Danh mục
Số lượt truy cập
1,000,000

GS Lê Quý Thể: Vài kỷ niệm của NHỮNG NĂM ĐẦU DẠY HỌC

23 Tháng Hai 20248:35 SA(Xem: 1799)
GS Lê Quý Thể: Vài kỷ niệm của NHỮNG NĂM ĐẦU DẠY HỌC

Vài kỷ niệm của NHỮNG NĂM ĐẦU DẠY HỌC

Vài kỷ niệm của những năm đầu dạy học b

Khi hay tin một người bạn đồng nghiệp mới qua đời làm tôi hồi tưởng lại những kỷ niệm khi tôi mới bước chân vào nghề. Những kỷ niệm có vui có buồn đã theo tôi suốt cả cuộc đời dù muốn quên cũng không quên được. Những kỷ niệm hiện ra rõ ràng như mọi chuyện mới xẩy ra ngày hôm qua. Tôi không dằn được lòng nên xin ghi lại đây những kỷ niệm đó. Tuy nhiên không dám bảo đảm mọi chuyện sẽ làm mọi người vừa ý nhất là những người được nhắc tới trong bài viết nầy. Có thể sự kiện không thực sự xẩy ra như tôi nhớ hay những sự kiện các anh chị không muốn nhắc tới hay không muốn người khác biết tới. Tôi thành thật xin lổi trước và mong anh chị bỏ qua những lổi lầm mả tôi vô ý phạm phải.

Niên học 1962-1963 trường Châu Văn Tiếp ở thị xã Bà Rịa là trường duy nhất thuộc tỉnh Phước Tuy có thêm hai lớp Đệ Nhất A và B. Tôi là một trong năm anh chị vừa tốt nghiệp Đại học Sư phạm Saigòn được bổ dụng về trường nầy.

Trước hết tôi xin kể một chuyện vui, đây là một bé cái lầm. Tỉnh trưởng Phước Tuy và tôi là hai người miền Trung, cùng họ, cùng chữ lót làm nhiều người lầm tưởng tôi là em ông tỉnh trưởng nên khi tôi đến trình diện họ nhìn tôi với một cặp mắt rất e dè. Thời nầy thiếu tá tỉnh trưởng có thể hét ra lửa như vậy em ông tỉnh trưởng cũng có gía lấm nhưng rất tiếc tôi không biết mình có một ông anh làm tỉnh trưởng nên khi biết được thì ông tỉnh trường đã quay trở lại quân đội và không lâu sau đó mất tích trong một cuộc chiến.

Tôi nhớ niên học đầu các nam giáo sư đều đeo cà vạt và mọi thầy cô đều ăn mặc rất chỉnh tề. Nhưng có lẽ sau khi thấy tôi mặc quần cụt đá banh hoặc chơi bóng chuyền với các học sinh ở sân trường và nhiều khi còn nhảy twist với học sinh trong những buổi sinh hoạt văn nghệ nên tính nghiêm nghị của thầy giáo cũng giảm dần. Tuy là giáo sư mới ra trường còn quá trẻ nhưng trong lớp học tôi rất nghiêm, còn ngoài lớp học tôi xem học trò của mình là những người em rất gần gủi, tôi hướng dẫn và vui chơi với đàn em. Tôi đối xử với chúng như những người bạn nhỏ thân thiết. Thật vậy về tuổi tác giữa thầy trò không chênh lệch bao nhiêu. Tôi nhớ giữa niên học đầu tiên trong lớp học của tôi có em học sinh đã được gọi đi nhập ngủ.

Một chuyện vui nữa là tuy mới ra trường nhưng ngay trong niên học thứ nhất tôi đã lập được thành tích về sinh hoạt học đường mà tôi luôn cảm thấy hảnh diện. Học sinh dưới sự hướng dẫn của tôi đại diên cho quân khu ba đã đoạt chức vô địch toàn quốc về bóng tròn sau hơn một tuần tranh giải tại sân vận động Thống Nhật ở Saigòn giữa các trường thuộc bốn vùng chiến thuật và quân khu Thủ đô. Đó là lần tranh giải học sinh ở cấp toàn quốc cuối cùng vì sau đó tình hình chính trị không cho phép các cuộc tranh giải cấp toàn quốc đều bị hủy bỏ. Vì tạo được nhiều thành tích cho trường nên tôi được một vài phần ưu đãi của ban giám đốc như được nhiều giờ phụ trội với giờ giấc thuận tiện cho tôi nhưng đồng thời cũng kèm theo đó là sự ganh tị của vài người đổng nghiệp khác.

