật chội.

 

Điều lạ thường của chuyện bức tượng Thương tiếc, là khi đã có đủ 7 bản ký họa mẫu, phác thảo dự trù cho bức tượng tiêu biểu trước nghĩa trang, hình ảnh của anh hạ sĩ lính nhảy dù Võ Văn Hai ngồi nói chuyện hư không với một người bạn tử trận của mình trong một quán nước, vô tình đập vào mắt của ông Thu, khiến ông ngẫu hứng ghi lại, day dứt với nó..

 

Khi trình các đề án lên tổng thống Thiệu, ông Thu đã xin lỗi khi bày ra tờ giấy lót trong gói thuốc lá, có vẽ chì vội sơ sài, và nói rằng xin lỗi vì mình vừa mới làm. Ông kể lại là lúc đó, tổng thống Thiệu hỏi ông “Bản nào anh đắc ý nhất?”, ông Thu nói mình bị ám ảnh về hình ảnh ông phác họa từ hạ sĩ Võ Văn Hai. Sau đó ông và tổng thống Thiệu đã cùng chọn cái tên Thương tiếc cho bức tượng này.

Để hoàn thành toàn bộ bản vẽ chính xác cho Thương tiếc, hạ sĩ nhảy dù Võ Văn Hai đã ngồi làm mẫu cho ông Nguyễn Thanh Thu chỉnh đi, sửa lại từng nét một suốt ba tháng. Khởi đầu năm 1966, tượng được thực hiện bằng bê-tông, cốt sắt, đến năm 1969, được thay đổi bằng đồng. Tượng cao 4m, nếu tính cả mô đất dưới chân người lính và bệ tượng thì chiều cao của tượng đài là 8m.

image004
Tác phẩm này, điêu khắc gia N
guyễn Thanh Thu nhận giải đặc biệt của Tổng tư lệnh tối cao Quân đội V.

Sau ngày 30/4/1975, cùng số phận với nhiều bức tượng khác, bức tượng Thương Tiếc bị “bên thắng cuộc” giựt sập.

 

image005CS giựt sập tượng Thương Tiếc



Cũng sau năm 1975, ông Thu trở thành nơi trút hận thù của các cán bộ trại tù cải tạo. Chỉ là người sáng tạo điêu khắc nhưng ông phải trải qua 8 năm tù ở trại Hàm Tân. Ông Thu kể rằng trong đó, ông có 22 tháng nhốt biệt giam và đánh đập tàn nhẫn ngày này qua tháng nọ. Khi ông lên tiếng hỏi vì sao ông bị tra tấn dã man như vậy, thì cán bộ vừa đánh vừa nói “Tội của anh là lưu lại cái tư tưởng, cái hình ảnh, cái tinh thần đó mới là quan trọng. Anh đừng nghĩ đến chuyện trở về nhé”. Những ngày tháng bỏ đói với vô số những trận đòn thù đã làm cho tai ông điếc và cơ thể chỉ là da bọc xương. Cũng có lúc ông đã bị mang ra trường bắn lúc 4 giờ sáng, bịt mắt lại, nhưng không hiểu sao lại có thay đổi vào giờ cuối, cho mang về nhốt lại. Đến ngày ông được thả về, người nhà mô tả là ông phải có người vác đi, vì không tự đi nổi.

Trước đó, khi cán bộ yêu cầu ông viết đơn xin khoan hồng và đổ tội hết cho chế độ cũ chứ ông không tự mình tạo ra những tác phẩm điêu khắc của quân đội. Ông Thu kể rằng lúc đó ông đã đuối sức lắm, chỉ còn thều thào nói được là “Tôi tạo ra, tượng chết thì tôi chết theo”. Một viên cán bộ tức giận nhào tới tát vào hai bên tai của ông. Những cú tát chí mạng khiến máu mũi và máu tai ứa ra, điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu điếc gần như toàn phần từ đó.