Trong bốn niên học đầu đã có bốn lần thay đổi hiệu trưởng. Lần thứ tư thay vì một người ở trường khác được phái tới như những lần trước, lần nầy một giáo sư của trường được cân nhắc lên. Hai anh giáo sư đệ nhị cấp có thâm niên cao nhất quyết liệt tranh dành chức hiệu trưởng, một anh khôn ngoan hơn biết xử sự ở đời nên được chức hiệu trưởng. Tôi ở chung nhà với anh thua nên thuộc phe thua và kết quả chúng tôi cùng phe gồm năm người bị đuổi ra khòi tỉnh. Vâng chúng tôi bị đuổi ra khỏi tỉnh. Bốn giáo sư bị đổi đi trường khác và một anh giáo sư dạy giờ bị sa thải. Tôi từ một giáo sư trường tỉnh bị đày về một trường quận nhỏ bé, một trường quận hẻo lánh, đường đi lại quá khó khăn, hầu như sáng nào đường cũng bị đắp mô vả hai ba tháng thì cầu trên đường đi bị giật sập. Lúc nầy tôi chới với và đã có ý định bỏ nghề dạy học hay ít ra bỏ nghề dạy học trường công nhưng rồi nghĩ đến những em nhỏ học sinh chờ thầy, tôi đã lấy hết can đảm mỗi tuần lặn lội về trường quận.

Lúc nầy tổng trưởng giáo dục là một bác sĩ y khoa và đổng lý văn phòng là một y tá, một người không biết gì về giáo dục ngoài việc biết ra giá cho một chức vụ. Năm sau có sự thay đổi nhân sự tại bộ giáo dục và trường hợp của  chúng tôi được xét lại, tôi được ưu tiên chọn nơi mình muốn, đó là lý do tôi được thuyên chuyển về Biên Hòa.

Tuy dạy học ở Phước Tuy chỉ có bốn năm nhưng thời gian nầy cũng đã đủ để giúp tôi hiểu được thế nào là tình bạn đồng nghiệp, tình thầy trò, cùng trải nghiệm men đắng của tình yêu nam nữ... Trên đường đời tôi đã gặp lại nhiều em học sinh cũng như những bạn đồng nghiệp trong thời gian những năm đầu dạy học nầy trong nhiều hoàn cảnh khác nhau. Tôi xin kể vài câu chuyện sau:

Câu chuyện số 1: Một em học sinh gây nhiều ấn tượng đối với tôi nhất là em làm huấn luyện viên tại trung tâm quân sự Vạn Kiếp ở thị xã Bà Rịa, Phước Tuy. Lúc còn là học sinh em là người rất giỏi mọi thứ trừ việc học hành. Em đá cánh phải và đã giúp trường đoạt nhiều chiến thắng về bóng tròn. Em rất suất sắc trong các bộ môn đánh bi da, cờ tướng, binh xập xám. Để có đấu thủ chơi với mình em phải chấp như bi da chơi một tay hay luồn cơ sau lưng, cờ tướng thì chấp pháo hay ngựa, xập xám thì chấp đối thủ chọn mười ba trong mười lăm lá bài. Có nhiều thầy đã từng thử sức với em nầy nhiều lần về bi da và cờ tướng và các anh phải công nhận mình dưới cơ. Tuy là người cao lớn nhưng rất có lễ độ với thầy với cô. Đã có lần tôi nói trong lớp học nếu nói về môn lý hoá thì tôi là thầy cùa anh ấy nhưng nếu tôi muốn chơi bi da gỉỏi thì anh ấy chính là thầy của tôi.