 

Ông Nguyễn Thanh Thu có tham gia chương trình đi H.O của sĩ quan bị cải tạo. Ông ở Mỹ gần 10 năm, nhưng loay hoay vì nhớ nghề điêu khắc mà không thể nào nối lại được, sức khỏe thì suy sụp mà quá cô đơn với tâm hồn nghệ thuật của mình, nên sau đó ông về lại Việt Nam, sông với con, lặng lẽ tạo ra những bức tượng riêng của mình, ôm giấc mộng đời đến cuối cùng.

 

Giấc mơ lớn nhất mà điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu vẫn giữ, là có ngày phục dựng được bức Thương tiếc. Nhưng ở cái tuổi ngoài 90, mệt nhoài với những chặng đường đã qua, ngày càng đau yếu, rồi ông ra đi lặng lẽ với những nỗi niềm rất thiêng liêng, đã có trong đời mình.

 

Huỳnh Công Ân

7/5/2025

 

Tham khảo:

-Báo Tiếng Dân

Thương tiếc tiễn đưa “nhất phiến tài tình”: Điêu khắc gia Nguyễn Thanh Thu

(Nguyễn Tuấn Khoa)

https://baotiengdan.com/2025/05/06/thuong-tiec-tien-dua-nhat-phien-tai-tinh-dieu-khac-gia-nguyen-thanh-thu/#google_vignette

 

-WordPress.com

Điêu Khắc Gia Nguyễn Thanh Thu

(KQ Hùng Lê)