Câu chuyện số 2: Trước cổng trường Ngô Quyền có một quán bán hủ tiếu Nam Vang. Sáng đó bước vào quán tôi thấy hai anh quân nhân mặc binh phục, một anh ăn mặc rất chỉnh tề, một anh bỏ áo ngoài quần và không đeo huy hiệu cấp bực. Thấy tôi anh lính luộm thuộm đứng lên chào thầy, anh kia vội vàng bưng tô hủ tiếu qua bàn khác và mời tôi ngồi. Tôi nhận ra ngay anh không đeo huy hiệu cấp bực là học trò cũ trường Châu Văn Tiếp của tôi và tôi nhớ rõ anh đá hàng hậu vệ cho đội bóng tròn của trường. Hỏi ra mới biết anh là trung tá chỉ huy trưởng chi đoàn thiết giáp M1 đang đóng quân gần đây. Chúng tôi vui vẻ ngồi ôn lại chuyện đời xưa với nhau. Bằng đi một dạo khá lâu tôi nghe tin một chi đội trưởng thiết giáp bị nội ứng chỉ điểm chết vì lựu đạn khi ngồi nghỉ trong một thiết giáp. Tôi chỉ biết cầu nguyện là không phải anh học trò của tôi.

Câu chuyện số 3: Hôm tôi làm phó chủ tịch trung tâm thi tú tài một tại tỉnh Pleiku tôi gặp một cô học trò Châu Văn Tiếp, hiện là giáo viên của một trường tiểu học trong tỉnh. Cô có một người em gái học cùng lớp. Nếu tôi nhớ không lầm thì hai chị em là con gái vùng Đất Đỏ, một vùng gần Bà Rịa nổi tiếng là có nhiều gái đẹp. Cô là chị theo chồng lên sinh sống tại Pleiku, cô em theo chồng là bạn đồng nghiệp của tôi sinh sống tại Saigòn. Sau năm 75 tôi có đến thăm người bạn đồng nghiệp và gặp cô em và tôi rất ngạc nhiên sau bao nhiêu năm tháng cô em vẫn xinh đẹp như hồi còn là học sinh và càng ngạc nhiên hơn nữa khi cô kêu đàn con ra chào thầy, đàn con năm cô con gái cũng xinh đẹp không kém gì mẹ.

Câu chuyện số 4: Sau bốn tháng rưởi bị nhốt ở trại tù Tân Hiệp Biên Hòa tôi được chuyển lên trại học tập cải tạo ở Long Khánh, một trại nằm trên một đồi cao nhìn qua núi Chứa Chan. Vừa bước vào cửa trại thì nghe tiếng chào thầy, tôi quay lại thì thấy một cô gái nhìn tôi nhưng cô không dám tỏ một cử chỉ nào khác. Tôi nhận ra ngay cô là chị cả của ba chị em cùng học với tôi. Hai người em trai tôi nhớ rất rõ vì chúng đoạt chức vô địch bóng bàn thanh và thiếu niên khu ba tại Biên Hòa năm 1963. Tôi không rõ trước đó cô thuộc ngành nghề nào trong chính quyền trước nhưng tuy cô là gái cũng phải đi học tập cải tạo và còn bị giử lâu như vậy. Vài lần sau đó hai thầy trò gặp nhau mà chỉ nhìn nhau không dám chuyện trò gì cả.

 

Câu chuyện số 5: Sau bốn ngày ba đêm lênh đênh trên biển cả, ghe mới tới gần đảo. Xa xa tôi nhìn thấy một bãi cát và  hình như có người. Năm 1980 Mã Lai đã nới lỏng cho người tỵ nạn Việt Nam, không còn kéo ghe trở ra biển nữa nhưng để chắc ăn tôi bảo khi tới gần bờ các bà các cô phải nhảy xuống biển và các thanh niên phải đục lủng ghe. Tôi đứng đầu mũi ghe và cho ghe tiến gần đến bờ. Trên bãi cát nhiều người đã hiện rõ hơn, họ quơ tay chào đón chúng tôi và tiếng đầu tiên tôi nghe rõ là tiếng ai kêu “thầy, thầy”. Đó là tiếng gọi tôi của một anh học trò trường Châu Văn Tiếp. Sau đó anh kể tôi nghe những ngày gian nan của anh. Gia đình ba mẹ anh ở làng di cư phía bắc thành phố Bà Rịa. Anh là trung úy đi học tập cải tạo. Nhân một dịp thăm viếng anh hẹn với người nhà ngày giờ và địa điểm đón anh. Buổi chiều đi lao động đó anh lẩn vào rừng và lần mò đến điểm hẹn. Sáng sớm hôm sau anh gặp được người nhà dùng xe honda đam đón anh. Anh không về nhà. Anh ẩn trốn trong rừng gần nhà ba tháng trời. Cuối cùng gia dình anh mới tìm được mối cho anh vượt biên với em trai là một ông thầy dòng. Hai anh em cùng nhiều người hàng xóm trong làng đến được đảo Pulau Bidong. Lúc nầy trên đảo có khoảng 45 ngàn người chen chúc trên một diện tích khoảng nửa cây số vuông. Nhờ sức trai hai anh em đã chiếm được phần giữa của một nhà lợp tôn độc nhất trên đảo dành cho người tỵ nạn. Anh vừa sửa sang căn nhà của mình vừa dựng thêm những túp lều sơ sài bán cho những gia đình tỵ nạn mới tới. Anh nói có lúc gia đình tỵ nạn phải dùng một hay hai lượng vàng để đổi một túp lều che nắng mưa. Sau một thời gian anh được báo tin em gái anh đang ở một trại tỵ nạn ở Nam Dương và ba anh em đã được định ngày rời đảo. Nhưng không may người em cùng bạn chèo ghe qua đảo nhỏ kế cận chơi bị chìm ghe và cả ngày sau mới tìm được xác. Anh phải tạm vùi xác em trên đảo và hai ngày sau rời đảo. Anh giao tôi căn nhà hôm trước và hôm sau anh chào tạm biệt.