https://kqhungle.wordpress.com/2021/05/16/dieu-khac-gia-nguyen-thanh-thu/

Sunday, June 8, 2025(View: 1177)
Chuyến Úc Du bắt nguồn từ lúc thầy Bát Tuấn từ Úc về Bắc Cali thăm thầy Thất Hiệp và học trò Ngô Quyền. úc đó tôi đi chơi xa không thể tháp tùng về Thung Lũng Hoa Vàng
Monday, June 2, 2025(View: 2228)
Bây giờ hai chân còn khỏe tí để tiếp tục những chuyến bay thăm con. Vài năm nữa không biết sức khỏe thế nào. Thôi thì trăm sông đổ về biển, cái gì đến sẽ đến, cứ vui những ngày ta làm - tỷ phú thời gian - tận hưởng những hạnh phúc ấm áp quanh ta.
Friday, May 30, 2025(View: 1663)
Sáng Chủ Nhật 5/25/2025 Nhóm cựu học sinh Ngô Quyền (NQ) bắc Cali đã tổ chức buổi họp mặt thường niên tại nhà hàng Ánh Hồng trong khu Lion plaza của thành phố San Jose.
Friday, May 30, 2025(View: 759)
Xin chào mừng sự trở lại của họa sĩ nhà từ xứ Kangaroo: Hạnh Phạm với bức tranh tuyệt vời mới nhất
Thursday, May 29, 2025(View: 1130)
Memorial Day không chỉ là ngày tưởng niệm những người đã ngã xuống. Nó là một khoảnh khắc mở — cho những người còn sống, để không phải giả vờ quên,
Thursday, May 29, 2025(View: 1292)
Nam thẫn thờ chân bước lang thang như một người không hồn. Bây giờ anh chỉ còn biết trở về chu toàn công việc của mình mà Thượng cấp giao phó. Lòng cố quên đi những tình cảm do mình làm đổ vỡ
Monday, May 26, 2025(View: 1425)
“Nguy hiểm của TikTok không phải là làm bạn mất thời gian — mà là làm bạn mất nhịp với sự sống. Mà không có nhịp, thì không còn hơi thở. Mà không còn hơi thở — thì không còn bạn.”
Saturday, May 24, 2025(View: 3687)
Tôi luôn luôn kính nhớ ơn Đức Thánh Trần đã ban cho chúng tôi phước lành, may mắn ra đi được trong ngày 30/4. Và giờ đây, chúng tôi là người cao tuổi, đang vui hưởng cảnh thanh nhàn và hạnh phúc của cuối đời một người.
Friday, May 16, 2025(View: 14385)
Vào Chúa Nhật 18 tháng 5 năm 2025 tới đây, Thánh lễ nhậm chức của Đức Giáo hoàng Leo XIV sẽ khai mạc lúc 10 giờ sáng tại tòa Thánh Vatican.
Friday, May 16, 2025(View: 2342)
Chuyện lạ có thật. Ai lên Đà Lạt (Lâm Đồng), đến đồi Mộng Mơ tất sẽ thấy người ta xây hẳn một đoạn Vạn lý trường thành chừng 300m vắt vẻo uốn lượn từ đầu đồi bên này đến cuối đồi bên kia.
Friday, May 16, 2025(View: 2171)
Ông xã, bà xã để chỉ chồng hay vợ là lối nói của người miền Bắc, sau này mới du nhập vào miền Nam, có lẽ từ cuộc di cư năm 1954.
Friday, May 16, 2025(View: 2955)
Tôi tìm lại những mùi vị của phở bò chín, của nước ngọt xá xị, của miếng cơm cháy không vì thèm thuồng háo hức như thuở bé thơ mà chỉ vì tôi nghĩ đến mẹ. -
Sunday, May 11, 2025(View: 2423)
Tóm lại nếu ta dựa trên chỉ số GDP thì Lào là một quốc gia nghèo nhất trong vùng nhưng có lẽ dân Lào không biết GDP là gì nên họ sống một cách vô tư...
Sunday, May 11, 2025(View: 2077)
Bá gật đầu cười nhưng trong đầu cứ nghĩ Quỳnh Hà nói cho vui vậy thôi...Con trăng sau ngày rằm càng lúc càng sáng giữa bầu trời trong vắt không một gợn mây khiến dưới mặt hồ cũng có một vầng trăng đang lung linh trên mặt nước
Friday, May 9, 2025(View: 4027)
Giải phóng đất nước xong, mọi người dân cũng giống như đàn cá trên sông bị lùa vào một chỗ và họ tung lưới tóm gọn hết thảy. Khổ biết bao nhiêu.
Tuesday, April 29, 2025(View: 5371)
Nửa thế kỷ trôi qua, chúng tôi đã tha thứ cho những người đã chia cách gia đình chúng tôi, đã đẩy chúng tôi ra biển lớn, sống đời lưu vong. Tha thứ từ rất lâu, nhưng quên thì chắc chẳng bao giờ quên những ngày u ám năm xưa
Monday, April 28, 2025(View: 2575)
50 năm quê nhà quê người, quá khứ và hiện tại, mất mát đau buồn và thành quả nhận được. Em yêu hiện tại tốt đẹp này và ước mong tương lai tươi sáng tốt đẹp nhiều hơn nữa,
Monday, April 28, 2025(View: 2203)
Là những người miền Nam hiện đang ở hải ngoại, sống cuộc đời tự do, sung túc nhưng lúc nào cũng đau đáu nhớ về quê hương với hồi ức về những năm tháng sống hạnh phúc dưới một chế độ dân chủ,
Monday, April 28, 2025(View: 4524)
Quá nửa đêm, mệt lã vì tắm gội liên tục Tôi lịm người đi. Qua hôm sau, Tôi giận đời giận mình tức tốc rời Subic Bay bằng C130 tới Guam để làm thủ tục I94 đi định cư Mỹ.
Sunday, April 27, 2025(View: 4037)
Rất may vài ngày sau tháng 5 năm 1975, Tổng Thống Phi cho phép đổ Việt tị nạn cộng sản vào quân cảng Subic Bay Philippine do quân đội Mỹ trú đóng. Đời Tôi từ nay bắt đầu chuỗi ngày lưu vong, mang nặng nỗi sầu ly hương...