 

***

Tôi xin kể tiếp hai câu chuyện về hai anh đồng nghiệp cùa tôi, một chuyện ở Việt Nam  trước 75 và một chuyện ở Mỹ sau 75.

Câu chuyện số 6: Tình trạng của anh dạy giờ bị sa thảy thì quá thảm thương. Tôi và anh này có quá nhiều sự việc đáng ghi nhớ. Trước hết chúng tôi ở chung nhà, khi túng quẫn tôi đều cho anh mượn tiền không một chút thắc mắc. Tiền mượn tích lũy quá nhiều anh không trả được, cuối cùng trước khi từ giã nhau anh phải cấn chiếc xe vespa cũ để trả nợ. Sau một thời gian khá dài anh đến nhà ở Saigòn thăm tôi. Anh khập khểnh bước vào nhà và nói “tôi đã mất hết một chân”. Anh ngồi xuống và tháo chân giả ra và tôi thấy chân phải của anh mất tới gần đầu gối. Anh kể. Vì mất việc anh không được hoản dịch. Vì chán đời anh tình nguyện đi lính biệt kích. Sau một thời gian dài được huấn luyện tại Long Thành anh được trực thăng thả xuống một vùng thuộc biên giới Việt Lào. Bước chưa được ba bước thì mìn nổ. Trước khi ngất xỉu anh nhìn xuống thì thấy bàn chân phải của anh đã biến mất. Anh mơ mơ màng màng nghe tiếng trực thăng luẩn quẩn trên cao vọng xuống và thấy đồng đội lúc ẩn lúc hiện. Cuối cùng anh tỉnh lại và được y tá cho biết anh đang ở bịnh viện của Hạm đội Bảy của Mỹ nằm ngoài khơi Việt Nam.

Câu chuyện số 7: Hôm đó tôi vào một quán ăn Việt Nam ở Dallas, Texas và tình cờ gặp một ngưởi quen. Sau vài câu chuyện qua lại tôi được biết tôi có một người bạn đồng nghiệp trong những năm đầu đi dạy học tại Phước Tuy hiện đang sống ở Ohio và sau đó tôi có liên lạc với anh. Anh cho biết anh qua Mỹ ngay sau 75 và từ đó chỉ làm hai công việc: việc thứ nhất theo chính lời anh nói là làm janitor quét dọn “cầu tiêu” trong một trường học và việc thứ hai làm giáo sư toán tại một trường đại học khác. Anh kể. Anh được nhà thờ bảo trợ xin cho anh vào làm việc tại một trường tiểu học, một hôm ông hiệu trưởng trường đọc lý lịch của anh và biết anh là giáo sư toán có bằng cử nhân, ông khuyên anh nên đi học lại và giúp anh xin học bổng. Sau một thời gian dài vô cùng chật vật về mọi mặt anh đậu bằng Ph.D. về toán và trở thành giáo sư đại học.

Thôi tôi xin tạm chấm dứt những câu chuyện ở đây và xin chúc các anh chị đồng nghiệp cũng như những học sinh của tôi sức khỏe dồi dào để được sống hạnh phúc trong những ngày tháng còn lại với đàn con đàn cháu.

Lê Quý Thể

 

 

 

 

13 Tháng Ba 2024(Xem: 6995)
Chuyến đi thăm Thầy Xưa ngày đầu năm mới 2024 của chị em mình lần này thấm đẫm ân tình, vô cùng ấm áp đúng không chị?
08 Tháng Hai 2024(Xem: 7157)
Tôi cảm thấy điều may mắn nhất cuộc đời tôi có được, đó là tình thương yêu của thầy cô giáo trường xưa - cho dù thầy cô đã từng trao tôi con chữ hoặc không -
05 Tháng Hai 2024(Xem: 2443)
Anh chị em chúng tôi đã có một buổi chiều cuối năm âm lịch đáng nhớ, Tết Giáp Thìn đang về rất gần, chúng tôi vui vì mình đã cùng nhau "mời người lên xe tìm về quá khứ"
29 Tháng Giêng 2024(Xem: 3539)
Nhưng së sang sông Đồng Nai về thăm lại trường cũ, gặp lại Thầy xưa, để biết mình từ đâu và biết chốn để quay về. Ngô Quyền như tiếng gọi trường xưa
12 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 11601)
Với bề dầy tuổi tác, kiến thức đa dạng và vốn sống vô cùng phong phú … thầy hiệu trưởng là kho tư liệu tuyệt vời cho tôi tha hồ khai thác và học hỏi.
01 Tháng Mười Hai 2023(Xem: 12443)
Ngày xưa thầy cô tôi đã tận tụy lèo lái những con đò ngang, đưa từng lớp học trò nối tiếp nhau băng qua dòng sông tri thức. Để rồi ngày nay thầy cô lại tiếp tục trao cho những học trò xưa niềm tin bền chặt bởi nghĩa ân sư.
23 Tháng Mười Một 2023(Xem: 7396)
Vui nhất và hạnh phúc nhất, là khi anh Phạm Đình Trung báo tin đã đặt ấn phẩm NQTT lên bàn thờ cố GS. Phạm Thị Khang, cùng lời cảm ơn trân trọng của anh Trung
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 5670)
Đặc biệt lần này thầy được đón tiếp trọng thể do 2 nhóm cựu học sinh NQ Bắc và Nam Cali kết hợp tổ chức tại nhà hàng Chez Christina - Milpitas vào đêm Thứ Bẩy 21 tháng 10 năm 2023.
04 Tháng Mười Một 2023(Xem: 4313)
Hơi sớm một chút cho mùa lễ Tạ ơn ở Mỹ, nhưng chưa bao giờ thừa, có được niềm tự hào đi theo suốt cả cuộc đời là nhờ công cha, nghĩa mẹ, ơn thầy.
02 Tháng Chín 2023(Xem: 3759)
đã xưng tội trong mùa chay nhưng vẫn luôn phạm tội vì đường trần còn tơ vương khanh tướng, giữa chốn vô thường chỉ là tạo vật. Chúa và Phật phải chọn ai đây chỉ cầu mong còn có những cơn mưa…
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4070)
Xin vĩnh biệt người thầy đáng kính của nhiều thế hệ và chúc thầy an bình thanh thản nơi cõi vĩnh hằng sau khi đã hoàn thành sứ mạng cao cả của một lương sư.
11 Tháng Tám 2023(Xem: 4314)
Do có năng khiếu về âm nhạc, giỏi về nhạc lý, Ba tôi được tuyển chọn làm giáo sư âm nhạc của trường trung học Ngô Quyền từ những năm 1960…
30 Tháng Bảy 2023(Xem: 2684)
Vài bữa nữa về lại SaiGon tôi sẽ giới thiệu cho thêm nhiều bạn bè biết đến trang BHQT và trang ngoquyen ở xa 1/2 vòng trái đất có nhiều trái tim vẫn cùng đập chung một nhịp.
29 Tháng Bảy 2023(Xem: 2481)
Đây là những hình ảnh về ngày Hội Ngộ Ngô Quyền rất đẹp . Thầy cô, học trò và những kỷ niệm. Xin gửi đến các bạn một chút bâng khuâng.
21 Tháng Bảy 2023(Xem: 3818)
Rủ nhau về lại "NGÔ QUYỀN" Gặp thầy, gặp bạn huyên thuyên nói cười "TRƯỜNG XƯA" in dấu trong tôi DIAMOND SEAFOOD đón mời thân thương